Mở đầu - Mục tiêu: Bệnh động mạch vành là bệnh phổ biến và gây tử vong hàng đầu do nguyên nhân tim
mạch. Điều trị và phòng ngừa tốt đã được chứng minh làm giảm đáng kể tỉ suất bệnh và tử vong. Do đó, việc
lượng giá nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm tới theo thang điểm Framingham dựa vào các yếu tố
nguy cơ là cần thiết, từ đó định hướng kế hoạch điều trị cũng như dự phòng tích cực cho bệnh nhân.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 496 bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Bình Dương từ
tháng 9/2008-9/2009. Các yếu tố nguy cơ tim mạch theo thang điểm Framingham gồm tuổi, giới, cholesterol toàn
phần, HDL-C, hút thuốc lá và huyết áp tâm thu để đánh giá mức độ nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10
năm tới.
Kết quả: tuổi trung bình 59 ± 15,9 năm; tỉ lệ nữ 41,72%; nam 58,28%. Tỉ lệ các yếu tố của nguy cơ gồm
tăng huyết áp chiếm 51,4%; rối loạn lipid máu 84,3%; đái tháo đường 11,4%; hút thuốc 8,06%. Nguy cơ bệnh
độnh mạch vành trong 10 năm tới theo thang điểm Framingham là 8,94 ± 9,1%; nam 13,53 ± 9,87%; nữ 5,65 ±
6,84%. Nguy cơ tim mạch của nam cao hơn nữ có ý nghĩa thống kê (p <0,001). Ước tính mức độ nguy cơ bệnh
độnh mạch vành trong 10 năm tới ở nhóm nguy cơ thấp 60,89%; nhóm nguy cơ trung bình 20,97%; nhóm nguy
cơ cao 13,10%; nhóm nguy cơ rất cao 5,04%.
Kết luận: áp dụng thang điểm Framingham đơn giản và giúp phân tầng nguy cơ của bệnh động mạch vành
cho từng đối tượng trong dân số nguy cơ
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu áp dụng thang điểm Framingham nhằm lượng định nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm tới tại Bệnh viện Đa khoa Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 207
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG THANG ĐIỂM FRAMINGHAM
NHẰM LƯỢNG ĐỊNH NGUY CƠ BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH
TRONG 10 NĂM TỚI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BÌNH DƯƠNG
Trương Thanh Sơn*, Nguyễn Văn Trí**, Trương Quang Bình***
TÓM TẮT
Mở đầu - Mục tiêu: Bệnh động mạch vành là bệnh phổ biến và gây tử vong hàng đầu do nguyên nhân tim
mạch. Điều trị và phòng ngừa tốt đã được chứng minh làm giảm đáng kể tỉ suất bệnh và tử vong. Do đó, việc
lượng giá nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm tới theo thang điểm Framingham dựa vào các yếu tố
nguy cơ là cần thiết, từ đó định hướng kế hoạch điều trị cũng như dự phòng tích cực cho bệnh nhân.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 496 bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Bình Dương từ
tháng 9/2008-9/2009. Các yếu tố nguy cơ tim mạch theo thang điểm Framingham gồm tuổi, giới, cholesterol toàn
phần, HDL-C, hút thuốc lá và huyết áp tâm thu để đánh giá mức độ nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10
năm tới.
Kết quả: tuổi trung bình 59 ± 15,9 năm; tỉ lệ nữ 41,72%; nam 58,28%. Tỉ lệ các yếu tố của nguy cơ gồm
tăng huyết áp chiếm 51,4%; rối loạn lipid máu 84,3%; đái tháo đường 11,4%; hút thuốc 8,06%. Nguy cơ bệnh
độnh mạch vành trong 10 năm tới theo thang điểm Framingham là 8,94 ± 9,1%; nam 13,53 ± 9,87%; nữ 5,65 ±
6,84%. Nguy cơ tim mạch của nam cao hơn nữ có ý nghĩa thống kê (p <0,001). Ước tính mức độ nguy cơ bệnh
độnh mạch vành trong 10 năm tới ở nhóm nguy cơ thấp 60,89%; nhóm nguy cơ trung bình 20,97%; nhóm nguy
cơ cao 13,10%; nhóm nguy cơ rất cao 5,04%.
Kết luận: áp dụng thang điểm Framingham đơn giản và giúp phân tầng nguy cơ của bệnh động mạch vành
cho từng đối tượng trong dân số nguy cơ.
Từ khóa: bệnh động mạch vành, thang điểm Framingham.
ABSTRACT
APPLICATION OF FRAMINGHAM SCORE
FOR ESTIMATING 10 YEAR CORONARY ARTERY DISEASE RISK
IN PATIENTS AT BINH DUONG HOSPITAL
Truong Thanh Son, Nguyen Van Tri, Truong Quang Binh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 – 2011: 207 - 212
Background - Objective: Coronary artery disease is the leading cause of cardiovascular disease death.
Prevention may significantly reduce morbidity and mortality rates. Estimating 10 year coronary artery disease
risk by using Framingham score is neccessary based on risk factors, then optimal treatment planning may be
well-etablished for each patient.
Method: A descriptive study of 496 outpatients visiting at Binh Duong hospital from September 2008 to
September 2009. We used Framingham score containing risk factors such as age, gender, total cholesterol, HDL-
C, smoking status, and systolic blood pressure for estimating risk severity and 10 year coronary artery disease
risk.
Results: mean age was 59 ± 15,9 years. Risk factors including hypertension accounted for 51.4%;
* BV Đa Khoa Bình Dương ** Bộ Môn Lão, ĐHYD TPHCM; *** Bộ môn Nội Tổng Quát, ĐHYD TP.HCM.
Tác giả liên lạc : BS Trương Thanh Sơn ĐT: 0918035379 Email: bsson512@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 208
dylipidemia 84.3%; diabetes mellitus 11.4%; smoking status 8.06%. Total 10 year CAD risk was 8,94±9,1% and
significantly increased with age. 10 year CAD risk in women and in men were 3 ± 0,4%; 12 ± 0,7% respectively;
with higher men than women (p<0.001). Probability of total 10 year CAD risk: low risk 60.9%, moderate risk
20.9%, high risk 13.1%, very high risk 5.04%.
Conclusion: it is simple to apply Framingham score for predicting CAD risk in each individual and for
stratificating risk population.
Key words: Coronary artery disease, Framingham score.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh động mạch vành (BĐMV) là bệnh
phổ biến, có chiều hướng gia tăng nhanh và là
nguyên nhân tử vong hàng đầu ở các nước
phát triễn. Xu hướng này cũng xảy ra ở những
nước đang phát triễn. Tương tự như đột quỵ
và bệnh động mạch ngoại biên cơ chế bệnh
sinh của bệnh động mạch vành là quá trình
xơ vữa mạch máu tiến triễn. Xác định cá nhân
có nguy cơ cao bị các biến cố tim mạch trong
tương lai là cần thiết, để có thể can thiệp điều
trị và phòng ngừa thích hợp bệnh mạch vành
cho những nhóm bệnh nhân này. Dựa vào
nghiên cứu đoàn hệ thực hiện ở Anh và xứ
Wales, người ta đưa ra thang điểm
Framingham với mục đích ước lượng nguy cơ
bị bệnh mạch vành trong 10 năm tới. Nó ước
lượng nguy cơ dựa vào các yếu tố tuổi, giới,
huyết áp, mức lipid máu (cholesterol toàn
toàn phần, HDL-C, LDL-C), thói quen hút
thuốc lá, đái tháo đường và đang được một
số nước áp dụng rộng rãi(4). Qua đó đóng góp
cho việc phân tầng bệnh nhân nguy cơ và
cũng được đưa vào hướng dẫn phòng ngừa-
điều trị bệnh mạch vành. Vì vậy với tiêu chí
đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu áp dụng
thang điểm Framingham nhằm lượng định
nguy cơ bệnh động mạch vành tại Bệnh viện
Đa khoa Bình Dương.
ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang
Đối tượng nghiên cứu
Cỡ mẫu
2
2
/2-1
d
)p1(xpxZ
n
−
=
α
Với p = 8%, tần suất ước lượng mắc bệnh
trong quần thể (theo nghiên cứu viện tim mạch
tỷ lệ BĐMV ở Việt nam vào khoảng 8,0%)
d2: độ chính xác mong muốn (= 0,03), ta có cỡ
mẫu:
471
03,0
92,008,096,1
2
2
=
××
=N
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Bệnh nhân từ 18 đến 79 tuổi đang sống tại
tỉnh Bình Dương trong thời gian 12 tháng
(9/2008 đến 9/2009).
Có đủ các chỉ tiêu đánh giá nguy cơ bệnh
mạch vành theo thang điểm Framingham: tuổi,
giới, HDL-C, CT toàn phần, hút thuốc lá và trị số
huyết áp tâm thu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân sống ngoài khu vực Tỉnh Bình
Dương
Bệnh nhân đã có chẩn đoán xác định là bệnh
động mạch vành.
Bệnh nhân không có đủ các tiêu chí đánh giá
nguy cơ bệnh động mạch vành theo thang điểm
Framingham
Bệnh nhân đang có các bệnh cấp hoặc mạn
tính ảnh hưởng nhất thời đến kết quả xét
nghiệm lipid máu, ảnh hưởng nhất thời đến con
số huyết áp (như: tiêu chảy mất nước, suy kiệt
nặng...) và có bệnh tiên lượng tử vong gần (ung
thư, xơ gan).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 209
Định nghĩa biến số
Lipid máu bao gồm các thành phần
Cholesterol toàn phần, Triglyceride, HDL-C,
LDL-C. Rối loạn lipid máu khi Cholesterol toàn
phần > 5,2 mmol/l, Triglyceride > 1,9 mmol/l,
HDL- C 3,4 mmol/l.
Đái tháo đường : theo tiêu chuẩn chẩn đoán
của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1998.
Đường máu lúc đói (tối thiểu là 8 giờ sau ăn)
> 7 mmol/l, ít nhất 2 lần làm xét nghiệm liên tiếp.
Xét nghiệm một mẫu đường máu bất kỳ >
11,1 mmol/l.
Xét nghiệm đường máu 2 giờ sau khi uống
75g glucose ≥ 11,1 mmol/l (nghiệm pháp dung
nạp glucose).
Hút thuốc lá: bệnh nhân đang hút thuốc hay
đã bỏ hút thuốc < 1năm.
Đo huyết áp theo hướng dẫn của
WHO/ISH: Bệnh nhân được ngồi trên ghế,
lưng được nâng thẳng, tay được để trần và
nâng ngang tim. Bệnh nhân nên ngưng hút
thuốc và uống cà phê trong 30 phút trước khi
đo. Đo huyết áp sau khi nghỉ ngơi ít nhất 5
phút. Ghi lại cả huyết áp tâm thu (lần xuất
hiện đầu tiên của tiếng đập) và tâm trương
(lúc biến mất tiếng đập). Lấy trung bình của 2
lần đo hoặc nhiều hơn, đo cách nhau 2 phút.
Bảng 1 Phân độ huyết áp theo JNC VII người ≥ 18
tuổi
Phân độ HATT (mmHg)
HATTr
(mmHg)
Bình thường < 120 < 80
Tiền THA 120 – 139 và/ hoặc 80 – 90
THA độ I 140 – 159 và/ hoặc 90 – 99
THA độ II ≥ 160 và/ hoặc ≥ 100
THA tâm thu đơn độc ≥ 140 < 90
Chỉ số khối cơ thể (BMI: Body Mass Index) =
Trọng lượng cơ thể (kg)/ [chiều cao cơ thể
(m)]2(kg/m2).
Bảng 2 Phân loại chỉ số khối cơ thể
Phân loại BMI (kg/ m2)
Thiếu cân < 18,5
Bình thường 18,5 – 24,9
Thừa cân 25 – 29,9
Béo phì độ 1 30 – 34,9
Béo phì độ 2 35 – 39,9
Béo phì độ 3 ≥ 40
Mắc bệnh động mạch vành bao gồm tử vong
do bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim (kể cả thể
yên lặng), cơn đau thắt ngực.
Đánh giá nguy cơ BĐMV theo thang điểm
Framingham.
Dựa vào các yếu tố : tuổi, mức HDL-C,
cholesterol toàn phần, hút thuốc lá, trị số huyết
áp tâm thu để tính nguy cơ BĐMV trong 10 năm
tới(11). Từ đó, đánh giá mức độ nguy cơ như sau :
Rất cao >30%
Cao: 20 - 30%
Trung bình: 10 - 20%
Thấp < 10%
Xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý theo các thuật toán
thống kê sử dụng trong y sinh học với phần
mềm stata 10,0.
KẾT QUẢ
Đặc điểm nhóm nghiên cứu và các yếu tố
nguy cơ
Trong thời gian nghiên cứu thu thập được
496 bệnh nhân. Tuổi trung bình 59 ± 15,9.
Nhóm tuổi từ 70 -79 chiếm tỉ lệ cao nhất với
28,02% và số bệnh nhân trên 60 tuổi chiếm gần
50% so với tổng số bệnh nhân đến khám. Nam
chiếm 58,28% nữ chiếm 41,12%. Tỉ lệ giữa nam
và nữ ở các độ tuổi sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê. Nghiên cứu của Nguyễn thị
Dung(17) thì nam chiếm 34,84% thấp hơn so với
nữ chiếm 65,16%.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 210
Biểu đồ 1 Phân bố tuổi theo giới tính
Bảng 3 Tỉ lệ các yếu tố nguy cơ trong nhóm dân số
nghiên cứu
Chung
(N = 496)
Nam
(N=207)
Nữ
(N=289)
Hút thuốc lá 8,1 18,8 0,3
Tăng huyết áp 55,6 51,3 71,4
ĐTĐ 11,4 13,1 10,4
Rối loạn lipid máu 84,3 82,1 85,8
Tăng Cholesterol 50,4 45,4 53,9
Giảm HDL–C 21,1 22,7 20,7
Béo phì 37,7 46,9 31,1
Trong nghiên cứu của chúng tôi huyết áp
trung bình là 137,79 ± 27,34mmHg với huyết áp
trung bình của nữ và nam khác biệt không có ý
nghĩa thống kê. Số huyết áp trung bình này cao
hơn so với nghiên cứu của Phạm Gia Khải và CS
(119,92 ± 18,6 mmHg) do đối tượng trong nghiên
cứu của chúng tôi là bệnh nhân đến khám tại
phòng khám tim mạch còn đối tượng nghiên
cứu trên là nghiên cứu trong cộng đồng. Tỉ lệ
tăng huyết áp ở nam giới thấp hơn nữ có ý
nghĩa thống kê(6).
Tăng huyết áp chiếm tỉ lệ 51,41%, tiền tăng
huyết áp chiếm tỉ lệ 10,28%. Tỉ lệ này cao hơn
nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Thị
Dung(17); nghiên cứu của Bùi Thị Hà 17,9%(6).
Điều này chứng tỏ tỉ lệ THA gia tăng theo thời
gian do đời sống xã hội ngày một cao. Tỉ lệ này
cũng tăng hơn theo nghiên cứu của Phạm Gia
Khải(18) (tiền THA chiếm 10,5%, THA chiếm
16,3%). Đây là vấn đề cần quan tâm, THA là
YTNC độc lập và quan trọng nhất của BĐMV,
với tỉ lệ THA còn cao nếu không được phòng
bệnh tốt thì nguy cơ THA và BĐMV sẽ tăng
nhanh trong 10 năm tới.
Tỉ lệ RLLM chiếm 84,3% trong đó giữa nam
và nữ sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tỉ
lệ này cao hơn hẳn nghiên cứu của Nguyễn Thị
Thêm (65,2%) và Trương Quang Bình (66,59%).
Tỉ lệ các thành phần của lipid máu so với các tác
giả khác như sau.
Bảng 4 Tỉ lệ RLLM của các tác giả khác
Tăng CT Tăng TG Tăng LDL-C
Giảm
HDL-C
Nghiên cứu (%) 50,40 32,66 33,87 26,61
Hoàng Văn
Quý(%)(12) 31,74 38,09 46,6 53,3
Hồ Anh Bình (%) 52,17 28,99 50,72 24,64
Phạm Gia
Khải(%)(18) 54,7 41,9 51,27 40,7
Nguyễn Thị
Dung(%)(17) 36,0 40,12 25,19 48,57
Bảng 5 Tỉ lệ các yếu tố nguy cơ BĐMV của các tác
giả khác
THA RLLM ĐTĐ Béo phì
Hút
thuốc lá
Nghiên cứu 51,41 85,69 11,49 37,5 8,06
Lưu Hùng An(14) 32,7 82,8 6,8 18,8 20,49
Nguyễn Cữu
Lợi(15) 57,5 52,5 52,5 12,5 45,0
Nguyễn Thị Ngọc
Dung(17) 49,9 53,06 16,3 37,7
Hoàng Văn Quý(12) 42,9 12,7 68,3
Nguyễn Thị Anh
Phương(16) 60,0 70,0 86,7
Trương Quang
Bình 40,8 66,59 5,88
Tỉ lệ hút thuốc lá chiếm 8,06% trong đó nam
cao hơn nữ có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ này thấp
hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung
(22,02%)(17); của Lưu Hùng An (20,4%)(14);
Nguyễn Thị Anh Phương (86,7%)(16); Hoàng Văn
Quý (68,3%)(12); Nguyễn Cữu Lợi (45,0%) (15).
Theo nghiên cứu của Framingham thì hút thuốc
lá là một YTNC độc lập của BĐMV.
Tỉ lệ người bị ĐTĐ chiếm 11,49% trong đó
nam chiếm tỉ lệ cao hơn nữ không có ý nghĩa
thống kê. Tỉ lệ này thấp hơn nghiên cứu của
Nguyễn Thị Thêm (27,8%), Nguyễn Cữu Lợi
(52,5%) và cao hơn nghiên cứu của một số tác
giả khác: Trương Quang Bình (5,88%), Lưu
18.36
23.53
0
5
10
15
20
25
30
nam nữ
20-39
40-49
50-59
60-69
70-79
NN
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 211
Hùng An (6,8%). Tỉ lệ này cao hơn hẳn so với
nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung (2,71%)(17). Vì
đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi là các
bệnh nhân đến khám tại phòng khám bệnh viện
còn đối tượng trong nghiên cứu của Nguyễn Thị
Dung là người dân trong cộng đồng.
Nguy cơ BĐMV trong 10 năm tới theo thang
điểm Framingham
Bảng 7 Nguy cơ bệnh mạch vành ở toàn bộ nhóm
nghiên cứu
Nhóm tuổi Điểm Nguy cơ 10 năm tới
20-39 1±0,6 0±0,15
40-49 10±0,5 1±0,8
50-59 13±0,3 4±0,6
60-69 15±0,3 8±0,8
70-79 18±0,3 16±0,7
Trung bình 14±0,3 5±0,4
Giá trị p <0,001 <0,001
Nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10
năm tới theo thang điểm Framingham ở toàn bộ
nhóm nghiên cứu tăng theo tuổi có ý nghĩa
thống kê (p <0,001). Nguy cơ cao nhất ở độ tuổi
70 – 79. Kết quả này tương tự nghiên cứu của
Nguyễn Thị Dung(17); Hoàng Văn Quý(12)cũng
cho thấy tỉ lệ mắc BĐMV tăng dần theo tuổi.
Nghiên cứu tác giả Nguyễn Thị Anh Phương
“Tìm hiểu ứng dụng phần mềm Cardiologique
của chương trình Framingham trong dự báo
nguy cơ bệnh mạch vành ở người Việt Nam”
cho thấy tỉ lệ BĐMV tăng dần theo tuổi và cao
nhất ở tuổi 60 – 74(16). Nghiên cứu của Wilson
PW, Evans JC với Framingham Heart Study cho
dự báo nguy cơ BĐMV với 2590 nữ và 2983 nam
tuổi từ 30 - 74 với các YTNC: tuổi, giới, thuốc lá,
CT, HDL-C, huyết áp, phì đại thất trái và ĐTĐ
cho thấy 385 trường hợp nam giới BĐMV trong
12 năm thì 5% tai biến ở tuổi 30 - 39 và tăng lên
26% ở tuổi 70 - 74, 241 trường hợp ở nữ trong 12
năm thì 1% tai biến ở tuổi 30 - 39 và tăng lên 20%
ở tuổi 70 – 74(22).
Điều này chứng tỏ tuổi là một YTNC của
BĐMV và là một YTNC không thể thay đổi
được bằng can thiệp y học, có giá trị trong dự
báo và tiên lượng BĐMV.
Bảng 6 Nguy cơ BĐMV theo giới tính
Nam Nữ
Nhóm
tuổi Điểm
Nguy cơ
10 năm
tới
Điểm
Nguy cơ
10 năm
tới
Giá trị p
20-39 0±0,7 1±0,2 2±0,8 0±0,06 <0,001
40-49 11±0,8 8±1,5 10±0,06 1±0,2 <0,001
50-59 12±0,4 10±1,1 14±0,4 2±0,4 <0,001
60-69 14±0,3 16±1,1 16±0,4 4±0,5 <0,001
70-79 16±0,2 25±0,8 21±0,3 14±0,8 <0,001
Trung
bình 13±0,4 12±0,7 15±0,4 3±0,4 <0,001
Theo nghiên cứu này nhận thấy nguy cơ
BĐMV trong 10 năm tới theo thang điểm
Framingham ở cả nam và nữ tăng theo tuổi
có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Kết quả này
tương tự với nghiên cứu của tác giả trong
nước Hoàng Văn Quý và Lê Minh Tâm(12,13);
Nguyễn Thị Dung ở độ tuổi 20 - 29 và 30 - 39
nguy cơ BĐMV trong 10 năm tới thấp chỉ
chiếm 1,0% từ 50 - 79 nghiên cứu của chúng
tôi cao hơn của (Nguyển Thị Dung là 1,5% ở
độ tuổi 50 - 59 và 60 - 69 là 3,5%)(17). Nguy cơ
trung bình ở cả nam và nữ trong nghiên cứu
đều cao hơn của Nguyễn Thị Dung(17).
Nguy cơ BĐMV ở nam cao hơn nữ có ý
nghĩa thống kê ở mọi lứa tuổi (p < 0,001). Do
đó mà nguy cơ trong 10 năm tới tăng hơn
nhiều trong cùng một nhóm tuổi. Kết quả này
cũng phù hợp kết quả nhiều tác giả khác và
tình hình dịch tễ học BĐMV và các tác giả
Hoàng Văn Quý(12), cũng cho thấy tỉ lệ mắc
BĐMV ở nam cao hơn nữ; Nguyễn Thị Dung
(17), thì nguy cơ BĐMV ở nam là 11,0% và nữ
là 1,0%. Theo như nghiên cứu của
Framingham(11), theo dõi trong 10 năm trên
5251 người da trắng thấy các biến cố mạch
vành ở nam là 8,0% và ở nữ là 2,8%, cũng
giống tác giả Jing Liu và CS, thì tỉ lệ BĐMV là
1,5% ở nam và 0,6% ở nữ (p< 0,05). Keil U
cũng đã chỉ ra là gia tăng BĐMV ở phụ nữ
trong 10 năm muộn hơn nam giới và nguy cơ
ở phụ nữ ít hơn.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 212
Bảng 8: Phân loại mức nguy cơ bệnh động mạch
vành trong 10 năm tới theo thang điểm Framingham
Chung (n=496)
Nam
(n=207)
Nữ
(n=289)
Nguy cơ thấp (%) 302 (60,90) 77 (25,5) 225 (74,5)
Nguy cơ TB (%) 104 (20,90) 56 (53,9) 48 (46,2)
Nguy cơ cao (%) 65 (13,10) 51 (78,5) 14 (21,5)
Nguy cơ rất cao (%) 25 (5,04) 23 (92,0) 2 (8,0)
Như vậy, nguy cơ BĐMV trong 10 năm tới
trong nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm nguy cơ
trung bình trở lên (>10%) cũng khá nhiều, chiếm
khoảng 40%. Kết quả này thấp hơn với ATP III
65,3%; cao hơn nghiên cứu NHAMES 76,4%.
Nghiên cứu NHAMES ATP III
Nguy cơ thấp (%) 60,9 76,4 56,3
Nguy cơ TB (%) 20,9 11,0 34,1
Nguy cơ cao (%) 13,1 13,0 9,5
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu cho thấy việc áp dụng
thang điểm Framingham có thể thực hiện được
và giúp bác sĩ lâm sàng có thể phân tầng nguy
cơ của bệnh động mạch vành cho từng đối
tượng trong nhóm dân số nguy cơ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Amos AF, McCarty DJ, Zimmet P (1997). The rising global
burden of diabetes and its complications: estimates and
projections to the year 2010. Diabet Med, 14 Suppl 5, S1-85.
2. Anderson KM & Wilson PW (1992). Lipid and risk of
coronary heart disease.The Framingham Study. Ann Epidemiol
med 2, p. 23.28.
3. Berger JS, Jordan CO, Lloyd-Jones D, et al. (2010). Screening
for cardiovascular risk in asymptomatic patients. J Am Coll
Cardiol, 55(12), 1169-1177.
4. Brindle P, Emberson J, Lampe F, et al. (2003) Predictive
accuracy of the Framingham coronary risk score in British
men: prospective cohort study, BMJ 327 (29), pp 1-6.
5. Bruckert E, Giral P, Paillard F, et al. (2008). Effect of an
educational program (PEGASE) on cardiovascular risk in
hypercholesterolaemic patients. Cardiovasc Drugs Ther, 22(6),
495-505.
6. Bùi Thị Hà & Trần Thị Thanh Thủy (2004). “Điều tra dịch tễ học
bệnh tăng huyết áp tại Hải Phòng”.
7. Castelli WP (1988). Cholesterol and lipids in the risk of
coronary artery disease--the Framingham Heart Study. Can J
Cardiol, 4 Suppl A, 5A-10A.
8. Chu NF, Rimm EB, Wang DJ, Liou HS et al (1998). Clustering
of cardiovascular disease risk factors among obese
schoolchildren: the Taipei Children Heart Study. Am J Clin
Nutr, 67(6), 1141-1146.
9. Cooper DH, Krainik AJ, Lubner SJ et al (2007). "Washington
Manual of Medical Therapeutics" (The 32nd ed.). Lippincott
Williams & Wilkins.
10. Đỗ Quốc Hùng & Nguyễn Minh Hùng (2002) ‘‘Tìm hiểu mối
liên quan một số yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch và tăng huyết
áp của hơn 1700 cán bộ, công nhân, viên chức của thủ đô Hà
Nội”. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học tại Đại hội Tim mạch học
Quốc gia Việt nam làn thứ IX, tr.79-84.
11. Framingham Heart Study. from
Framingham.com.heart 004–2006. Advance Data, 394.
12. Hoàng Văn Quý & Huỳnh Văn Minh (2005). ‘‘Nghiên cứu sự
tương quan giữa mức độ tổn thương động mạch vành với
bảng lượng giá nguy cơ Framingham.” Hội nghị Tim mạch
Miền trung mở rộng lần thứ III tr.83-92).
13. Lê Minh Tâm, Nguyễn Vĩnh Phương & Nguyễn Hải Thủy.
(2002). “Thiếu máu cơ tim yên lặng ở bệnh nhân ĐTĐ thể 2”.
Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học tại Đại hội tim mạch học quốc
gia Việt Nam lần thứ IX tr. 236-243.
14. Lưu Hùng An (2002). ‘‘Phát hiện bệnh tim thiếu máu cục bộ
trên những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ của vữa xơ động
mạch bằng phương pháp điện tim Holter”. Kỷ yếu toàn văn các
đề tài khoa học tại Đại hội tim mạch học quốc gia Việt nam lần thứ
IX, tr.195-198
15. Nguyễn Cữu Lợi, Hồ Anh Bình, Lê Thị Yến và cs (2007)
“Khảo sát một số yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân bệnh mạch
vành”. Tạp chí thông tin y dược số chuyên đề tim mạch, tr.45-48.
16. Nguyễn Thị Anh Phương & Huỳnh Văn Minh (2008). “Tìm
hiểu ứng dụng phần mềm Cardioligique của chương trình
Framingham trong dự báo nguy cơ bệnh mạch vành ở người Việt
Nam”, from Hhtt://www. Ctu.edu.vn/workshop/hnkh-
y11/hue/congnghetuoitre.htm
17. Nguyễn Thị Dung (2007). “Dự báo nguy cơ bệnh mạch vành
10 năm tới tại ba vùng thành thị, nông thôn và hải đảo thành
phố Hải Phòng”. Tạp chí y học Việt Nam, số 1, tr. 40-48. 1
18. Phạm Gia Khải, Nguy