Nghệ thuật quân sự của ông cha ta

Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã từng nói “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Việt Nam chúng ta có lịch sử truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước vô cùng oanh liệt. Các cuộc chiến tranh chống kẻ thù xâm lược do nhân dân ta tiến hành đều là chiến tranh nhân dân chính nghĩa, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia ủng hộ. Trong các cuộc chiến tranh ấy, nhiều trận đánh hay đã mãi mãi ghi vào sử sách, vào tâm trí mỗi người dân Việt Nam. Ngày nay, nhìn lại lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, chúng ta càng tự hào về truyền thống hào hùng ấy. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân đã được hình thành rất sớm trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến tranh nhân dân Việt Nam đã trải qua những bước phát triển trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc từ thấp đến cao và đạt đến đỉnh cao trong thời đại Hồ Chí Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Cuộc chiến nào cũng phải có yếu tố nhân dân, phải huy động được một lực lượng quần chúng tham gia. Quá trình chống kẻ thù xâm lược, giữ nước hoặc giải phóng dân tộc hoặc bảo vệ Tổ quốc mỗi thời đại lịch sử có khác nhau, song dù dài, dù ngắn nhân dân ta đều đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, giải phóng được dân tộc. Vận nước có lúc thịnh lúc suy, song mỗi khi có kẻ thù xâm lược, nhân dân ta lại đoàn kết đứng lên chiến đấu chống bọn xâm lăng, bảo tồn nòi giống, văn hóa dân tộc Việt Nam.

doc114 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 30004 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghệ thuật quân sự của ông cha ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời cảm ơn 4 Từ viết tắt 5 MỞ ĐẦU 6 1. Lý do chọn đề tài 6 2. Mục đích nghiên cứu 8 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 4. Giả thuyết khoa học 9 5. Nhiện vụ nghiên cứu 9 6. Phương pháp nghiên cứu 9 7. Đóng góp của luận văn 10 NỘI DUNG 11 Chương1: Cơ sở lý luận của đề tài 11 1.1. Một số khái niệm 11 1.1.1. Khái niện nghệ thuật quân sự 11 1.1.2. Khái niệm bảo vệ tổ quốc 11 1.1.3. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh 11 1.1.4. Khái niệm chiên tranh nhân dân 12 1.1.5. Khái niệm về chiến tranh 12 1.1.6. Khái niệm chiến lược quân sự 12 1.2. Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật quân sự 13 1.2.1. Đặc điểm về địa lý và xã hội 13 1.2.1.1. Địa lý 13 1.2.1.2. Kinh tế 14 1.2.1.3. Chính trị, văn hóa – xã hội 15 1.3. Cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam 16 1.3.1. Truyền thống đánh giặc của tổ tên 16 1.3.2. Mác – Lênin về tư tưởng quân sự 18 1.3.3. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh 19 Chương 2: Quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam . 23 2.1. Khái quát truyền thống và nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta. 23 2.1.1. Khái quát truyền thống đánh giăc của ông cha ta. 23 2.1.2. Nội dung nghệ thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên. 28 2.1.2.1. Tư tưởng, kế sách đánh giặc 28 2.1.2.2. Toàn dân là binh cả nước đánh giặc 36 2.1.2.3. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh 47 2.1.2.4. Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận. 49 2.2. Nội dung nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo 54 2.2.1. Chiến lược quân sự 54 2.2.2. Nghệ thuật chiến dịch 58 2.2.3. Chiến thuật 63 2.3. Bối cảnh quốc tế, khu vực và tình hình trong nước hiện nay tác động đến nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc 66 2.3.1. Bối cảnh quốc tế 66 2.3.2. Bối cảnh khu vực Đông Nam Á 71 2.3.3. Bối cảnh trong nước 72 Chương 3: Vận dụng bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự Việt Nam vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc 80 3.1. Quán triệt tư tưởng tích cực tiến công 80 3.2. Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc 81 3.3. Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực, thế thời và mưu kế 82 3.4. Kết hợp tiêu hao, tiêu diệt địch với bảo vệ vững chắc các mục tiêu 84 3.5. Xây dựng tổ chức các lực lượng phải phù hợpvới nghệ thuật quân sự 84 3.6. Xác định cách đánh có hiệu lực cao 88 3.6.1. Chia địch ra, giam địch lại mà đánh 89 3.6.2. Đánh hiểm 89 3.6.3. Đánh tiêu diệt 89 3.7. Xây dựng thế trận vững chắc lợi hại 90 3.8. Tích cực tạo ra thời cơ và hành động kịp thời 93 KẾT LUẬN 98 KIÊN NGHỊ .102 TÀI LIỆU THAM KHẢO .104 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TƯ LIỆU .106 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành bày tỏ long biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo: Đại úy: Trần Văn Thông, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ đạo, tôi trong việc lập đề cương, tìm tài liệu, viết và hoàn thành bài đúng thời hạn. Cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa GDQP là "nguồn tài liệu sống" cực kì hữu ích và hiệu quả đã cung cấp thêm nguồn tài liệu cho tôi. Cảm ơn nhà sách, thư viện Trường Đại Học Vinh là nơi tôi tìm kiếm và thu thập tài liệu. Đồng cảm ơn các anh, chị, bạn bè cùng tập thể lớp K48A – GDQP đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi nhanh chóng hoàn thành đề tài này. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn ! Vinh ngày 24 tháng 4 năm 2011 Tác giả : LÊ VĂN NGHĨA QUY ƯỚC VỀ CÁC VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN Viết tắt Viết đầy đủ GDQP Giáo dục quốc phòng NXB Nhà xuất bản QĐND Quân đội nhân dân CTND Chiên tranh nhân dân CTQG Chính trị quốc gia XHCN Xã hội chủ nghĩa QPTD Quốc phòng toàn dân NTQS Nghệ thuật quân sự LLVT Lực lượng vũ trang MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã từng nói “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Việt Nam chúng ta có lịch sử truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước vô cùng oanh liệt. Các cuộc chiến tranh chống kẻ thù xâm lược do nhân dân ta tiến hành đều là chiến tranh nhân dân chính nghĩa, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia ủng hộ. Trong các cuộc chiến tranh ấy, nhiều trận đánh hay đã mãi mãi ghi vào sử sách, vào tâm trí mỗi người dân Việt Nam. Ngày nay, nhìn lại lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, chúng ta càng tự hào về truyền thống hào hùng ấy. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân đã được hình thành rất sớm trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến tranh nhân dân Việt Nam đã trải qua những bước phát triển trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc từ thấp đến cao và đạt đến đỉnh cao trong thời đại Hồ Chí Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Cuộc chiến nào cũng phải có yếu tố nhân dân, phải huy động được một lực lượng quần chúng tham gia. Quá trình chống kẻ thù xâm lược, giữ nước hoặc giải phóng dân tộc hoặc bảo vệ Tổ quốc mỗi thời đại lịch sử có khác nhau, song dù dài, dù ngắn nhân dân ta đều đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, giải phóng được dân tộc. Vận nước có lúc thịnh lúc suy, song mỗi khi có kẻ thù xâm lược, nhân dân ta lại đoàn kết đứng lên chiến đấu chống bọn xâm lăng, bảo tồn nòi giống, văn hóa dân tộc Việt Nam. Việt Nam chúng ta trong suốt chiều dài lịch sử phải liên tục chống kẻ thù xâm lược, dân tộc ta luôn ở trong tình thế chiến đấu không cân sức, nhất là ở thời kỳ đầu của cuộc khởi nghĩa hoặc chiến tranh. So với lực lượng đối kháng chúng ta còn thua kém trên nhiều phương diện, ngoại trừ tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí độc lập tự do của nhân dân. Chính trong cuộc chiến không cân sức kéo dài ấy mà dân tộc ta đã hình thành nên rất nhiều loại hình nghệ thuật quân sự đặc sắc như nghệ thuật chiên tranh nhân dân, nghệ thuật chiến tranh du kích, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật, nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang…Tùy vào tình hình cụ thể của ta và địch mà trong mỗi trận đánh khác nhau ông cha ta lại sử dung một loại hình NTQS khác nhau, nhưng trong số những nghệ thuật ấy nghệ thuật chiến tranh nhân dân đóng vai trò là nòng cốt là chủ đạo trong mọi cuộc chiến. Do đó đòi hỏi nhân dân ta, dân tộc ta muốn đánh thắng kẻ thù cần phải phát huy sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc, kết hợp khéo léo giữa các loại hình nghệ thuật, trong dố lấy nghệ thuật chiến tranh nhân dân làm chủ đạo.Để tạo nên sức mạnh dân tộc to lớn, sức mạnh toàn dân, toàn diện mà không có một thế lực nào có thể đánh bai được. Trải qua những cuộc khởi nghĩa vũ trang để giành lại độc lập tự do cho đất nước, các cuộc chiến tranh chống lại các thế lực xâm lược để bảo vệ Tổ quốc, dân tộc ta đã hình thành và ngày càng phát triển một nền nghệ thuật quân sự trong chiến tranh nhân dân Việt Nam rất độc đáo, đặc sắc và ưu việt. Chính sự độc đáo đó của nghệ thuật quân sự việt Nam đã góp phần làm nên những chiến công hiển hách vang dội lịch sử của dân tộc, làm cho quân thù luôn bị động, bất ngờ chuyển mạnh thành yếu và cuối cùng đi đến thất bại nặng nề. Trong các cuộc chiến tranh ấy, lịch sử dân tộc việt Nam lại một lần nữa ca khúc khải hoàn ca khi đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, một đế quốc hùng mạnh nhất trên thế giới. Điều đó đã chứng minh cho cả thế giới thấy rằng dân tộc việt Nam, nhân dân việt Nam tuy nhỏ bé nhưng không dễ gì đánh bại, Việt Nam có chiến tranh nhân dân, có truyền thống đánh giặc giữ nước lâu đời, có tinh thần đoàn kết, thống nhất trong dân tộc đã phát triển lên thành nghệ thuật quân sự Việt Nam ưu việt và hiện đại không một thế lực nào có thể đánh thắng nổi, nét độc đáo đặc sắc ấy thể hiện một cách đầy đủ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Lý luận và thực tiễn chiến tranh nhân dân Việt Nam thực sự là một cống hiến quan trọng đối với phong trào đấu tranh vũ trang giải phóng của nhân dân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Chính vì vậy mà tôi lựa chọn đề tài này để tìm hiểu một cách sâu sắc về nét độc đáo đặc sắc của nghệ thuật Quân sự Việt Nam. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Làm rõ khái niện và cơ sở lý luận của nghệ thuật quan sự Việt Nam - Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam. - Tìm hiểu về những nét độc đáo, đặc sắc của nghệ thuật quân sự của cha ông nhằm vận dụng vào việc xây dựng và phát triển Tổ quốc XHCN - Nghiên cứu để có thể làm tài liệu tham khảo và làm cơ sở để giảng dạy môn “Giáo Dục Quốc Phòng” 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu. + Nghệ thuật quân sự Việt Nam. + Phương pháp để vận dung nghệ thuật quân sự vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới. - Phạm vi nghiên cứu. + Nghệ thuật quân sự của tổ tiên. + Nghệ thuật quân sự từ khi có Đảng lãnh đạo tới nay. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Từ việc nghiên cứu những nét đặc sắc, độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam, tài liệu này có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về quá trình hình thành cũng như phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam, đồng thời phát huy sự tinh túy trong nghệ thuật quân sự để vận dụng và quà trình bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mớ hiện nay. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Để làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu, đề tài cần tập trung giải quyết các nhiệm vụ trọng tâm sau: Thứ nhất: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của nghệ thuật chiến tranh nhân dân Thứ hai: Tìm hiểu nghiên cứu các yếu tố tác động và nội dung nghệ thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên Thứ ba: Nghiên cứu về nét độc đáo, đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho thế hệ trẻ hiện nay 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Sử dụng phương pháp lý luận thông qua việc nghiên cứu thu thập tài liệu, các kênh thông tin quân đội - Sử dụng phương pháp hệ thống để thể hiện đầy đủ quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam 7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Sau khi nghiên cứu thành công, đề tài này sẽ giúp cho chúng ta hiểu được nét độc đáo sâu sắc của nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử đồng thời giúp chúng ta hiểu thêm về nghệ thuật quân sự Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước của thế hệ cha ông. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm nghệ thuật quân sự Nghệ thuật quân sự là cách đánh, cách dùng binh đã trở thành thông thạo, điêu luyện trong một trận chiến đấu, một chiến dịch hay trên toàn bộ chiến trường. nghệ thuật quân sự không có một khuôn mẫu cụ thể nào, nó có thể biến hòa khôn lường muôn hình muôn vẻ.( Trích tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự ) 1.1.2. Khái niệm bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp bảo vệ và phát triển những thành quả của chủ nghĩa xã hội, bảo vệ an ninh, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, chống mọi âm mưu và hành động phá hoại, xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế.( Trích Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam - NXB QĐND - 2004) 1.1.3. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự là quan điểm và lý thuyết của Hồ Chí Minh về việc xây dựng nền quốc phòng, lực lượng vũ trang, về những vấn đề có tính quy luật của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng, về chính trị và quân sự. đó là sự áp dụng lý thuyết quân sự của chủ nghĩa Mac - Lê nin vào thực tiễn Việt Nam, kết hợp truyền thống quân sự, nghệ thuật binh pháp cổ truyền của dân tộc Việt Nam, tiếp thu khoa học quân sự cổ kim của nhân loại, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là một bộ phận hữu cơ cực kì quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam. Đó không phải là tư tưởng thuần túy quân sự, mà luôn là tư tưởng quân sự chính trị.( Trích tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự ) 1.1.4. Khái niệm chiến tranh nhân dân Chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh do toàn dân Việt Nam tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Viêt Nam, nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa của dân tộc Việt Nam, bảo vệ Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam, bảo vệ thành quả cách mạng và nhân dân, bảo vệ công cuộc đổi mới, lợi ích quốc gia, dân tộc…( Trích giáo trình Giáo dục quốc phòng đại học, cao đẳng -Tập 2 - Bộ môn Đường lối quân sự và công tác quốc phòng - NXB QĐND - 2005) 1.1.5. Khái niệm về chiến tranh Chiến tranh là hiện tượng chính trị - xã hội có tính lịch sử, là sự tiếp tục của chính trị bằng thủ đoạn bạo lực, giữa các tập đoàn xã hội trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các nhà nước. ( Trích giáo trình Giáo dục quốc phòng đại học, cao đẳng -Tập 2 - Bộ môn Đường lối quân sự và công tác quốc phòng - NXB QĐND - 2005) 1.1.6. Khái niệm chiến lược quân sự Chiến lược quân sự là tổng thể phương châm, chính sách và mưu lược được hoạch định để ngăn ngừa và sẵn sàng tiến hành chiến tranh thắng lợi, bộ phận hợp thành có tác động chủ đạo trong nghệ thuật quân sự ( Trích Quốc Phòng toàn dân trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước, NXB Lao ĐộngViệt Nam - 2005 ) 1.2. Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật quân sự. 1.2.1. Đặc điểm về địa lý và xã hội 1.2.1.1. Địa lý Nước ta nằm ở cực đông bán đảo Đông Dương, phía Đông Nam lục địa Châu Á (toạ độ địa lý: 16’00N, 18 00E), chiếm diện tích khoảng 331. 688km2. Phía Đông và Nam tiếp giáp Thái Bình Dương trong vùng nhiệt đới gió mùa, biên giới giáp với vịnh Thái Lan ở phía Nam, Bắc Bộ và Biển Đông ở phía Tây, Trung Quốc ở phía Bắc, Lào và CampuChia ở phía Tây. Đất nước ta có dạng hình chữ S, với khoảng cách từ Bắc đến Nam khảng 1650 km, vị trí hẹp nhất chiều Đông sang Tây là 50 km (ở Quảng Bình). Với đường bờ biển dài 3260 km không kể các đảo, Việt Nam tuyên bố có 12 hải lý ranh giới lãnh thổ. Nước ta có địa hình đa dạng bao gồm rừng núi cao nguyên, trung du chiếm 3/4 lãnh thổ, nhiều sông ngòi kênh rạch. Nước ta có 2 con sông lớn nhất là Sông Hồng và Sông Mêkông bắt nguồn từ Tây Bắc lục địa Châu Á chảy ra Biển Đông tạo ra hệ thống giao thông, thuỷ chiến lược rộng khắp. Do Việt Nam là nước giàu tài nguyên, có điều kiện để phát triển nền sản xuất nông nghiệp nhưng lại nằm ở vành đai thiên tai, lụt lội, khí hậu không điều hoà. Mặt khác nước ta nằm ở một vị trí chiến lược hết sức quan trọng, cửa ngõ đi vào lục địa Châu Á, đi ra Thái Bình Dương, điểm cắt nhau của đường thiên di Bắc Nam và Đông Tây. Vì thế nước ta luôn bị các thiên tai địch hoạ, kẻ thù dòm ngó tiến công xâm lược. Điều này đòi hỏi dân tộc ta phải biết đoàn kết, cảnh giác, sát cánh bên nhau, cùng nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp chống lại sự tàn phá của thiên nhiên, đánh bại mọi kẻ thù để tồn tại, xây dựng và phát triển đất nước. Trong đánh giặc, tổ tiên ta đã biết vận dụng yếu tố “thiên thời, địa lợi” sáng tạo ra nhiều cách đánh phù hợp hiệu quả như: Lợi dụng núi rừng, đèo dốc, sông biển, đồng ruộng ao hồ, đầm lầy...để tiêu diệt kẻ địch, bảo vệ mình. Đúng như Nguyễn Trãi đã viết “Quan hà bách nhị do thiên thiết” (quan hà hiểm yếu hai người chống lại được trăm người). Để bảo vệ dất nứơc, bảo vệ sự trường tồn của dân tộc, ông cha ta đã đoàn kết và phát huy tối đa ưu thế của địa hình để lập thế trận đánh giặc. Như Lý Thường Kiệt chặn giữ 20 vạn quân Tống ở địa bàn bắc sông Như Nguyệt, chia cắt hai cánh quân thuỷ, bộ của chúng, quần cho chúng nhược rồi tổ chức đòn phản công chiến lược, đánh tiêu diệt, đánh tan đạo quân chủ chốt của giặc trên bộ. Hay Trần Hưng Đạo đã đưa đạo quân Nguyên -Mông khổng lồ vào địa hình nhiều đầm lầy, sông ngòi, khiến sở trường tác chiến bằng kỵ binh của chúng không phát huy được mà còn bị vây hãm, tiêu hao đến nguy hiểm. Trần Hưng Đạo tiến hành vây hãm thuỷ trại Chương Dương, một điểm yếu trong thế trận giặc, buộc chúng phải đưa quân từ Thăng Long ra ứng cứu. Ta vừa tiêu diệt quân địch đi ứng cứu bằng cách đánh vận động, vừa lợi dụng sơ hở đánh úp thành Thăng Long, nơi tập trung quân của giặc và buộc giặc tan vỡ tháo chạy. 1.2.1.2. Kinh tế Nền kinh tế nước ta trước đây chủ yếu lấy sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp là chính theo mô hình tự cung tự cấp, trình độ canh tác thấp, quy mô nhỏ, có tính chất phân tán. Trình độ phát triển kinh tế thấp ảnh hưởng trực tiếp đến nghệ thuật đánh giặc của dân tộc. Vì vậy ngay từ thời kỳ đầu dựng nước, dân tộc ta đã biết kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng đất nước đi đôi với chăm lo củng cố quốc phòng, sẵn sàng đánh giặc giữ nước theo tinh thần tự lực tự cường, quán triệt tư tưởng “Quốc phú binh cường”. Trong xây dựng đất nước tổ tiên ta đã đề ra những chính sách nhằm phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng như “ngụ binh ư nông” của nhà Lý, “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc” của nhà Trần, “Ra sức làm đường, đắp đê, đào kênh rạch cải tạo đồng ruộng, đẩy mạnh chăn nuôi sản xuất ra các loại công cụ lao động, đóng thuyền bè để phát triển sản xuất, cơ động quân đội”. Trong đánh giặc nhân dân ta đã biết cất giấu lương thực để ổn định đời sống, nuôi quân, sử dụng các công cụ lao động sản xuất ra các loại vũ khí trang bị như mũi tên đồng, cung nỏ, vót chông...để đánh giặc bảo vệ Tổ quốc. 1.2.1.3. Chính trị, văn hoá - xã hội Đất nước ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, không qua chế độ chiếm hữu nô lệ, phân vùng cát cứ không nhiều. Do phải cùng nhau chung lưng đấu cật chống lại thiên tai, địch hoạ, các nhà nước phong kiến đã có những tư tưởng tiến bộ thân dân, những chính sách hoà hợp dân tộc đúng đắn, nên các dân tộc ít xảy ra mâu thuẫn, hận thù. Các dân tộc đều sống hoà thuận, gắn bó thuỷ chung, yêu quê hương đất nước. Đây là nhân tố, là cơ sở tạo nên sức mạnh đoàn kết, thống nhất dân tộc, sự cố kết cộng đồng bền vững. Trong quá trình xây dựng đất nước, chúng ta đã tổ chức ra nhà nước xác định chủ quyền lãnh thổ, tổ chức ra quân đội, đề ra luật pháp để quản lý, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các nhà nước phong kiến Việt Nam đều có tư tưởng trọng dân, đưa ra nhiều chính sách hợp với lòng dân, xác định vai trò, vị trí của quần chúng nhân dân, mối quan hệ giữa dân với nước, nước với dân được ví như “không thể phân biệt được đâu là cá đâu là nước” nên đã động viên và phát huy được sức mạnh toàn dân trong công cuộc xây dựng đất nước, động viên cả nước đánh giặc gìn giữ non sông. Trong đánh giặc, quân và dân ta đã chiến đấu dũng cảm, kiên cường, bất khuất, tinh thần quyết tâm cao, với ý chí quật cường sắt đá và nghị lực phi thường, luôn sáng tạo ra nhiều cách đánh hay, đánh giặc mềm dẻo khôn khéo, mưu trí sáng tạo. Dân tộc ta đã chiến đấu và đánh bại nhiều kẻ thù, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững độc lập cho dân tộc. Dân tộc ta có một nền văn hoá bản địa xuất hiện sớm, từ thời tiền sử với kết cấu bền vững có nhà, có làng, có bản, có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc, làng xã lại có một truyền thống phong tục tập quán riêng. Nhưng trong quá trình lao động, đấu tranh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì các dân tộc đã vun đắp nên những truyền thống văn hóa chung như: Tinh thần yêu nước, đoàn kết, gắn bó, yêu thương đùm bọc che chở lẫn nhau, ý thức lao động cần cù sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, đấu tranh dũng cảm, kiên cường, bất khuất...Đây là nguồn gốc sức mạnh của dân tộc để chống lại thiên nhiên, đánh bại mọi thế lực, mọi kẻ thù xâm lược . Trong quá trình xây dựng đất nước, dân tộc ta luôn coi trọng phát triển nền văn hoá, giáo dục kiến thức hội hoạ, âm nhạc mang bản sắc truyền thống dân tộc, đồng thời không ngừng tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của nền văn hoá thế gới làm cho nền văn hóa nước ta ngày càng phong phú, đa dạng và tràn đầy sức sống. Tóm lại: Các yếu tố địa lý kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên ta. Tất cả nững yếu tố đó đã không ngừng được tìm tòi và phát triển, tạo nên sức mạnh to lớn cho dân tộc ta trong quá trình xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh bảo vệ giống nòi, giữ vững nền độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. 1.3. Cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt 1.3.1. Truyền thống đánh giặc của tổ tiên Từ khi vua Hùng dựng nước Văn