Nghiên cứu cải tạo môi trường và đề xuất phương án tận dụng các bãi chôn lấp chất thải rắn đã đóng cửa tại Thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay, Tp.HCM có 3 bãi chôn lấp chất thải rắn đã ngưng tiếp nhận chất thải rắn với tổng diện tích khoảng 118ha, đó là các bãi Đông Thạnh (huyện Hóc Môn), Gò Cát (quận Bình Tân) và Phước Hiệp (Củ Chi). Các bãi chôn lấp rác này đang là nơi chứa gần 30 triệu tấn rác. Điều này gây ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng, đồng thời gây lãng phí quỹ đất của Thành phố. TP.HCM mong muốn vừa cải tạo các bãi chôn lấp chất thải rắn này, vừa sử dụng quỹ đất một cách có hiệu quả. Chính vì vậy, đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu nghiên cứu hiện trạng, đề xuất phương án cải tạo môi trường và tận dụng quỹ đất của các bãi chôn lấp sau khi đóng cửa. Nghiên cứu đã lựa chọn và đề xuất một số công nghệ Khai thác và phục hồi bãi rác (LFMR: Landfill Mining and Reclamation) nhằm mục đích cải tạo và phục hồi môi trường bãi chôn lấp

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu cải tạo môi trường và đề xuất phương án tận dụng các bãi chôn lấp chất thải rắn đã đóng cửa tại Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
946 NGHIÊN CỨU CẢI TẠO MÔI TRƢỜNG VÀ ĐỀ XUẤT PHƢƠNG ÁN TẬN DỤNG CÁC BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN ĐÃ ĐÓNG CỬA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Vũ Hải Yến Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Hiện nay, Tp.HCM có 3 bãi chôn lấp chất thải rắn đã ngưng tiếp nhận chất thải rắn với tổng diện tích khoảng 118ha, đó là các bãi Đông Thạnh (huyện Hóc Môn), Gò Cát (quận Bình Tân) và Phước Hiệp (Củ Chi). Các bãi chôn lấp rác này đang là nơi chứa gần 30 triệu tấn rác. Điều này gây ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng, đồng thời gây lãng phí quỹ đất của Thành phố. TP.HCM mong muốn vừa cải tạo các bãi chôn lấp chất thải rắn này, vừa sử dụng quỹ đất một cách có hiệu quả. Chính vì vậy, đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu nghiên cứu hiện trạng, đề xuất phương án cải tạo môi trường và tận dụng quỹ đất của các bãi chôn lấp sau khi đóng cửa. Nghiên cứu đã lựa chọn và đề xuất một số công nghệ Khai thác và phục hồi bãi rác (LFMR: Landfill Mining and Reclamation) nhằm mục đích cải tạo và phục hồi môi trường bãi chôn lấp. Từ khóa: Bãi chôn lấp chất thải rắn đã đóng cửa, công nghệ khai thác và phục hồi bãi rác, hiếu khí, tái chế. 1. GIỚI THIỆU CHUNG Thành phố hiện tồn tại 3 bãi chôn lấp đã đóng cửa (Phước Hiệp số 1, 1A, 2, Đông Thạnh và Gò Cát), trong đó có 2 bãi chôn lấp nằm ngoài khu liên hợp xử lý chất thải là bãi Đông Thạnh và Gò Cát. 3 bãi chôn lấp chất thải rắn này với tổng diện tích 118 ha đã gây lãng phí quỹ đất của Thành phố. Do vậy, việc cải tạo môi trường và tái sử dụng bãi chôn lấp là việc làm hết sức cần thiết. 2. PHƢƠNG ÁN KHAI THÁC VÀ PHỤC HỒI BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN (LFMR: LANDFILL MINING AND RECLAMATION) 2.2. Lựa chọn phƣơng án công nghệ 2.2.1. Đề xuất phương án LFMR bao gồm hai hoạt động chính: khai thác và phục hồi. Các công nghệ khai thác đã và đang được áp dụng chỉ khác nhau ở khâu phân loại và xử lý các thành phần chất thải thu hồi tùy theo mục tiêu của từng dự án. Còn việc phục hồi mặt bằng dường như không có gì khác nhau ngoài mục đích sử dụng sau khi đã phục hồi. 947 Hình 1. 3 bãi chôn lấp đã đóng cửa tại TpHCM Có các phương án công nghệ sau đây có thể nghiên cứu để áp dụng: Phƣơng án 1: Mở bãi, phân loại và xử lý các chất khó phân huỷ, sau đó tái chôn lấp – Phương án này áp dụng cho yêu cầu hạn chế tác hại ô nhiễm môi trường của các bãi rác và nâng cấp, kéo dài tuổi thọ các bãi rác đang hoạt động, tái cấu trúc các bãi rác mở thành bãi rác hợp vệ sinh. Hình 2. Sơ đồ công nghệ phương án 1 Phƣơng án 2: Khí hoá hồ quang Plasma – Đây là công nghệ vận dụng kỹ thuật cao (khí hoá Plasma) để nhiệt hoá toàn bộ chất thải, không cần phân loại. Các chất thải đã chôn lấp sau khi đào lên được chuyển thẳng đến nạp liệu cho các lò phản ứng Plasma. 948 Công nghệ Plasma là công nghệ hiện đại để loại trừ hoàn toàn chất thải nguy hại và không nguy hại ở nhiệt độ cao Phƣơng án 3: Hiếu khí hoá bãi rác, mở bãi - phân loại - xử lý và tái chế các chất thải đã chôn lấp Kết luận: – Do hầu hết các bãi chôn lấp chất thải rắn tại thành phố Hồ Chí Minh nằm trên vùng đất có vị trí rất đặc biệt, rất nhạy cảm về môi trường, chính vì vậy không thể áp dụng công nghệ đơn giản như phương án 1. – Và điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay chưa cho phép cũng chưa cần thiết phải đầu tư công nghệ khí hóa hồ quang Plasma như phương án 2. – Còn phương án 3 có tính an toàn cao, không đặt nặng vấn đề kinh tế nhưng vẫn đảm bảo thu hồi, tái tạo một lượng lớn nguồn tài nguyên từ chất thải đã chôn lấp, đáp ứng được nhu cầu thị trường. Phương án này chú trọng cao các tính khả thi về mặt môi trường và kỹ thuật. Có thể nâng cao công suất khai thác và nhanh chóng phục hồi mặt bằng bãi rác trong điều kiện an toàn, hạn chế tác động cho môi trường. 2.2. Trình bày phƣơng án công nghệ xử lý bãi rác Sơ đồ dây chuyền công nghệ 949 Hình 3. Sơ đồ dây chuyền công nghệ khai thác bãi chôn lấp Công tác phục hồi sẽ được thực đồng thời sẽ công tác khai thác, theo kiểu cuốn chiếu. Vật liệu để san lấp tại chỗ và phục hồi mặt bằng la các chất thải trơ, phế thải dư thừa không độc hại và đất phủ 3. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TẬN DỤNG QUỸ ĐẤT CỦA BÃI CHÔN LẤP 3.2. Lựa chọn giải pháp 3.2.1. Đề xuất giải pháp Một số giải pháp sau có thể áp dụng cho việc xây dựng kế hoạch tận dụng quỹ đất bãi rác: – Phương án 1: Xây dựng sân golf. – Phương án 2: Xây dựng khu dân cư. – Phương án 3: Xây dựng công viên khoa học, kết hợp khu vui chơi và du lịch. 950 4. KẾT LUẬN Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố đông dân cư và có tốc độ đô thị hoá nhanh nhất Việt Nam. Kéo theo đó, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngày càng tăng cao (hiện nay hơn 8000 tấn/ngày). Nhưng giải pháp xử lý phổ biến từ trước đến nay vẫn là chôn lấp. Dựa vào cơ sở lựa chọn, có thể thấy rằng áp dụng công nghệ LFMR sử dụng hệ thống BIOPUSTER chính là giải pháp mang lại nhiều hiệu quả nhất; giải quyết một cách tốt đẹp và cân đối các vấn đề ở 3 khía cạnh: môi trường, kinh tế và xã hội. Từ những phân tích trên cho thấy việc tận dụng các bãi chôn lấp đã đóng cửa để đầu tư Công viên khoa học tạo ra khu vực xanh, sạch, đẹp để phục vụ tham quan, học tập, du lịch, nghỉ dưỡng là rất phù hợp, vì chi phí đóng bãi là hợp lý, hiệu quả kinh tế xã hội cao tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của Thành phố. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo dự án đầu tư xây dựng cải tạo môi trường khu vực bãi chôn lấp Đông Thạnh – Công ty Môi trường Đô thị TPHCM [2] Báo cáo kết quả quan trắc môi trường bãi chôn lấp rác Gò Cát – VITTEP, năm 2003. [3] Báo cáo kết quả quan trắc môi trường bãi chôn lấp rác Gò Cát – Công ty Môi trường Đô thị TPHCM, năm 2015. [4] Báo cáo dự án đầu tư xây dựng cải tạo môi trường khu vực vãi chôn lấp Đông Thạnh – Công ty Môi trường Đô thị TPHCM. [5] Báo cáo tổng kết chương trình giám sát chất lượng vệ sinh bãi chôn lấp trên địa bàn TPHCM – CENTEMA, năm 2009. [6] Dự án xử lý ô nhiễm môi trường, cải tạo, xây dựng bãi rác Đông Thạnh làm công viên khoa học – Công ty Cựu chiến binh TPHCM và Công ty KHCN Môi trường Quốc Việt. [7] Nguyễn Hoàng Đệ. Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – TPHCM, Đồ án tốt nghiệp. [8] Phan Thanh Phương, Vũ Hải Yến, Nghiên cứu cải tạo môi trường và xây dựng kế hoạch tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát, quận Bình Tân, TpHCM, Đại Học Công Nghệ TpHCM, 2018.
Tài liệu liên quan