Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng giáo trình đào tạo và tổ chức đào tạo và an toàn hóa chất cho một số doanh nghiệp hóa chất

Ngành công nghiệp hoá chất được đánh giá là ngành công nghiệp gây ô nhiễm lớn đồng thời cũng là ngành tiềm ẩn nhiều nguy cơrủi ro và xảy ra nhiều tai nạn hoá chất. Đểbảo vệmôi trường, cũng như đảm bảo an toàn cho người lao động, nâng cao nhận thức là yếu tốthen chốt. Nếu các doanh nghiệp hoá chất đều quan tâm đến vấn đềan toàn hoá chất thì sẽtránh hoặc giảm thiểu được những rủi ro gây ra bởi hoá chất. Một giáo trình đào tạo thiết thực vềan toàn hoá chất là điều cần thiết, đã có một sốcơquan nhưViện Hoá học công nghiệp, Viện Bảo hộLao động. xây dựng giáo trình và tổchức đào tạo vềan toàn hoá chất, nhưng cũng chưa có một bộ giáo trình hoàn thiện đểcác doanh nghiệp hoá chất có thểsửdụng. Trong bối cảnh Luật Hoá chất ra đời và sẽcó hiệu lực vào năm 2008, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp hoá chất nói riêng sẽphải có những thay đổi đểthích ứng. Vì vậy, xây dựng một giáo trình đào tạo cho ngành hoá chất phù hợp với thực tế hiện nay càng cần thiết hơn bao giờhết. Phần 1 của bản báo cáo này sẽtrình bày các kết quảcủa chương trình điều tra khảo sát vềthực trạng sản xuất và sửdụng hoá chất của các doanh nghiệp hoá chất, đồng thời cũng đưa ra những nguy cơtiềm ẩn của từng ngành sản xuất trong công nghiệp hoá chất. Những kết luận vềmức độnhận thức, hiện trạng quản lý an toàn hoá chất cũng được đưa ra. Đây là cơsở đểcó thểxây dựng giáo trình đào tạo vềan toàn hoá chất phù hợp với điều kiện Việt Nam. Nội dung chi tiết của giáo trình được trình bày trong Phần 2 của báo cáo. Giáo trình này được viết dựa trên giáo trình đào tạo của Tổchức Lao động quốc tế, đồng thời cũng được lồng ghép với các nội dung của Chương trình Chăm sóc Trách nhiệm và tham khảo nhiều giáo trình tương tựtrong nước và quốc tế. Sản phẩm này đã được sửdụng cho các lớp tập huấn, đào tạo cho các doanh nghiệp thuộc ngành hoá chất. Và hy vọng rằng đây là sẽlà một tài liệu thiết thực, đáp ứng được nhu cầu nâng cao nhận thức vềan toàn hoá chất, góp phần tạo nên sựphát triển bền vững cho ngành công nghiệp hoá chất Việt Nam.

pdf125 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng giáo trình đào tạo và tổ chức đào tạo và an toàn hóa chất cho một số doanh nghiệp hóa chất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HéI HO¸ HäC VIÖT NAM B¸o c¸o §Ò Tµi Nghiªn cøu c¬ së khoa häc cho viÖc x©y dùng gi¸o tr×nh ®µo t¹o vµ tæ chøc ®µo t¹o vÒ an toµn ho¸ chÊt cho mét sè doanh nghiÖp ho¸ chÊt 6805 17/4/2008 Hµ Néi, th¸ng 12/2007 2 Cơ quan chủ quản: BỘ CÔNG THƯƠNG Cơ quan chủ trì: Hội Hoá học Việt Nam Chủ nhiệm đề tài: Thạc sỹ Công nghệ Môi trường Đỗ Thanh Bái - Hội Hoá học Việt Nam Các cán bộ tham gia thực hiện: 1. Kỹ sư Lê Quốc Khánh - Hội Hoá học Việt Nam 2. Tiến sỹ Chử Văn Nguyên - Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam 3. Tiến sỹ Đặng Xuân Toàn – Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất 4. Kỹ sư Trần Quang Hân - Hội Hoá học Việt Nam 5. Cử nhân Nguyễn Khánh Hằng - Hội Hoá học Việt Nam 6. Cử nhân Vũ Quế Hương - Hội Hoá học Việt Nam 3 Mục lục Mở ĐầU.................................................................................................................. 6 PHẦN 1:TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG HOÁ CHẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HOÁ CHẤT VÀ NHỮNG RỦI RO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOÁ CHẤT.......................................................................... 7 1.1. Hiện trạng sản xuất và sử dụng hoá chất của các doanh nghiệp thuộc ngành hoá chất ...................................................................................................... 7 1.1.1. Ngành sản xuất hoá chất vô cơ cơ bản:............................................... 12 1.1.2. Ngành sản xuất phân hoá học:............................................................. 13 1.1.3. Nghành sản xuất và pha chế thuốc trừ sâu: ....................................... 15 1.1.4. Ngành sản xuất sơn, vecni và dầu bóng:............................................. 24 1.1. 5. Ngành pin và acquy: ............................................................................ 25 1.1.6. Ngành sản xuất các sản phẩm cao su:................................................. 26 1.1.7. Ngành sản phẩm chất dẻo .................................................................... 28 1.2. Tình hình tai nạn, sự cố hóa chất và những thiệt hại liên quan đến hoá chất trong và ngoài nước.................................................................................... 29 1.2.1. Tình hình tai nạn, sự cố hóa chất trong nước .................................... 29 1.2.2. Tình hình tai nạn, sự cố hóa chất trên thế giới .................................. 31 1.3. Kết luận rút ra từ các kết quả điều tra về hiện trạng về sản xuất, sử dụng hoá chất và an toàn hoá chất ............................................................................. 39 1.4. Cơ sở khoa học cho việc xây dựng giáo trình đào tạo về an toàn hoá chất và tổ chức đào tạo về an toàn hoá chất ............................................................. 41 PHẦN 2: GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO VỀ AN TOÀN HOÁ CHẤT CHO CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH HOÁ CHẤT ........................................ 44 2.1. ẢNH HƯỞNG CỦA HÓA CHẤT.............................................................. 44 2.1.1. Tác hại của hóa chất đối với sức khỏe con người............................... 44 2.1.1.1 Sự độc hại của hóa chất .................................................................. 44 2.1.1.2. Loại hóa chất tiếp xúc .................................................................... 46 2.1.1.3. Nồng độ và thời gian tiếp xúc........................................................ 48 2.1.1.4. Ảnh hưởng kết hợp của các hóa chất ........................................... 48 2.1.1.5. Tính mẫn cảm của người tiếp xúc................................................. 48 2.1.1.6. Các yếu tố làm tăng nguy cơ người lao động bị nhiễm độc........ 48 2.1.2. Tác hại của hóa chất đối với cơ thể con người ................................... 49 2.1.2.1. Kích thích ........................................................................................ 49 2.1.2. 2. Dị ứng ............................................................................................. 52 4 2.1.2.3. Gây ngạt .......................................................................................... 52 2.1.2.4- Gây mê và gây tê ............................................................................ 53 2.1.2.5- Gây tác hại tới hệ thống các cơ quan của cơ thể ......................... 53 2.1.2. 6- Ung thư........................................................................................... 55 2.1.2.7- Hư thai (quái thai).......................................................................... 55 2.1.2.8- Ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai............................................. 56 2.1.2.9- Bệnh bụi phổi.................................................................................. 56 2.1.3. Những nguy cơ cháy nổ ........................................................................ 56 2.1.3.1. Cháy..................................................................................................... 56 2.1.3.2. Nổ ......................................................................................................... 63 2.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA ............................................................ 65 2.2.1. Nguyên tắc thay thế............................................................................... 66 2.2.2. Bao che hoặc cách ly nguồn phát sinh hóa chất nguy hiểm .............. 68 2.2.3. Thông gió ............................................................................................... 69 2.2.4. Phương tiện bảo vệ cá nhân ................................................................. 70 2.3. KIỂM SOÁT HỆ THỐNG.......................................................................... 76 2.3.1. Nhận diện hóa chất ............................................................................... 76 2.3.2. Nhãn dán................................................................................................ 77 2.3.3. Bản dữ liệu an toàn hóa chất................................................................ 78 2.3.4. Bảo quản hóa chất................................................................................. 79 2.3.5. Các nguyên tắc vận chuyển hóa chất an toàn..................................... 83 2.3.6. An toàn trong sản xuất và sử dụng hóa chất ...................................... 85 2.3.7. Lau chùi, thu dọn .................................................................................. 88 2.3.8. Thủ tục tiêu hủy,thải bỏ hóa chất........................................................ 88 2.3.9. Giám sát sự tiếp xúc.............................................................................. 89 2.3.10. Giám sát về y tế ................................................................................... 90 2.3.11. Lưu giữ hồ sơ ....................................................................................... 90 2.3.12. Đào tạo và huấn luyện ........................................................................ 91 2.4. CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP................................................................... 93 2.4.1. Kế hoạch khẩn cấp................................................................................ 94 2.4.2. Những đội cấp cứu ................................................................................ 94 2.4.3. Sơ tán...................................................................................................... 95 2.4.4. Sơ cứu ..................................................................................................... 95 2.4.4.1. Bộ phận sơ cứu .............................................................................. 95 2.4.4. 2 - Sơ cứu cho những người bị nhiễm độc....................................... 96 2.4.4.3. Vai trò của các trung tâm thông tin về độc chất ......................... 99 2.4.5. Phòng cháy, chữa cháy ....................................................................... 100 2.4.5.1. Chuẩn bị kế hoạch chữa cháy .................................................... 100 2.4.5.2. Tổ chức các đội chữa cháy trong nhà máy................................. 102 2.4.5.3- Phòng chống cháy tự động .......................................................... 102 5 2.4.5.4.- Lựa chọn thiết bị chữa cháy....................................................... 102 2.4.5.5. Chữa cháy ..................................................................................... 103 2.4.6. Quy trình xử lý rò rỉ hoặc tràn đổ hóa chất tại nơi làm việc .......... 104 2.5. QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH KIỂM SOÁT HÓA CHẤT TẠI DOANH NGHIỆP............................................................................................................. 105 2.5.1. Thiết lập mục tiêu ............................................................................... 106 2.5.2. Thiết lập chương trình........................................................................ 107 2.5.2.2. Thống kê hóa chất ........................................................................ 109 2.5.2.3. Thủ tục mua bán........................................................................... 109 2.5.2.4. Đánh giá, phân loại và dán nhãn ................................................ 109 2.5.2. 5. Quản lý hóa chất hàng ngày ....................................................... 110 2.5.3- Hợp tác nhằm làm tốt hơn nữa sự kiểm soát ATHC ...................... 116 2.5.4 - Quản lý việc cấp, sử dụng và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân ......................................................................................................................... 117 2.5.5. Triển khai, đánh giá và định kỳ luyện tập phương án khẩn cấp ... 118 2. 5.6. Thiết lập và duy trì những quy trình giám sát sự tiếp xúc và việc kiểm tra sức khỏe .......................................................................................... 119 2.5.7. Lập kế hoạch và thực hiện chương trình huấn luyện...................... 120 2. 6. ĐIỀU TRA BÁO CÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP VÀ CÁC SỰ CỐ KHÁC ................................................................................... 120 2.6.1. Điều tra tai nạn lao động và các sự cố khác ..................................... 120 2.6.2. Báo cáo tai nạn, bệnh nghề nghiệp và các sự cố khác ..................... 120 PHẦN 3 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 121 Tài liệu tham khảo 122 PHỤ LỤC THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO 124 6 Mở đầu Ngành công nghiệp hoá chất được đánh giá là ngành công nghiệp gây ô nhiễm lớn đồng thời cũng là ngành tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro và xảy ra nhiều tai nạn hoá chất. Để bảo vệ môi trường, cũng như đảm bảo an toàn cho người lao động, nâng cao nhận thức là yếu tố then chốt. Nếu các doanh nghiệp hoá chất đều quan tâm đến vấn đề an toàn hoá chất thì sẽ tránh hoặc giảm thiểu được những rủi ro gây ra bởi hoá chất. Một giáo trình đào tạo thiết thực về an toàn hoá chất là điều cần thiết, đã có một số cơ quan như Viện Hoá học công nghiệp, Viện Bảo hộ Lao động... xây dựng giáo trình và tổ chức đào tạo về an toàn hoá chất, nhưng cũng chưa có một bộ giáo trình hoàn thiện để các doanh nghiệp hoá chất có thể sử dụng. Trong bối cảnh Luật Hoá chất ra đời và sẽ có hiệu lực vào năm 2008, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp hoá chất nói riêng sẽ phải có những thay đổi để thích ứng. Vì vậy, xây dựng một giáo trình đào tạo cho ngành hoá chất phù hợp với thực tế hiện nay càng cần thiết hơn bao giờ hết. Phần 1 của bản báo cáo này sẽ trình bày các kết quả của chương trình điều tra khảo sát về thực trạng sản xuất và sử dụng hoá chất của các doanh nghiệp hoá chất, đồng thời cũng đưa ra những nguy cơ tiềm ẩn của từng ngành sản xuất trong công nghiệp hoá chất. Những kết luận về mức độ nhận thức, hiện trạng quản lý an toàn hoá chất cũng được đưa ra. Đây là cơ sở để có thể xây dựng giáo trình đào tạo về an toàn hoá chất phù hợp với điều kiện Việt Nam. Nội dung chi tiết của giáo trình được trình bày trong Phần 2 của báo cáo. Giáo trình này được viết dựa trên giáo trình đào tạo của Tổ chức Lao động quốc tế, đồng thời cũng được lồng ghép với các nội dung của Chương trình Chăm sóc Trách nhiệm và tham khảo nhiều giáo trình tương tự trong nước và quốc tế. Sản phẩm này đã được sử dụng cho các lớp tập huấn, đào tạo cho các doanh nghiệp thuộc ngành hoá chất. Và hy vọng rằng đây là sẽ là một tài liệu thiết thực, đáp ứng được nhu cầu nâng cao nhận thức về an toàn hoá chất, góp phần tạo nên sự phát triển bền vững cho ngành công nghiệp hoá chất Việt Nam. 7 PHẦN 1:TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG HOÁ CHẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HOÁ CHẤT VÀ NHỮNG RỦI RO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOÁ CHẤT 1.1. Hiện trạng sản xuất và sử dụng hoá chất của các doanh nghiệp thuộc ngành hoá chất Trong sự phát triển mạnh mẽ của các ngành và các khu vực kinh tế trọng điểm, công nghiệp hoá chất Việt Nam cũng có tốc độ tăng trưởng cao, từ 15-20%. Hoá chất được sử dụng ở hầu như tất cả các ngành kinh tế: năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản, xây dựng, cũng như các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ khác. Đặc biệt trong các ngành chủ chốt như điện tử, cơ khí, giầy da, giấy, bột giấy, in ấn, mạ, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến các loại lâm sản, thuỷ sản khác .... với số lượng lớn về cả số lượng và chủng loại hoá chất. Trên thế giới, hàng năm có khoảng 400 triệu tấn hoá chất được sản xuất với khoảng 80.000 loại hoá chất khác nhau được sử dụng và bán trên thị trường. Ước tính khoảng 5.000 đến 10.000 hoá chất thương mại độc hại, trong đó có khoảng 150 - 200 hoá chất được coi là nguyên nhân gây ung thư. Trong những năm gần đây công nghiệp Việt Nam đã và đang phát triển với nhịp độ cao. Cả nước có đến trên dưới 60 khu công nghiệp tập trung, và nhìn chung do định hướng quy hoạch chưa rõ hay vấn đề quản lý địa chính chưa tốt nên các khu công nghiệp đều gần khu dân cư. Công nghệ và thiết bị hiện đang sử dụng tại hầu hết các cơ sở công nghiệp kể cả mới và cũ đều có chung một đặc trưng là hiệu suất các quá trình công nghiệp thấp, sử dụng nhiều lao động. Từ đó dẫn đến việc rò rỉ hoá chất độc và chất thải vào môi trường lao động mà còn tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới các hệ sinh thái, kể cả con người. Trên thực tế những tai nạn tràn dầu trên sông, biển tác động đến hệ sinh thái trên một diện rộng đã xảy ra những rủi ro do hoá chất gây nên, chủ yếu là cháy, nổ trong sử dụng, lưu giữ và bảo quản hoá chất, các tai nạn và bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc với hóa chất, những vụ ngộ độc hóa chất mà thông thường do ngộ độc thuốc trừ sâu thường xuyên xảy ra đã làm cho các nhà quản lý, dư luận cộng đồng đặc biệt quan tâm. Rủi ro do hóa chất và những vấn đề về độc học môi trường cần được nghiên cứu và đánh giá nhằm giảm thiểu các tác động đó. Ở Việt Nam, theo con số thống kê chưa đầy đủ, số lượng các chủng loại hoá chất được sử dụng mỗi năm khoảng 9 triệu tấn, trong đó có tới 3 triệu tấn phân bón và 4 triệu tấn sản phẩm dầu lửa. Những loại hoá chất khác được sử dụng với lượng 8 tương đối lớn là: hoá chất công nghiệp, thuốc trừ dịch hại trong nông nghiệp và trong y tế. Việc sử dụng hoá chất trong các nhà máy của ngành công nghiệp hoá chất được thống kê trong bảng 1, trong đó các ngành sử dụng hoá chất nhiều thường là các ngành hoá chất cơ bản, gia công thuốc trừ sâu, phân bón, chất dẻo- sơn-bao bì chất dẻo. Bảng 1: Các công ty, xí nghiệp chính thuộc khu vực nhà nước của 5 nhóm ngành sản xuất và sử dụng lượng lớn và nhiều chủng loại hoá chất STT Ngành Nhà máy và khu vực chủ yếu 1 Ngành hoá chất cơ bản và dân dụng Cty CP Hoá chất Việt Trì, Cty CP Hoá chất Vinh, Cty CP Hoá chất Quảng Ngãi, Cty CP Hoá chất cơ bản Miền nam, Cty CP Công nghiệp hoá chất Đà Nẵng, Cty CP Công nghiệp Hoá chất và vi sinh, Cty CP Bột giặt và Hoá chất Đức Giang, Cty CP Hoá chất Vĩnh Thịnh, Cty CP Phương Đông, Cty CP Xà phòng Hà Nội, Cty CP Bột giặt Lix, Cty CP Bột giặt NET 2 Ngành phân bón Cty TNHH 1 thành viên Apatit VN, Cty TNHH 1 thành viên Phân đạm và hoá chất Hà Bắc, Cty Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao, Cty Phân Lân nung chảy Văn Điển, Cty CP Phân lân Ninh Bình, Cty Phân bón Miền Nam, Cty Phân bón Bình Điền, Cty CP Phân bón và Hoá chất Cần Thơ 3 Sản xuất, gia công thuốc bảo vệ thực vật Cty CP Thuốc sát trùng Việt Nam 4 Ngành sơn, cao su và chất dẻo Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội, Công ty CP Sơn - Chất dẻo, Cty CP Công nghiệp cao su Miền Nam, Cty CP Cao su Đà Nẵng, Cty CP Cao su Sao vàng 5 Ngành hoá dầu và khí công nghiệp Cty CP Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ, Cty TNHH 1 thành viên Hơi kỹ nghệ Que hàn, Cty CP Que hàn điện Việt Đức Hoá chất được cung cấp từ hai nguồn, một là tự sản xuất trong nước, hai là nhập khẩu. Ngành công nghiệp hoá chất của Việt Nam, nhất là ngành sản xuất hoá chất vô cơ cơ bản và phân bón đã hình thành từ rất sớm của thời kỳ công nghiệp hoá 9 và theo hệ thống công nghệ và thiết bị của Liên Xô và Trung Quốc từ những năm 1960 nên hầu hết các thiết bị của ngành hoá chất Việt Nam đã quá cũ hoặc nếu mới cũng không đồng bộ (do thiếu kinh phí để đầu tư). Trong những năm gần đây, nhiều cơ sở công nghiệp hoá chất đã đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Một đặc điểm quan trọng của các cơ sở sản xuất hoá chất ở Việt Nam là hiệu quả sử dụng nguyên liệu và năng lượng thấp. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thất thoát hoá chất vào môi trường lao động và môi trường chung, gây tác động trực tiếp đến sức khoẻ và môi trường. Hoá chất nhập khẩu chiếm một tỉ lệ khá cao so với khối lượng sản xuất trong nước.Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu hoá chất tháng 12 năm 2007 đạt 167.625.789 USD, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu hoá chất cả nước năm 2007 lên 1.466.198.890 USD, tăng 40,7% so với cùng kỳ năm 2006. Nguồn hoá chất được nhập khẩu nhiều nhất là Đài Loan, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Malaysia Bảng 2: Thống kê hoá chất nhập năm 2007 Nước Kim ngạch nhập khẩu năm 2007 (USD) CH Ailen 1.469.756 Ấn Độ 27.841.754 Anh 2.790.006 Áo 238.807 Ả rập Xê út 962.114 Bỉ 8.810.760 Brazil 308.091 Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất 1.956.258 Canada 394.644 Đài Loan 402.386.474 CH LB Đức 21.265.074 Extônia 359.666 Hà Lan 5.781.187 Hàn Quốc 92.329.784 Hồng Kông 19.739.709 Hungary 283.559 Indonesia 56.855.185 Italia 3.679.500 Malaysia 109.812.927 10 Mỹ 26.080.367 Na Uy 1.209.503 CH Nam Phi 403.237 Liên bang Nga 1.488.992 Nhật Bản 121.735.950 Ôxtrâylia 7.941.821 Phần Lan 605.426 Pháp 8.309.787 Philippine 903.968 Singapore 178.449.106 Tây Ban Nha 1.210.608 Thái Lan 47.447.899 Thổ Nhĩ Kỳ 2.525.743 Thuỵ Điển 1.134.086 Thuỵ Sĩ 848.379 Trung Quốc 303.468.196 Tổng 1.466.198.890 (Nguồn: Vinanet, 20/3/2008) Các loại thuốc Bảo vệ thực vật lượng nhập khẩu lên đến 90%. Kim ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu trong năm 2007 đạt 382.830.015 USD. Hoá chất dùng trong y tế cũng phải nhập khẩu phần lớn. Các loại hoá chất khác cũng nhập khẩu ít nhất là 50-60% nhu cầu sử dụng. Theo số liệu của Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 tăng 15.4% so với năm 2006, doanh thu đạt 17.799 tỷ đồng. Sản lượng của một số sản phẩm chính của Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam (VINACHEM) trong những năm gần đây được dẫn ra trong bảng dưới đây. Bảng 3: Sản xuất của VINACHEM năm 2006 và 2007 STT Sản phẩm Đơn vị tính Sản lượng năm 2006 Sản lượng năm 2007 Super lân chế biến (bao gồm super phốtphát và lân nung chảy) triệu tấn 1,35 1,415 Phân đạm urê nghìn tấn 173,55 183,0 Phân NPK triệu tấn 1.563 1.832 Xút nghìn tấn 26,34 28,95 Axit sunphuric nghìn tấn 368 368 11 Lốp ôtô triệu chiếc 1,28 1,70 Ắc quy triệu
Tài liệu liên quan