Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân dập phổi có ALI/ARDS

Mở đầu: dập phổi thường gặp ở bệnh nhân chấn thương ngực nặng có đa chấn thương, có thể tiến triển đến tổn thương phổi cấp (ALI) hoặc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) trong 24-48 giờ đầu sau chấn thương, gây suy hô hấp và tử vong nếu không phát hiện và xử trí kịp thời. Mục tiêu: phân tích những đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở dập phổi có ALI, ARDS, nhằm giảm tỉ lệ bỏ sót chẩn đoán dập phổi và giảm tỉ lệ phát hiện không kịp thời suy hô hấp do ALI, ARDS ở bệnh nhân chấn thương ngực. Đối tượng: bệnh nhân dập phổi tiến triển đến ALI hoặc ARDS bị suy hô hấp phải thông khí cơ học. Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, mô tả cắt ngang, thực hiện tại khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi Sức và Hồi Sức Cấp Cứu, bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: từ tháng 1/2008 đến tháng 7/2011, có 120 bệnh nhân, tuổi trung bình 39,78  15,14. Nguyên nhân chấn thương: tai nạn giao thông 82,5%; tai nạn lao động 17,5%. Điểm độ nặng của chấn thương (ISS) trung bình: 36,12  12,04. Biểu hiện ho máu gợi ý dập phổi có ở 45% số bệnh nhân, X quang ngực những giờ đầu tại cấp cứu thấy được hình ảnh dập phổi ở 65,8% số bệnh nhân, những trường hợp còn lại chẩn đoán dập phổi dựa vào CT-scan ngực, X quang ngực 24 giờ sau chấn thương có hình ảnh dập phổi ở 100% bệnh nhân, thời gian trung bình từ lúc bị chấn thương đến khi có chỉ định thông khí cơ học vì suy hô hấp do ALI/ARDS là 18,54  6,17 giờ, nhóm ALI 21,16  5,57giờ và ARDS 14,02  4,26 giờ (p<0,001). Kết luận: dập phổi thường nằm trong bệnh cảnh đa chấn thương nặng,biểu hiện ho máu gợi ý dập phổi có ở 45% số bệnh nhân, X quang ngực những giờ đầu tại cấp cứu có thể bỏ sót 34,2% trường hợp dập phổi, nhưng trong 24 giờ sau có thể chẩn đoán được 100% số bệnh nhân, thời gian trung bình từ lúc bị chấn thương đến khi có chỉ định thông khí cơ học vì suy hô hấp do ALI, ARDS là 18 giờ.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân dập phổi có ALI/ARDS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 108 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN DẬP PHỔI CÓ ALI/ARDS Phạm Văn Đông* TÓM TẮT Mở đầu: dập phổi thường gặp ở bệnh nhân chấn thương ngực nặng có đa chấn thương, có thể tiến triển đến tổn thương phổi cấp (ALI) hoặc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) trong 24-48 giờ đầu sau chấn thương, gây suy hô hấp và tử vong nếu không phát hiện và xử trí kịp thời. Mục tiêu: phân tích những đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở dập phổi có ALI, ARDS, nhằm giảm tỉ lệ bỏ sót chẩn đoán dập phổi và giảm tỉ lệ phát hiện không kịp thời suy hô hấp do ALI, ARDS ở bệnh nhân chấn thương ngực. Đối tượng: bệnh nhân dập phổi tiến triển đến ALI hoặc ARDS bị suy hô hấp phải thông khí cơ học. Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, mô tả cắt ngang, thực hiện tại khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi Sức và Hồi Sức Cấp Cứu, bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: từ tháng 1/2008 đến tháng 7/2011, có 120 bệnh nhân, tuổi trung bình 39,78  15,14. Nguyên nhân chấn thương: tai nạn giao thông 82,5%; tai nạn lao động 17,5%. Điểm độ nặng của chấn thương (ISS) trung bình: 36,12  12,04. Biểu hiện ho máu gợi ý dập phổi có ở 45% số bệnh nhân, X quang ngực những giờ đầu tại cấp cứu thấy được hình ảnh dập phổi ở 65,8% số bệnh nhân, những trường hợp còn lại chẩn đoán dập phổi dựa vào CT-scan ngực, X quang ngực 24 giờ sau chấn thương có hình ảnh dập phổi ở 100% bệnh nhân, thời gian trung bình từ lúc bị chấn thương đến khi có chỉ định thông khí cơ học vì suy hô hấp do ALI/ARDS là 18,54  6,17 giờ, nhóm ALI 21,16  5,57giờ và ARDS 14,02  4,26 giờ (p<0,001). Kết luận: dập phổi thường nằm trong bệnh cảnh đa chấn thương nặng,biểu hiện ho máu gợi ý dập phổi có ở 45% số bệnh nhân, X quang ngực những giờ đầu tại cấp cứu có thể bỏ sót 34,2% trường hợp dập phổi, nhưng trong 24 giờ sau có thể chẩn đoán được 100% số bệnh nhân, thời gian trung bình từ lúc bị chấn thương đến khi có chỉ định thông khí cơ học vì suy hô hấp do ALI, ARDS là 18 giờ. Từ khóa: Dập phổi, tổn thương phổi cấp (ALI), hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS). ABSTRACT CLINICAL AND PARACLINICAL CHARACTERISTICS OF LUNG CONTUSION WITH ALI/ARDS Pham Van Dong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 108 - 114 Introduction: lung contusion is common in chest trauma with polytrauma, lung contusion can come to ALI or ARDS in 24-48 hours after trauma, causes severe respiratory failure that needs mechanical ventilation. Objectives: analyze clinical and paraclinical characteristics of lung contusion with ALI/ARDS to decrease the rate of lung contusion omission and untimely respiratory failure detection. Patients: lung contusion patients with ALI/ARDS needed mechanical ventilation. Methods: cross – sectional, descriptive study at ICU Chợ Rẫy hospital. Results: from Jan/2008 to July/2011, 120 patients were recruited into the study, mean of age was 39.78  * Bệnh Viện Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: Bs CK2 Phạm Văn Đông, ĐT: 0903919391, Email: donghieugmcr@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 109 15.14. Causes of trauma included traffic accident 82.5%, labor accident 17.5%. Mean of ISS was 36.12  12.04. Blood sputum that suggested lung contusion occurred in 45% of patients, chest X ray on admission could detect lung contusion at 65.8% of patients, the remainders were diagnosed lung contusion by chest CT scan; 24 hours after trauma, lung contusion could be seen on chest X ray at 100% of patients, mean of time from trauma to severe respiratory failure due to ALI/ARDS that needed mechanical ventilation was 18.54  6.17 hours, ALI group was 21.16  5.57 hours and ARDS was 14.02  4.26 hours (p<0,001). Conclusions: lung contusion was common in severe polytrauma, blood sputum that suggested lung contusion occurred in 45% of patients, chest X ray on admission could omit lung contusion at 34.2% of patients, but 24 hours after trauma, lung contusion could be seen on chest X ray at 100% of patients, mean of time from trauma to severe respiratory failure due to ALI/ARDS that needed mechanical ventilation was 18 hours. Key words: lung contusion, acute lung injury (ALI), acute respiratory distress syndrome (ARDS). ĐẶT VẤN ĐỀ Dập phổi thường bị che mờ trong bệnh cảnh đa chấn thương, kèm theo sốc nặng, ngoài ra triệu chứng lâm sàng của dập phổi những giờ đầu tại khoa cấp cứu có thể chưa biểu hiện, rất dễ bỏ sót(4). Tiến triển thường gặp nhất của dập phổi là hội chứng tổn thương phổi cấp (ALI) và suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), xảy ra trong 24 - 48 giờ sau chấn thương, gây suy hô hấp phải thông khí cơ học. Nguy cơ xảy ra ALI/ARDS tùy thuộc vào mức độ dập phổi, hơn 80% bệnh nhân dập phổi sẽ bị ARDS nếu thể tích phổi bị dập > 20% tổng thể tích 2 phổi. Khoảng 30 - 70% bệnh nhân chấn thương ngực có kèm dập phổi, trong đó có tới 30 - 50% tiến triển thành ALI/ARDS và trong số này 10 - 25% tử vong(7). Chẩn đoán dập phổi thường dựa vào lâm sàng có chấn thương ngực và hình ảnh dập phổi trên X quang ngực. X quang ngực là xét nghiệm có sẵn tại tất cả bệnh viện, được làm thường qui ở những bệnh nhân có chấn thương ngực, nhưng những giờ đầu có thể không phát hiện được dập phổi, những bệnh nhân không phát hiện được bằng X quang ngực phải dùng đến CT scan ngực. CT scan ngực còn được dùng để đánh giá mức độ dập phổi chính xác hơn X quang ngực, nhưng không thể làm một cách thường qui(4, 7). Mục tiêu nghiên cứu Phân tích những đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở dập phổi có ALI, ARDS, nhằm giảm tỉ lệ bỏ sót chẩn đoán dập phổi và giảm tỉ lệ phát hiện không kịp thời suy hô hấp do ALI, ARDS ở bệnh nhân chấn thương ngực. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Tiến cứu, mô tả cắt ngang. Địa điểm và thời gian Chọn bệnh tại khoa Gây Mê Hồi Sức và khoa Hồi Sức Cấp Cứu Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 7 năm 2011. Tiêu chuẩn chọn bệnh Có đủ 4 tiêu chuẩn Bị chấn thương ngực hoặc đa chấn thương. Có hình ảnh dập phổi trên X quang ngực hoặc CT-scan ngực. Có triệu chứng của suy hô hấp cấp và có chỉ định thông khí cơ học. Đủ tiêu chuẩn chẩn đoán ALI hoặc ARDS theo tiêu chuẩn của Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ và Hội Hồi Sức Cấp Cứu Châu Âu, năm 1994(1). Tiêu chuẩn loại trừ Những bệnh nhân dập phổi có suy hô hấp phải thở máy sau phẫu thuật do tác dụng của các thuốc gây mê. Nghi ngờ hoặc có bằng chứng bệnh nhân bị viêm phổi hít. Bệnh cảnh nghĩ đến thuyên tắc mỡ. Phù phổi do huyết động, do có bệnh lý tim kết hợp. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 110 Tiêu chuẩn đưa ra khỏi nghiên cứu: không Một số tiêu chuẩn dùng trong nghiên cứu Tiêu chuẩn chẩn đoán dập phổi Theo tiêu chuẩn của EAST (Eastern Association for the Surgery of Trauma) trong hội nghị về dập phổi năm 2006(7), chẩn đoán dập phổi dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng: Lâm sàng: đau ngực, ho máu, bầm máu thành ngực, gãy xương sườn hoặc mảng sườn di động, các dấu hiệu của suy hô hấp. Cận lâm sàng: X quang ngực hoặc CT-Scan ngực có hình ảnh dập phổi. Nếu có tràn máu, tràn khí màng phổi, chẩn đoán dập phổi sau khi đã dẫn lưu hết máu hoặc khí. Tiêu chuẩn phân loại các mức độ dập phổi trên X quang ngực thẳng Theo tiêu chuẩn của Tyburski JG, Collinge JD năm 1999(10), trên X quang ngực thẳng trong 6 giờ đầu sau chấn thương, chia mỗi bên phổi thành 9 vùng bằng nhau, dập 1 vùng là 1 điểm. Dập phổi nhẹ: từ 1 - 2 điểm (kích thước 1/9 - 2/9 một bên phổi). Dập phổi trung bình: 3 điểm (kích thước 3/9 một bên phổi). Dập phổi nặng: 4 - 9 điểm (kích thước 4/9 - 9/9 một bên phổi). Dập phổi rất nặng: 10 - 18 điểm. Xử lý số liệu Dữ liệu được nhập và xử lý bằng chương trình phần mềm SPSS 15.0. KẾT QUẢ Từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 7 năm 2011 chọn được 120 bệnh nhân vào nghiên cứu, trong đó 76 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn ALI và 44 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn ARDS. Đăc điểm chung Tuổi Độ tuổi gặp chủ yếu là 30 - 60 tuổi, đây là lứa tuổi còn sức lao động nên tham gia giao thông nhiều. Nam chiếm 68,0%; nữ 32,0%. Bảng 1: Phân bố tuổi trung bình theo nhóm ALI, ARDS Nhóm Tuổi Chung (n = 120) ALI (n = 76) ARDS (n = 44) P Trung bình 39,78  15,14 40,63  14,87 38,32  15,66 0,422 Nhỏ nhất 16 16 17 Lớn nhất 90 80 90 Nguyên nhân chấn thương Bảng 2: Phân bố theo nguyên nhân chấn thương Nguyên nhân Tần suất Tỷ lệ % Tai nạn giao thông 99 82,5 Tai nạn lao động 21 17,5 Tổng 120 100 Đặc điểm lâm sàng Các triệu chứng dưới đây được ghi nhận lúc bệnh nhân nhập viện: Bảng 3: Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng Tần suất (n = 120) Tỷ lệ % Đau ngực 88 73,3 Ho máu 54 45 Thở nhanh 107 89,2 Tím tái môi và da 66 55,0 Tụ máu thành ngực 86 71,7 Tình trạng sốc lúc nhập viện Tỷ lệ bệnh nhân sốc lúc nhập viện là 32,5%. Huyết áp tâm thu của nhóm sốc là 63,14 ± 15,59 mmHg. Bảng 4: Tỷ lệ sốc giữa 2 nhóm ALI, ARDS Nhóm Sốc Chung (n = 120) ALI (n = 76) ARDS (n = 44) p Có sốc (n, %) 39 (32,5%) 23 (30,3%) 16 (36,4%) 0,492 Không sốc 81 (67,5) 53 (69,7) 28 (63,6) Tổng 120 76 44 Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ sốc lúc nhập viện giữa 2 nhóm ALI và ARDS; p = 0,492. Thời điểm có chỉ định thông khí cơ học do suy hô hấp nặng Thời gian từ lúc bị chấn thương đến khi có chỉ định thông khí cơ học khác biệt có ý nghĩa Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 111 thống kê giữa 2 nhóm bệnh nhân ALI, ARDS, với p < 0,05. Bảng 5: Thời gian từ lúc bị chấn thương đến khi có chỉ định thông khí cơ học Nhóm Thời gian Chung (n = 120) ALI (n = 76) ARDS (n = 44) p Thời gian (giờ) 18,54  6,17 21,16  5,57 14,02  4,26 p < 0,001 Sớm nhất (giờ) 1 6 1 Trễ nhất (giờ) 48 48 27 Đặc điểm các tổn thương đi kèm với dập phổi tại lồng ngực Bảng 6: Các tổn thương đi kèm với dập phổi tại lồng ngực Các tổn thương Chung (n = 120) ALI (n = 76) ARDS (n = 44) P Gãy xương sườn 60 50,0% 39 51,3% 21 47,7% 0,705 Mảng sườn di động 28 23,3% 18 23,7% 10 22,7% 0,905 Tràn khí màng phổi 45 37,5% 29 38,2% 16 36,4% 0,845 Tràn máu màng phổi 71 59,2% 42 55,3% 29 65,9% 0,253 Dập cơ tim 2 1,6% 1 1,3% 1 2,3% 1,000 Tổn thương mạch máu 13 10,8% 8 10,5% 5 11,4% 0,887 Tổn thương khí phế quản 11 9,2% 6 7,9% 5 11,4% 0,526 Tổn thương thanh quản 1 0,8% 1 1,3% Tổn thương cơ hoành 4 3,3% 2 2,6% 2 4,6% 0,623 Ghi chú: Một bệnh nhân có thể có nhiều tổn thương tại lồng ngực. Bảng 7: Các tổn thương ngoài lồng ngực Tổn thương Chung (n = 120) ALI (n = 76) ARDS (n = 44) p Chấn thương sọ não 26 21,7% 15 19,7% 11 25% 0,500 Tổn thương tạng trong ổ bụng 46 38,3% 28 36,8% 18 40,9% 0,659 Chấn thương cột sống 6 5% 5 6,6% 1 2,3% 0,413 Gãy xương chậu 18 15% 13 17,1% 5 11,4% 0,396 Gãy xương chi 47 35 12 0,042 Tổn thương Chung (n = 120) ALI (n = 76) ARDS (n = 44) p 39,2% 46,1% 27,3% Không có tổn thương ngoài lồng ngực 23 19,2% 15 19,7% 8 18,2% 0,835 Ghi chú: Một bệnh nhân có thể có nhiều tổn thương ngoài lồng ngực. Mức độ nặng của chấn thương toàn cơ thể đánh giá bằng thang điểm Injury Severity Score (ISS) Bảng 8: Điểm ISS ở 2 nhóm ALI, ARDS Chung (n = 120) ALI (n = 76) ARDS (n = 44) p Điểm ISS 36,12  12,04 32,33 10,78 42,66  11,37 P <0,001 Thấp nhất 25 25 25 Cao nhất 75 75 66 Nhận xét: Khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm ISS giữa 2 nhóm bệnh nhân ALI, ARDS, với p < 0,05. Đặc điểm cận lâm sàng X quang ngực và CT-scan ngực Lúc nhập viện có 41 bệnh nhân (34,2%), hình ảnh X quang ngực không phát hiện được dập phổi, phải chẩn đoán dập phổi bằng CT-scan ngực. Phim X quang ngực chụp lại trong 24 giờ sau nhập viện, 100% bệnh nhân đều thấy được hình ảnh dập phổi trên X quang ngực. Bảng 9: Mức độ dập phổi đánh giá trên X quang ngực lúc nhập viện Mức độ dập phổi Tổng số BN (N = 79*) ALI (n = 48*) ARDS (n = 31*) p Nhẹ 14 (17,7%) 14 (17,7%) < 0,001 Trung bình 33 (41,8%) 26 (32,9%) 7 (8,9%) Nặng 34 (43,1%) 18 (22,8%) 16 (20,3%) Rất nặng 8 (10%) 8 (10%) Ghi chú: * 79 là số bệnh nhân X quang ngực lúc nhập viện có hình ảnh dập phổi, nhóm ALI có 48 bệnh nhân, nhóm ARDS có 31 bệnh nhân. 41 bệnh nhân còn lại X quang Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 112 phổi trong 24 giờ sau có hình ảnh dập phổi nhưng không đánh giá mức độ dập phổi. Tỷ lệ tiến triển ALI, ARDS theo mức độ dập phổi trên X quang ngực trong 12 giờ sau chấn thương khác biệt có ý nghĩa thống kê; p < 0,05. Khí máu động mạch trước thở máy Bảng 10: Khí máu động mạch trước thở máy Chỉ số Giá trị trung bình ( ) p Chung (n = 120) ALI (n = 76) ARDS (n = 44) PaO2/FiO2 195,89 ± 64,82 231,34 ± 28,71 125,49 ± 35,29 < 0,01 PaCO2 (mmHg) 42,68 ± 7,84 42,07 ± 8,10 43,75 ± 7,35 0,259 pH 7,28 ± 0,10 7,29 ± 0,10 7,25 ± 0,10 0,055 Khác biệt có ý nghĩa thống kê PaO2/FiO2 trước thở máy 2 nhóm ALI và ARDS, với p < 0,05. Kết quả điều trị Tỷ lệ sống chết: Sống 103; tử vong 17; tỷ lệ tử vong 14,2%. BÀN LUẬN Về đặc điểm chung Tuổi - giới Nghiên cứu có tất cả 120 bệnh nhân, tuổi trung bình 39,78  15,14; bệnh nhân nhỏ tuổi nhất 16 tuổi, bệnh nhân cao tuổi nhất là 90 tuổi. Lứa tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu là lứa tuổi từ 30 - 60 chiếm tỷ lệ 60,8%. Nguyên nhân chấn thương Tai nạn giao thông 82,5%; tai nạn lao động 17,5%. Lâm sàng Triệu chứng cơ năng của dập phổi Không có triệu chứng cơ năng đặc hiệu riêng cho dập phổi, triệu chứng của dập phổi như đau ngực, ho ra máu có thể gặp khi có một tổn thương khác ở lồng ngực. Trên bệnh nhân có chấn thương ngực, đau ngực có thể do gãy xương sườn, tuy nhiên ho ra máu được xem là triệu chứng lâm sàng gợi ý dập phổi(2,8). Trong nghiên cứu có 45% bệnh nhân có biểu hiện ho ra máu. Theo Cohn SM 1997, ho ra máu xảy ra ở 50% các trường hợp dập phổi(2). Triệu chứng thực thể của dập phổi Tỷ lệ bệnh nhân có bầm - tụ máu thành ngực trong nghiên cứu là 71,7%; tỷ lệ bệnh nhân có thở nhanh là 89,2% và 55% số bệnh nhân bị tím tái môi và đầu chi. Trong số những bệnh nhân suy hô hấp này, có nhiều trường hợp suy hô hấp do phối hợp của dập phổi với tràn khí, tràn máu màng phổi. Vì vậy, chẩn đoán dập phổi trên bệnh nhân chấn thương ngực hầu như phải dựa vào X quang ngực thẳng hoặc CT-scan ngực. Tình trạng sốc lúc nhập viện Tỷ lệ bệnh nhân trong nghiên cứu bị sốc lúc nhập viện là 32,5%. Tỷ lệ sốc ở nhóm bệnh nhân dập phổi có ALI là 30,3%; tỷ lệ sốc ở nhóm bệnh nhân dập phổi có ARDS là 36,4%; sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p = 0,492. Theo tác giả Miller PR và cộng sự thực hiện nghiên cứu tại Mỹ năm 2000, cũng ghi nhận huyết áp ở hai nhóm bệnh nhân tiến triển thành ALI và ARDS không có sự khác biệt; với p = 0,90(5). Thời gian từ lúc bị chấn thương đến khi có chỉ định thông khí cơ học Thời gian từ lúc bị chấn thương đến khi có chỉ định thông khí cơ học do ALI, ARDS ở bệnh nhân dập phổi trong nghiên cứu là 18,54  6,17giờ. Nhóm bệnh nhân dập phổi ARDS có thời gian từ lúc bị chấn thương đến khi có chỉ định thông khí cơ học ngắn hơn nhóm ALI, 14,02  4,26giờ so với 21,16  5,57giờ với p < 0,001. Bệnh nhân có chỉ định thông khí cơ học sớm nhất là 1 giờ sau chấn thương và trễ nhất 2 ngày sau chấn thương, phù hợp với sinh lý bệnh, tiến triển của dập phổi. Nghiên cứu của Miller PR và cộng sự, chụp CT-scan lại trong vòng 24 giờ sau dập phổi, thì có tới 80% tăng kích cỡ phổi dập, với thể tích tăng trung bình 11% và tỷ lệ phải thở máy trong vòng 24 giờ đầu là 70%(5). Các tổn thương đi kèm tại lồng ngực và ngoài lồng ngực Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 113 Gãy xương sườn xảy ra ở 50% số bệnh nhân trong nghiên cứu, mảng sườn di động 23,3%; tràn khí màng phổi 37,5%; tràn máu màng phổi 59,2%; tổn thương mạch máu 10,8%; tổn thương khí phế quản 9,2%; tổn thương cơ hoành 3,3%. Nghiên cứu của Devitt JH tại Canada vào năm 1991 cũng cho thấy bệnh nhân dập phổi bị các tổn thương phối hợp ở lồng ngực với tỷ lệ cao tương tự: gãy xương sườn xảy ra ở 67 % số bệnh nhân, mảng sườn di động 23%; tràn khí màng phổi 30%; tràn máu màng phổi 26%; tổn thương mạch máu 4,8%; tổn thương khí phế quản 0,8%; tổn thương cơ hoành 9%(3). Ngoài tổn thương tại lồng ngực, có đến 38,3% bệnh nhân dập phổi trong nghiên cứu bị tổn thương các tạng trong ổ bụng phải phẫu thuật cấp cứu. Trong đó tổn thương vỡ gan nhiều nhất 22,5%; rồi đến vỡ lách 15 %; vỡ ruột 14,2%; dập thận 11,7%; dập tụy 5,8%; vỡ dạ dày 2,5%. Dập phổi bên phải thường kèm với vỡ gan, dập phổi bên trái thường kèm với vỡ lách do liên quan giải phẫu. So sánh với nghiên cứu của Miller PR tại Mỹ (5), về tỷ lệ các tổn thương ngoài lồng ngực ở bệnh nhân dập phổi, có sự khác biệt đáng kể, đặc biệt trong nghiên cứu này các tổn thương ngoài lồng ngực đều tăng. Tỷ lệ bệnh nhân bị chấn thương sọ não trong nghiên cứu là 21,7%; gãy xương chi 39,2%; gãy xương chậu 15%; tổn thương các tạng trong ổ bụng 38,3%. Sự khác biệt có thể do khác nhau về loại phương tiện gây tai nạn giao thông. Với những tổn thương phối hợp chiếm tỷ lệ cao như vậy, ngoài lâm sàng và X quang ngực thẳng, các phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác như CT-scan ngực, siêu âm, chụp mạch máu, nội soi phế quản cần được thực hiện khi lâm sàng có nghi ngờ để tránh bỏ sót tổn thương. Tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi có thể xảy ra ngay ngày đầu tiên, nhưng cũng có thể xảy ra những ngày sau, vì thế việc chụp X quang ngực định kỳ mỗi ngày ở những ngày đầu và khi tình trạng hô hấp bệnh nhân xấu hơn là cần thiết để theo dõi tiến triển của dập phổi và để chẩn đoán tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi. Đặc điểm cận lâm sàng X quang ngực và CT-scan ngực Trong 120 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, nếu dựa vào X quang ngực thẳng có 65,8% số bệnh nhân được chẩn đoán dập phổi dựa vào phim X quang lúc nhập viện, còn lại 34,2% số bệnh nhân phải dựa vào phim CT-scan ngực, các bệnh nhân này X quang ngực chụp lại trong 24 giờ sau có hình ảnh dập phổi. Không thấy dập phổi trên phim X quang ngực lúc nhập viện có thể do: các tổn thương khác ở lồng ngực che khuất như tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi, tràn khí dưới da, hoặc tổn thương dập phổi nhỏ chưa phát hiện được ngay với phim X quang ngực đầu tiên. Khi những tổn thương ở lồng ngực đã được xử trí như đặt ống dẫn lưu màng phổi, hình ảnh dập phổi mới lộ ra hoặc những tổn thương dập phổi nhỏ, trong 12 - 24 giờ tiến triển rộng hơn và tạo hình ảnh dập phổi rõ. Mức độ dập phổi trên X quang ngực lúc nhập viện có thể đánh giá nguy cơ bệnh nhân dập phổi tiến triển đến ALI, ARDS. Trong nghiên cứu có 14 bệnh nhân dập phổi nhẹ, tiến triển ALI, không có bệnh nhân nào ARDS. Có 8 bệnh nhân dập phổi rất nặng đều tiến triển đến ARDS. Tyburski JG và cộng sự trong một nghiên cứu về mối liên hệ giữa mức độ nặng trên X quang ngực và tiên lượng ông nhận thấy, mức độ dập phổi trên X quang ngực lúc nhập viện có mối liên hệ với độ nặng của giảm oxy máu trong quá trình nằm viện thông qua tỷ lệ PaO2/FiO2. Tất cả bệnh nhân dập phổi mức độ rất nặng có tỷ lệ PaO2/FiO2 24 giờ sau
Tài liệu liên quan