Cơ sở: Trong phòng ngừa và điều trị bệnh mạch vành (BMV), vai trò của yếu tố nguy cơ (YTNC) luôn được quan tâm đặc biệt. Một trong những YTNC gần đây được quan tâm là hội chứng chuyển hóa (HCCH). Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ HCCH và đặc điểm các thành phần HCCH ở bệnh nhân NMCT cấp theo tiêu chuẩn NCEP-ATP III áp dụng cho người Châu Á. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang thực hiện ở 115 bệnh nhân NMCT cấp nhập vào khoa Tim Mạch cấp cứu và can thiệp bệnh viện Thống Nhất. Kết quả: Tỷ lệ HCCH theo tiêu chuẩn NCEP-ATP III là 56,5%.Tỷ lệ HCCH ở nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi là 60% và < 60 tuổi là 50%.Tỷ lệ mắc HCCH giới nữ cao hơn giới nam (80%, 48,2%, p < 0,05).Thành phần thường gặp nhất trong HCCH là THA (77,4%), thành phần béo phì bụng gặp ở nữ nhiều hơn nam (73,3%, 34,1%, p < 0,05). Dạng phối hợp 3 thành phần HCCH thường gặp là “tăng TG - giảm HDL-C - tăng THA” (13,5%). Dạng phối hợp 4 thành phần HCCH thường gặp là “THA - giảm HDL-C - tăng TG - béo phì bụng” (25,5%). Kết luận: Tỷ lệ HCCH ở bệnh nhân NMCT cấp theo NCEP-ATP III là 56,5%.
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tại Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 161
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA
Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP
TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT TP. HỒ CHÍ MINH
Hồ Thượng Dũng*, Dương Thị Kim Loan *
TÓM TẮT
Cơ sở: Trong phòng ngừa và điều trị bệnh mạch vành (BMV), vai trò của yếu tố nguy cơ (YTNC) luôn
được quan tâm đặc biệt. Một trong những YTNC gần đây được quan tâm là hội chứng chuyển hóa (HCCH).
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ HCCH và đặc điểm các thành phần HCCH ở bệnh nhân NMCT cấp
theo tiêu chuẩn NCEP-ATP III áp dụng cho người Châu Á.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang thực hiện ở 115 bệnh nhân NMCT
cấp nhập vào khoa Tim Mạch cấp cứu và can thiệp bệnh viện Thống Nhất.
Kết quả: Tỷ lệ HCCH theo tiêu chuẩn NCEP-ATP III là 56,5%.Tỷ lệ HCCH ở nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi
là 60% và < 60 tuổi là 50%.Tỷ lệ mắc HCCH giới nữ cao hơn giới nam (80%, 48,2%, p < 0,05).Thành phần
thường gặp nhất trong HCCH là THA (77,4%), thành phần béo phì bụng gặp ở nữ nhiều hơn nam (73,3%,
34,1%, p < 0,05). Dạng phối hợp 3 thành phần HCCH thường gặp là “tăng TG - giảm HDL-C - tăng THA”
(13,5%). Dạng phối hợp 4 thành phần HCCH thường gặp là “THA - giảm HDL-C - tăng TG - béo phì bụng”
(25,5%).
Kết luận: Tỷ lệ HCCH ở bệnh nhân NMCT cấp theo NCEP-ATP III là 56,5%.
Từ khóa: Hội chứng chyển hóa, nhồi máu cơ tim cấp.
ABSTRACT
CHRACTERISTIC OF METABOLIC SYNDROME IN PATIENTS WITH ACUTE MYOCARDIAL
INFARCTION AT THONG NHAT HOSPITAL, HO CHI MINH CITY.
Ho Thuong Dung, Duong Thi Kim Loan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 161 - 166
Background: In the prevention and treatment of coronary artery disease, the role of risk factors is often
payed attention specially. One of the risk factors is the metabolic syndrome (MS).
Objective: To estimate the incidence and chracteristics of metabolic syndrome according to NCEP-ATP III
applied for Asian population in patients with acute myocardial infarction.
Methods: Cross – sectional descriptive study in 115 patients were diagnosed acute myocardial infarction in
Thong Nhat Hospital.
Results: The incidence of MS is 56.5%, found in woman rather than in men (80% vs 48.2%, p < 0.05).
Hypertention is the most common. Abdominal obesity was significantly more common in women than in men
(73.3%, 34.1%, p < 0.05). The most common combination of three components in MS were
“Hypertriglyceridemia - Low HDL-C - Hypertention” (13.5%) and the most combination of four components in
MS were “Hypertriglyceridemia - Low HDL-C – Hypertention – Abdominal obesity” (25.5%).
Conclusions: MS affected approximately more than 1/2 of patients with acute myocardial infarction.
* Bệnh viện Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. CKII. Dương Thị Kim Loan ĐT: 0988601486 Email: dkimloantn@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 162
Key words: Metabolic syndrome, acute myocardial infarction.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp là một cấp
cứu tim mạch thường gặp, nguy hiểm, đe dọa tử
vong nếu không được điều trị sớm, tích cực.
Trên thế giới có khoảng 12 triệu người tử
vong do bệnh tim mạch, NMCT tiếp tục là vấn
đề lớn ở các nước công nghiệp và cũng là vấn đề
đang gia tăng ở các nước đang phát triển(1).
Trong cơ chế bệnh sinh, trong vấn đề dự
phòng và điều trị bệnh mạch vành (BMV), vai
trò của yếu tố nguy cơ (YTNC) luôn được
quan tâm đặc biệt. Việc phát hiện sớm và điều
chỉnh kịp thời các YTNC đóng một vai trò
quan trọng góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh
và tỷ lệ tử vong do BMV. Một trong những
YTNC gần đây của BMV được y giới quan
tâm và tiếp tục được nghiên cứu đó là hội
chứng chuyển hóa (HCCH).
Ở nước ngoài có nhiều nghiên cứu ghi
nhận HCCH chiếm tỷ lệ cao ở bệnh nhân
BMV như các tác giả Sandhir B, Bela C
Solymoss(7,8). Ở nước ta trong những năm gần
đây có một số nghiên cứu về HCCH trên bệnh
nhân bệnh động mạch vành (ĐMV), Đỗ Thị
Thu Hà, Trần Diệp Khoa (10).
Nhằm góp phần vào số liệu HCCH và tìm
hiểu thêm những đặc điểm của HCCH ở bệnh
nhân bệnh lý ĐMV, chúng tôi đã tiến hành thực
hiện nghiên cứu này với mục đích xác định tỷ
lệ, đặc điểm HCCH ở bệnh NMCT cấp.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ HCCH và đặc điểm các thành
phần HCCH ở bệnh nhân NMCT cấp.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân đến bệnh viện Thống Nhất được
chẩn đoán NMCT cấp theo tiêu chuẩn của ESC-
ACC-AHA-WHF – 2007.
Tiêu chuẩn loại trừ
Không đo được vòng eo hoặc đo không
chính xác như: bệnh nhân không đứng được
hoặc có các bệnh cấp tính kèm theo ảnh hưởng
đến vòng eo: tiêu chảy, nôn ói..., bệnh nhân bị dị
dạng cột sống, báng bụng, mang thai.
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên
cứu.
Cỡ mẫu
Công thức tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ:
2
2
)2/1(
d
)p1(pZ
n
Z2(1 - α/2): Khoảng tin cậy, với α = 0,05 thì Z (1 -
α/2) = 1,96.
p: Tỷ lệ ước tính trong dân số. Chọn p = 0,5
để có cỡ mẫu lớn nhất.
d: Sai số có thể chấp nhận được. Chọn d =
0,1 → cỡ mẫu tối thiểu là 96 người.
Các tiêu chuẩn đánh giá
Chẩn đoán HCCH theo NCEP-ATP III áp
dụng cho người Châu Á khi có 3/5 tiêu chuẩn
sau đây: vòng eo (VE) ≥ 90 cm đối với nam và ≥
80cm đối với nữ, triglyceride (TG) ≥ 1,7mmol/l
(150mg/dl), HDL - C < 1,03mmol/l (40mg/dl) đối
với nam và < 1,29mmol/l (50mg/dl) đối với nữ
hoặc đang dùng thuốc điều trị rối loạn lipid
máu (RLPM), huyết áp (HA) ≥ 130/80mmHg
hoặc đang dùng thuốc điều trị tăng HA (THA),
Glucose máu lúc đói (ĐH) ≥ 5,6 mmol/l
(100mg/dl) hoặc đang dùng thuốc điều trị đái
tháo đường (ĐTĐ)(1, 3,5).
Thu thập và xử lý số liệu
Quá trình thu thập số liệu
Khám bệnh nhân NMCT cấp.
Lâm sàng
Khai thác tiền sử, bệnh sử, đo HA, đo VE, đo
chiều cao, cân nặng.
Cận lâm sàng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 163
Mẫu máu được lấy vào buổi sáng khi nhịn
đói ít nhất 12 giờ gồm: ĐH, mỡ máu (cholesterol
toàn phần, LDL-C, HDL-C, TG); ure, creatinin,
AST. ALT, CK-MB, Troponin T. Đo điện tâm đồ.
Xử lý và phân tích số liệu: kiểm định sự
khác biệt thống kê bằng test student (t-test) đối
với biến số định lượng; test chi bình phương đối
với biến số định tính. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05. Xử lý các số liệu bằng
phần mềm SPSS for window 11.5.
KẾT QUẢ
Trong khoảng thời gian từ tháng 9-2008 đến
tháng 10-2010, chúng tôi thu thập được 115 bệnh
nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu tại bệnh viện
Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh.
Đặc điểm bệnh nhân NMCT cấp
Bảng 1: Đặc điểm YTNC bệnh mạch vành.
YTNC n = 115
Tuổi (năm): trung bình ± độ lệch chuẩn 64,3 ± 13,17
Giới: Nam: n(%) 85 (73,9)
VE: (cm) trung bình ± độ lệch chuẩn 83,56 ± 7,52
BMI (kg/m2): trung bình ± độ lệch chuẩn 22,7±3,2
Béo phì bụng: n (%) 52 (44,34)
THA: n (%) 87 (75,65)
ĐTĐ: n (%) 23 (20)
Tăng Cholesterol: n (%) 49 (42,6)
Tăng LDL- cholesterol: n (%) 41 (41)
Giảm HDL-cholesterol: n (%) 70 (60,9)
Tăng triglyceride: n (%) 59 (51,3)
Hút thuốc lá: n (%) 70 (60,9)
Tiền căn gia đình có BMV sớm: n (%) 17 (14,8)
Không hoạt động thể lực: n (%) 48 (41,73)
Tỷ lệ và đặc điểm HCCH ở bệnh nhân
NMCT cấp
Bảng 2: Tỷ lệ HCCH ở BN NMCT cấp theo NCEP-
ATP III.
HCCH Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Có 65 56,5
Không 50 43,5
Tổng cộng 115 100
Tỷ lệ mắc HCCH ở bệnh nhân NMCT
cấp là 56%
Bảng 3: Tỷ lệ HCCH phân bố theo giới.
Giới tính HCCH
Nam (n = 85) n (%) Nữ (n = 30) n (%)
χ2 P
Có 41 (48,23) 24 (80)
Không 44 (51,76) 6 (20)
9,1 0,001
Tỷ lệ HCCH ở nữ (80%) cao hơn ở nam
(48,23%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p =
0,001).
7,6
52,2 48 51,9
60,8
39,1
92,6
7,4
0
20
40
60
80
100
25
HCCH (+)
HCCH (-)
Biểu đồ 1: Tỷ lệ HCCH theo BMI.
Tỷ lệ mắc HCCH tăng dần theo mức BMI.
Đáng chú ý là ở mức BMI bình thường 18,5 -22,9
kg/m2, có tỷ lệ HCCH khá cao 48%.
37,4
44,3
51,3
68,7
77,4
0
20
40
60
80
100
TĐH Béo phì
bụng
Tăng TG Giảm
HDL-c
THA
Biểu đồ 2: Phân bố tỷ lệ các thành phần của
HCCH.
Thành phần THA chiếm tỉ lệ cao nhất
(77,4%), kế đến là giảm HDL-C (68,7%) và tăng
TG 51,3%.
Tỷ lệ %
Tỷ lệ %
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 164
Bảng 4: Giá trị trung bình của các thành phần
HCCH
HCCH Thành phần
HCCH Có (n = 65)
(TB ± ĐLC)
Không (n = 50)
(TB ± ĐLC)
t p
ĐH (mmol/l) 6,47 ± 2,01 5,17 ± 0,57 4,44 0,001
HDL- C
(mmol/l) 0,97 ± 0,2 1,03 ± 0,25 5,66 0,047
TG (mmol/l) 2,35 ± 1,04 1,56 ± 0,88 2,58 0,001
VE (cm) 86,65 ± 6,61 79,54 ± 6,73 2,61 0,001
HA tâm thu
(mmHg)
131,66 ±
15,53 124,1 ± 15,57 4,28 0,008
HA tâm
trương
(mmHg)
80,69 ± 7,28 77,9 ± 8,26 1,62 0,011
Bệnh nhân HCCH có giá trị trung bình VE,
HA tâm thu, HA tâm trương, ĐH, và TG cao
hơn bệnh nhân không có HCCH; giá trị trung
bình của HDL-C ở bệnh nhân có HCCH thấp
hơn so với bệnh nhân không HCCH, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 5: Tỷ lệ thành phần HCCH theo giới.
Thành phần
HCCH
Nam
(n = 85)
n, (%)
Nữ
(n = 30)
n, (%)
Χ2 P
THA 61 (71,76) 28 (93,33 5,89 0,015
Giảm HDL-C 57 (67) 22 (73,3) 0,40 0,524
Tăng TG 43 (50,6) 16 (53,3) 0,067 0,796
Béo phì bụng 29 (34,1) 22 (73,3) 13,8 0,001
Tăng ĐH 24 (28,2) 19 (63,3) 11,66 0,001
Trong các thành phần HCCH, cả nam và nữ
đều có thành phần THA chiếm tỷ lệ cao nhất. Tỷ
lệ béo phì bụng ở nữ nhiều hơn nam.
Bảng 6: Tỷ lệ HCCH có 3 thành phần, 4 thành phần,
5 thành phần
3 thành phần 4 thành phần 5 thành phần
n 27 26 12
Tỷ lệ (%) 41,5 40 18,5
HCCH có 3 thành phần là 42%, 4 thành phần
chiếm 40% và 5 thành phần ít gặp nhất (18,46%).
Kiểu tổ hợp HCCH thường gặp
Kiểu tổ hợp 3 thành phần HCCH thường
gặp:
Chung: “tăngTG - giảm HDL-C – THA”.
Kiểu tổ hợp 4 thành phần HCCH thường
gặp là: “tăng TG- giảm HDL-C- béo phì bụng –
THA” (25,5%).
BÀN LUẬN
Chúng tôi ghi nhận tỷ lệ mắc HCCH ở bệnh
nhân NMCT cấp theo theo tiêu chuẩn NCEP–
ATP III, có hiệu chỉnh vòng eo cho người Châu
Á là 56,5%. Tác giả Sandhir B ghi nhận tỷ lệ
HCCH theo NCEP-ATP III là 49%(7), Bela C
Solymoss 51%(8). Tác giả Trần Diệp Khoa và
Đặng Thị Thu Hà ghi nhận tỷ lệ HCCH theo
NCEP –ATP III lần lượt là 46,83% và 57,5%(10).
Kết quả của chúng tôi cũng tương đồng với các
tác giả trên.
Trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận tỷ lệ
HCCH ở nhóm tuổi ≥ 60 tuổi là 60%, cao hơn
nhóm BN < 60 tuổi (50%). Tác giả Trần Diệp
Khoa, tỷ lệ HCCH tăng dần theo tuổi, nhóm
tuổi < 60 tuổi là 43,66% và nhóm ≥ 60 tuổi là
48,56%(10). Nghiên cứu HCCH ở BN mắc bệnh
ĐMV mạn, Cao Đình Hưng cũng ghi nhận tỷ
lệ HCCH ở nhóm ≥ 60 tuổi 69,4% và nhóm <
60 tuổi là 47,2%.
Do tuổi càng cao, nguy cơ béo phì gia tăng,
tăng đề kháng insulin, mức độ XVĐM càng
nặng nề hơn... Tất cả những điều này cho thấy:
tuổi cao, ngoài việc nó đã được xem là YTNC
bệnh mạch vành, nó còn là yếu tố góp phần
tăng nguy cơ mắc HCCH. Tuy nhiên cần có
những nghiên cứu sâu, rộng và có độ tin cậy cao
để khẳng định vấn đề này.
Khi khảo sát HCCH theo giới chúng tôi ghi
nhận tỷ lệ mắc HCCH ở nữ (80%) cao hơn nam
(48,23%), có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Trong nghiên cứu của Sandhir tỷ lệ mắc
HCCH ở nữ là 80,9% và ở nam là 40,7% (p <
0,05) (12). Tác giả Đặng Thị Thu Hà, tỷ lệ nữ mắc
HCCH là 72,2%, ở nam là 52,7%, có ý nghĩa
thống kê (p= 0,04). Trong nghiên cứu của Trần
Diệp Khoa ghi nhận ở nữ có tỷ lệ HCCH là
67,57%, nam là 35,11% (p < 0,001)(10).
Bệnh nhân NMCT cấp trong nghiên cứu của
chúng tôi có > 80% bệnh nhân ≥ 50 tuổi. Do vậy,
đối tượng nữ phần nhiều ở độ tuổi mãn kinh
tình trạng này song hành với sự thiếu hụt nội
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 165
tiết tố, làm thay đổi thể trọng và sự tái phân bố
mỡ cơ thể từ dạng béo phần thấp (hình quả lê)
sang dạng béo bụng (hình quả táo). Mặt khác có
sự thay đổi HDL-C và TG theo chiều hướng bất
lợi, hai nguyên nhân này có thể dẫn đến làm gia
tăng tỷ lệ mắc HCCH ở nữ(6).
Trong nghiên cứu cứu của chúng tôi, tỷ lệ
HCCH tăng dần theo mức BMI: từ mức BMI
18,5-22,9 (kg/m2) là 48% đến mức BMI 23-25
(kg/m2) là 60,8% và mức BMI ≥ 25 (kg/m2) là
92,6%. Kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Thu Hà
cũng ghi nhận tỷ lệ HCCH gia tăng theo mức
BMI, ở mức BMI 18,5-22,9 (kg/m2) là 46,3%, mức
BMI 23-25 (kg/m2) là 48,6% và mức BMI ≥ 25
(kg/m2) là 87,09%. Tương tự nghiên cứu của Lý
Kim Hương tỷ lệ HCCH ở mức BMI 18,5-22,9
(kg/m2) là 48,7%, mức BMI 23-25 (kg/m2) là
69,4% và mức BMI ≥ 25 (kg/m2) là 75,6%.Tình
trạng béo phì, đáng chú ý là béo phì bụng, là
yếu tố quan trọng gây đề kháng insulin, là nền
tảng gây nên HCCH.
Điều đáng lưu ý là trong nghiên cứu của
chúng tôi và các tác giả trên đều cho thấy tỷ lệ
HCCH ở những người có BMI trong giới hạn
bình thường 18,5 – 22,9 kg/m2 cũng chiếm tỷ lệ
đáng kể là 46 – 48%. Điều này có nghĩa là những
người có BMI bình thường vẫn có thể có nguy
cơ mắc HCCH. Bởi vì bên cạnh BMI là chỉ số
được dùng đánh giá béo phì và đề kháng
insulin, thì VE là chỉ số đánh giá béo phì thể
bụng, có mối tương quan mạnh với các YTNC
chuyển hoá.
Phân tích từng thành phần trong HCCH, tỷ
lệ thành phần thường gặp nhất là THA với tỷ lệ
77,4%, kế đến là giảm HDL-C chiếm 68,7% và
tăng TG chiếm 51,3%, béo phì bụng 43,5% và
sau cùng là tăng ĐH với tỷ lệ 37,4%.
Theo nghiên cứu của Petra M. Gorter thành
phần tăng THA chiếm 61%, kế đến là giảm
HDL-C chiếm 51% và tăng TG là 46%, thành
phần tăng VE và tăng ĐH ít gặp hơn(2).
Theo nghiên cứu của Đặng Thị Thu Hà
thành phần tăng TG chiếm cao nhất 96,4%, kế
đến là THA chiếm 83,3%, giảm HDL-c là 72,6%,
tăng ĐH là 60,7% và béo phì bụng 50,2%.
Nhìn chung, kết quả của chúng tôi cũng
tương đồng với các nghiên cứu trên: thành phần
THA thường gặp nhất trong HCCH ở bệnh
nhân bệnh ĐMV. Điều này đã được Ann Marie
Mac neil đề cập đến khi tác giả cho rằng: trong
các thành phần HCCH thì THA có mối liên
quan chặt chẽ với nguy cơ bệnh ĐMV(4).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, giá trị
trung bình các thành phần HCCH (VE, HA, TG,
ĐH) ở bệnh nhân có HCCH đều cao hơn bệnh
nhân không có HCCH, ngoại trừ HDL-C, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Theo
nghiên cứu của Christian spies ở BN HCCH giá
trị VE, TG cao hơn và H DL-C thấp hơn so với
BN không có HCCH(8). Bela C Solymoss cũng
cho thấy giá trị VE, THA, TG, ĐH cao hơn và
HDL-C thấp hơn ở BN có HCCH so với BN
không có HCCH(8). Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi tương tự các tác giả Đỗ Thị Thu Hà và
Trần Diệp Khoa(10).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận,
HCCH có 3 thành phần chiếm tỷ lệ 42%, tiếp
theo là 4 thành phần chiếm 40% và 5 thành phần
là 18%.
Dạng phối hợp 3 thành phần thường gặp là
“tăng TG, giảm HDL-C và tăng THA” (13,5%).
Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của Đặng
Thị Thu Hà dạng phối hợp 3 thành phần HCCH
thường gặp là “tăng TG – THA và tăng ĐH”
(23,8%)(10). Trong đó có sự khác nhau giữa hai
kết quả là thành phần HDL- C và ĐH, chúng tôi
gặp nhiều hơn là thành phần giảm HDL-C hơn
và tác giả Đặng Thị Thu Hà gặp nhiều thành
phần tăng ĐH hơn. Điều này có thể giải thích do
cỡ mẫu của chúng tôi thấp hơn nên tỷ lệ của các
thành phần có sự khác nhau. Ngoài ra cũng có
thể do vấn đề quản lý và điều trị bệnh nhân
ĐTĐ (sự tuân thủ điều trị, thói quen ăn, uống,
hoạt động thể lực...) tốt hơn đối với các đối
tượng nghiên cứu của chúng tôi so với đối
tượng nghiên cứu của Đặng Thị Thu Hà. Dạng
phối hợp 4 thành phần thường gặp là ”tăng VE-
tăng TG-giảm HDL-C-THA“ (25,5%), dạng phối
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 166
hợp này cũng thường gặp trong nghiên cứu
Đặng Thị Thu Hà (với tỷ lệ 29,03%) và trong
nghiên cứu của Trần Diệp Khoa dạng phối tổ
hợp 4 thành phần HCCH cũng tương tự kết quả
của chúng tôi với tỷ lệ (45,46%)(10).
KẾT LUẬN
Tỷ lệ HCCH theo tiêu chuẩn NCEP-ATP III
là 56,5%. Tỷ lệ HCCH ở nhóm bệnh nhân ≥ 60
tuổi là 60% và < 60 tuổi là 50%.Tỷ lệ mắc HCCH
giới nữ cao hơn giới nam (80%, 48,2%, p < 0,05).
Đặc điểm các thành phần của HCCH
Thành phần thường gặp nhất trong HCCH
là THA (77,4%), tiếp theo là giảm HDL-C, tăng
TG, béo phì bụng và tăng ĐH (68,7%, 51,3%,
44,3% và 37,4%). Thành phần béo phì bụng gặp
ở nữ nhiều hơn nam (73,3%, 34,1%, p < 0,05).
Dạng phối hợp 3 thành phần HCCH thường
gặp: “tăng TG - giảm HDL-C - tăng THA”
(13,5%).
Dạng phối hợp 4 thành phần HCCH thường
gặp là: “THA - giảm HDL-C - tăng TG - béo phì
bụng” (25,5%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bloomgarden ZT et al (2004), Definition of the insulin resistance
syndrome. Diabetes care (27): pp. 824-830.
2. Gorter PM, Olijhoek JK, and et al, (2004) Prevalence of the
metabolic syndrome in patients of coronary heart disease,
cerebrovascular diseas, peripheral arterial disease or abdominal aortic
aneurism. Atherosclerosis, (173): pp. 363-369.
3. Grundy, S., H. Brewer, and J. Cleeman, (2004) Definition of
metabolic syndrome: report of the American Heart Association
conference on scientific issues related to definition. Circulation, (109):
pp. 433–438.
4. Mc Neill, Rosamond WD, et al, (2005) The metabolic syndrome
and 11 year risk of incident cardiovascular disease in The
Artherosclerosis Risk in Communicaties Study. Diabetes care,
2005(28): pp. 385-390.
5. Miranda PJ, (2004) Metabolic syndrome: definition, pathophysiology
and mechanisms. Am Heart J (149): pp. 33-45.
6. Rosano GM, Vitale C, and et al, (2004) The metabolic syndrome in
women: implication for therapy. Int J Clin Prac, (139): pp. 20-25.
7. SandhirB, Prasad, and F. Fahrtash, (2010) Prevalence, Detection,
and Management of the Metabolic Syndrome in Patients with Acute
Myocardial Infarction: Role of an Obesity-Centric Definition.
Cardiology Research and Practice: pp. 1-7.
8. Solymoss BC, Bourassa MG, and Lesperance J (2003), Incidence
and characteristics of the metabolic syndrome in patients with
coronary artery disease. Coron Artery Dis (14): pp. 207–212.
9. Spies C, Otte C, and et al, (2005) Association of Metaolic Syndrome
with Exercises Capacity and Heart Rate Recovery in Patient With
Coronary Heart Disease in the Heart and Soul Study The American
Journal of Cardiology, (95): pp. 1175-1179.
10. Trần Diệp Khoa, (2005) Tần suất và đặc điểm hội chứng chuyển hóa
ở bệnh nhân bệnh động mạch vành. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại
học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.