Mở đầu: Loét bàn chân mạn tính ở bệnh nhân phong là tàn tật chiếm hơn 40% trong tổng số bệnh nhân
phong. Đề tài được nghiên cứu nhằm cung cấp các dữ liệu khoa học về tỷ lệ nhiễm các vi sinh vật trong những
vết loét này, góp phần làm sáng tỏ các nguyên nhân vi sinh trong vết loét.
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ nhiễm vi sinh vật . Tỷ lệ nhiễm từng loại vi khuẩn hiếu khí nhạy cảm và đề kháng
với kháng sinh. Tỷ lệ nhiễm vi nấm. Trong vết loét bàn chân bệnh nhân phong khảo sát một số mối liên quan với
tỷ lệ nhiễm vi khuẩn và vi nấm.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả, tiền cứu, cắt ngang trong 54 bệnh nhân phong có loét bàn chân đến khám
và điều trị tại khoa Phục Hồi Chức Năng bệnh viện Da Liễu TP HCM từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 4 năm
2012.
Kết quả: Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn 89,9%. S aureus 39,6%, nhạy cảm 100% với các kháng sinh: Vancomycin,
Pristinamycine và Rifampicin. Proteus 37,5%, nhạy cảm 100% với Imipenem và Neltimycin. Vi khuẩn đề kháng
với nhiều kháng sinh. Strepcoccus spp 20,9%: Vi khuẩn nhạy 100% với: Penicilline, Ampicilline, Oxacilline,
Cefuroxime, vancomycin, Rifampicin. Pseudomonas spp 16%, vi khuẩn nhạy 100% với: Gentamicine,
Tobramycine, Amikacine, Neltimycin, Imipenem. Tỷ lệ nhiễm vi nấm 35,2%. Aspergillus 57,9%. Candida
42,1%.
Kết luận: Vết loét mạn ở bàn chân bệnh nhân phong có tỷ lệ nhiễm khuẩn cao. Tỷ lệ nhiễm các loại vi khuẩn
lần lượt là: S. aureus, Proteus, Streptococcus spp, Pseudomonas spp. Một số vi khuẩn gram(-) khác chiếm tỷ lệ
thấp: Eschiria coli, Citrobacter, Enterobacter. Các loại vi khuẩn khảo sát còn nhạy với nhiều kháng sinh. Tỷ lệ
nhiễm vi nấm trong vết loét là 35,2%, Aspergillus spp và Candida non-albicans chiểm tỷ lệ cao
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu các tác nhân vi sinh trong loét bàn chân ở bệnh nhân phong tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 343
NGHIÊN CỨU CÁC TÁC NHÂN VI SINH TRONG LOÉT BÀN CHÂN
Ở BỆNH NHÂN PHONG TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TP HCM 2011-2012
Phạm Văn Sơn*, Nguyễn Tất Thắng**
TÓM TẮT
Mở đầu: Loét bàn chân mạn tính ở bệnh nhân phong là tàn tật chiếm hơn 40% trong tổng số bệnh nhân
phong. Đề tài được nghiên cứu nhằm cung cấp các dữ liệu khoa học về tỷ lệ nhiễm các vi sinh vật trong những
vết loét này, góp phần làm sáng tỏ các nguyên nhân vi sinh trong vết loét.
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ nhiễm vi sinh vật . Tỷ lệ nhiễm từng loại vi khuẩn hiếu khí nhạy cảm và đề kháng
với kháng sinh. Tỷ lệ nhiễm vi nấm. Trong vết loét bàn chân bệnh nhân phong khảo sát một số mối liên quan với
tỷ lệ nhiễm vi khuẩn và vi nấm.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả, tiền cứu, cắt ngang trong 54 bệnh nhân phong có loét bàn chân đến khám
và điều trị tại khoa Phục Hồi Chức Năng bệnh viện Da Liễu TP HCM từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 4 năm
2012.
Kết quả: Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn 89,9%. S aureus 39,6%, nhạy cảm 100% với các kháng sinh: Vancomycin,
Pristinamycine và Rifampicin. Proteus 37,5%, nhạy cảm 100% với Imipenem và Neltimycin. Vi khuẩn đề kháng
với nhiều kháng sinh. Strepcoccus spp 20,9%: Vi khuẩn nhạy 100% với: Penicilline, Ampicilline, Oxacilline,
Cefuroxime, vancomycin, Rifampicin. Pseudomonas spp 16%, vi khuẩn nhạy 100% với: Gentamicine,
Tobramycine, Amikacine, Neltimycin, Imipenem. Tỷ lệ nhiễm vi nấm 35,2%. Aspergillus 57,9%. Candida
42,1%.
Kết luận: Vết loét mạn ở bàn chân bệnh nhân phong có tỷ lệ nhiễm khuẩn cao. Tỷ lệ nhiễm các loại vi khuẩn
lần lượt là: S. aureus, Proteus, Streptococcus spp, Pseudomonas spp. Một số vi khuẩn gram(-) khác chiếm tỷ lệ
thấp: Eschiria coli, Citrobacter, Enterobacter. Các loại vi khuẩn khảo sát còn nhạy với nhiều kháng sinh. Tỷ lệ
nhiễm vi nấm trong vết loét là 35,2%, Aspergillus spp và Candida non-albicans chiểm tỷ lệ cao.
Từ khóa: Loét bàn chân, Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn, Tỷ lệ nhiễm vi nấm, Bệnh phong
ABSTRACT
A RESEARCH OF MICROBIOLOGY IN PLANTAR ULCERS
OF LEPROSY PATIENTS EXAMINATED AND TREATED
AT HOSPITAL OF DERMATO-VENEREOLOGY HOCHIMINH CITY, FROM 2011 TO 2012.
Pham Van Son, Nguyen Tat Thang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 343 - 348
Background: Microbiological infection in the plantar ulcers of leprosy patients is one of the causes adds
slowly healing of the planter ulcers. Currently in Viet Nam, there has not any published study about this yet.
Objective: To define the causative bacteria and fungi, resistance and sensitivity of each bacterium with
antibiotics, the ratio of each yeasrs in the plantar ulcers.
Methods: A case serial cross-sectional, prospective study. Research microbiological infected ratio of 54
plantar ulcers at Dermato-venerology hospital of HCM city.
* Lớp CK2 da liễu niên khóa 2010-2012 ** Bộ môn Da liễu ĐHYD TPHCM
Tác giả liên lạc: PGS.TS Nguyễn Tất Thắng ĐT: 0903350104 Email: thangngtat@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa 344
Results: In 54 plantar ulcers of studied samples, 89.9% of those were infected. S. aureus was the most
frequently 39.6%, 100% sensitive to Vancomycin, Pristinamycine and Rifampicin; Proteus 37.5%, 100%
sensitive to Imipenem and Neltimycin. Streptococcus 20.9%, Pseudomonas spp 16.7%, sensitivity to
Gentamicine, Tobramycine, Amikacine, Neltimycin, Imipenem. Those bacteria were sensitive with many
antibiotics but Proteus resistant to many antibiotics (only sensitive 100% with Imipenem, Neltimycin).
Streptococcus spp occupied 20.9%, and sensitive with Penicilline, Ampicilline, Oxacilline, Cefuroxime,
Vancomycin, Rifampicin. Polybacterial infected ratio was 23.9%. Mycological infection incidence was 35.2%,
Aspergillus was 57.9% and Candida non-albicans was 42.1%.
Conclusion: Microbiological infection incidence in chronic plantar ulcers of leprosy patients was high. Those
bacteria were sensitive to many antibiotics. Mycological infection incidence was 35.2%.
Keywords: Plantar ulcers, bacteriological infected ratio, mycological infected ratio, leprosy
MỞ ĐẦU
Loét bàn chân ở bệnh nhân phong là một
di chứng chiếm tỷ lệ trên 40% bệnh nhân
phong. Nguyên nhân hình thành vết loét do
tổn thương thần kinh ngoại biên và các tác
nhân cơ học, vật lý làm vết loét rất lâu lành.
Vết thương hở mạn tính là điều kiện thuận lợi
để các vi sinh vật từ môi trường bên ngoài
nhiễm vào vết loét. Tại khoa Phục Hồi Chức
Năng bệnh viện Da Liễu TPHCM là tuyến cao
nhất khu vực B2 tiếp nhận và điều trị các vết
loét bàn chân do di chứng phong.
Qua khảo sát sơ bộ các yếu tố vi sinh trong
các vết loét này cho thấy các vết loét có tỷ lệ
nhiễm khuẩn khá cao. Tại bệnh viên Da Liễu
TPHCM và các tỉnh khu vực Nam Bộ chưa có các
nghiên cứu khảo sát các yếu tố vi sinh trong vết
loét mạn tính ở bàn chân bệnh nhân phong. Qua
thực tế diều trị loét bàn chân tại BVDL vẫn còn
một số vết loét không lành mặc dù đã được điều
trị tích cực. Vì lý do đó chúng tôi thực hiện đề tài
"nghiên cứu các tác nhân vi sinh trong vết loét
bàn chân bệnh nhân phong tại BVDL TPHCM
2011-2012".
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn hiếu khí,
xác định tỷ lệ nhiễm vi nấm của các vết loét
bàn chân trên bệnh nhân phong được khám và
điều trị nội trú hoặc ngoại trú tại khoa Phục
Hồi Chức Năng bệnh viện Da Liễu thành phố
Hồ Chí Minh.
Mục tiêu chuyên biệt
Xác định được tỷ lệ nhiễm vi khuẩn hiếu khí
trong vết loét.
Xác định được tỷ lệ vi khuẩn hiếu khí đề
kháng với kháng sinh theo kháng sinh đồ.
Xác định được tỷ lệ nhiễm vi nấm trong vết
loét.
Khảo sát mối liên quan giữa mức độ loét (độ
sâu-rộng) với tỷ lệ nhiễm khuẩn hiếu khí.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu hàng loạt ca, tiền cứu, cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Bệnh nhân phong có loét bàn chân.
Dân số chọn mẫu
Bệnh nhân phong có loét bàn chân đến khám
và điều trị tại khoa Phục Hồi Chức Năng bệnh
viện Da Liễu TPHCM.
Thiết kế nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn vào
Bệnh nhân phong nhiều khuẩn hay ít khuẩn
có loét bàn chân.
Giới tính không giới hạn.
Tuổi không giới hạn.
Đã, đang hoặc chưa điều trị đặc hiệu bệnh
phong.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 345
Đã, đang hoặc chưa điều trị kháng sinh.
Có hoặc không có các bệnh lý đi kèm.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên
cứu.
Nội dung nghiên cứu
Khám bệnh nhân phong có loét bàn chân.
Thu thập các thông tin vào phiếu thu thập
dữ liệu.
Tiến hành làm xét nghiệm cấy vi trùng hiếu
khí và làm kháng sinh đồ.
Tiến hành lấy mẫu sinh thiết phần bờ vết loét
để cấy và định danh vi nấm.
Chụp ảnh các vết loét.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tỷ lệ nhiễm khuẩn
Số BN nhiễm khuẩn là 48, chiếm 88,9%, Số
BN không nhiễm khuẩn chiếm 11,1%.
39,60%
37,50%
16,70%
2,10%
2,10%
16,70%
2,10%
2,10%
8,30%
2,10%
0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45%
Staphylococcus
Proteus
Pseudomonas
Streptococcus
Streptococcus α
Streptococcus β
Enterobacter
Citrobacter
E.coli
Klelisiella
Biểu đồ 1: Tần số và tỷ lệ nhiễm từng loại vi khuẩn
Bảng 1: Tần số và tỷ lệ bội nhiễm
Đặc điểm Tần số (n=48) Tỷ lệ %
Nhiễm 1 loại vi khuẩn 37 77,1
Bội nhiễm 2 loại vi khuẩn 8 16,7
Bội nhiễm 3 loại vi khuẩn 3 6,2
Bảng 2: Tần số và tỷ lệ bệnh nhân nhiễm
Staphylococcus aureus đề kháng với kháng sinh
(n=19)
Đặc điểm S (n/%) R (n/%)
P (n=19) 19 (100)
OX5 (n=19) 5 (26,3) 14 (73,7)
VA (n=18) 18 (100)
Cefaclor (n=17) 8 (47,1) 9 (52,9)
CM (n=18) 18 (100)
C (n=19) 15 (79) 4 (21)
E (n=19) 19 (100)
Đặc điểm S (n/%) R (n/%)
TE (n=19) 12 (63,2) 7 (36,8)
CIP (n=19) 1 (5,3) 18 (94,7)
GM (n=17) 2 (11,8) 15 (88,2)
SXT (n=19) 9 (47,4) 8 (42,1)
Rifamycin (n=16) 16 (100)
Pristinamycin (n=15) 15 (100)
Bảng 3: Tần số và tỷ lệ bệnh nhân nhiễm Proteus đề
kháng với kháng sinh (n=18)
Đặc điểm S (n/%) R (n/%)
P (n=1) 1 (100)
AM (n=18) 6 (33,3) 12 (66,7)
AMC (n=18) 11 (61,1) 5 (27,8)
CXM (n=18) 10 (55,6) 6 (33,3)
CAZ (n=18) 16 (88,9) 2 (11,1)
CTX (n=18) 12 (66,7) 5 (27,8)
CRO (n=18) 14 (77,8) 3 (16,7)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa 346
Đặc điểm S (n/%) R (n/%)
CFP (n=2) 1 (50) 1 (50)
Cefaclor (n=14) 6 (42,9) 6 (42,9)
C (n=16) 7 (43,8) 8 (50)
E (n=1) 1 (100)
TE (n=14) 1 (7,1) 13 (92,9)
CIP (n=17) 11 (64,7) 6 (35,3)
GM (n=16) 10 (62,5) 6 (37,5)
TM (n=17) 13 (76,5) 3 (17,6)
AN (n=17) 15 (88,2) 2 (11,8)
NET (n=5) 4 (80) 1 (20)
SXT (n=16) 7 (43,7) 9 (56,3)
NI (n=1) 1 (100)
Imipenem (n=12) 12 (100)
Neltimycin (n=6) 6 (100)
Bảng 4: Tần số và tỷ lệ bệnh nhân nhiễm
Pseudomonas đề kháng với kháng sinh
Đặc điểm S (n/%) R (n/%)
AM (n=8) 8 (100)
AMC (n=8) 8 (100)
CXM (n=8) 8 (100)
CAZ (n=8) 6 (75) 2 (25)
CTX (n=8) 4 (50) 4 (50)
CRO (n=7) 2 (28,6) 5 (71,4)
CFP (n=1)
Cefaclor (n=6) 6 (100)
C (n=8) 8 (100)
TE (n=8) 7 (87,5)
CIP (n=8) 5 (62,5) 3 (37,5)
OPF (n=1) 1 (100)
GM (n=8) 8 (100)
TM (n=8) 8 (100)
AN (n=8) 8 (100)
NET (n=1) 1 (100)
SXT (n=8) 8 (100)
Imipenem (n=7) 7 (100)
Neltimycin (n=4) 4 (100)
Bảng 5: Tần số và tỷ lệ bệnh nhân nhiễm
Streptococcus tiêu huyết β đề kháng với kháng sinh
(n=8)
Đặc điểm S (n/%) R (n/%)
P (n=8) 8 (100)
AM (n=3) 3 (100)
OX5 (n=4) 4 (100)
CTX (n=8) 8 (100)
VA (n=8) 8 (100)
Cefaclor (n=4) 3 (75) 1 (25)
CM (n=8) 2 (25) 6 (75)
C (n=7) 2 (28,6) 5 (71,4)
E (n=8) 3 (37,5) 5 (62,5)
TE (n=6) 6 (100)
Đặc điểm S (n/%) R (n/%)
CIP (n=6) 1 (16,7) 5 (83,3)
GM (n=1) 1 (100)
SXT (n=8) 2 (25) 6 (75)
Rifampicin (n=6) 6 (100)
Bảng 6: Sự liên quan giữa mức độ loét với tỷ lệ
nhiễm khuẩn (Sử dụng phân Phối Wilcoxon)
Đặc điểm
Không nhiễm khuẩn
(n=6)
Nhiễm khuẩn
(n=48) P
Min Max TB+SD Min Max TB+SD
Chiều
rộng
1 2
1,66
±0,51
0,5 15
3,92
±2,94
0,02*
Chiều dài 2 10
4,75
±4,07
1 10
3,46
±2,18
0,67*
Chiều sâu 0,5 1,5
0,83
±0,4
0,5 4,5
1,92
±0,92
0,001*
Bảng 7: Sự liên quan giữa thời gian loét với tỷ lệ
nhiễm khuẩn (Phân phối Wilcoxon)
Đặc
điểm
Không nhiễm khuẩn
(n=6)
Nhiễm khuẩn
(n=48) P
Min Max TB+SD Min Max TB+SD
Thời
gian
1 10
5,33 ±
3,66
9 480
81,7 ±
98,8
0,000*
Tần số và tỷ lệ nhiễm vi nấm trong vết loét
(n=19)
Trong các vết loét có 19 trường hợp nhiễm
vi nấm, chiếm 35,2%, trong số đó có 17 trường
hợp nhiễm phối hợp vi nấm và vi khuẩn
chiếm 31,5%.
58%
42%
05%
0%
20%
40%
60%
80%
Asperilus Candida Fusarium
Biểu đồ 3: Tần số và tỷ lệ nhiễm từng loại vi nấm
BÀN LUẬN
Trong 54 loét bàn chân, có 48 vết loét cấy vi
khuẩn dương tính chiếm 88,9%. 6 vết loét cấy vi
khuẩn âm tính, chiếm 11,1%. Điều này phù hợp
với lý thuyết nhiễm vi khuẩn trong vết thương
mạn tính. Việc nhiễm khuẩn vết loét không đồng
nghĩa với nhiễm trùng vết loét nhưng nó cũng là
dấu chỉ điểm cần lưu ý trong thực hành điều trị
vết loét bàn chân trên bệnh nhân phong.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 347
Trong 48 vết loét bàn chân có vi khuẩn
dương tính khi cấy, tỷ lệ nhiễm Staphylococcus
aureus 39,6%, Proteus là 37,5%, Streptococcus spp
chiếm 20,9%, Pseudomonas 16,7%. Các vi khuẩn
gram (-) chiếm một tỷ lệ nhỏ bao gồm E. coli
chiếm 8,3%, Enterobacter 2,1%, Citrobacter 2,1%.
Như vậy tỷ lệ nhiễm S. aureus và Proteus
chiếm tỷ lệ cao, kết quả này cao hơn các nghiên
cứu trước đây của các tác giả khác.
+ Staphylococcus aureus còn nhạy cảm với tỷ lệ
100%: kháng sinh Vancomycine, Pristinamycin
và Rifampicin.
+ Vi khuẩn đề kháng 100%: Penicilline,
Erythromycine và Clindamycin.
Streptococcus tiêu huyết beta nhạy 100% với:
Penicilline, Ampicilline, Oxacilline, Cefotaxime,
Vancomycin, Rifampicin. Đề kháng 100% với
Tetracycline, 83% với Ciprofloxacin, 75% với Co-
trimoxazol, 62,5% với Erythromycin, 71% với
Chloramphenicol, 25% với Cefaclor. Tần số
nhiễm Proteus trong nghiên cứu n=18, tỷ lệ
nhiễm= 16,7%. Tình trạng nhạy cảm kháng sinh
của vi khuẩn: 100% với Neltimycin (n=6) và
Imipenem (n= 12). 88,9% với Ceftazidime,88,2%
với Amikacine, 77,8% với ciprofloxacine, 66,7%
với cefotaxime, 62,5% với Gentamycine, 66,1%
với amoxicilline+ Clavulanic acid, Ampicilline
nhạy 33,3%, Cefaclor 42,9%, Chloramphenicol
43,8%. Như vậy vi khuẩn còn nhạy với khá
nhiều loại kháng sinh, tuy nhiên tỷ lệ nhạy cảm
thấp với nhiều nhóm kháng sinh.
Có sự tương quan mật thiết giữa thời gian
loét độ rộng và chiều sâu của vết loét với mức độ
nhiễm khuẩn.
Nhiễm vi nấm chiếm tỷ lệ 35,2%, hơn 1/3 số
ca loét bàn chân có bội nhiễm nấm, một tác nhân
vi sinh mà từ trước đến nay đã không được đề
cập nhiều trong điều trị loét bàn chân ở bệnh
nhân Phong, điều này có thể lý giải trong một số
ca loét chân mặc dù đã đã được chăm sóc và
điều trị tích cực nhưng vết loét vẫn không lành
hoàn toàn. Có thể do các yếu tố môi trường, điều
kiện vệ sinh, yếu tố dinh dưỡng, thời gian loét và
việc sử dụng kháng sinh và corticoids kéo dài
làm tăng tỷ lệ này. Nhiễm Aspergillus sp chiếm tỷ
lệ cao nhất sau đó mới đến tỷ lệ nhiễm Candida
sp. Đây là sự khác biệt so với các nghiên cứu
tham khảo.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 54 bệnh nhân Phong có
loét bàn chân đến khám và điều trị tại khoa Phục
Hồi Chức Năng bệnh viện Da Liễu thành phố
Hồ Chí Minh từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 4
năm 2012, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Nhiễm vi khuẩn trong vết loét bàn chân
Tỷ lệ nhiễm khuẩn trong vết loét cao
chiếm 89,9%.
- Tỷ lệ nhiễm Staphylococcus aureus cao
chiếm 39,6% kế đến là Proteus 35,7%,
Streptococcus 19,9%.
- Tỷ lệ nhạy cảm của Staphylococcus aureus
với Vancomycine, Pristinamycine và
Rifampicine là 100% , đăc biệt vi khuẩn còn nhạy
với Tetramycine cao 63,2%.
- Proteus đề kháng với rất nhiều loại kháng
sinh hiện nay: Imipenem nhạy 100%. Các kháng
sinh khác bắt buộc phải làm kháng sinh đồ để
xác định tính nhạy cảm trước khi điều trị.
- Streptococcus sp còn nhạy cảm với nhiều
kháng sinh nhóm beta-lactam với tỷ lệ cao.
Nhiễm vi nấm trong vết loét bàn chân
- Tỷ lệ nhiễm vi nấm là 35,2%.
- Tỷ lệ nhiễm Aspergillus sp là 57,9%,
Candida sp 42,1%, 100% là Candida non albican.
Nhiễm hỗn hợp từ 2 loại vi khuẩn
- Chiếm 16,7%.
Nhiễm phối hợp vi khuẩn và vi nấm
- Chiếm 31,5%.
KIẾN NGHỊ
Dựa vào kết quả nghiên cứu tỷ lệ nhiễm vi
sinh trong vết loét bàn chân bệnh nhân Phong
đến khám và điều trị tại khoa Phục Hồi Chức
Năng bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ Chí
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa 348
Minh, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị,
góp phần vào quy trình điều trị các vết loét bàn
chân nhằm tăng hiệu quả điều trị, rút ngắn thời
gian và giảm kinh phí điều trị cho bệnh nhân.
- Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết loét là 89,9%, do đó
các bác sỹ lâm sàng cần chú ý tình trạng nhiễm
khuẩn vết loét, cần phân biệt được tình trạng
nhiễm khuẩn hay vi khuẩn bội nhiễm vết loét để
có chỉ định điều trị phù hợp, tránh sử dụng
kháng sinh thường quy đồng thời phát hiện sớm
các vết loét bội nhiễm để điều trị kịp thời.
- Điều trị kháng sinh cho các vết loét bội
nhiễm nên theo chỉ dẫn của kháng sinh đồ do vi
khuẩn đề kháng với kháng sinh hiện nay rất phổ
biến, việc sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm
hiện nay không còn phù hợp nhằm tránh tình
trạng vi khuẩn kháng thuốc.
- Tỷ lệ nhiễm vi nấm trong vết loét là 35,2%
là một phát hiện mới trong nghiên cứu, một tác
nhân gây loét mạn tính bàn chân bệnh nhân
phong. Đề nghị xét nghiệm cấy vi nấm trong vết
loét khi điều trị đúng phác đồ nhưng vết loét
không lành.
- Nhiễm hỗn hợp vi khuẩn 16,7% nên cần
lưu ý để sự dụng kháng sinh phù hợp nhằm
tăng hiệu quả điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh viện Da Liễu TP.HCM (2008) " Bệnh học Da Liễu" Bệnh
Phong tr.195-215.
2. Bệnh viện Da Liễu TP.HCM (2009) Chiến lược phòng chống bệnh
Phong toàn cầu 2010-2015. tr.1-38.
3. Dowd SE et al (2011)" Survey of fungi and yeast in
polymicrobial infections in chronic wounds". J Wound Care. 20
(1),pp40-7.
4. Ebenezer G, Daniel S, Suneetha S, Reuben E, Partheebarajan S,
Solomon S (2000) "Bacteriological study of pus isolates from
neuropathic plantar ulcers associated with acute
inflammatory phase", Indian J Lepr, 72 (4), pp.443-9.
5. Kistauri A, Devidze G, Jibladze M (2011) "The characteristics
of various forms of complicated surgery infections of the
diabetic foot syndrome and their antibacterial treatment".
Georgian Med News, 190,pp. 28-32.
6. Lema T, Woldeamanuel Y, Asrat D, Hunegnaw M, Baraki A,
Kebede Y, Yamuah L (2012) "The pattern of bacterial isolates
and drug sensitivities of infected ulcersIn patients with
leprosy". Lepr Rev. 83 (1),pp. 40-51.
7. Majumdar M, Chakcraborty U, Das J, Bahuiyar JN,
Mazumdar Z, Pal NK (2010) " Bacteriological study of aerobic
isolates from planter ulcer of paucibacillary leprosy patient"
India J Dermatol, 55 (1) pp.3-42.
8. Missoni EM, et al (2006) "Role of yeasts in diabetic foot ulcer
infection" Acta Med Croatia 60 (1), pp.43-50.
9. Mustoe TA, O'Shaughnessy K, Kloeters O (2006) " Chronic
wound pathogenesis and current treatment strategies: a
unifying hypothesis" Plast Reconstr Surg, 117 (7 S), pp. 35S-41S.
10. Nguyễn Văn Đức (2002) "Lượng giá chương trình kiểm soát
bệnh Phong" Bài giảng chuyên khoa I da liễu.
11. Tienbrebeogo A, Coulibaly I, Sarr AM, So SO (1999), "Nature
and sensitivity of bacteria superinfecting ulcers caused by
leprosy". Acta Leprol ,11 (4), pp. 9-153.
12. Vũ Hồng Thái (2010) "Quản lý bàn chân mất cảm giác trong
chương trình phòng chống bệnh Phong ở Việt Nam" Hội thảo
Quốc Tế về bàn chân mất cảm giác bệnh viện Da Liễu thành phố
Hồ Chí Minh. tr.91-97.