Nghiên cứu biến chứng sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ

Mục tiêu: Khảo sát các biến chứng sau đột quỵ và mối liên quan giữa một số biến chứng với các yếu tố nguy cơ cũng như tổn thương mạch máu tương ứng. Phương pháp: Đây là nghiên cứu tiền cứu, cắt ngang mô tả, đối tượng là những bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp nhập khoa Nội Thần Kinh Bệnh Viện Chợ Rẫy và những bệnh này được khám lại tại thời điểm 3 tháng sau đột quỵ. Kết quả: Có 203 trường hợp đột quỵ thiếu máu não cấp, trong đó có nam 121(59,6%), nữ 82 (40,4%). Tuổi thấp nhất là 18 và cao nhất là 91; tuổi hay gặp 46 -59 (29,1%) và tuổi 60-80 (48,8%); biến chứng gồm: Đột quỵ tái phát (19,2%), co giật (3,9%), yếu liệt (hoàn toàn 6%, không hoàn toàn 80,7%, không yếu liệt 13,3%); trầm cảm (36,9%); sa sút trí tuệ (42,4%); co cứng cơ (26,1%); rối loạn tiểu tiện (11,8%); nhiễm trùng tiểu (26,1%); viêm phổi (11,3%); loét tì đè (6,4%); tử vong (16,3%); đau khớp (28,1%); rối loạn vận ngôn (42,9%), tất cả nghiên cứu trên phù hợp nghiên cứu Langhorne P và cộng sự. Liên quan giữa một số biến chứng với yếu tố nguy cơ như sa sút trí tuệ: tuổi >80 (52,4%) và < 46 tuổi (37,5%); giới nữ (51,2%) và nam (28,9%); tăng huyết áp (42,0%), đái tháo đường (69,2%), rối loạn lipid mu (44,8%), uống nhiều rượu (32,5%), hút huốc lá (27,4%), xơ vữa động mạch (36,4%), bệnh tim mạch (64,7%),ít vận động thể dục (45,8%), bệnh mạch máu lớn (75,9%) và bệnh mạch máu nhỏ (38,8%); trầm cảm: tuổi > 80 (36,4 %), <46 (12,5%); nam (42,1%), nữ (29,3%); tăng huyết áp (40,5); đái tháo đường (18%); rối loạn lipid máu (27,1%); Kết luận: Có rất nhiều biến chứng đột quỵ tại thời điểm 3 tháng: biến chứng tâm thần, thần kinh và những biến chứng khác. Liên quan của các biến chứng với các yếu tố nguy cơ rất rõ như tăng huyết áp, đái tháo đường đồng thời liên quan tổn thương mạch máu lớn và nhỏ.

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu biến chứng sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 587 NGHIÊN CỨU BIẾN CHỨNG SAU ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ Vũ Anh Nhị* Nguyễn Văn Thành** TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát các biến chứng sau đột quỵ và mối liên quan giữa một số biến chứng với các yếu tố nguy cơ cũng như tổn thương mạch máu tương ứng. Phương pháp: Đây là nghiên cứu tiền cứu, cắt ngang mô tả, đối tượng là những bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp nhập khoa Nội Thần Kinh Bệnh Viện Chợ Rẫy và những bệnh này được khám lại tại thời điểm 3 tháng sau đột quỵ. Kết quả: Có 203 trường hợp đột quỵ thiếu máu não cấp, trong đó có nam 121(59,6%), nữ 82 (40,4%). Tuổi thấp nhất là 18 và cao nhất là 91; tuổi hay gặp 46 -59 (29,1%) và tuổi 60-80 (48,8%); biến chứng gồm: Đột quỵ tái phát (19,2%), co giật (3,9%), yếu liệt (hoàn toàn 6%, không hoàn toàn 80,7%, không yếu liệt 13,3%); trầm cảm (36,9%); sa sút trí tuệ (42,4%); co cứng cơ (26,1%); rối loạn tiểu tiện (11,8%); nhiễm trùng tiểu (26,1%); viêm phổi (11,3%); loét tì đè (6,4%); tử vong (16,3%); đau khớp (28,1%); rối loạn vận ngôn (42,9%), tất cả nghiên cứu trên phù hợp nghiên cứu Langhorne P và cộng sự. Liên quan giữa một số biến chứng với yếu tố nguy cơ như sa sút trí tuệ: tuổi >80 (52,4%) và < 46 tuổi (37,5%); giới nữ (51,2%) và nam (28,9%); tăng huyết áp (42,0%), đái tháo đường (69,2%), rối loạn lipid mu (44,8%), uống nhiều rượu (32,5%), hút huốc lá (27,4%), xơ vữa động mạch (36,4%), bệnh tim mạch (64,7%),ít vận động thể dục (45,8%), bệnh mạch máu lớn (75,9%) và bệnh mạch máu nhỏ (38,8%); trầm cảm: tuổi > 80 (36,4 %), <46 (12,5%); nam (42,1%), nữ (29,3%); tăng huyết áp (40,5); đái tháo đường (18%); rối loạn lipid máu (27,1%); Kết luận: Có rất nhiều biến chứng đột quỵ tại thời điểm 3 tháng: biến chứng tâm thần, thần kinh và những biến chứng khác. Liên quan của các biến chứng với các yếu tố nguy cơ rất rõ như tăng huyết áp, đái tháo đường đồng thời liên quan tổn thương mạch máu lớn và nhỏ. Từ khóa: biến chứng, thiếu máu não. ABSTRACT STUDYING THE COMPLICATIONS AFTER ISCHEMIC STROKE Vu Anh Nhi, Nguyen Van Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 – 2011: 587 - 595 Objective: To investigate medical complications after ischemic stroke and relationship between some complications of stroke and other risk factors corresponding artery dieases. Method: This is prospective, cross-sectional study in ischemic stroke patients to be hospitalized at Department of Neurology, Cho Ray Hospital and the patients were re-examined at the end of three months after got stroke. Results: There were 203 patients with a diagnosis of acute ischemic stroke including 121 (59.6%) male and 82(40.4%) female. The patients who are investigated from 18 to 91 years old and often from 46 to 59 years old (29.1%) and 60 to 80 years old(48.8%).Specific complications were as follows: neurological- recurrent stroke (19.2%), epileptic seizure (3.9%), paralysis (6% completely, 80.7% uncompletely and 13,3%without paralysis), psychological – depression (36.9%), dementia (42.4%), spasticity (26.1%); urinary incontinence * Bộ môn Thần Kinh Đại Học Y Dược Tp. HCM, ** BVĐK. Trung Tâm Tiền Giang Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Văn Thành. ĐT: 0913 795 861 Email: nguyenvanthanh1964@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 588 (11.8%),infections – urinary tract infection (26.1%), pneumonia (11.3%), pressure sores (21%), mortality (16.8%), joint pain (8.1%), and aphasia (42.9%). These results are quite similar with the results of Langhorne P and his co – researchers. Relationship between some complications of stroke and other risk factors: dementia >80 years old (52.4%), p=0,001),<46years old (37,8%); male (28.9%), female (21.2%), hypertension (42.0%), diabetes (69.2%),dyslipidemia(44.8%),alchoholsim (32.5%), smoking (27.4%), arteriosclerosis in carotid artery(36,4%), cardivascular(64,7%), not exercise(45.8%), small artery disease (38.8%) and large artery disease (75.9%,p=0,001). Relationship between psychological- depression and other risk factors: Depression >80 years old (36.4%), <46years old (12.5%); male (42.1%), female (29.3%); hypertension (42.0%), diabetes (69.2%),dyslipidemia(44.8%) Conclusion: There are complications up to 3 month after stroke including: psychology, neurology and others medical complications. the complications are related with risk factors such as hypertention, diabetes. as well as small artery disease. Keywords: complication, ischemic stroke. ĐĂT VẤN ĐỀ Bệnh nhân sau đột quỵ ngày càng được quan tâm ở các nước trên thế giới bởi có rất nhiều biến chứng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống như trầm cảm, sa sút trí tuệ và đặc biệt là BN còn tiếp tục tử vong. Theo một số công trình nghiên cứu cho thấy, biến chứng sau đột quỵ gia tăng hơn nữa do liên quan với những yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá và dịch tễ học như tuổi thọ ngày một tăng cao thì sa sút trí tuệ cũng ngày càng nhiều. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về đột quỵ thiếu máu não chung cho mọi lứa tuổi về các phương diện như yếu tố nguy cơ, tiên lượng, tử vong Nhưng rất ít công trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Ở nước ngoài thì có công trình của Freddi Segal-Gidan và cộng sự(21) về sự suy giảm tâm thần và thể chất; công trình của Helena C. Chui và cộng sự(6) nghiên cứu suy giảm nhận thức từ nhẹ đến nặng của bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não nhưng cũng chỉ nghiên cứu một vài biến chứng. Tuy nhiên cũng đã có công trình nghiên cứu toàn diện hơn đó là công trình của Langhorne P và cộng sự(13) đã nghiên cứu hàng loạt các biến chứng sau đột quỵ ở các thời điểm 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm Ở nước ta có vài công trình nghiên cứu về biến chứng sau đột quỵ nhưng chỉ nghiên cứu vài biến chứng. Chính vì những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu biến chứng sau đột quỵ nhồi thiếu máu não cục bộ” với các mục tiêu sau: Khảo sát biến chứng sau đột quỵ và mối liên quan giữa một số biến chứng với các yếu tố nguy cơ cũng như tổn thương mạch máu tương ứng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả, tiền cứu Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu Tất cả các trường hợp đột quỵ thiếu máu não cấp tại bệnh viện Chợ Rẫy. Dân số nghiên cứu Tất cả các trường hợp đột quỵ thiếu máu não cấp tại khoa nội thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian nghiên cứu thỏa tiêu chuẩn chọn vào và tiêu chuẩn loại ra. Tiêu chuẩn chọn bệnh - Bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ thiếu máu não cấp, khi thỏa mãn các tiêu chuẩn chẩn đoán đột quỵ của Tổ chức Y tế Thế Giới: Khởi phát đột ngột với các biểu hiện lâm sàng của rối loạn chức năng thần kinh khu trú hoặc toàn thể của não kéo dài hơn 24 giờ hoặc dẫn đến tử vong mà không có nguyên nhân rõ ràng nào ngoài tổn thương mạch máu não. - Nhập viện trong thời gian nghiên cứu, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 589 được chọn liên tiếp. - Nhập viện trong vòng 3 tháng sau đột quỵ. - Có hình ảnh chụp cắt lớp điện toán (CT Scan) hoặc hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) để chẩn đoán xác định. Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch não. - Bệnh nhân bị xuất huyết não, xuất huyết khoang dưới nhện. - Bệnh nhân không được theo dõi đầy đủ trong khi nằm viện và sau khi xuất viện. Phân tích số liệu Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Bước 1 + Đầu tiên thống kê mô tả chung các biến số nghiên cứu. + Chia mẫu ra thành nhiều nhóm thiếu mu no cục: Nhĩm tuổi 80. Chúng tôi tìm những biến chứng sau đột quỵ tại thời điểm 3 tháng. Bước 2 Tìm mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ với các biến chứng cũng như liên quan tổn thương mạch máu, dùng phép kiểm chi bình phương để thực hiện các biến số định tính này. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Từ tháng 10/2008 đến tháng 4 năm 2009, tại khoa Nội Thần Kinh bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi thu thập được 203 trường hợp đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp thỏa tiêu chí chọn mẫu. Sau khi phân tích số liệu chúng tôi đạt được kết quả như sau: Trong 203 bệnh nhân có nam 121 (59,6%), nữ 82 (40,4%). Đặc điểm nhóm BN đột quỵ thiếu máu não cục bộ Các yếu tố dịch tễ Tuổi Trong số 203 bệnh nhân (BN) có 24 BN (11,8%) dưới 46 tuổi và 179 BN (88,2%) từ 46 tuổi trở lên. Kết quả này cũng gần nghiên cứu của Lê Nguyễn Nhựt Tín(14), tỷ lệ BN dưới 45 tuổi (12,8%) và trên 45 tuổi là (83,2%). Điều này cũng phù hợp y văn cho rằng đột quỵ hay gặp ở người cao tuổi. Giới Trong số 203 BN nghiên cứu, tỷ lệ BN nam là 59,6% (121 BN) nữ là 40,4% (82 BN). Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu sau: y Nghiên cứu về dịch tễ học đột quỵ tại 3 tỉnh thành phía Nam của Lê Văn Thành và cộng sự(15) ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh ở bệnh nhân nam và nữ lần lượt là 54,14% và 45,86% y Tỷ lệ nam nữ trong nghiên cứu của Di Carlo và cộng sự(9) là 78,8% và 78,3% Nơi cư trú Tỷ lệ BN sống ở nông thôn 51,7% và thành thị là 47,8%,kết quả này khác nghiên cứu sau: y Nghiên cứu Trương Văn Luyện và cộng sự(22) ghi nhận tỷ lệ BN ở nông thôn và thành phố theo thứ tự là 50,34% và 49,66% y Theo tác giả Bùi Thị Lan Vi(4) thì tỷ lệ BN sống ở nông thôn 51% và thành thị là 49% Vậy nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả trên. Trình độ học vấn Nghiên cứu của chúng tôi, trình độ học vấn: trình độ cao 41 BN (20,2%), trình độ trung bình 144 BN (70,9%), trình độ thấp 18 BN (8,9%). Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Trí(17) trình độ học vấn: thấp 99 BN (42,3%), trung bình 104 (44,4%), cao 31 BN (13,2%). Như vậy theo nghiên cứu của chúng tôi và tác giả Nguyễn Thị Trí thì trình độ học vấn trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất do phần lớn người dân học được cấp I-II. Theo nghiên cứu của Barba R và cộng sư(3), tỷ lệ BN đột quỵ mù chữ là 27,1% (68/251 BN). Các yếu tố nguy cơ Tăng huyết áp Bệnh nhân có tăng huyết áp (THA) 131 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 590 (64,5%). Như vậy phần lớn BN đột quỵ có THA. Tỷ lệ BN có THA trong nghiên cứu của Lê Nguyễn Nhựt Tín(14) Lê Văn Thành(15) lần lượt là 68,3% và 79,7%.Theo nghiên cứu của Barba R(3) và cộng sự thì tỷ lệ THA ở BN đột quỵ 59,8%. Như vậy hầu hết các tác giả đều cho thấy THA rất thường gặp trong đột quỵ. Đái tháo đường Tỷ lệ BN được chẩn đoán đái tháo đường (ĐTĐ) 12,8%. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Văn Thành và cộng sự(15), tỷ lệ BN đột quỵ của đái tháo đường là 3,82%. Tỷ lệ này trong nghiên cứu của Bùi Thị Lan Vi(4) là 17,2%. Trong nghiên cứu AASAP(1) tỷ lệ đái tháo đường thay đổi từ 15% đến 40% tùy quốc gia. Qua những tỷ lệ ghi nhận được từ các nghiên cứu nêu trên cho thấy trong đột quỵ đái tháo đường ít gặp hơn THA. Lipid máu (RLLP) Tỷ lệ BN tăng Triglyceride là 34,4%. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Bùi Thị Lan Vi(4) (12,4%) và thấp hơn của Lê Nguyễn Nhựt Tín(14) (70,2%). Tỷ lệ tăng Cholesterol trong nghiên cứu của chúng tôi là 28,1%, tương đương kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Lan Vi(4) (32,8%). Tuy nhiên, tỷ lệ này cao hơn khi so với nghiên cứu của Pohjasvaara T và cộng sự(19) (17,5%). Hút thuốc Trong 203 BN hút thuốc chiếm (39,4%. Kết quả này tương đối phù hợp với nghiên cứu AASAP(1) tỷ lệ BN hút thuốc chiếm 22,5% - 40,6% và nghiên cứu của Barba R và cộng sự(3) tỷ lệ là 47,4%. Tóm lại, hút thuốc là yếu tố nguy cơ thường gặp trong đột quỵ. Theo tác giả Bùi Thị Lan Vi(4) hút thuốc lá có liên quan đột quỵ. Vì vậy nên tránh hút thuốc để giảm nguy cơ đột quỵ. Xơ vữa động mạch Trong 203 trường hợp NMN:, 50 BN (47,8%) có mảng xơ vữa và 11 BN (10,6%) có hẹp động mạch. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với khảo sát Lê Nguyễn Nhựt Tín(14) thấy 65 BN (48,5%) có mảng xơ vữa và 14 BN (10,4%) có hẹp động mạch. Tần suất biến chứng sau đột quỵ vào thời điểm 3 tháng Biến chứng sau đột quỵ tại thời điểm 3 tháng chiếm tỷ lệ cao đứng hàng thứ nhì của biến chứng sau đột quỵ ở tuần đầu, theo tác giả Indredavik B và cộng sự(10) thì cho rằng biến chứng sau đột quỵ ở tuần đầu là cao nhất kể kế đến là biến chứng sau đột quỵ tại thời điểm 3 tháng và 6 tháng. Nghiên cứu của chúng tôi tại thời điểm 3 tháng: Trong số 203 BN có các biến chứng: tử vong (16%), đột quỵ tái phát (19,2%), co giật (3,9%), co cứng cơ (26,1%), trầm cảm (36,9%), sa sút trí tuệ (42,4%), rối loạn tiểu tiện (11,8%), nhiễm trùng đường tiểu (26,1%), viêm phổi (11,3%), loét tì đè (6,4%). Các biến chứng trên từ các bệnh lý thiếu máu não cục bộ: bệnh mạch máu nhỏ 171 BN (84,2%), bệnh mạch máu lớn 29 BN (14,3%). Các tổn thương mạch máu trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp nghiên cứu của tác giả nước ngoài. Theo tác giả Langhorne P và cộng sự(13), tần suất biến chứng đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp lúc 3 tháng với 311 BN trong đó có biến chứng 256 BN (85%), gồm: đột quỵ tái phát (9%), co giật (3%), nhiễm trùng đường tiểu (24%), viêm phổi (22%), nhiễm trùng khác (19%), yếu liệt không tự đi lại (25%), liệt hoàn toàn (5%), loét tì đè (21%), thuyên tắc tĩnh mạch sâu (2%), thuyên tắc phổi (1%), đau vai (9%), đau khác (34%), trầm cảm (16%), lo âu (14%), rối loạn cảm xúc (12%), sa sút trí tuệ (56%). Trong đó nhiễm trùng, mù thoáng qua, đau, trầm cảm, lo âu thường tồn tại lâu dài. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 591 Theo Indredavik B và cộng sự(10) 489 BN đột quỵ cấp được đánh giá có 16 BN biến chứng tương tự nghiên cứu Langhorne P nhưng biến chứng sớm hơn sau đột quỵ. Những BN đau thần kinh (2 đến 6%), đây là đau do tổn thương đồi thị, rối loạn chức năng sinh dục (36%), sao lãng thị giác (32 đến 55%) của tác giả (Freddi Segal – Gidan, Helena C.Chui). Chúng tôi gặp khó khăn trong hỏi BN và người thân nên không thu thập được số liệu này. Ở Việt Nam có vài nghiên cứu biến chứng chung sau đột quỵ, nghiên cứu dịch tễ học đột quỵ cho thấy cũng có biến chứng sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ (75%) của Lê Văn Thành và cộng sự(15) các nghiên cứu khác về sa sút trí tuệ chiếm (40,4%) của Lê Nguyễn Nhựt Tín(14) trầm cảm (33,1%) của Bảo Hùng. Trong nghiên cứu của chúng tôi kết quả cho thấy tần suất biến chứng sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp cũng tương đối phù hợp với các tác giả trong nước cũng như nghiên cứu của các tác giả nước ngoài. Liên quan giữa các biến chứng sau đột quỵ với các yếu tố nguy cơ tại thời điểm 3 tháng sau đột quỵ Liên quan giữa biến chứng sa sút trí tuệ (SSTT) sau đột quỵ với các yếu tố nguy cơ Liên quan giữa biến chứng SSTT và nhóm tuổi Bảng1: Liên quan giữa SSTT và nhóm tuổi Nhóm tuổi Không (n, %) Có (n, %) Tổng <46 15 (62,5) 9 (37,5) 24(100) 46-59 34 (65,4) 18(34,6) 52(100) 60-80 57(58,3) 49(46,2) 106(100) >80 10(47,6) 11(52,4) 21(100) Tổng 116(57,1) 87(42,9) 203(100) Nhóm BN < 46 tuổi có tỷ lệ SSTT thấp nhất (37,5%), nhóm BN trên 60 – 80 tuổi có tỷ lệ SSTT sau đột quỵ cao nhất (46,2%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P = 0,001. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu Lê Nguyễn Nhựt Tín(14) với nhóm BN trên 69 tuổi có tỷ lệ SSTT sau đột quỵ cao nhất so với các nhóm còn lại, Phan Mỹ Hạnh(18) (27%). Điều này cũng phù hợp với Y văn cho là tỷ lệ mắc bệnh tăng nhanh theo sự gia tăng của tuổi, được nhân lên gấp đôi sau mỗi 5 năm trong quần thể người trên 60 tuổi. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của các tác giả Initari D và cộng sự(11) Như vậy chứng tỏ tuổi có liên quan SSTT sau đột quỵ. Liên quan giữa biến chứng SSTT theo giới Bảng 2: Liên quan giữa SSTT và giới Giới Không (n, %) Có (n,%) Tổng - Nam - Nữ 86(71,1) 40(48,8) 35(28,9) 42(51,2) 121(100) 82(100) Tổng 126(67) 67(33,0) 203(100) Tỷ lệ BN nữ Có SSTT sau đột quỵ là 51,2% cao hơn BN nam tỷ lệ này là 28,9%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P = 0,001. Kết quả này cũng phù hợp nghiên cứu Lê Nguyễn Nhựt Tín(14) với SSTT nữ chiếm 56%, nam chiếm tỷ lệ 29,1%. Ngược lại tác giả Pohjasvaara T và cộng sự(19) thì cho rằng nam có tỷ lệ SSTT cao hơn nữ. Nơi cư trú: Tỷ lệ BN sống ở nông thôn 51,7% và thành thị là 47,8%, kết quả này khác nghiên cứu sau: y Nghiên cứu Trương Văn Luyện và cộng sự(22) ghi nhận tỷ lệ BN ở nông thôn và thành phố theo thứ tự là 50,34% và 49,66%. y Theo tác giả Bùi Thị Lan Vi(4) thì tỷ lệ BN sống ở nông thôn 51% và thành thị là 49%. Vậy nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả trên. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ SSTT sau đột quỵ của nhóm BN sống ở nông thôn và nhóm BN sống ở thành thị lần lượt là 42,4% và 38,8%. Không có sự liên quan giữa nơi cư trú đến tình trạng SSTT sau đột quỵ với P = 0,400. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Lê Nguyễn Nhựt Tín(14). Tuy nhiên y văn yếu tố nơi cư trú không được nhắc đến, do Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 592 đó theo kết quả nghiên cứu này có lẽ nơi cư trú ít liên quan SSTT sau đột quỵ. Liên quan giữa biến chứng SSTT với trình độ học vấn Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm BN không biết chữ chiếm tỷ lệ SSTT cao nhất sau đột quỵ (71,9%) và học vấn trên cấp III (14,3%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P <0,001. Sự liên quan giữa trình độ học vấn với tình trạng SSTT sau đột quỵ trong nghiên cứu này chứng tỏ đây là một trong những yếu tố nguy cơ. Điều này phù hợp với y văn và các nghiên cứu sau: Demond D W và cộng sự(7) Liên quan giữa biến chứng SSTT và THA Bảng 3: Liên quan giữa SSTT và THA Tăng huyết áp Không (n, %) Có (n,%) Tổng - không - Có 41(57) 76(58) 31(43.0) 55(42,0) 72(100) 131(100) Tổng 117(57,6) 86(42,4) 203(100) Tỷ lệ BN SSTT sau đột quỵ ở nhóm BN có THA là 42,0%. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với giá trị P = 0,883. Kết quả này phù hợp với các tác giả Pohjasvaara T và cộng sự(19) Liên quan giữa biến chứng SSTT và đái tháo đường Nhóm BN có tiền căn ĐTĐ có biểu hiện SSTT sau đột quỵ chiếm tỷ lệ 69,2%. Có liên quan tỷ lệ SSTT sau đột quỵ BN có ĐTĐ với P= 0,003. Kết quả chúng tôi phần nào chứng minh được nhận định trên. Một số nghiên cứu khác cũng cho rằng ĐTĐ có liên quan SSTT như Demond D W và cộng sự(7). Liên quan giữa biến chứng SSTT và RLLP máu Bảng 4: Liên quan giữa SSTT và RLLP máu RLLP máu Không (n, %) Có (n,%) Tổng - không - Có 24(63,2) 91(55,2) 14(36,8) 74(44,8) 38(100) 165(100) Tổng 115(56,7) 88(43,3) 203(100) Tỷ lệ SSTT sau đột quỵ ở nhóm BN có RLLP máu 44,8%. Không có sự liên quan giữa tình trạng RLLP máu đến tình trạng SSTT sau đột quỵ với P= 0,369. Nghiên cứu của Pohjasvaara và cộng sự(19) với giá trị P lần lược là 0,038 và 0,04. Tuy nhiên theo ghi nhận của tác giả Desmond D W(7) là tăng cholesterol không liên quan SSTT sau đột quỵ (P= 0,471). Như vậy chưa có sự thống nhất về vai trò của tăng cholesterol và SSTT sau đột quỵ, nhưng có thể yếu tố này liên quan SSTT. Xơ vữa động mạch cảnh, cột sống Tỷ lệ SSTT trên nhóm BN có mảng xơ vữa là 49,2% (32/65 BN) và có hẹp động mạch là 50,0% (7/14 BN). Điều này có thể xem như không có sự liên quan giữa xơ vữa động mạch cảnh ngoài sọ với tình trạng SSTT sau đột quỵ. Liên quan giữa biến chứng SSTT và hút thuốc lá Trong 203 BN hút thuốc (chiếm 39,4%). Có sự khác biệt về tỷ lệ SSTT sau đột quỵ giữa nhóm BN không hút thuốc và nhóm BN có hút thuốc với P= 0,003. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Nguyễn Nhựt Tín(14) BN hút thuốc có SSTT sau đột quỵ chiếm 40,4% và phù hợp nghiên cứu Pohjasvaara T
Tài liệu liên quan