Nghiên cứu này nhằm nghiên cứu các yếu tốtác động trực tiếp đến quan hệ lao động tại
các doanh nghiệp trong khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần 1, tỉnh Bình Dương. Nghiên cứu được
thực hiện với 50 doanh nghiệp trong KCN Sóng Thần 1 với 250 phiếu được phát ra. Thang đo được
kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm định mô
hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy tuyến tính bội qua phần mềm SPSS. Kết quả cho thấy quản
lý nhà nước, văn hóa quốc gia của các doanh nghiệp, Môi trường pháp lý, tác phong và ý thức của
người la động, nhận thức về pháp luật của DN, vai trò của tổ chức công đoàn có một ảnh hưởng
quan hệ lao động. Từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách.
10 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tác động đến quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Sóng Thần 1, tỉnh Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
29
Nghiên cứu các yếu tố . . .
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ LAO ĐỘNG
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP
SÓNG THẦN 1, TỈNH BÌNH DƯƠNG
Bùi Thanh Nhân*
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm nghiên cứu các yếu tốtác động trực tiếp đến quan hệ lao động tại
các doanh nghiệp trong khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần 1, tỉnh Bình Dương. Nghiên cứu được
thực hiện với 50 doanh nghiệp trong KCN Sóng Thần 1 với 250 phiếu được phát ra. Thang đo được
kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm định mô
hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy tuyến tính bội qua phần mềm SPSS. Kết quả cho thấy quản
lý nhà nước, văn hóa quốc gia của các doanh nghiệp, Môi trường pháp lý, tác phong và ý thức của
người la động, nhận thức về pháp luật của DN, vai trò của tổ chức công đoàn có một ảnh hưởng
quan hệ lao động. Từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách.
Từ khóa: yếu tố tác động, quan hệ lao động, doanh nghiệp, khu công nghiệp Sóng Thần 1.
IMPACTING FACTORS TOWARD LABORRELATIONS OFTHE BUSINESS
IN SONG THAN 1 INDUSTRIAL PARK, BINH DUONG PROVINCE
ABSTRACT
This study aims to study the factors that directly affect labor relations in business in Song
Than 1, Binh Duong Province. A study was conducted with 50 business in Song Than 1 industrial
parkwith 250 votes. Cronbach Alpha is used for reliability, EFA for testing research model,correlation
and linear regression analysis through SPSS. The results show that the management of govement,
national culture of the business, legal environment, behavior and consciousness of the dynamic la,
awareness of the company law, the role of trade union organizations have affectted labor relations.
Since give some policy implications.
Keywords: impacting factors, labor relations, business, Song Than 1 industrial park.
* Thạc sĩ, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương. Email:buithanhnhan74@yahoo.com.vn
30
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
1. GIỚI THIỆU
Bình Dương nằm trong vùng kinh tế phát
triển năng động, với những chính sách thu
hút đầu tư thông thoáng, môi trường đầu tư
thuận lợi. Tuy nhiên, bên cạnh những thành
tựu đạt được thì tình hình quan hệ lao động
(QHLĐ) trong các doanh nghiệp (DN) trên
địa bàn tỉnh nói chung, trong các khu công
nghiệp (KCN) tập trung nói riêng đã và đang
nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong QHLĐ
như tranh chấp lao động tập thể (TTLĐTT),
đình công không theo trình tự, thủ tục quy
định, tình hình trên có chiều hướng ngày
càng diễn biến phức tạp về số lượng và tính
chất, đã tác động tiêu cực đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của DN, việc làm, thu
nhập, đời sống của người lao động (NLĐ),
môi trường thu hút đầu tư và tình hình an
ninh, trật tự xã hội. Trong số các KCN đang
hoạt động trên địa bàn tỉnh, KCN Sóng Thần
1 được hình thành sớm nhất, có vai trò dẫn
dắt và là động lực quan trọng trong việc
hình thành, phát triển các KCN, có đóng góp
rất lớn vào thành tựu phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh. Khu công nghiệp Sóng thần 1
nằm ở địa bàn giáp ranh với các KCN của
Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai
nên thời gian qua tình hình QHLĐ luôn diễn
biến phức tạp, chịu sự tác động lây lan, làm
ảnh hưởng đến tình hình QHLĐ ở các KCN
xung quanh và tình hình QHLĐ trên địa bàn
toàn tỉnh. Vậy, làm thế nào để ổn định được
tình hình QHLĐ, không làm giảm tính cạnh
tranh của DN và ảnh hưởng đến môi trường
thu hút đầu tư trong bối cảnh hội nhập quốc
tế ngày càng sâu rộng mà vẫn bảo vệ được
quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ?
Đâu là những yếu tố tác động đến quan hệ
lao động? là một vấn đề đáng được quan tâm
nghiên cứu.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu bao gồm phương
pháp nghiên cứu định tính và phương pháp
nghiên cứu định lượng. Phương pháp định
tính: thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn
sâu và thảo luận nhóm tập trung để làm rõ
các khái niệm, xây dựng bảng câu hỏi khảo
sát phù hợp cho thang đo. Phương pháp định
lượng: Nghiên cứu chính thức được thực
hiện thông qua kỹ thuật khảo sát trực tiếp
50 doanh nghiệp với 250 phiếu được phát ra
nhằm kiểm định thang đo và mô hình nghiên
cứu lý thuyết. Thang đo được kiểm định sơ
bộ bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân
tích nhân tố khám phá EFA và kiểm định
chính thức bằng phương trình hồi quy tuyến
tính bội.
3. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1. Các nghiên cứu về quan hệ lao động
3.1.1. Mô hình nghiên cứu Dunlop(1985)
Theo Dunlop, các chủ thể phải liên hệ nhau
bởi một hệ tư tưởng chung, tức là một số quan
niệm được các bên chấp nhận và chia sẻ. Chính
tư tưởng chung này tạo cơ sở cho một hệ thống
thương lượng tập thể, nhờ đó giải quyết êm đẹp
các mâu thuẫn về quyền lợi giữa các bên. Kết
quả đầu ra của mô hình được Dunlop gọi là
một tập hợp các nguyên tắc về quyền và trách
nhiệm của các chủ thể. Chúng bao gồm những
quy tắc về nội dung, là cơ sở cho mối quan hệ
tương tác giữa các bên hay các quy tắc về quy
trình, tức là cách thức thực hiện quan hệ này.
Dựa trên khung tiêu chí đó mà người ta xử lý
các tình huống cụ thể.
31
Nghiên cứu các yếu tố . . .
3.1.2. Mô hình của Petit (1993)
Theo Petit, các yếu tố thuộc môi trường
bên ngoài hoặc bên trong sẽ tác động tới các
hoạt động diễn ra trong QHLĐ, từ đó dẫn tới
những kết quả nhất định. Sau đó, chính những
kết quả tích cực hay tiêu cực này lại tác động
trở lại môi trường, tác động tới đầu vào các
hoạt động. Để tìm được giải pháp thỏa đáng
cho vấn đề này cần phải làm sao cho mỗi bên
có quyền lực gần như nhau. Chính mối quan hệ
cân bằng lực lượng và đối đầu như vậy mà xuất
hiện các quy tắc thỏa thuận. Trên cơ sở những
lợi ích chung, các bên cuối cùng sẽ tìm được
tiếng nói chung về giải quyết mâu thuẫn lợi ích.
32
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
3.1.3. Mô hình của Vũ Việt Hằng (2004)
Căn cứ vào mô hình Petit (1993), Vũ Việt Hằng (2004) đã đưa mô hình như sau:
Theo mô hình này nếu môi trường thuận
lợi; các bên có thiện chí, hiểu biết, tuân thủ
pháp luật và các thỏa thuận tập thể; DN có
những chính sách động viên thích đáng
thì sẽ hạn chế được bất mãn, khiếu nại, tranh
chấp, đình công. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi
để DN đạt được những mục tiêu cơ bản của
quản trị nguồn nhân lực là năng suất, hiệu quả
và công bằng. Một khi năng suất,hiệu quả cao
thì DN có điều kiện tích lũy, phát triển sản
xuất, tăng thu nhập cho NLĐ và họ càng hài
lòng. Các DN ổn định và phát triển thì nền
kinh tế mới tăng trưởng và vững mạnh được.
Từ đó, môi trường bên ngoài, bên trong càng
thuận lợi, các bên càng thiện chí, càng hiểu
nhau và tuân thủ tốt các thỏa thuận và quy
định pháp luật. Có thể nói đó là một chuỗi
quan hệ nhân – quả tích cực mà các bên trong
quan hệ lao động đều nhắm tới.
3.1.2. Các giả thuyết và mô hình nghiên
cứu đề xuất
Từ mô hình lý thuyết của Andreù Petit
(1993), Vũ Việt Hằng (2004), mô hình nghiên
cứu đề xuất như sau:
33
Nghiên cứu các yếu tố . . .
Để kiểm định mô hình trên, các giả thuyết
được đặt ra như sau:
Giả thuyết H1: Môi trường pháp lý tác
động cùng chiều với sự hài hòa QHLĐ
Giả thuyết H2: Công tác quản lý nhà nước
về lao động tác động cùng chiều với QHLĐ
Giả thuyết H3: Văn hóa quốc gia của các
DN tác động cùng chiều với QHLĐ
Giả thuyết H4: Nhận thức về pháp luật
LĐ của DN tác động cùng chiều với QHLĐ
Giả thuyết H5: Trình độ, tác phong, ý thức
của NLĐ tác động cùng chiều với QHLĐ
Giả thuyết H6: Vai trò của tổ chức công
đoàn tác động cùng chiều với QHLĐ
4. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ ĐO
LƯỜNG
4.1. Mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu
Nghiên cứu này được tiến hành thông qua
hai bước: (1) nghiên cứu định tính nhằm điều
chỉnh và bổ sung các thang đo, (2) nghiên
cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ
liệu khảo sát, cũng như kiểm định thang đo,
kiểm định mô hình nghiên cứu lý thuyết và
các giả thuyết. Nghiên cứu được thực hiện
tại DN trong khu công nghiệp Sóng Thần 1,
Tỉnh Bình Dương. Sau khi hoàn tất bảng câu
hỏi, bước thử nghiệm được tiến hành để có
được bảng câu hỏi tốt hơn so với mục tiêu
đề ra. Bảng câu hỏi cũng được sự góp ý của
chuyên gia trong lĩnh vực QHLĐ. Tiếp đến
tiến hành khảo sát thử với 30 người. Sau
đó tiến hành phát 250 phiếu điều tra thu
về từ 50 DN được chọn khảo sát (gồm 20
DN vốn trong nước, 30 DN vốn FDI). Đối
tượng khảo sát là những người đại diện cho
ba nhóm: người sử dụng lao động (NSDLĐ)
100 phiếu; NLĐ 100 phiếu; cán bộ công
đoàn 50 phiếu. Sau quá trình phân tích, loại
bỏ lỗi sai sót và không đạt yêu cầu, kết quả
thu được 186 mẫu hợp lệ.
4.2. Xây dựng thang đo
Được xây dựng và hiệu chỉnh thông qua
phương pháp định tính, thảo luận chuyên
gồm 4 đối tượng (giám đốc DN tại KCN
Sóng Thần, Chủ tịch công đoàn cơ sở, các
nhà khoa học).
Yếu tố Nguồn gốc
Môi trường pháp lý Andreù Petit (1993)
Công tác quản lý nhà nước vềlao động Andreù Petit (1993)
Văn hóa quốc gia của các doanh nghiệp Vũ Việt Hằng (2004)
Nhận thức về pháp luật lao động của DN Vũ Việt Hằng (2004)
Tác phong và ý thức của người LĐ Vũ Việt Hằng (2004)
Vai trò của tổ chức công đoàn Vũ Việt Hằng (2004)
Quan hệ lao động Andreù Petit (1993)
5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu được khảo sát bằng bảng câu
hỏi, trong đó bao gồm 29 biến quan sát và một
số câu hỏi đặc trưng. Dựa vào kết quả xây
dựng các thang đo và tiến hành thiết kế bảng
câu hỏi hoàn chỉnh để phục vụ cho công tác
thu thập thông tin trong phần nghiên cứu định
lượng. Bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert
5 khoảng cách.
5.2. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach
Alpha
34
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ
hơn 0.40 sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn thang
đo có độ tin cậy Cronbach Alpha từ 0.6 trở
lên (Nunnally & Burnstein, 1994). Kết quả
Cronbach Alpha của 7 khái niệm. Sau đây là
kết quả phân tíchCronbach’s Alpha.
Thành phần Giá trị Cronbach’s Alpha
Môi trường pháp lý 0.878
Công tác quản lý nhà nước về lao động 0.885
Văn hóa quốc gia của các doanh nghiệp 0.917
Nhận thức về pháp luật lao động của DN 0.896
Tác phong và ý thức của người LĐ 0.880
Vai trò của tổ chức công đoàn 0.886
Quan hệ lao động 0.646
5.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo,
28 biến quan sát đủ tiêu chuẩn để sử dụng tiếp
cho quá trình nghiên cứu. Phân tích nhân tố
khám phá được tiến hành theo phương pháp
trích yếu tố Principal Component Analysis
với phép xoay Varimax.Theo Hair và cộng sự,
Factor loading là chỉ tiêu đảm báo mức ý nghĩa
thiết thực của EFA. Factor loading lớn hơn 0.3
được xem là mức tối thiểu, lớn hơn 0.4 được
xem là quan trọng, lớn hơn 0.5 được xem là có
ý nghĩa thiết thực. Factor loading của các biến
quan sát phải lớn hơn hoặc bằng 0.5. Chọn
mức tối thiểu 0.5 để đảm bảo ý nghĩa thiết thực
của EFA. Ngoài ra, hệ số Eigenvalue lớn hơn
1, nếu nhỏ hơn 1 sẽ bị khỏi mô hình nghiên cứu
và tổng phương sai trích lớn hơn 50% (Gerbing
& Anderson, 1988).
Yếu tố
1 2 3 4 5 6
VTCD1 0.908 0.104 0.107 0.084 0.016 -0.021
VTCD2 0.85 0.132 0.081 0.046 -0.091 -0.124
VTCD3 0.803 0.072 0.047 0.075 0.022 -0.008
VTCD4 0.741 0.084 0.157 0.016 0.165 0.41
VTCD5 0.716 0.014 0.093 0.119 0.112 0.378
MTPL3 0.106 0.851 0.069 0.119 0.079 -0.052
MTPL1 -0.036 0.801 0.064 0.139 0.242 0.206
MTPL2 0.086 0.8 0.179 0.137 0.091 -0.023
MTPL4 0.133 0.755 0.266 0.058 0.136 0.168
MTPL5 0.136 0.645 0.186 0.167 0.205 0.026
QLNN2 0.077 0.207 0.84 0.18 0.032 -0.13
QLNN3 0.103 0.096 0.804 0.148 0.034 0.398
QLNNI4 0.139 0.125 0.772 0.141 0.078 0.425
QLNN1 0.099 0.24 0.736 0.275 0.07 -0.165
35
Nghiên cứu các yếu tố . . .
QLNN5 0.108 0.157 0.683 0.291 -0.005 0.058
NTPL3 0.074 0.137 0.142 0.866 0.033 -0.006
NTPL4 0.125 0.169 0.256 0.817 0.107 0.084
NTPL2 0.137 0.144 0.23 0.812 0.117 -0.107
NTPL1 -0.01 0.121 0.218 0.801 0.13 0.132
TPYT2 0.038 0.144 0.043 0.089 0.865 0.002
TPYT3 0.013 0.109 -0.024 0.086 0.835 0.147
TPYT4 0.064 0.106 0.073 0.133 0.82 0.21
TPYT1 0.012 0.281 0.062 0.037 0.799 0.08
VHDN1 0.089 0.058 0.018 -0.009 0.174 0.889
VHDN2 0.082 0.118 0.144 0.045 0.18 0.874
Kiểm định EFA thang đo các yếu tố tác
động đến QHLĐ với tập hợp 25 biến, cho thấy
có 6 nhóm yếu tố được trích tại eigenvalue là
1.252 và phương sai trích là 75.268% đạt yêu
cầu (>50%), đồng thời hệ số KMO= 0.798
cũng đạt yêu cầu (>0.5), chứng tỏ phân tích
nhân tố để nhóm các biến lại là rất thích hợp
(Xem thêm phụ lục 6).
Sau khi phân tích và đánh giá bằng hai
công cụ hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân
tích nhân tố khám phá EFA, thang đo các yếu
tố ảnh hưởng đến QHLĐ không có gì thay đổi
6 thành phần và 25 biến quan sát.
5.4. Kết quả phân tích hồi quy
Sau khi tìm ra các nhân tố tác động đến
QHLĐ của doanh nghiệp bằng phân tích
Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám
phá EFA, các nhân tố tiếp tục đưa vào mô
hình hồi quy bội để phân tích, xác định cụ thể
trọng số của từng yếu tố tác động đến QHLĐ
của doanh nghiệp.
R Hệ số R2 Hệ số R2 điều chỉnh Sai số chuẩn
1 .754a 0.569 0.554 0.29699
Hệ số hồi
qui không
chuẩn hóa
Hệ số hồi qui
chuẩn hóa
t Sig.
Đa cộng tuyến
Std. Error Beta Tolerance VIF
Hằng số 1.186 0.185 6.41348 0.00
MTPL 0.108 0.03 0.202 3.36 0.001 0.70 1.4
QLNN 0.190 0.04 0.297 4.69 0.000 0.63 1.6
VHDN 0.150 0.03 0.247 4.45 0.000 0.82 1.2
NTPL 0.074 0.04 0.124 2.04 0.043 0.69 1.5
TPYT 0.102 0.03 0.173 3.03 0.003 0.77 1.3
VTCD 0.080 0.04 0.123 2.27 0.024 0.86 1.2
36
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Bảng trên cho thấy mô hình có hệ số R2
điều chỉnh (Adjusted R Square) là 0.554.
Như vậy, các yếu tố trong mô hình nghiên
cứu giải thích được 55,4% tác động đến
QHLĐ của doanh nghiệp còn lại 44,6 % là
do các yếu tố khác ngoài mô hình giải thích.
Kiểm định độ ổn định mô hình hồi qui cho
thấy các hệ số hồi qui (Beta) không bị biến
thiên. Ngoài ra, hệ số VIF<10 nên các yếu tố
không có hiện tượng đa cộng tuyến. Vì vậy
phân tích hồi qui là phù hợp. Ta có phương
trình hồi quy như sau:
QHLĐ = 1.186 + 0.202 * MTPL + 0.297
* QLNN + 0.247 * VHDN + 0.124 * NTPL+
0.173 * TPYT + 0.123 * VTCD
Ghi chú: Môi trường pháp lý (MTPL),
Quản lý nhà nước (QLNN), Văn hóa doanh
nghiệp (VHDN), Nhận thực pháp luật (NTPL),
Tác phong ý thức người lao động (TPYT), Vai
trò công đoàn (VTCĐ).
5.5. Kiểm định mô hình nghiên cứu
Căn cứ vào kết quả kiểm định hồi quy
bội cho thấy cả 6 giả thuyết đặt ra ban đầu
đều được chấp nhận. Kết qủa này khẳng định
lại một lần nữa tính phù hợp của mô hình lý
thuyết của các tác giả đi trước.
Giả thuyết Phát biểu Kết quả
H1 Môi trường pháp lý tác động cùng chiều với sự hài hòa QHLĐ Chấp nhận
H2 Công tác quản lý nhà nước về lao động tác động cùng chiều với QHLĐ Chấp nhận
H3 Văn hóa quốc gia của các doanh nghiệp tác động cùng chiều với QHLĐ Chấp nhận
H4 Nhận thức về pháp luật lao động của DN tác động cùng chiều với QHLĐ Chấp nhận
H5 Trình độ, tác phong và ý thức của người LĐ tác động cùng chiều với QHLĐ Chấp nhận
H6 Vai trò của tổ chức công đoàn tác động cùng chiều với QHLĐ Chấp nhận
6. BIỆN LUẬN VÀ ỨNG DỤNG
Trong điều kiện nghiên cứu tại các doanh
nghiệp tại KCN Sóng Thần 1, 29 biến quan
sát được sử dụng trong mô hình nghiên
cứu lý thuyết đã bị loại 1 biến sau khi chạy
Cronbach’s Alpha. Trong quá trình đo lường
các yếu tố, ở độ tin cậy 95% thì các khái niệm:
Môi trường pháp lý, Quản lý nhà nước, Văn
hóa doanh nghiệp, nhận thức pháp luật, Tác
phong ý thức NLĐ, Vai trò công đoàn có
tác động đến quan hệ lao động tại các doanh
nghiệp tại KCN Sóng Thần 1.
Trên cơ sở kết quả của nghiên cứu này về
tác động này các hàm ý chính sách được đưa
ra cho nhà quản trị trong cơ quản quản lý nhà
nước và doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất, về phía doanh nghiệp: Xây
dựng văn hóa “dung hòa” trong các DN đầu
tư nước ngoài; Áp dụng các chính sách động
viên NLĐ; Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao
trình độ và năng lực cho những người làm
công tác nhân sự; Xây dựng môi trường sống,
làm việc theo pháp luật trong DN; Tăng cường
đối thoại xã hội trong doanh nghiệp;
Thứ hai, về phía tổ chức công đoàn: Tìm
kiếm mô hình hoạt động công đoàn thích
hợp; Tích cực tham gia nâng cao chất lượng
cuộc sống của người lao động; Củng cố quan
hệ hợp tác với doanh nghiệp, làm cầu nối
giữa người sử dụng lao động và người lao
động; Kiện toàn đội ngũ cán bộ công đoàn
cơ sở;
37
Nghiên cứu các yếu tố . . .
Thứ ba, về phía Nhà nước: Tăng cường
công tác quản lý Nhà nước về lao động;
Hoàn thiện các quy định pháp luật về quan
hệ lao động tạo ra môi trường pháp lý thông
thoáng phù hợp với luật pháp quốc tế; Củng
cố và thực hiện hiệu quả cơ chế ba bên ở
Việt Nam;
Thứ tư, về phía Chính quyền tỉnh Bình
Dương: Xem xét giao biên chế phù hợp với
quy mô tổ chức và yêu cầu đặt ra đối với
tổ chức công đoàn. Đặc biệt là biên chế của
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; Xem xét
chủ trương, bố trí quỹ đất để xây dựng Nhà
truyền thống phong trào CNLĐ và hoạt động
công đoàn; Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch, đầu tư các công trình phúc
lợi xã hội, thiết chế văn hoá TDTT, trường
học, nhà trẻ phục vụ nhu cầu của người
lao động trong các khu, cụm công nghiệp
và những địa bàn có đông công nhân lao
động; Hiện còn 07 đơn vị trực thuộc (gồm:
CĐ các KCN, CĐ Dệt May, CĐVC, tạp chí
Lao Động, Quỹ CEP, Công ty du lịch công
đoàn) trụ sở LĐLĐ cũ. Đây là những đơn vị
có đầu mối CĐCS, ĐVCĐ rất lớn, thường
xuyên trực tiếp tiếp xúc CNLĐ và tổ chức
các hội nghị ngoài giờ, vào ngày nghỉ hàng
tuần. Trước khi thu hồi mặt bằng, đề nghị
UBND tỉnh xem xét bố trí nơi làm việc thuận
lợi đối với các đơn vị trực thuộc trên để tiếp
tục hoạt động thuận lợi.
7. KẾT LUẬN VÀ GIỚI HẠN CỦA
NGHIÊN CỨU
Có thể có nhiều yếu tố khác nữa góp phần
vào việc các yếu tố tác động đến QHLĐ. Bên
cạnh đó, các yếu tố khác như vùng miền, tính
chất ngành (thâm dụng lao động hay kỹ thuật
cao,) cũng cần được nghiên cứu để có thể
đưa ra các giải pháp hoàn chỉnh hơn để mang
lại hiệu quả nhiều hơn cho công tác QHLĐ
được hài hòa tại các DN tại KCN Sóng Thần
1. Vấn đề này cho các nghiên cứu khác có
hướng nghiên cứu tiếp theo.
Tương tự như bất kỳ nghiên cứu nào,
nghiên cứu này cũng có những hạn chế. Một là,
nghiên cứu này chỉ được thực hiện tại tại các
DN tại KCN Sóng Thần 1 với phương pháp
chọn mẫu thuận tiện phi xác suất. Số lượng
mẫu chưa nhiều cũng là một hạn chế. Khả năng
tổng quát hóa kết quả của nghiên cứu sẽ cao
hơn nếu nó được lặp lại tại một số KCN khác
nữa tại Việt Nam với một phương pháp chọn
mẫu có tính đại diện cao hơn. Vì vậy, hướng
nghiên cứu ưu tiên tiếp theo là các nghiên cứu
lặp lại tại các KCN lớn ở Việt Nam với phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Hai là, nghiên cứu
này chỉ xem xét sáu yếu tố chính tác động đến
QHLĐ làMôi trường pháp lý, Quản lý nhà
nước, Văn hóa doanh nghiệp, nhận thức pháp
luật, tác phong ý thức người lao động, Vai trò
công đoàn.Vì vậy, cần bổ sung một số yếu tố
khác như đã nêu ở phần trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A.Tiếng Việt
1. Bộ luật lao động của Việt Nam năm 2012
2. Hội nghị ba bên KCN Bình Dương (2011). Báo về QHLĐ tại các KCN tỉnh Bình Dương.
3. Hội nghị quốc gia (2013), Báo cáo về tình hình QHLĐ của Việt Nam.
4. Nguyễn Thị Kim Dung(2003). Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam, Nhà xuất
bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
5. Liên đoàn Lao động Bình Dương (2013). Báo cáo số liệu tổng hợp về tranh chấp lao động tập thể
và đình công.
38
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
6. Liên đoàn Lao động Bình Dương (2013). Báo cáo số liệu tổng hợp khảo sát về hợp đồng lao động
và ký kết thỏa ước lao động tập thể.
7. Nguyễn Mạnh Cường (2013). Những căn bản về QHLĐ trong kinh tế thị trường và vai trò của Nhà
nước, tạp chí lao động, số tháng 4
8. Nguyễn Thị Cành (2004).Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế. Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM..
9. Nguyễn Văn Bình(2011). T