Nghiên cứu các yếu tố trang trí trên đồng tiền Việt Nam

Việc nhìn nhận đối tượng tiền tệ - bên cạnh vai trò lưu hành thông thường với chức năng trung gian tiền tệ, cũn cú một giá trị rất đặc biệt xột trờn khía cạnh văn hoá - nghệ thuật, ý nghĩa chính trị quốc gia, hay một nền kinh tế - xã hội và còn phản ánh trình độ phát triển khoa học công nghệ in, đúc tiền. Tiền Việt Nam đã có lịch sử ra đời và phát triển hàng ngàn năm (từ đồng tiền đầu tiên năm 970 dưới triều đại nhà Đinh đến nay). Mỗi một đồng tiền trong mỗi giai đoạn lịch sử đều gắn chặt với với những đặc điểm kinh tế, chính trị và xã hội của thời kỳ đó, mang những đặc trưng văn hoá, truyền thống và bản sắc dân tộc Việt Nam. Những đồng tiền hình tròn lỗ vuông tượng trưng cho quyền năng của trời và đất trong suốt các triều đại phong kiến trước đây, những đồng tiền trong các giai đoạn cách mạng Việt Nam sau này, là một tập hợp đa dạng về chủng loại, phong phú về hình thức và đều có chung một sức sống mãnh liệt, khát vọng hoà bình và chứa đựng những giá trị nghệ thuật đậm nét văn hoá, con người Việt Nam. Lịch sử tiền tệ Việt Nam đã có từ lâu, nhưng thực sự chưa có một công trình nghiên cứu nào đánh giá một cách toàn diện về các giá trị lịch sử, kinh tế, xã hội của các đồng tiền qua các triều đại. Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử tiền tệ nói chung, lịch sử đồng tiền nói riêng của các nhà chuyên môn, nhà khoa học, nhà sưu tầm trong và ngoài Ngành. Nhưng đến nay, có thể nói chưa có một công trình nào thực sự hoàn chỉnh, bởi lịch sử đồng tiền nước ta đã có từ lâu, đa dạng, phong phú trải dài theo chiều dài lịch sử, và bản thân đồng tiền lại chứa đựng một cách tinh xảo nhất những giá trị lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá và nghệ thuật. Tìm hiểu những hình ảnh, họa tiết trang trớ trờn đồng tiền xưa và nay đã từng tồn tại, lưu hành trong xã hội Việt Nam để hiểu rõ về tính chất ứng dụng cùng hình ảnh biểu trưng của con người, đất nước Việt Nam, đó là lý do tôi chọn đề tài tốt nghiệp của mình.

doc49 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2037 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu các yếu tố trang trí trên đồng tiền Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Việc nhìn nhận đối tượng tiền tệ - bên cạnh vai trò lưu hành thông thường với chức năng trung gian tiền tệ, cũn cú một giá trị rất đặc biệt xột trờn khía cạnh văn hoá - nghệ thuật, ý nghĩa chính trị quốc gia, hay một nền kinh tế - xã hội và còn phản ánh trình độ phát triển khoa học công nghệ in, đúc tiền. Tiền Việt Nam đã có lịch sử ra đời và phát triển hàng ngàn năm (từ đồng tiền đầu tiên năm 970 dưới triều đại nhà Đinh đến nay). Mỗi một đồng tiền trong mỗi giai đoạn lịch sử đều gắn chặt với với những đặc điểm kinh tế, chính trị và xã hội của thời kỳ đó, mang những đặc trưng văn hoá, truyền thống và bản sắc dân tộc Việt Nam. Những đồng tiền hình tròn lỗ vuông tượng trưng cho quyền năng của trời và đất trong suốt các triều đại phong kiến trước đây, những đồng tiền trong các giai đoạn cách mạng Việt Nam sau này, là một tập hợp đa dạng về chủng loại, phong phú về hình thức và đều có chung một sức sống mãnh liệt, khát vọng hoà bình và chứa đựng những giá trị nghệ thuật đậm nét văn hoá, con người Việt Nam. Lịch sử tiền tệ Việt Nam đã có từ lâu, nhưng thực sự chưa có một công trình nghiên cứu nào đánh giá một cách toàn diện về các giá trị lịch sử, kinh tế, xã hội của các đồng tiền qua các triều đại. Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử tiền tệ nói chung, lịch sử đồng tiền nói riêng của các nhà chuyên môn, nhà khoa học, nhà sưu tầm trong và ngoài Ngành. Nhưng đến nay, có thể nói chưa có một công trình nào thực sự hoàn chỉnh, bởi lịch sử đồng tiền nước ta đã có từ lâu, đa dạng, phong phú trải dài theo chiều dài lịch sử, và bản thân đồng tiền lại chứa đựng một cách tinh xảo nhất những giá trị lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá và nghệ thuật. Tìm hiểu những hình ảnh, họa tiết trang trớ trờn đồng tiền xưa và nay đã từng tồn tại, lưu hành trong xã hội Việt Nam để hiểu rõ về tính chất ứng dụng cùng hình ảnh biểu trưng của con người, đất nước Việt Nam, đó là lý do tôi chọn đề tài tốt nghiệp của mình. ĐỐI TƯỢNG NGHIấN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về yếu tố trang trí trên đồng tiền Việt Nam thời nguyên thủy và hiện đại. Phạm vi nghiên cứu: Hình ảnh trờn cỏc đồng tiền MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI: Tìm hiểu và nghiên cứu hoa văn, họa tiết, hình ảnh trang trí trên đồng tiền giỳp tụi hiểu được thêm rõ ràng về lịch sử dân tộc, về tính chất đặc trưng, tiêu biểu mà người sản xuất, làm ra đồng tiền đã truyền đạt một cách trung thực, sống động nhất. Khi cầm trên tay một đồng tiền dù là tiền cổ, tiền giấy hay tiền kim loại, mỗi người đều cú cỏch nghĩ: đồng tiền không chỉ là mang yếu tố sử dụng mà nó cũn mang tính mỹ thuật, giá trị lưu giữ lịch sử vô cùng to lớn. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ phần nào đó không chỉ riờng tụi mà sẽ có thật nhiều người thờm yờu và hiểu về đồng tiền – giá trị tinh thần của mỗi quốc gia. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Tổng hợp vấn đề, phân tích, so sánh, chứng minh tìm ra hướng giải quyết. - Nghiên cứu tài liệu tham khảo. - Gặp gỡ, trao đổi ý kiến của các giảng viên, thạc sĩ, nhà phê bình mỹ thuật... DỰ KIẾN ĐÓNG GểP CỦA ĐỀ TÀI: Tìm hiểu, nghiên cứu yếu tố trang trí trên đồng tiền Việt Nam là tìm hiểu về bảo lưu những giá trị lịch sử truyền thống, khai thác những yếu tố tích cực để áp dụng vào những môn nghệ thuật khác. Là tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên mỹ thuật. CẤU TRÚC CỦA TIỂU LUẬN: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, cấu trúc của đề tài gồm có 3 chương, đó là: Chương 1: Nguồn gốc và lịch sử ra đời của đồng tiền Việt Nam Chương 2: Yếu tố trang trí trên đồng tiền Việt nam nguyên thủy Chương 3: Yếu tố trang trí trên đồng tiền Việt Nam hiện đại B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM Khái niệm tiền là gì? Tiền là thứ để trao đổi hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận (nghĩa là mỗi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng). Tiền là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hoá và dịch vụ. Thông qua việc chứng thực các giá trị này dưới dạng của một vật cụ thể (thí dụ như tiền giấy hoặc tiền kim loại) hay dưới dạng văn bản (dữ liệu được ghi nhớ của một tài khoản) mà hình thành một phương tiện thanh toán được cộng đồng công nhận trong một vùng phổ biến nhất định. Khi một phương tiện thanh toán, tiền là phương tiện chuyển tiếp vì hàng hoá hay dịch vụ không thể trao đổi trực tiếp cho nhau được. Người ta có thể nhìn tiền như vật môi giới, biến việc trao đổi trực tiếp hàng hoá và dịch vụ, thường trao đổi phải mất nhiều công sức tìm kiếm, thành một sự trao đổi có 2 bậc. Nói một cách chặt chẽ thì tiền chỉ là những gì mà pháp luật bắt buộc phải công nhận là một phương tiện thanh toán. Ngoài giá trị hiển nhiên của một phương tiện thanh toán, tiền còn thể hiện đặc trưng của một quốc gia và một vùng lãnh thổ phát hành. Có những đồng tiền dày đặc chi tiết nhỏ, nhưng cũng có những tờ trình bày đơn giản bằng những hình khối, màu sắc hiện đại và ấn tượng. Điều đó cho thấy khả năng sáng tạo vô hạn của các nhà thiết kế trong việc truyền tải những hình ảnh đực trưng của quốc gia, dân tộc cũng như nói lên giá trị lịch sử (một chứng nhân lịch sử sống động) lên từng tờ giấy bạc. 1.2. Nguồn gốc của đồng tiền: * Thế giới: Tiền hình thành như một phương tiện trao đổi đa năng để đơn giản hóa thương mại. Nếu như trước kia tiền thường được kiên kết với các phương tiện trao đổi hiện thực có giá trị thí dụ như đồng tiền bằng vàng thì tiền ngày nay thông thường là từ vật liệu mà chính nó không có giá trị (tiền giấy). Trong trao đổi quốc tế người ta gọi các loại tiền khác nhau là tiền tệ. Giá trị của tiền hình thành từ trị giá đối ứng mà tiền đại diện cho chúng. Ngày xưa vàng và bạc là các vật bảo đảm giá trị của tiền tại châu Âu. Ngày nay việc này không còn thông dụng nữa và tiền là tượng trưng cho giá trị của hàng hóa mà người ta có thể mua được. Người ta tin rằng đầu tiên hàng hóa và các dịch vụ được trao đổi trực tiếp với nhau (thương mại trao đổi). Vì điều này không thực dụng nên hàng hóa và dịch vụ được trao đổi với các loại hàng hóa khỏc mà có thể được tiếp tục trao đổi một cách dễ dàng. Loại hàng hóa là tiền này là những vật có giá trị đẹp hay hữu ích như bò, lạc đà, lông súc vật, dao, xẻng, vòng trang sức, đá quý, muối và nhiều loại khác. Khi người ta khám phá ra rằng một số vật không còn được sử dụng nữa mà chỉ được tiếp tục trao đổi thỡ cỏc bản sao chép nhỏ hơn và ít có giá trị hơn của các vật này được sử dụng làm phương tiện thanh toán. Thuộc về các loại hàng hóa trở thành tiền là các vỏ sò cho đến khi người Trung Quốc tiến quân vào năm 1950 (chữ "bối" trong "bảo bối" chỉ đến con sò). Đó là các hình thức thanh toán đầu tiên trước khi có tiền. (Tiền trong tiếng La tinh là pecunia bắt nguồn từ pecus có nghĩa là con bũ vỡ đồng tiền kim loại đầu tiên của La Mã tượng trưng cho giá trị của một con bò.) Khả năng có thể đếm được, dễ bảo toàn, dễ vận chuyển đó đúng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn vật liệu cũng như khả năng có thể giữ được giá trị. Các thỏi hay sợi dây bằng đồng thiếc hay bạc đáp ứng được các yêu cầu này vì có giá trị bền vững và có thể bảo toàn dễ dàng. Tiền kim loại: Mãi cho đến trong thế kỷ 18 giá trị của các loại tiền tệ của châu Âu được định nghĩa thông qua lượng kim loại quý. Bên cạnh việc theo dõi sản xuất trong nước, các xưởng đúc tiền quốc gia còn theo dõi cả việc đúc tiền của nước ngoài. Một tiền tệ được đánh giá quá cao hay quá thấp khi đồng tiền được tớnh trờn hay dưới giá trị của kim loại trong lúc tính toán với các tiền tệ khỏc trờn thế giới. Các đồng tiền kim loại đầu tiên được người Lydia ở phía Tây của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay đúc từ vàng, trong thời gian giữa 640 và 600 TCN, có nhiều kích thước và giá trị khác nhau và được dùng như là một phương tiện thanh toán để đơn giản hóa việc trả lương cho những người lính đánh thuê. Một lượng nhất định của các hạt bụi vàng được nấu chảy thành đồng tiền và sau đó hình của nhà vua được dập nổi lên trên. Nhà vua người Lydia cuối cùng, Croesus, vì thế mà mang danh là giàu có vô hạn. Các đồng tiền kim loại này đã làm cho việc thương mại dễ dàng đi rất nhiều vỡ chỳng cú ưu điểm là bao giờ cũng có kích thước, trọng lượng và hình dáng không thay đổi và thay vì là phải cõn thỡ có thể đếm được. Việc cố tình mài mòn đồng tiền để lấy bớt đi kim loại đã tạo nên nhiều vấn đề rất lớn trong việc sử dụng tiền kim loại. Việc giá trị của các kim loại quý biến động khi so sánh với nhau còn mang lại nhiều vấn đề lớn hơn. Giá trị của các loại tiền tệ khác nhau, bao gồm các đồng tiền bằng vàng, bạc và đồng, không thể giữ ổn định khi so sánh với nhau được. Giải pháp cho vấn đề này trong đầu thế kỷ 18 tại Anh là loại tiền tệ về nguyên tắc dựa trên vàng. Tiền giấy: Mặc dù tư tưởng dùng tiền giấy có thể nhận thấy qua ý thức sử dụng hối phiếu và phiếu nhận của người Babylon cổ từ rất sớm khoảng 2500 TCN, những đồng tiền giấy đầu tiên lần tìm được đầu tiên ở Trung Hoa cổ đại, thời Bắc Tống. Tiền giấy Trung Quốc được sử dụng từ thế kỷ VII dưới triều đại nhà Đường. Khi ấy hệ thống tiền tệ chính của Trung Quốc vẫn là tiền xu tròn lỗ vuông và tiền vàng, bạc. Xuất phát từ hoạt động của các hiệu cầm đồ, kim hoàn nhận giữ tiền hộ khác hàng, người ta nghĩ ra cách thanh toán bằng những tờ giấy chứng nhận gửi tiền để dễ vận chuyển và an toàn trong sử dụng. Tiền ngày ấy được gọi là “phi tệ” vỡ nó nhẹ. Đến thế kỷ X, tiền giấy Trung Quốc đã được sử dụng rất rộng rãi trên địa bàn rộng lớn và đó cú một hệ thống thanh toán ngân hàng khá hoàn chỉnh. Khi ấy người châu Âu hầu như không biết gì về Trung Quốc. Một sự kiện rất nổi tiếng và được coi là đem lại những hiểu biết đầu tiên của châu Âu về Trung Quốc là cuộc phiêu lưu của một người Italia tên là Marco Polo đến Trung Quốc vào thế kỷ XIII. Cuộc phiêu lưu này được chính Marco Polo kể lại bằng một cuốn hồi ký làm xôn xao dư luận châu Âu thời đú vỡ vô vàn những điều mới lạ. Trong đó, ụng cú trình bày về cách sản xuất và lưu hành tiền giấy. Khi đó, tiền giấy là một điều hoàn toàn mới lạ ở châu Âu, nhiều người tỏ ra không tin và nghi ngờ giá trị của một loại tiền được làm bằng giấy.Tuy nhiên tiền giấy này thực chất mới chỉ là các “ngân phiếu”, nó khụng thay thế hoàn toàn cho tiền kim loại trong đời sống thường nhật. Nó cũng chỉ lưu hành trong một tầng lớp thương nhân và quý tộc giàu có bởi mệnh giá của nó rất lớn. Để trở thành một đồng tiền hoàn chỉnh như ngày nay thỡ cũn cú một khoảng cách rất dài. Tiếc rằng tiền giấy Trung Quốc đã không có nhiều cơ hội tiếp tục phát triển do những hạn chế về chính trị. Năm 1455, triều đại nhà Minh đã ban hành nhiều biện pháp hạn chế tiền giấy đồng thời đóng cửa nhiều trung tâm tài chính lúc đó. Từ đó tiền giấy Trung Quốc hầu như không được nhắc đến nữa. Tờ giấy bạc châu Âu đầu tiên được in tại Thuỵ Điển năm 1661, và nước Pháp đã đưa tiền giấy vào lưu thông rộng rãi ở thế kỷ 18.Và tư tưởng dùng tiền giấy trở nên phổ biến với các khác cũng như ở các thuộc địa. * Việt Nam: Tiền Việt Nam được phát hành lần đầu vào giữa thế kỷ 10, thời kỳ nhà nước Đại Cồ Việt dưới sự trị vì của Đinh Bộ Lĩnh. Thời phong kiến, gần như mỗi đời vua lại cho phát hành loại tiền mới. Nhiều khi, mỗi lần thay đổi niên hiệu, vua lại cho phát hành loại tiền mới. Suốt một thời gian dài, tiền kim loại là thứ tiền duy nhất và mô phỏng theo tiền kim loại của các triều đình Trung Quốc. Cho đến tận thời kỳ Pháp thuộc Việt Nam vẫn lưu thông tiền kim loại, nhưng trong lịch sử, tiền giấy đã từng xuất hiện ở Việt Nam từ khá sớm. Tiền giấy được phát hành lần đầu tiên năm 1396 dưới thời vua Trần Thuận Tông, tuy nhiên người quyết định khi đó lại là Hồ Quý Ly. Có thể hình dung rằng, một loạt các động tác ngoài tài chính - tiền tệ sẽ xảy ra đồng bộ, có tổ chức với quy mô lớn (trong toàn quốc) trong việc phát hành tiền giấy như: thết kế mẫu, vẽ mẫu, làm giấy chuyên dùng, in ấn, phát hành, cho thấy một khía cạnh văn hoá rất phát triển và có hiệu quả trên toàn cõi Đại Việt lúc bấy giờ. Tuy chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn ngủi và còn nhiều tranh cãi về mục đích phát hành, nhưng đồng tiền giấy Thông bảo hội sao của Hồ Quý Ly cũng đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử đáng trân trọng của mình và được lưu danh thiên cổ với tư cách là đồng tiền giấy đầu tiên của Việt Nam. Đặc điểm của đồng tiền: Ngoài giá trị hiển nhiên của một phương tiện thanh toán, tiền còn thể hiện đặc trưng của các quốc gia và vùng lãnh thổ phát hành. Chính vẻ đẹp đó được các nhà sưu tập cất công tìm kiếm. Những tờ tiền giấy đủ kích cỡ, khi thỡ bộ xíu bằng 3 ngón tay như tiền của Somaliland, có tờ lại mong manh như một tấm vé số - tiền Nam Cực... Nhưng tổng hòa lại, tiền của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ có những đặc điểm dễ nhận ra. Chẳng hạn tiền các nước khu vực châu Phi thường có màu sắc sặc sỡ, chi tiết cầu kỳ; tiền khu vực châu Mỹ thường gắn với những vị anh hùng, những cuộc khởi nghĩa, hỡnh cỏc bộ tộc đặc trưng... Chính vẻ đẹp phong phú đó mang đến niềm cảm hứng cho các nhà sưu tập tiền đang lưu hành. Qua so sánh tổng quan giữa tiền các nước với tiền Việt Nam, những đồng tiền cổ xưa hay những tờ tiền giấy nhỏ ấy chứa đựng trong nó những giá trị mỹ thuật cực kỳ phong phú và đa dạng. *Hình thức tiền cổ Việt Nam: có những đặc điểm khá riêng biệt và đặc sắc. Mặt trước: Ngoại trừ tiền giấy phát hành dưới thời Hồ Quý Ly, tiền cổ của Việt Nam đều được đúc bằng kim loại dạng hình tròn với lỗ vuông ở chính giữa. Mặt chính của đồng tiền cú các chữ Hán mà ít nhất có hai chữ (vị trí 1 và 2) thường là niên hiệu của nhà vua và hai chữ sau (vị trí 3 và 4) dùng để chỉ loại tiền. Cũng có thể có loại tiền không có hai chữ này. Vị trí của bốn chữ đôi khi viết theo chiều thuận của kim đồng hồ và đôi khi viết theo kiểu chéo (Xem phần: "Tên gọi tiền cổ" bên dưới). Mặt trước của đồng tiền, viền tròn của rìa tiền và viền vuông của lỗ tiền thường được viền nổi để giảm bớt sự hao mòn của chữ đúc và việc mài dũa mặt tiền để lấy bớt chất đồng của kẻ gian. Mặt sau : Mặt sau của tiền thường không có chữ, tuy nhiên một số nhỏ có chữ để chỉ một trong các ý nghĩa sau: Kích thước và trọng lượng : Các đồng tiền cổ có đường kính trung bình từ 22mm - 24mm, những đồng lớn có đường kính 25 - 26mm (như tiền Thành Thỏi thụng bảo) và những đồng nhỏ 18 - 20mm (như đồng Bảo Ðại thông bảo). Kích thước của lỗ vuông trung bình vào khoảng 5 mm, nhưng cũng có những đồng tiền có lỗ vuông to đến 7 mm như trường hợp tiền ngoại thương Trường Kỳ tiêu dùng ở Hội An vào thế kỷ 17. Chiều dày của tiền cổ thường vào khoảng 0,5mm, ngoại lệ tiền Ðoan Khỏnh thụng bảo của Lê Uy Mục dày đến 1 mm. Ðường kính và bề dầy là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến trọng lượng của đồng tiền. Những đồng tiền có kích thước và trọng lượng cân đối vừa đủ, không quá dầy nặng sẽ dễ dàng trong việc tiêu dùng. Tiền quá nhẹ mỏng thì dễ gẫy vỡ. Với kích thước trung bình như trên, trọng lượng khoảng 3,5 - 4 gram là vừa phải. Tiền Ðoan Khỏnh Thụng Bảo của Lê Uy Mục được coi là ngoại cỡ so với các đồng tiền khác, vừa dầy vừa to, có đồng nặng đến 6,2 gram. Tên gọi tiền cổ: Hai chữ ở vị trí 1 và 2 trên đồng tiền thường là niên hiệu của vị vua cho đúc tiền. Hai chữ này do đó thường phản ánh thời gian tiền được đúc. Các chữ thứ 3 và thứ 4 trên đồng tiền có ý nghĩa, nguồn gốc khác nhau, trong đó có những chữ noi theo cách gọi của tiền cổ do các triều đại Trung Quốc phát hành; hoặc do hoàn cảnh, sự kiện lịch sử đương thời; hoặc đơn giản chỉ là hàm ý nhấn mạnh giá trị đồng tiền: Thông bảo là chữ thường thấy nhất trờn cỏc đồng tiền, nghĩa là đồng tiền lưu hành thông dụng. Hai chữ này xuất hiện đầu tiên trong tiền Khai Nguyên Thông Bảo do Đường Cao Tổ của Trung Quốc đúc năm 621. Nguyên bảo: tiền mới đầu tiên Đại bảo: tiền có giá trị lớn Ngoài những chữ trên hay được dựng, cũn cú những chữ khỏc đỳc trên tiền cổ là: Vĩnh bảo: tiền lưu thông mãi mãi Chí bảo: tiền cao quý nhất. Đồng tiền đầu tiên dùng hai chữ "chí bảo" là tiền Gia Định Chí Bảo của Tống Ninh Tông (1208 - 1224). Chính bảo: tiền chính thống. Đồng tiền đầu tiên dùng hai chữ "chính bảo" là tiền Gia Định Chính Bảo của Tống Ninh Tông (1208 - 1224). Cự bảo: tiền có giá trị to Trọng Bảo: Đồng tiền trọng yếu. Đồng tiền đầu tiên dùng hai chữ "trọng bảo" là tiền Càn Nguyên Trọng Bảo của Đường Túc Tông (758 - 759). Thuận Bảo: tiền của vua Lê Hiển Tông, kỷ niệm dịp chiếm đóng Thuận Hóa và lấy súng đồng của chúa Nguyễn ở Thuận Hoá mà đúc thành tiền... Đơn vị và mệnh giá: (Đơn vị đếm) Ðơn vị đếm cơ bản của tiền cổ Việt Nam quan, tiền và đồng. Theo đó "đồng" là đơn vị đếm nhỏ nhất. Từ thời Pháp thuộc, ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện các đơn vị đếm là hào, xu, chinh và cắc. Tiền Việt Nam kể từ sau khi đất nước giành độc lập cú cỏc đơn vị đếm là đồng, hào và xu. Một đồng bằng mười hào. Một hào bằng mười xu. Hiện nay, tiền giấy và tiền kim loại chỉ được phát hành với một đơn vị đếm duy nhất là đồng. Chất liệu: Tiền cổ Việt Nam có nhiều loại: Tiền đúc bằng đồng: là kim loại thông dụng nhất dựng đỳc hầu hết tiền cổ của Việt Nam. éõy là một hợp kim của đồng gồm thêm kền, sắt, thiếc mà thành phần rất thay đổi bởi kỹ thuật luyện kim thời xa xưa chưa được tiêu chuẩn hóa. Tiền đúc bằng kẽm: kẽm là kim loại thông dụng thứ nhì sau đồng được dùng để đúc tiền, nhất là từ thế kỷ 17 trở về sau. Như hợp kim đúc tiền đồng, người ta xử dụng những tạp chất có thành phần kẽm khá cao, gọi chung là ụ diờn mà đúc tiền. Tiền đúc bằng chì: chì là kim loại mềm được pha thêm kim loại khác để có một hợp kim đúc tiền chì. Loại tiền có lượng chì cao khá mềm, đặt nhẹ giữa hai ngón tay, ấn nhẹ là đồng tiền có thể bị bẻ cong. Hiện nay, hơn 400 mẫu tiền chì Việt Nam đã được nhận diện nhưng nguồn gốc của thứ tiền này vẫn còn là một nghi vấn chưa được giải đáp thỏa đáng. Tiền đúc bằng sắt: Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, khi Mạc Đăng Dung lấy ngôi vua của nhà Hậu Lê, sử thần cho rằng nhà Mạc không được lòng trời nên đúc tiền đồng không thành mà phải đúc tiền sắt để tiêu dùng. éú là lần đầu tiên tiền sắt được nhắc đến. Tuy vậy, di chỉ khảo cổ hiện đại cho thấy không có tiền sắt Minh Ðức Thông Bảo của nhà Mạc, mà chỉ thấy tiền đồng. Và trong tiền cổ Việt Nam có một số mẫu tiền đồng nhưng lại rỉ sét đỏ khá bất thường của sắt, nhất là tiền Hồng Ðức Thông Bảo và Minh Ðức Thông Bảo. Các nhà nghiên cứu đặt giả thiết, có thể vào lúc đó, hợp kim đồng có chứa nhiều sắt hơn lúc bình thường được sử dụng, vì ngẫu nhiên hoặc vì cho dễ đúc, chứ không có loại tiền sắt. Tiền đúc bằng vàng: Thường là tiền dùng để ban thưởng của vua Tiền đúc bằng bạc: Thường là tiền dùng để ban thưởng của vua  Một đồng tiền thưởng của vua Khải Định Tiền làm bằng giấy: của nhà Hồ phát hành. Vào tháng 4, năm Bính Tý, niên hiệu Quang Thái thứ 9 (1396) đời Trần Thuận Tông, Hồ Quý Ly lúc đó đang giữ chức Nhập nội phụ chính, Thái sư, Bình chương quân quốc trọng sự, Tuyên trung vệ quốc Đại vương, đã cho in và phát hành tiền giấy "Thông bảo hội sao" để thay thế cho loại tiền đúc bằng đồng trước đó. Đây là đồng tiền giấy đầu tiên trong lịch sử tiền tệ Việt Nam. Thể thức tờ tiền giấy đầu tiên như sau: Tờ 10 đồng vẽ rồng, tờ 30 đồng vẽ sóng, tờ 1 tiền vẽ mây, tờ 2 tiền vẽ rùa, tờ 3 tiền vẽ lân, tờ 5 tiền vẽ phượng, tờ 1 quan vẽ rồng. Kẻ làm tiền giả bị tội chết, ruộng đất, tài sản tịch thu. Về sự kiện này, nhiều sử gia có những đánh giá rất khác nhau. Có người cho rằng Hồ Quý Ly cần thu đồng để đúc vũ khí. Cũng có người đánh giá cao cải cách tiền giấy của Hồ Quý Ly bởi cùng với tiền giấy, Hồ Quý Ly cũn cú những cải cách khác rất tiến bộ và có đóng góp rất lớn cho sự phát triển của xã hội bấy giờ. Mục đích phát hành tiền giấy Thông bảo hội sao của Hồ Quý Ly còn phải nghiên cứu thêm, tuy nhiên, rõ ràng đây là một bước tiến lớn trong hình thức hoạt động tiền tệ - tài chính của đất nước từ hơn 600 năm trước rất đáng được tự hào. Các tài liệu lịch sử đều chộp phộp chế tiền giấy Thông bảo hội sao quy định: Bên ngoài vẽ cái khung vuông có hoa văn, số tiền viết ngang, bên tả viết số hiệu, bên hữu viết chữ "khoa" (tức là bộ, như chữ Phỏp: sộrie). Bên ngoài nữa viết chữ triện