Nghiên cứu bào chế dung dịch paclitaxel dùng cho pha tiêm truyền

Mục tiêu: Paclitaxel là một trong các tác nhân kháng ung thư được sử dụng nhiều trong lâm sàng. Tuy nhiên, paclitaxel chỉ được sử dụng dạng tiêm truyền do độ tan rất kém, nghiên cứu này nhằm cải thiện độ tan của paclitaxel để điều chế dung dịch tiêm truyền. Phương pháp: hàm lượng paclitaxel được xác định bằng phương pháp HPLC, cột C18 (150 mm x 4,6 mm, 3 µm) phát hiện bằng detector PDA bước sóng 227 nm. Chế phẩm nghiên cứu được điều chế bằng cách sử dụng chất trợ tan Cremophor EL và chất diện hoạt Tween 80. Kết quả: pha động được sử dụng là hỗn hợp acetonitril: nước tỉ lệ 65:35 (tt/tt), tốc độ dòng 0,5 ml/phút, nhiệt độ cột 35 0C. Phương pháp kiểm nghiệm đáp ứng tất cả yêu cầu của ICH cho kiểm nghiệm dược phẩm. Dung dịch đậm đặc paclitaxel được điều chế thành công bằng cách sử dụng Tween 80/ethanol khan (tỉ lệ 2:1) và Cremophor EL/ethanol khan tỉ lệ 1:1. Các dung dịch pha loãng đến nồng độ trị liệu của paclitaxel ổn định trong 27 giờ. Kết quả này tương đương với chế phẩm đối chiếu Intaxel®. Công thức chứa cremophor EL/ethanol khan (1:1) được lựa chọn vì có độc tính thấp nhất. Acid citric có vai trò cải thiện độ ổn định của chế phẩm nghiên cứu. Kết luận: Kết quả nghiên cứu này có thể được áp dụng điều chế dung dịch đậm đặc chứa paclitaxel và có thể triển khai một sản phẩm mới điều trị ung thư trong tương lai tương đương với các thuốc ngoại nhập.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu bào chế dung dịch paclitaxel dùng cho pha tiêm truyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Dược Học 374 NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ DUNG DỊCH PACLITAXEL DÙNG CHO PHA TIÊM TRUYỀN Nguyễn Thanh Hà*, Lê Minh Trí**, Nguyễn Thiện Hải**, Ngô Hà Phương**, Lê Nguyễn Nguyệt Minh** TÓM TẮT Mục tiêu: Paclitaxel là một trong các tác nhân kháng ung thư được sử dụng nhiều trong lâm sàng. Tuy nhiên, paclitaxel chỉ được sử dụng dạng tiêm truyền do độ tan rất kém, nghiên cứu này nhằm cải thiện độ tan của paclitaxel để điều chế dung dịch tiêm truyền. Phương pháp: hàm lượng paclitaxel được xác định bằng phương pháp HPLC, cột C18 (150 mm x 4,6 mm, 3 µm) phát hiện bằng detector PDA bước sóng 227 nm. Chế phẩm nghiên cứu được điều chế bằng cách sử dụng chất trợ tan Cremophor EL và chất diện hoạt Tween 80. Kết quả: pha động được sử dụng là hỗn hợp acetonitril: nước tỉ lệ 65:35 (tt/tt), tốc độ dòng 0,5 ml/phút, nhiệt độ cột 35 0C. Phương pháp kiểm nghiệm đáp ứng tất cả yêu cầu của ICH cho kiểm nghiệm dược phẩm. Dung dịch đậm đặc paclitaxel được điều chế thành công bằng cách sử dụng Tween 80/ethanol khan (tỉ lệ 2:1) và Cremophor EL/ethanol khan tỉ lệ 1:1. Các dung dịch pha loãng đến nồng độ trị liệu của paclitaxel ổn định trong 27 giờ. Kết quả này tương đương với chế phẩm đối chiếu Intaxel®. Công thức chứa cremophor EL/ethanol khan (1:1) được lựa chọn vì có độc tính thấp nhất. Acid citric có vai trò cải thiện độ ổn định của chế phẩm nghiên cứu. Kết luận: Kết quả nghiên cứu này có thể được áp dụng điều chế dung dịch đậm đặc chứa paclitaxel và có thể triển khai một sản phẩm mới điều trị ung thư trong tương lai tương đương với các thuốc ngoại nhập. Từ khoá: paclitaxel, HPLC, Cremophor EL, tween 80, ổn định. ABSTRACT PREPARATION OF PACLITAXEL SOLUTION FOR INFUSION Nguyen Thanh Ha, Le Minh Tri, Nguyen Thien Hai, Luong Khanh Duy, Le Nguyen Nguyet Minh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 374 - 380 Objectives: paclitaxel (PTX) is one of the most effective antitumor agents used in clinical for cancers. However, paclitaxel was only used in infusion and the aqueous solubility of paclitaxel is very low, the current researches focused on improving the solubility of paclitaxel. The aim of this study was to make a concentrated solution containing paclitaxel can be used for infusion. Methods: Paclitaxel was determined by HPLC, using C18 column (150 x 4,6 mm, 3 µm), with PDA detector at wavelength 227 nm. The studied product was prepared by using the surfactants tween 80 and the solubilizer Cremophor EL. Results: the mobile phase was acetonitrile: water with ratio 65:35 (v/v). The flow rate was 0,5 ml/min, and column temperature was 35 0C. This method was met all the requirements of a pharmaceutical analytical procedure follow ICH requirements. The concentrated solution containing paclitaxel was prepared successfully by using Tween 80/ anhydrous ethanol (2:1) and Cremophor EL/anhydrous ethanol (1:1). The diluted solutions at suitable concentration for treatment were stable for at least 27 hours. This result was also the same with referent product - Intaxel®. The * Viện kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh ** Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS. TS. Lê Minh Trí ĐT: 0903718190 Email: leminhtri1099@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Học 375 formula cremophor EL/anhydrous ethanol (1:1) was selected because of low toxicity. Citric acid could only improve the stability of the formula. Conclusion: The present results provided evidence that the formula can be used to prepare the concentrated solution containing paclitaxel and can develop the new product for treatment of the cancer in the future, equivalent to import products. Key words: paclitaxel, HPLC, Cremophor EL, Tween 80, stability. ĐẶT VẤN ĐỀ Paclitaxel là hoạt chất được chứng minh mang lại hiệu quả cao trong trị liệu ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư phổi và ung thư cổ tử cung. Do paclitaxel tan kém trong các dung môi pha tiêm thông dụng, không hấp thu qua đường tiêu hóa nên hiện tại chỉ có thể sử dụng dưới dạng tiêm truyền. Các nghiên cứu gần đây hầu như chỉ tâp trung cải thiện độ tan của paclitaxel. Đề tài này được thực hiện nhằm mục tiêu điều chế được một dung dịch đậm đặc chứa paclitaxel mà khi pha loãng thành dung dịch ở nồng độ trị liệu để tiêm truyền có độ ổn định tương đương với chế phẩm đối chiếu trong cùng điều kiện. Hai mục tiêu cụ thể là xây dựng, thẩm định quy trình định lượng paclitaxel trong dung dịch và nghiên cứu xây dựng công thức, quy trình bào chế dung dịch chứa paclitaxel bằng phương pháp sử dụng chất trung gian hòa tan là Cremophor EL. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Paclitaxel (Cty Jingi Wen, lô 20090312, Trung Quốc, tiêu chuẩn USP 34), cremophor EL (BASF, Đức), ethanol khan (Merck, Đức), Tween 80 (Đài Loan), chế phẩm Intaxel® (Fresenius Kabi Oncology Ltd., Ấn Độ). Phương pháp nghiên cứu Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng paclitaxel bằng HPLC. Chuẩn bị mẫu Mẫu chuẩn: paclitaxel được hòa tan với hỗn hợp dung môi acetonitrile : nước tỉ lệ 50 : 50 (v/v). Mẫu thử: dung dịch đậm đặc paclitaxel được hòa tan trong hỗn hợp dung môi acetonitrile : nước tỉ lệ 50 : 50 (v/v). Sau khi pha các mẫu được lọc qua màng 0,45 µm trước khi tiêm vào hệ thống. Tối ưu hóa quy trình phân tích, thay đổi một số yếu tố chủ yếu là tỉ lệ dung môi để đảm bảo tính chính xác và thời gian phân tích tối ưu, từ đó lựa chọn một quy trình định lượng phù hợp. Thẩm định quy trình định lượng paclitaxel theo hướng dẫn của hiệp ước hòa hợp quốc tế về yêu cầu kỹ thuật giữa 3 bên châu Âu, Nhật bản và Mỹ (ICH harmonised tripartite guideline)[3] Xây dựng công thức và quy trình bào chế dung dịch chứa paclitaxel Phương pháp sử dụng chất trung gian hòa tan (Tween 80 và Cremophor EL40) với ethanol khan. Xây dựng công thức bào chế cho dung dịch có chứa 30 mg paclitaxel/ 5ml dung dịch (nồng độ 6 mg/ml). Khảo sát tỉ lệ chất trung gian với dung môi cần sử dụng và sự ảnh hưởng của acid citric như là chất bảo quản. Đánh giá ổn định của dung dịch so với chế phẩm đối chiếu Intaxel® sau khi pha loãng đến nồng độ trị liệu để tiêm truyền tĩnh mạch[1,2,6] a. Khảo sát tính chất lý hóa của chế phẩm đối chiếu Intaxel® về cảm quan, hàm lượng (theo tiêu chuẩn USP 34) và độ ổn định sau khi pha loãng (theo tiêu chuẩn nhà sản xuất) Về cảm quan, dung dịch trong suốt và hơi nhớt có pH từ 3 đến 7 (khi pha loãng 10 lần với dung môi pha tiêm) Hàm lượng paclitaxel đạt 90-110 % hàm lượng ghi trên nhãn. Độ ổn định: dung dịch sau khi pha loãng để đạt nồng độ PTX khi tiêm truyền là từ 0,3-1,2 mg/ml phải có độ ổn định ít nhất trong vòng 27 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Dược Học 376 giờ sau khi pha loãng trong điều kiện ánh sáng bình thường, nhiệt độ 25 0C (đề tài khảo sát với hai dung môi pha tiêm là dung dịch NaCl 0,9% và dung dịch Glucose 5%) b. Khảo sát các công thức pha chế với chất trung gian hòa tan là tween 80 - Pha chế và đánh giá độ ổn định của các dung dịch chứa paclitaxel sau khi pha loãng khi sử dụng các tỉ lệ tween 80/ethanol khan khác nhau. Chọn công thức với tỉ lệ Tween 80 nhỏ nhất cho dung dịch đạt độ ổn định. - So sánh sự khác biệt khi thêm acid citric nồng độ 0,01 M (tương đương với 2 mg acid citric trong 1 ml dung dịch đậm đặc) và không thêm acid citric vào công thức với tỉ lệ chất trung gian đã lựa chọn. Đánh giá độ ổn định của dung dịch sau khi pha loãng trong điều kiện ánh sáng bình thường, nhiệt độ 25 0C và độ ổn định của dung dịch đậm đặc trước khi pha loãng khi bảo quản ở 2-4 0C, tránh ánh sáng. Bảng 1. Công thức pha chế dung dịch đậm đặc với các tỉ lệ chất trung gian hòa tan (Tween 80 hoặc Cremophor EL)/ ethanol khan sử dụng Công thức 1:4 1:3 1:2 1:1 2:1 3:1 4:1 (T/E) Paclitaxel (mg) 30 30 30 30 30 30 30 TGHT (ml) 1 1,25 1,67 2,5 3,33 3,75 4 Ethanol khan (ml) 4 3,75 3,33 2,5 1,67 1,25 1 (TGHT:Trung gian hòa tan T/E:Trung gian hòa tan/ethanol khan) c. Khảo sát các công thức pha chế với chất trung gian hòa tan là Cremophor EL Tiến hành pha chế và đánh giá độ ổn định tương tự như khi sử dụng Tween 80. d. Pha chế lặp lại các công thức đã lựa chọn với lượng lớn hơn và so sánh độ ổn định với chế phẩm đối chiếu Intaxel® e. Tham khảo các thông tin về độc tính và hàm lượng cho phép sử dụng để lựa chọn một công thức tối ưu nhất, tiến hành thử nghiệm đóng chai ở quy mô khoảng 100 lần công thức gốc và kiểm tra sơ bộ tính chất lý hóa của dung dịch pha chế. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng paclitaxel bằng HPLC a. Quy trình định lượng paclitaxel trong dung dịch bằng phương pháp HPLC Paclitaxel được định lượng bằng phương pháp HPLC sử dụng đầu dò PDA bước sóng phát hiện 227 nm với cột sắc ký C18 (150 x 4,6 mm, 3 µm), pha động acetonitrile : nước tỉ lệ 65 : 35 (v/v), tốc độ dòng 0,5 ml/phút, nhiệt độ cột 350C. b. Quy trình được chứng minh đạt yêu cầu của một quy trình phân tích. Kết quả thẩm định được trình bày trong bảng 2. Bảng 2. Yêu cầu và kết quả thẩm định quy trình định lượng paclitaxel bằng HPLC Tiêu chí thẩm định Yêu cầu Kết quả Tính đặc hiệu Pic paclitaxel trên sắc ký đồ mẫu thử và mẫu chuẩn phải có cùng thời gian lưu, mẫu trắng không có pic paclitaxel. Đúng Tính phù hợp hệ thống Các thông số sắc ký của mẫu chuẩn và mẫu thử sau 6 lần tiêm mẫu có RSD ≤ 2%. Hệ số bất đối 0,8 – 1,5 Đạt Tính tuyến tính Sự tương quan giữa diện tích pic và nồng độ paclitaxel khi phân tích (dùng công cụ Regression trong MS Excel để kiểm tra) Khoảng tuyến tính: nồng độ paclitaxel: 0,2-1,5 mg/ml Phương trình hồi qui tuyến tính y = 5941192x + 85098 với R2 = 0,9999 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Học 377 Tiêu chí thẩm định Yêu cầu Kết quả Độ đúng Tỉ lệ phục hồi 98-102% Đạt (100,86%) Độ chính xác RSD của 6 mẫu thử ≤ 2% Đạt (khoảng tin cậy µ = 101,015% ± 0,83%) Xây dựng công thức và quy trình bào chế dung dịch chứa paclitaxel bằng phương pháp sử dụng chất trung gian hòa tan. Khảo sát tính chất lý hóa của chế phẩm đối chiếu Intaxel® Cảm quan: Dung dịch đậm đặc trong suốt, hơi nhớt, pH = 6,14 (pha loãng 10 lần với NaCl 0,9%). Hàm lượng: Tất cả các dung dịch đều đạt trong khoảng 90-110 % hàm lượng ghi trên nhãn. Độ ổn định: Các dung dịch sau khi pha loãng đều đạt độ ổn định về cảm quan và hàm lượng trong giới hạn cho phép trong vòng 72 giờ sau khi pha (theo thông tin trên sản phẩm yêu cầu ít nhất là 27 giờ). Kết quả được trình bày trong bảng 3. Nhận xét: Chế phẩm Intaxel® đạt tất cả các chỉ tiêu khảo sát về cảm quan, hàm lượng và độ ổn định theo USP 34. Khảo sát các công thức pha chế với chất trung gian hòa tan Tween 80 Sau khi thực hiện pha chế các công thức theo tỉ lệ Tween 80/ethanol khan khác nhau, pha loãng với dung môi pha tiêm (NaCl 0,9% và Glucose 5%) ở 3 nồng độ paclitaxel (0,3 mg/ml, 0,6 mg/ml và 1,2 mg/ml), quan sát độ ổn định của dung dịch sau khi pha loãng bằng cảm quan và định lượng, ta nhận thấy: - Với tỉ lệ Tween 80/ethanol khan sử dụng là (2:1) (3:1) và (4:1) dung dịch đạt được sự ổn định trong vòng 27 giờ sau khi pha loãng về cảm quan và hàm lượng trong giới hạn cho phép. - Khi thêm acid citric hàm lượng 0,01 M vào dung dịch đậm đặc cho thấy không có sự cải thiện so với khi không dùng acid citric. - Công thức dùng Tween 80/ethanol khan tỉ lệ (2:1) còn cho thấy dung dịch đậm đặc trước khi pha loãng có độ ổn định trong thời gian quan sát (10 ngày). - Do đó chọn công thức Tween 80/ethanol khan (2:1) để tiếp tục khảo sát và so sánh. Khảo sát công thức pha chế với chất trung gian hòa tan cremophor EL Thực hiện pha chế và khảo sát tương tự như đối với chất trung gian Tween 80, ta nhận thấy: - Với tỉ lệ Cremophor EL/ethanol khan sử dụng là (1:1) (2:1) (3:1) và (4:1) dung dịch đạt được sự ổn định trong vòng 27 giờ sau khi pha loãng về cảm quan và hàm lượng trong giới hạn cho phép. - Khi thêm acid citric hàm lượng 0,01 M vào dung dịch đậm đặc cho thấy có sự cải thiện lớn về độ ổn định sau khi pha loãng so với khi không dùng acid citric - Công thức dùng Cremophor EL/ethanol khan tỉ lệ (1:1) còn cho dung dịch đậm đặc trước khi pha loãng có độ ổn định trong thời gian quan sát (15 ngày) - Do đó chọn công thức Cremophor EL/ethanol khan (1:1) acid citric 0,01 M để tiếp tục khảo sát và so sánh. So sánh với chế phẩm đối chiếu Pha chế 2 công thức đã lựa chọn với lượng lớn gấp 30 lần công thức gốc (150 ml dung dịch đậm đặc). Tiến hành pha loãng và định lượng, so sánh với chế phẩm Intaxel® (Bảng 3,4,5). Bảng 3. Chế phẩm Intaxel® Dung dịch 0 giờ 27 giờ 48 giờ 72 giờ I1 97,53 95,70 95,66 95,61 Trong Trong Trong Trong I2 100,10 99,07 98,24 97,40 Trong Trong Trong Trong I3 99,28 98,88 98,15 97,43 Trong Trong Trong Trong I4 99,28 98,73 98,43 98,17 Trong Trong Trong Trong Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Dược Học 378 Dung dịch 0 giờ 27 giờ 48 giờ 72 giờ I5 100,67 94,57 92,14 90,30 Trong Trong Trong Trong I6 98,77 96,47 96,54 94,90 Trong Trong Trong Trong I1: NĐ 1,2 mg/ml trong NaCl I4: NĐ 1,2 mg/ml trong Glucose . I2: NĐ 0,6 mg/ml trong NaCl I5: NĐ 0,6 mg/ml trong Glucose. I3: NĐ 0,3 mg/ml trong NaCl I6: NĐ 0,3 mg/ml trong Glucose. Bảng 4. Công thức Cremophor EL/ethanol khan (1:1) acid citric 0,01 M C1: NĐ 1,2 mg/ml trong NaCl C4: NĐ 1,2 mg/ml trong Glucose . C2: NĐ 0,6 mg/ml trong NaCl C5: NĐ 0,6 mg/ml trong Glucose. C3: NĐ 0,3 mg/ml trong NaCl C6: NĐ 0,3 mg/ml trong Glucose Bảng 5. Công thức Tween 80/ethanol khan (2:1) Dung dịch 0 giờ 27 giờ 48 giờ 72 giờ T1 96,22 94,17 94,14 93,91 Trong Trong Trong Trong T2 97,97 96,14 96,03 95,51 Trong Trong Trong Trong T3 104,75 98,37 97,23 95,60 Trong Trong Trong Trong T4 99,55 94,81 93,97 91,41 Trong Trong Trong Trong T5 101,91 98,61 97,12 93,28 Trong Trong Trong Trong T6 103,84 99,61 95,04 94,38 Trong Trong Trong Trong T1: NĐ 1,2 mg/ml trong NaCl T4: NĐ 1,2 mg/ml trong Glucose. T2: NĐ 0,6 mg/ml trong NaCl T5: NĐ 0,6 mg/ml trong Glucose. T3: NĐ 0,3 mg/ml trong NaCl T6: NĐ 0,3 mg/ml trong Glucose. Xây dưng quy trình bào chế dung dịch đậm đặc chứa paclitaxel dùng cho pha tiêm truyền - Theo FDA, nồng độ Tween 80 cho phép sử dụng khi tiêm truyền tĩnh mạch là 8%. Nhưng với công thức dùng tỉ lệ Tween 80/ethanol khan (2:1) khi pha loãng để tiêm truyền ở nồng độ paclitaxel 1,2 mg/ml thì nồng độ tween 80 sử dụng là 13% tức là vượt giới hạn cho phép. Khi giảm tỉ lệ Tween 80/ethanol khan sử dụng là (3:2) để khi pha loãng paclitaxel là 1,2 mg/ml thì nồng độ Tween 80 là khoảng 8% (mức tối đa cho phép của FDA) thì dung dịch bị tủa sau khi pha khoảng 24 giờ. - Theo FDA, nồng độ Cremophor EL cho phép sử dụng khi tiêm truyền tĩnh mạch là 52,5%. Khi dùng công thức tỉ lệ Cremophor EL/ethanol khan (1:1) khi pha loãng ở 3 mức nồng độ để tiêm truyền thì nồng độ Cremophor EL dùng đều nhỏ hơn mức tối đa cho phép. - Do đó công thức Cremophor EL/ethanol khan (1:1) acid citric 0,01 M được lựa chọn để tiến hành thử nghiệm đóng chai. Công thức này cho dung dịch có độ ổn định ít nhất 27 giờ sau khi pha loãng và độ nhớt của dung dịch đậm đặc cũng tương đối nhỏ hơn công thức dùng tỉ lệ Tween 80/ethanol khan (2:1) nên dễ thao tác hơn. * Công thức pha chế 500 ml dung dịch đậm đặc chứa paclitaxel: Paclitaxel : 3000 mg Acid citric : 1000 mg Cremophor EL và ethanol khan tỉ lệ thể tích (1:1) vừa đủ 500 ml - Để đạt độ vô trùng của thuốc tiêm truyền, đề xuất 2 biện pháp tiệt trùng là đóng chai, hấp ở 121 0C/ 15 phút hoặc pha chế trong điều kiện vô trùng rồi lọc qua màng 0,22 µm (lưu ý độ nhớt của dung dịch và sự bay hơi của ethanol để có những biện pháp hỗ trợ an toàn). Do hạn chế về điều kiện, đề tài mới chỉ thực hiện theo 2 cách đó là pha chế, đóng chai ở điều kiện bình thường và pha chế ở điều kiện bình thường, lọc qua màng 0,22 µm rồi đóng chai. Dung dịch 0 giờ 27 giờ 48 giờ 72 giờ C1 98,21 96,44 96,44 92,52 Trong Trong Trong Có hạt tủa nhỏ li ti màu trắng C2 103,03 101,82 98,52 95,92 Trong Trong Trong Trong C3 101,55 100,38 99,32 96,68 Trong Trong Trong Trong C4 98,62 97,61 96,37 91,75 Trong Trong Trong Có hạt tủa nhỏ li ti màu trắng C5 98,89 98,86 96,00 95,43 Trong Trong Trong Trong C6 103,14 102,56 101,87 96,70 Trong Trong Trong Trong Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Học 379 Hình 1. Quy trình bào chế dung dịch paclitaxel ở quy mô nhỏ * Kết quả sau khi đóng chai. - Cảm quan: dung dịch thu được trong suốt, hơi nhớt, pH = 3,62-4,74 - Về hàm lượng: hai phương pháp đều cho hàm lượng paclitaxel đạt trong giới hạn cho phép. Bảng 6. Kết quả cảm quan và định lượng dung dịch paclitaxel sau khi pha loãng (n = 3) Phương pháp đóng ống Trực tiếp Lọc 0 giờ 98,72 Trong 100,77 Trong 27 giờ 95,67 Trong 98,79 Trong - Thử sơ bộ giới hạn vi sinh vật trong môi trường Glucose và Thioglycolat cho thấy mẫu lọc qua màng 0,22 µm lên vi sinh sau 5 ngày, mẫu đóng ống trực tiếp lên sau khoảng 3 ngày. KẾT LUẬN - Xây dựng quy trình định lượng paclitaxel trong dung dịch bằng phương pháp HPLC. Phương pháp hiện đại, độ chính xác cao và đã được thẩm định đạt yêu cầu của một quy trình phân tích. - Với tỉ lệ Tween 80/ethanol khan (2:1) và Cremophor EL/ethanol khan (1:1), dung dịch đậm đặc và dung dịch sau khi pha loãng chứa paclitaxel có độ ổn định ít nhất trong vòng 27 giờ tương đương chế phẩm đối chiếu Intaxel® trong cùng điều kiện. - Việc sử dụng acid citric làm chất ổn định cho thấy không có sự cải thiện khi sử dụng với Tween 80 nhưng có sự cải thiện lớn với cremophor EL. - Công thức sử dụng tỉ lệ cremophor EL/ethanol khan (1:1) được lựa chọn vì độc tính thấp hơn. Quy trình bào chế dung dịch đậm đặc chứa paclitaxel cho tính ổn định và lặp lại với quy mô 100 lọ cho thấy có triển vọng sản xuất trong tương lai. - Cần tiếp tục nghiên cứu để đánh giá độ ổn định của chế phẩm trong thời gian dài hơn và quy trình sản xuất để chế phẩm đạt độ vô trùng cần thiết của một thuốc tiêm truyền. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Asha K (2006), “Long-term physical and chemical stability of a generic paclitaxel infusion under simulated storage and clinical- 160 ml đóng trực tiếp vào lọ thủy tinh 5 ml/ lọ 160 ml đóng 5 ml/ lọ, sau đó hấp 121 0C/ 15 phút 500 ml dung dịch đậm đặc chứa PTX hàm lượng 6 mg/ml 160 ml lọc qua màng lọc 0,22 µm, sau đó đóng 5 ml/ lọ Kiểm tra hàm lượng, thử sơ bộ vi sinh vât 3000 mg PTX+1000 mg a.citric Cremophor + ethanol (1:1) vđ 500 ml Siêu âm cho tan hoàn toàn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Dược Học 380 use conditions”, The European Journal of Hospital Pharmacy Science, p.129-134 2. Chung et al (2000), Stable injection formulation containg paclitaxel, United States Patent Application Publication, US 06046230 3. ICH Harmonised tripartite guideline (2005), “Validation of analytical procedures: Text and methodology Q2(R1)” 4. Luo F, Li Z, Guo J, Zhang H, Li X, Mei X (2011), “A simple and rapid HPLC assay of paclitaxel in thermo-sensitive liposomes”, Asian Journal of Pharmaceutical Sciences, p.76-81 5. Rajender G and Narayanan NGB (2009), “Sensitive and validated HPLC method for determination of paclitaxel in human serum”, Indian Journal of Science and Technology, p.52-55 6. United States Pharma
Tài liệu liên quan