Mục tiêu: Mô tả những kết quả của gỡ dính ruột qua nội soi trong điều trị tắc ruột do dính sau mổ (TRDDSM) và xác lập những chỉ định áp dụng nó. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu ở 2 bệnh viện: Nhân dân Gia định và Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. Chẩn đoán TRDDSM trước mổ dựa trên lâm sàng, hình ảnh và rồi được xác chuẩn bằng những dấu hiệu trong mổ. Bệnh nhân (BN) được theo dõi đến 30 ngày sau mổ. Kết cục chính của nghiên cứu là tỉ lệ thành công của gỡ dính ruột nội soi, tỉ lệ tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ. Kết quả: Có 81 BN trong nghiên cứu. Tuổi trung bình là 42 ± 16 tuổi. 93,8% BN có tiền sử mổ bụng ≤ 2 lần. 96,2% BN có bụng trướng ít hay vừa. 69,1% BN có đường kính ruột dãn trên X quang ≤ 4cm. Tỉ lệ thành công của gỡ dính ruột qua nội soi là 88,9% (bao gồm gỡ dính nội soi hoàn hoàn và nội soi hỗ trợ). Chuyển mổ mở 11,1%. Có 8 biến chứng thủng ruột trong mổ (9,9%). Tỉ lệ tử vong là 1,4%. Thời gian mổ trung bình ở nhóm gỡ dính nội soi hoàn toàn là 80 phút, ở nhóm gỡ dính nội soi hỗ trợ là 134 phút. Thời gian có trung tiện lại trung bình ở nhóm nội soi hoàn toàn là 33 giờ, ở nhóm nội soi hỗ trợ là 47 giờ. Nằm viện trung bình khoảng 4 ngày. Kết luận: Gỡ dính ruột qua nội soi tỏ ra an toàn và hiệu quả trong điều trị TRDDSM sau mổ ở những trường hợp được chọn lựa.
9 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu áp dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị tắc ruột do dính sau mổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 157
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHẪU THUẬT NỘI SOI
TRONG ĐIỀU TRỊ TẮC RUỘT DO DÍNH SAU MỔ
Nguyễn Văn Hải**, Nguyễn Trung Tín**, Nguyễn Hoàng Bắc**, Lê Quan Anh Tuấn**, Lê Huy Lưu**,
Nguyễn Hồng Sơn**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả những kết quả của gỡ dính ruột qua nội soi trong điều trị tắc ruột do dính sau mổ
(TRDDSM) và xác lập những chỉ định áp dụng nó.
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu ở 2 bệnh viện: Nhân dân Gia định và Đại học Y Dược TP.Hồ Chí
Minh. Chẩn đoán TRDDSM trước mổ dựa trên lâm sàng, hình ảnh và rồi được xác chuẩn bằng những dấu hiệu
trong mổ. Bệnh nhân (BN) được theo dõi đến 30 ngày sau mổ. Kết cục chính của nghiên cứu là tỉ lệ thành công
của gỡ dính ruột nội soi, tỉ lệ tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ.
Kết quả: Có 81 BN trong nghiên cứu. Tuổi trung bình là 42 ± 16 tuổi. 93,8% BN có tiền sử mổ bụng ≤ 2
lần. 96,2% BN có bụng trướng ít hay vừa. 69,1% BN có đường kính ruột dãn trên X quang ≤ 4cm. Tỉ lệ thành
công của gỡ dính ruột qua nội soi là 88,9% (bao gồm gỡ dính nội soi hoàn hoàn và nội soi hỗ trợ). Chuyển mổ mở
11,1%. Có 8 biến chứng thủng ruột trong mổ (9,9%). Tỉ lệ tử vong là 1,4%. Thời gian mổ trung bình ở nhóm
gỡ dính nội soi hoàn toàn là 80 phút, ở nhóm gỡ dính nội soi hỗ trợ là 134 phút. Thời gian có trung tiện lại trung
bình ở nhóm nội soi hoàn toàn là 33 giờ, ở nhóm nội soi hỗ trợ là 47 giờ. Nằm viện trung bình khoảng 4 ngày.
Kết luận: Gỡ dính ruột qua nội soi tỏ ra an toàn và hiệu quả trong điều trị TRDDSM sau mổ ở những
trường hợp được chọn lựa.
Từ khóa: Tắc ruột do dính, Phẫu thuật nội soi, Gỡ dính ruột.
ABSTRACT
USING LAPAROSCOPIC SURGERY IN TREATMENT
OF POSTOPERATIVE ADHESIVE INTESTINAL OBSTRUCTION
Nguyen Van Hai, Nguyen Trung Tin, Nguyen Hoang Bac, Le Quan Anh Tuan, Le Huy Luu,
Nguyen Hong Son * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 157 ‐ 165
Aims: To describe the early results of laparoscopic adhesiolysis in treatment of postoperative adhesive
intestinal obstruction and to withdraw the indications for using it.
Methods: This is prospective study performing at Gia đinh’s People hospital and University Medical
hospital beween 3/ 2009 and 6/2012. Diagnosis of adhesive small bowel obstruction (SBO) was preoperatively
based on clinical and imaging features and then was confirmed by operative findings. Patients were followed up
for 30 days after operation.The main outcomes of study were successful rate of laparoscopic adhesiolysis, rate of
intra‐ and post‐operative complications.
Results: There were 81 patients (pts) in the study. The mean age was 42 ± 16 years. 93.8% of pts had
number of previous laparotomies ≤ 2. 96.2% of pts had mild or moderate abdominal distention. Abdominal film
showing dilatation of small bowel ≤ 4cm in 69.1% of pts. The successful rate of laparoscopic adhesiolysis was
88.9% (including total laparoscopic and laparoscopic‐assisted). Conversion rate to open procedure was 11.1%.
* Khoa Ngoại Tiêu hóa ‐ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Tác giả liên lạc: PGS.TS.Nguyễn Văn Hải ĐT : 0903.602.989 Email : bsvanhai@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 158
There was 8 (9.9%) intraoperative bowel perforations. Mortality was 1.4%. The mean time of operation were 80
minutes for total laparoscopic group and 134 minutes for laparoscopic‐assisted group. The mean time to have first
bowel movement were 33 hours for total laparoscopic group and 47 hours for laparoscopic‐assisted group. The
mean hospital stay was 4 days.
Conclusion: Laparoscopic adhesiolysis is safe and effective in treatment of postoperative adhesive intestinal
obstruction provided that the patients are selected carefully.
Keywords: Adhesive intestinal obstruction, Laparoscopic surgery, Adhesiolysis.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dính ruột sau mổ là nguyên nhân của 60%‐
80% trường hợp tắc ruột cơ học(3,7,10). Điều trị
kinh điển tắc ruột do dính sau mổ (TRDDSM) là
mổ mở sau khi điều trị bảo tồn không cải thiện
hay có diễn tiến viêm phúc mạc hay hoại tử
ruột. Điều đáng nói là càng mổ lại, nguy cơ tắc
ruột do dính về sau càng tăng, ước đoán có
khoảng 30% trường hợp TRDDSM phải mổ lại
trong tương lai vì tắc ruột tái phát.
Năm 1991, Bastug lần đầu tiên phẫu thuật
nội soi (PTNS) điều trị thành công một trường
hợp tắc ruột do dây dính. Về sau, với những tiến
bộ của trang thiết bị và sự thuần thục trong kỹ
thuật mổ qua nội soi, đã có nhiều công trình
nghiên cứu trên thế giới chứng minh những lợi
ích của điều trị TRDDSM bằng PTNS như: hồi
phục nhanh, nằm viện ngắn, ít biến chứng sau
mổ...Tuy vậy, PTNS điều trị TRDDSM luôn có
những thử thách và khó khăn nhất định nên tỉ lệ
thành công rất thay đổi, tùy thuộc cách chọn
bệnh, mức độ tổn thương và tay nghề của phẫu
thuật viên.
Ở nước ta, gỡ dính ruột qua nội soi để điều
trị TRDDSM cũng đã được áp dụng ở một số
bệnh viện có trang bị và phẫu thuật viên nội soi.
Nghiên cứu này nhằm xác định tỉ lệ thành công,
tai biến, biến chứng của PTNS trong điều trị
TRDDSM và xác lập các tiêu chuẩn chọn bệnh
TRDDSM để áp dụng gỡ dính ruột qua nội soi.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân (BN) bị TRDDSM có chỉ định mổ.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu mô tả, đa trung tâm.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Từ tháng 3/2009 đến tháng 6/2012, tại Bệnh
viện Nhân dân Gia định và Bệnh viện Đại học Y‐
Dược TP.Hồ Chí Minh.
Tiêu chuẩn chọn bệnh bước đầu
‐ Tất cả các trường hợp (t.h) TRDDSM được
chẩn đoán căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, X
quang và/hoặc CT bụng.
‐ Tiền sử mổ bụng: ưu tiên chọn những bệnh
nhân có tiền sử mổ bụng từ 2 lần trở lại, không
kể loại phẫu thuật trước đó.
‐ Tình trạng bụng: ưu tiên chọn những bệnh
nhân TRDDSM có bụng trướng ít hay vừa,
không có dấu hiệu viêm phúc mạc.
‐ Không có các chống chỉ định của phẫu
thuật nội soi ổ bụng: suy hô hấp, bệnh tim phổi
nặng, tụt huyết áp, rối loạn đông máu....
‐ Đồng ý ký cam kết mổ sau khi nghe bác sĩ
giải thích.
Tiêu chuẩn loại trừ
‐ Các trường hợp TRDDSM của bệnh viện
mà lần mổ trước đó ghi nhận dính chặt, phức
tạp.
‐ Tiền sử mổ bụng > 4 lần.
Phương pháp thực hiện gỡ dính ruột qua nội
soi
‐ Chuẩn bị trước mổ giống như cho mổ mở
gỡ dính ruột. Tất cả bệnh nhân được mổ với
phương pháp vô cảm là gây mê toàn thân.
‐ Vào trocar đầu tiên 10mm theo kiểu hở, vị
trí ở xa vết mổ cũ. Vị trí trocar này cũng thường
là vị trí của ống soi. Sau khi đặt được trocar cho
ống soi, bơm CO2 để tạo phẫu trường, quan sát
đánh giá sơ bộ tổn thương dính và chọn vị trí để
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 159
đặt tiếp 2 trocar 5mm dưới sự quan sát trực tiếp.
‐ Tìm góc hồi manh tràng trước, từ đó thám
sát ngược từ ruột xẹp đến ruột dãn, xác định vị
trí tắc, kiểu tắc (bít hay thắt) và đánh giá tưới
máu của ruột tắc. Nếu thấy ruột tắc đã hoại tử
hay thủng thì chuyển mổ mở ngay. Nếu ruột
chưa hoại tử, thực hiện gỡ dính ruột qua nội soi.
Gọi là gỡ được chỗ dính gây tắc khi thấy dịch và
hơi phía trên chỗ tắc bắt đầu lưu thông lại dễ
dàng qua ruột xẹp dưới chỗ tắc.
‐ Kiểm tra lại các chỗ gỡ dính ruột. Nếu có
tổn thương ruột nhỏ, gọn, có thể khâu qua nội
soi. Nếu thủng ruột có nguy cơ dây nhiễm nhiều
thì chuyển mổ mở.
‐ Sau mổ, tiếp tục bồi hoàn nước – điện giải,
khám hàng ngày đánh giá tình trạng toàn thân
và tại chỗ, có thể cho thuốc tăng nhu động ruột
(Primperan, Neostigmin) ngay từ sau mổ, cho
bệnh nhân xoay trở vận động sớm ngay trong
ngày hậu phẫu 1. Ống Levin được rút khi bụng
bớt trướng, nghe có nhu động ruột lại nhiều cho
dù chưa có trung tiện. Tùy theo tình trạng bụng,
cho uống lại trước hay sau khi có trung tiện. Cho
BN ra viện khi không có biến chứng sớm và đã
hoàn toàn hồi phục lưu thông ruột. Hẹn tái
khám 1 tuần, 2 tuần và 4 tuần sau ra viện. Sau
thời gian đó, hẹn tái khám bất cứ lúc nào đau
bụng lại.
Thu thập và xử lý số liệu
Số liệu được thu thập theo biểu mẫu chung,
tập trung vào các yếu tố sau: số lần và loại mổ
bụng trước (cả mổ mở và nội soi), đặc điểm lâm
sàng (đau bụng, bí trung đại tiện, nôn ói, thời
gian từ lúc có triệu chứng ban đầu đến lúc mổ),
dấu hiệu X quang hay CT, số trocar sử dụng,
đặc điểm thương tổn trong mổ, tai biến trong
mổ, biến chứng sau mổ, diễn tiến hồi phục sau
mổ (gồm thời gian có trung tiện lại, mang Levin
sau mổ, ăn uống lại, nằm viện sau mổ).
Về mức độ dính, chúng tôi chia làm 3 mức
độ để dễ thống kê:
‐ Dính ít khi dây dính đơn độc, dính ruột
lên thành bụng chỉ 1 chỗ hay dính ruột với nhau
chỉ 1 quai, màng dính lỏng lẻo, dễ gỡ.
‐ Dính nhiều nhưng lỏng lẻo khi dính ruột
lên thành bụng hơn 1 chỗ hay dính ruột với
nhau hơn 1 quai, màng dính mỏng hay dày
nhưng còn khoảng lỏng lẻo để cắt gỡ dính.
‐ Dính nhiều và chặt khi dính ruột lên
thành bụng hơn 1 chỗ hay dính ruột với nhau
hơn 1 quai, màng dính dày, chặt, không còn
khoảng lỏng lẻo giữa ruột và thành bụng hay
giữa các thành ruột với nhau để cắt gỡ dính.
Trong đánh giá kết quả sớm sau mổ, chúng
tôi chia làm 3 nhóm để dễ thống kê và so sánh
kết quả:
‐ Gỡ dính ruột qua nội soi hoàn toàn khi
thực hiện được gỡ dính cũng như xử trí các tai
biến, biến chứng trong mổ hoàn toàn qua nội
soi.
‐ Gỡ dính ruột qua nội soi hỗ trợ khi phải
phối hợp mổ mở nhỏ (đường mổ < 5cm) để hoàn
tất gỡ dính, để xử trí biến chứng hay cắt ruột.
‐ Chuyển mổ mở khi phải chuyển qua mổ
mở với đường mổ ≥5cm để gỡ dính hay xử trí
biến chứng.
Biến chứng sớm và tử vong được tính đến 30
ngày sau mổ.
Thành công được định nghĩa theo Grafen(7)
là giải quyết hoàn toàn tắc ruột trên lâm sàng
sau PTNS (gồm nội soi hoàn toàn và nội soi hỗ
trợ) bất kể có hay không các biến chứng không
liên quan đến lưu thông ruột.
Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phần
mềm thống kê SPSS13.0 để xử lý và phân tích số
liệu. Khác biệt được gọi là có ý nghĩa thống kê
khi p<0,05 với phép kiểm Fisher.
Đề tài nghiên cứu đã được Hội đồng Khoa
học Sở Khoa học và Công nghệ TP.Hồ Chí Minh
chấp nhận ngày 09/3/2009.
KẾT QUẢ
Trong thời gian nghiên cứu từ 03/2009 đến
06/2012 chúng tôi có 81 t.h thỏa tiêu chuẩn
nghiên cứu. Bệnh viện Nhân dân Gia định có 63
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 160
t.h và Bệnh viện Đại học Y Dược có 18 t.h.
Tuổi và giới
Tuổi nhỏ nhất là 14, tuổi lớn nhất là 77, tuổi
trung bình là 42,0 ± 16,5 tuổi. Phân bố số trường
hợp theo nhóm tuổi như trên biểu đồ 1.
Có 44 BN nam (54,3%) và 37 BN nữ (45,7%).
Tỉ lệ Nam/Nữ = 44/37 # 1,2.
Tiền sử mổ vùng bụng
Ở 81 t.h trong lô nghiên cứu, tiền sử phẫu
thuật bụng trung bình là 1,3 ± 0,7 lần (thay đổi
1‐4 lần). Phân bố số lần mổ bụng trước như trên
bảng 1, theo đó, chỉ có 5 BN (6,2%) có tiền sử mổ
bụng > 2 lần. Tổng cộng có 103 lần mổ trên 81
BN. Về loại phẫu thuật trước, vì có hơn 20 loại
phẫu thuật nên để thống kê cho gọn, chúng tôi
phân loại phẫu thuật theo cơ quan hay theo
bệnh như trên bảng 2.
Biểu đồ 1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Bảng 1. Số lần mổ bụng trước ở 81 BN
Số lần mổ bụng trước Số ca (%)
1 lần 66 (81,5)
2 lần 10 (12,3)
3 lần 3 (3,7)
4 lần 2 (2,5)
Bảng 2. Loại phẫu thuật trước đó
Loại phẫu thuật Số lần (%)
Ruột thừa (kể cả VPM) 39 (37,9)
Sản phụ khoa 25 (24,3)
Tắc ruột, lồng ruột 13 (12,6)
Đại-trực tràng 8 (7,8)
Chấn thương-vết thương bụng 3 (2,9)
Dạ dày 3 (2,9)
VPM (không do VRT) 3 (2,9)
Thoát vị 3 (2,9)
Sỏi mật 2 (1,9)
Loại phẫu thuật Số lần (%)
Khác 4 (3,9)
Tổng cộng 103 (100)
Phân bố các vị trí sẹo mổ cũ ở 81 BN như
trên bảng 3.
Bảng 3. Vị trí sẹo mổ cũ
Vị trí sẹo mổ cũ Số ca (%)
Sẹo đặt trocar 9 (11,1)
McBurney 16 (19,8)
Giữa dưới rốn 29 (35,8)
Giữa trên rốn 9 (11,1)
Giữa trên và dưới rốn 12 (14,8)
Nhiều đường mổ 6 (7,4)
Thời gian từ lúc đau và từ lúc nhập viện
đến lúc mổ
Thời gian từ lúc khởi đau đến lúc mổ sớm
nhất là 8 giờ, muộn nhất là 384 giờ, trung bình là
59 giờ, trung vị là 42 giờ. Phần lớn BN đến viện
sau khoảng 2 ngày khởi đau.
Thời gian từ lúc vào viện đến lúc mổ sớm
nhất là 1 giờ, muộn nhất là 264 giờ, trung bình là
25 giờ, trung vị là 14 giờ.
Đặc điểm lâm sàng:
Phân bố các triệu chứng chính như trên bảng
4; theo đó, 100% bệnh nhân có đau bụng, 74,1%
bệnh nhân có nôn ói, riêng về triệu chứng bí
trung đại tiện hoàn toàn thì chỉ được ghi nhận ở
30,9% trường hợp.
Bảng 4. Triệu chứng và dấu hiệu ở 81 BN
Triệu chứng và dấu hiệu Số BN(%)
Đau bụng 81 (100)
Nôn ói 60 (74,1)
Bí trung đại tiện hoàn toàn 25 (30,9)
Bụng trướng 74 (91,4)
Do mức độ bụng trướng có liên quan đến chỉ
định PTNS cho BN nên được đánh giá làm 4
mức độ: không trướng, trướng ít, trướng vừa,
trướng nhiều (bảng 5).
Bảng 5. Phân bố mức độ trướng bụng ở 81 BN
Mức độ trướng bụng Số BN (%)
Không trướng 7 (8,6)
Trướng ít 53 (65,4)
Trướng vừa 18 (22,2)
Trướng nhiều 3 (3,8)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 161
Dấu hiệu TR trên X quang
Trên phim X Quang bụng không sửa soạn
(XQBKSS), tất cả các t.h đều có dấu hiệu tắc ruột.
Đường kính ruột non trên XQBKSS được tính
bằng cách đo đường kính ngang của quai ruột
dãn lớn nhất trên phim và được tính bằng xen‐
ti‐mét (cm). Năm mươi sáu (69,1%) BN có
đường kính ruột dãn ≤ 4cm, 30,9% BN có
đường kính ruột dãn > 4cm.
Thương tổn trong mổ
Thương tổn gây tắc dạng dây dính gặp ở 33
t.h (40,7%), dạng dính lên vết mổ hay thành
bụng ngoài vết mổ gặp ở 29 t.h (35,8%), dạng
dính các quai ruột với nhau gặp ở 19 t.h (23,5%).
Về mức độ dính, 37 t.h (45,7%) dính ít, 37 t.h
(45%) dính nhiều nhưng lỏng lẻo, 10 t.h (12,3%)
dính nhiều và chặt.
Thời gian mổ
Thời gian mổ trung bình ở nhóm gỡ dính
qua nội soi hoàn toàn là 79,9 43,3 phút, ở nhóm
gỡ dính qua nội soi hỗ trợ là 134,2 ± 40,5 phút, ở
nhóm chuyển mổ mở là 136,7 ± 58,1 phút.
Thành công và biến chứng, tử vong
Bảng 6. Khảo sát liên quan một số yếu tố đến thành
công của gỡ dính ruột nội soi
Thất bại Thành công p
Tiền sử
mổ bụng
≤ 2 lần 8 68 0,4539
> 2 lần 1 4
Trướng
bụng
không hay ít 8 52 0,4339
vừa hay nhiều 1 20
Đường
kính ruột
≤ 4cm 5 51 0,4471
> 4cm 4 21
Kiểu dính 0,0753
dây dính 1 32
dính thành bụng hay
các quai ruột với nhau
8 40
Mức độ dính : 0,0115
dính ít hay dính nhiều
nhưng lỏng lẻo
5 66
dính nhiều và chặt 4 6
Trong 81 t.h, gỡ dính ruột được thực hiện
hoàn toàn qua nội soi ở 66 t.h (81,5%). Có 6 t.h
(7,4%) phải kết hợp mổ mở nhỏ < 5cm để gỡ
dính, khâu thanh mạc. Chuyển mổ mở lớn 9
t.h(11,1%), trong đó 5 t.h vì thủng ruột và 4 t.h vì
dính quá chặt không gỡ qua nội soi được. Như
vậy, theo định nghĩa từ đầu nghiên cứu thì tỉ lệ
thành công của PTNS điều trị tắc ruột do dính
sau mổ của chúng tôi là 72/81 t.h (88,9%).
Phân tích đơn biến mối liên quan giữa một
số yếu tố với thành công của PTNS gỡ dính ruột,
với phép kiểm Fisher, chúng tôi thấy chỉ có mức
độ dính có liên quan đến thành công của PTNS
gỡ dính ruột (bảng 6). Thất bại của gỡ dính qua
nội soi trong t.h dính nhiều và chặt là 40%.
Tai biến thủng ruột trong khi mổ xảy ra ở 8
t.h (9,9%). Có 3 t.h được khâu qua nội soi, trong
đó, 2 t.h thành công, 1 t.h nhiễm khuẩn hậu
phẫu nặng và tử vong (1,4%). Năm t.h thủng
ruột xảy ra sau này, chúng tôi đều chuyển mổ
mở để khâu ruột thủng và rửa bụng. Không có
t.h nào chảy máu trong khi mổ gỡ dính ruột.
Trong thời gian 30 ngày sau mổ, có 1 t.h (1,4%)
có dấu hiệu bán tắc ruột sớm sau mổ nhưng
được điều trị bảo tồn thành công và không thấy
tái phát tắc ruột lại. Các t.h khác đều ổn định và
xuất viện. Khác với ở một nghiên cứu trước đó,
chúng tôi không có t.h nào thủng ruột phát hiện
muộn trong kỳ hậu phẫu.
Các kết quả sớm khác sau mổ
Các kết quả sớm khác sau mổ gồm thời gian
mang ống Levin trung bình, thời gian có trung
tiện lại trung bình, thời gian cho ăn lại qua
đường miệng trung bình (tính từ khi cho uống
lại), thời gian nằm viện trung bình sau mổ như
trên (bảng 7).
Bảng 7. Kết quả sớm sau mổ
Thời gian PT NS
hoàn toàn
PTNS hỗ
trợ
Chuyển mổ
mở
Mang Levin(giờ)
Có trung tiện(giờ)
Ăn uống lại (giờ)
Nằm viện (ngày)
20,9 15,9
32,7 17,6
26,9 15,0
3,8 1,3
18,3 15,9
47,3 28,7
25,3 12,4
4,7 1,6
40,3 20,7
60,0 26,5
68,3 42,5
6,2 1,9
BÀN LUẬN
PTNS gỡ dính ruột luôn có những thử thách
nhất định vì những lý do sau: (1) Nguy cơ bị
thủng ruột ngay từ lúc vào trocar đầu tiên do
ruột dính lên thành bụng trước, (2) Ruột trướng
làm cho khoảng trống thao tác bị thu hẹp, khó
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 162
nhìn rõ và dễ bị tổn thương ruột, (3) Ruột bị phù
nề, dễ bị tổn thương khi cầm nắm, (4) Không thể
biết trước mức độ chặt, phức tạp của dính ruột;
vì vậy, luôn có một tỉ lệ gỡ dính thất bại. Chính
vì những lý do nêu trên mà nhiều phẫu thuật
viên vẫn còn lưỡng lự khi chọn lựa PTNS để
điều trị TRDDSM.
Tỉ lệ thành công của gỡ dính ruột qua nội
soi
Tỉ lệ mổ nội soi thành công chung trong điều
trị TRDDSM của chúng tôi là 88,9%. Tỉ lệ gỡ
dính hoàn toàn qua nội soi là 81,5%.
Tỉ lệ mổ nội soi thành công trong TRDDSM
của các tác giả nước ngoài không phải lúc nào
cũng cao và thay đổi từ 55‐90%(4,6,7,8,17,18). Tỉ lệ này
của các công trình nghiên cứu trong nước thay
đổi từ 77 – 100%(9,10,11,3,12,14). Nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến tỉ lệ thành công của gỡ dính ruột qua
nội soi bao gồm: cách chọn bệnh mổ, kiểu và
mức độ thương tổn dính ghi nhận trong khi mổ,
kinh nghiệm và kỹ năng của phẫu thuật viên,
cách định nghĩa thành công và thất bại. Tỉ lệ
thành công của chúng tôi nằm trong nhóm
thành công cao so với các công trình ngoài nước
và gần bằng tỉ lệ thành công trong nghiên cứu
trước đây của chúng tôi và của nhóm tác giả
Nguyễn Tăng Miên và cộng sự(12). Tỉ lệ chuyển
mổ mở của chúng tôi là 11,1% (9/81 trường hợp).
Lý do chuyển mổ mở là do dính quá chặt(2
)trường hợp, 4,9%) và thủng ruột (5 trường hợp,
6,2%). Tỉ lệ chuyển mổ mở của các tác giả ngoài
nước là 12,5 – 45,4%(4,6,7,8,17,18).
Thời gian mổ trung bình của chúng tôi là
80 phút cho nhóm gỡ dính qua nội soi hoàn
toàn và 134 phút cho nhóm gỡ dính qua nội soi
hỗ trợ. Nhóm gỡ dính qua nội soi hỗ trợ có
thời gian mổ dài hơn khoảng 50 phút là do
phải thực hiện gỡ dính qua nội soi trước, sau
đó mới chuyển mổ mở nhỏ để hoàn tất gỡ
dính hay để xử trí biến chứng trong mổ. Thời
gian mổ trung bình cho gỡ dính hoàn toàn qua
nội soi theo số liệu của các tác giả khác thay
đổi từ 40 đến 103 phút, phần lớn trong khoảng
70‐80 phút; còn thời gian trung bình gỡ dính
của qua nội soi hỗ trợ thay đổi từ 78 đến 151
phút. Thời gian mổ càng dài phản ánh những
khó khăn của phẫu th