Mở đầu: Xác định tổn thương mô bệnh học của thận giúp phân biệt bệnh nhân đái tháo đường (BN ĐTĐ) có hội chứng thận hư (HCTH) hoặc ĐTĐ kèm theo bệnh cầu thận nguyên phát. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở BN ĐTĐ týp 2 có HCTH và mối liên quan với thể tổn thương mô bệnh học thận ở BN ĐTĐ týp 2 có HCTH. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang 38 BN được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 có HCTH tại Bệnh viện Nhân dân 115 (từ tháng 05/2009 đến tháng 05/2011). Kết quả: Tuổi trung bình là 60,11± 10,04, tiểu đạm đại thể 6,27±3,78g/24 giờ, albumin/máu là 2,5-3,8g/dl, protein/máu từ 4,2-6,2 g/dl, 57,9% có cholesterol > 240 mg/dl, 84,2% có triglycerid cao 150 - 499 mg/dl và 63,3% có LDL-C cao 130 -189mg/dl. 94% các BN này kiểm soát đường huyết kém (HbA1C > 7%) với 68,5% suy thận (GFR <60 mL/min/1,73 m2). Thời gian từ khi phát hiện ĐTĐ đến khi có HCTH >10 năm 17/35 BN: 47,36%. Khảo sát mô bệnh học thận trên 35 BN cho thấy viêm cầu thận tăng sinh 12/35 BN (34,3%) và xơ hóa cầu thận 17/35 BN (48,6%), phù hợp với tổn thương do tiểu đường. Sang thương không phù hợp do tiểu đường là tổn thương tối thiểu 6/35 BN (17,1%). So sánh với hai nhóm BN có tổn thương mô bệnh học còn lại, BN sang thương tối thiểu tiểu đạm nhiều hơn (p=0,002), giảm protid và albumin máu nhiều hơn (p = 0,006). Kết luận: Sinh thiết để chẩn đoán thể tổn thương mô bệnh học và là cơ sở quan trọng cho tiên lượng và điều trị BN ĐTĐ týp 2 có HCTH.
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tổn thương mô bệnh học của thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có hội chứng thận hư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 151
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, TỔN THƯƠNG
MÔ BỆNH HỌC CỦA THẬN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
CÓ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
Nguyễn Thúy Quỳnh Mai*, Tạ Phương Dung*, Nguyễn Thị Thanh Thùy*, Võ Thị Kim Thanh*,
Lê Thị Hồng Vũ*
TÓM TẮT
Mở đầu: Xác định tổn thương mô bệnh học của thận giúp phân biệt bệnh nhân đái tháo đường (BN ĐTĐ)
có hội chứng thận hư (HCTH) hoặc ĐTĐ kèm theo bệnh cầu thận nguyên phát.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở BN ĐTĐ týp 2 có HCTH và mối liên quan với thể
tổn thương mô bệnh học thận ở BN ĐTĐ týp 2 có HCTH.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang 38 BN được chẩn đoán
ĐTĐ týp 2 có HCTH tại Bệnh viện Nhân dân 115 (từ tháng 05/2009 đến tháng 05/2011).
Kết quả: Tuổi trung bình là 60,11± 10,04, tiểu đạm đại thể 6,27±3,78g/24 giờ, albumin/máu là 2,5-3,8g/dl,
protein/máu từ 4,2-6,2 g/dl, 57,9% có cholesterol > 240 mg/dl, 84,2% có triglycerid cao 150 - 499 mg/dl và
63,3% có LDL-C cao 130 -189mg/dl. 94% các BN này kiểm soát đường huyết kém (HbA1C > 7%) với 68,5%
suy thận (GFR 10 năm 17/35 BN:
47,36%. Khảo sát mô bệnh học thận trên 35 BN cho thấy viêm cầu thận tăng sinh 12/35 BN (34,3%) và xơ hóa
cầu thận 17/35 BN (48,6%), phù hợp với tổn thương do tiểu đường. Sang thương không phù hợp do tiểu đường
là tổn thương tối thiểu 6/35 BN (17,1%). So sánh với hai nhóm BN có tổn thương mô bệnh học còn lại, BN
sang thương tối thiểu tiểu đạm nhiều hơn (p=0,002), giảm protid và albumin máu nhiều hơn (p = 0,006).
Kết luận: Sinh thiết để chẩn đoán thể tổn thương mô bệnh học và là cơ sở quan trọng cho tiên lượng và điều
trị BN ĐTĐ týp 2 có HCTH.
Từ khóa: Hội chứng thận hư, đái tháo đường týp 2, tổn thương mô bệnh học.
ABSTRACT
ANALYSIS OF THE CLINICAL, PARACLINICAL AND RENAL ANATOMOPATHOLOGICAL
MANIFESTATIONS OF TYPE 2 DIABETES PATIENTS WITH NEPHROTIC SYNDROME
Nguyen Thuy Quynh Mai, Ta Phuong Dung,
Nguyen Thi Thanh Thuy, Vo Thi Kim Thanh, Le Thi Hong Vu
Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 151 - 155
Introduction: The identification of the renal pathologic types is fundamental for differential diagnosis of
diabetes associated with nephrotic syndrome or diabetes associated with primary glomerular disease.
Objectives: Analysis of the clinical, paraclinical manifestations in type 2 diabetes patients and the
relationship with the anatomopathological findings.
Patients and method: Prospective descriptive study on 38 patients with type 2 diabetes at 115 People’s
Hospital (since May 2009 to May 2011).
* Bệnh viện Nhân Dân 115. Khoa Nội Thận- Miễn Dịch Ghép
Tác giả liên lạc: Bs. Nguyễn Thúy Quỳnh Mai. ĐT: 0903607847. Email: giabao_truong@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 152
Results: The mean age is 60.11 ± 10.04 years old, Proteinuria 6.27± 3.78g/24h, Albuminemia 2.5-3.8g/dl,
Protidemia 4.2-6.2 g/dl, 57.9% patients with high Cholesterolemia > 240 mg/dl, 84.2% with high,
Triglyceridemia 150 - 499 mg/dl and 63.3% with high, LDL-C 130 -189mg/dl. 94% patients presented poor
control of glycemia (HbA1C >7%), 68.5% with renal failure (GFR <60 mL/min/1.73 m2). The mean time from
the detection of diabetes until the appearance of nephrotic syndrome was: 5-10 years on 14/35 patients (36.84%);
>10 years on 17/35 patients (47.36%), < 5 years on 4/35 patients(15.78%). The anatomopathological findings on
35 patients showed 6 minimal changes (17.1%), 12 proliferative glomerulonephritis (34.3%) and 17
glomerulosclerosis (48.6%) consistent with damage caused by diabetes. Inappropriate damage caused by diabetes
is minimal change lesion in 6/35 patients (17.1%). Compared with two groups of patient with other histologic
lesions, protinuria was significally higher (p=0.002) as well as protidemia and albuminemia were significally
lower (p=0,006) in the group of patient with minimal change.
Conclusion: Kidney biopsy is fundamental for establishing diagnosis, prognostic and treatment strategy in
type 2 diabetes patients associated with nephrotic syndrome.
Key words: Nephrotic syndrome, type 2 diabetes, anatomopathological lesion.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mạn tính,
rất phổ biến, gây nhiều biến chứng cơ quan đích,
và chi phí điều trị tốn kém. Gánh nặng bệnh tật
do ĐTĐ đang tăng lên trên toàn cầu(9), đặc biệt ở
các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam –
nơi quá trình đô thị hóa đang làm thay đổi tập
quán ăn uống, giảm hoạt động thể lực và tăng
cân(10). Bệnh thận do ĐTĐ là thuật ngữ dùng để
chỉ những tổn thương thận thứ phát do ĐTĐ.
Những tổn thương cầu thận này có nét đặc trưng
về mặt hình thái, nó được mô tả bởi Kimmelstiel
và Wilson từ năm 1936(2). Tổn thương thận trong
ĐTĐ là tổn thương hay gặp và gây hậu quả nặng
nề. Việc phát hiện sớm cũng như điều trị tốt bệnh
lý này là một vấn đề rất cần quan tâm để tránh
tình trạng suy thận giai đoạn cuối, bên cạnh đó
cùng với kiểm soát đường huyết tốt sẽ giảm được
biến chứng thận ở BN ĐTĐ.Theo Mai Thế Trạch
(2003), Micheal B và cộng sự (2004) tổn thương
thận là biến chứng sớm của bệnh ĐTĐ týp 2 thể
hiện: microalbumin niệu, protein niệu ở xét
nghiệm và lâm sàng biểu hiện bằng HCTH và
suy thận mạn tính(1,4,7).
Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, tổn
thương mô bệnh học của HCTH do ĐTĐ týp 2 có
một số đặc điểm khác biệt, nét đặc thù so với
HCTH do bệnh cầu thận nguyên phát. Nhận biết
những nét đặc thù trên là cơ sở cho chẩn đoán
thể bệnh, tiên lượng và lựa chọn phương pháp
điều trị thích hợp.
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm khảo sát
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh thận ở BN
ĐTĐ týp 2 có HCTH, cũng như xác định thể tổn
thương mô bệnh học thận và mối liên quan với
một số yếu tố (protein niệu/24g, độ lọc cầu thận,
rối loạn lipid máu) ở BN ĐTĐ týp 2 có HCTH
để giúp cho việc chẩn đoán và điều trị tốt hơn
bệnh thận do ĐTĐ.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh
Gồm các BN được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 có
HCTH điều trị nội trú tại khoa Nội thận – MDG
và khoa Nội tiết Bệnh viện Nhân dân 115 (từ
05/2009 đến 05/2011).
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ(1,7) HbA1c ≥ 6,5%.
(sử dụng phương pháp được công nhận bởi
NGSP- National Glycohemoglobin
Standadization Program / DCCT). Đường huyết
đói ≥ 126 mg/dl (7mmol/L) (sau nhịn đói 8 giờ).
Đường huyết 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp
glucose ≥ 200mg/dl (11.1mmol/L) (với 75g
Glucose). Đường huyết bất kỳ ≥ 200mg/dl (11.1
mmol/L) đối với BN có triệu chứng tăng đường
huyết kinh điển hoặc đợt tăng đường huyết. Khởi
phát sau 40 tuổi. Cơ địa béo hiện tại hoặc trước
đó. Tổn thương vi mạch thường xuất hiện sớm.
Kiểm soát glucose máu bằng phối hợp các biện
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 153
pháp: tiết chế ăn uống, rèn luyện thể lực, thuốc
uống hoặc insulin.
Tiêu chuẩn lựa chọn HCTH do ĐTĐ týp2(6,7):
BN ĐTĐ týp 2 có biểu hiện HCTH trên lâm sàng:
Phù lớn, nhanh toàn thân, tràn dịch các khoang
thanh mạc. Protein trong nước tiểu cao >
3.5g/24giờ. Nồng độ protein máu giảm thấp <
60g/l; albumin máu giảm < 30g/l, lipit máu tăng,
thuộc cả 2 giới, các lứa tuổi. Biểu hiện HCTH lần
đầu hoặc tái phát. Chưa được điều trị HCTH
trước khi nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
HCTH do những nguyên nhân khác. Đang
có biến chứng nặng: suy tim nặng, tăng huyết
áp kịch phát, nhiễm trùng nặng cấp tính.
Không làm đủ các chỉ tiêu nghiên cứu. Không
hợp tác nghiên cứu.
Thiết kế nghiên cứu
Tiến cứu, mô tả, cắt ngang.
Xử lý số liệu
Kết quả được xử lý bằng phần mềm SPSS
16. Biến số định lượng được trình bày dưới
dạng trị số trung bình (± độ lệch chuẩn). Biến
số định tính được trình bày dưới dạng tỉ lệ
phần trăm (%). Kiểm định trung bình bằng t-
test. Kiểm định sự khác biệt tỉ lệ bằng test Chi
bình phương (Chi-square χ2). p < 0,05 được
xem là có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Trong thời gian từ tháng 9/2009 đến tháng
5/2011 chúng tôi thu thập được 38 BN vào
nghiên cứu: nữ chiếm 58%. Tuổi trung bình 60.11
± 10.04. Thời gian phát hiện đái tháo đường týp 2
đến lúc nghiên cứu trung bình là 12 ± 4.83 năm,
BN được phát hiện từ 5 – 10 năm, và trên 10 năm
có tỷ lệ lần lượt là 37%, 47%, cũng giống như kết
quả nghiên cứu của các tác giả Paturi V.R và
cộng sự báo cáo năm 2007(8). Thời gian phát hiện
ĐTĐ cho đến khi xuất hiện phù và tiểu đạm đối
với HCTH/ĐTĐ là >10 năm.
Về lâm sàng, toàn bộ BN có phù ngoại biên
(100%), số BN có tràn dịch màng phổi và màng
bụng tương đương nhau (23 BN, 60,5%). Cân
nặng trung bình 66.08 ± 6.83 kg, BN tăng từ 4 -
15kg. Nước tiểu 24 giờ của BN trung bình từ 500
- 2500ml/24 giờ. Huyết áp trung bình của bệnh
nhân lúc nhập viện là 150/85mmHg, cao nhất là
180/100 mmHg. Đa số BN đều có tăng huyết áp
lúc nhập viện (30 BN, 78,9%).
Về cận lâm sàng, nhìn chung các số liệu thể
hiện bệnh cảnh của HCTH (đạm niệu cao, đạm
máu giảm, bilan mỡ máu cao), bên cạnh đó trên
nhóm BN nghiên cứu cũng ghi nhận có
creatinine máu cao và GFR giảm. Nghiên cứu
của chúng tôi cũng ghi nhận BN nam tiểu đạm
24 giờ (7,17 ± 4,65) cao hơn BN nữ (5,61 ± 2,93),
tuy nhiên khác nhau chưa có ý nghĩa thống kê.
Đạm niệu cao nhất là 16,2g/24 giờ và thấp nhất là
3,6g/24 giờ. 28 (74%) BN có kích thước thận > 90
mm trên siêu âm.
Bảng 1: Một số đặc điểm bệnh nhân tham gia nghiên cứu
Trung bình Độ lệch chuẩn Nhóm BN chiếm tỉ lệ cao nhất
Đường huyết (mg/dl) 200,82 84,24 Nhóm ≥ 140 mg/dl (30, 78%)
HbA1C 8,87 1,51 Nhóm HbA1C 7-11% (29, 76,3%)
BUN (mg/dl) 36,44 33,18
Creatinine (mg/dl) 2,1 1,35 Nhóm creatinine ≥ 1.2 mg/dl (23, 61%)
Protid (g/dl) 5,82 0,73 Nhóm protid 40-60g/dl (19, 50%)
Albumin (g/dl) 2,65 0,54 Nhóm albumin 15-30g/dl (25, 65,8%)
Cholesterol (mg/dl) 258,13 76,44 Nhóm cholesterol ≥ 240mg/dl (22, 57,9%)
HDL (mg/dl) 39,5 6,31 Nhóm HDL < 40mg/dl (20, 52.6%)
LDL (mg/dl) 166,03 61,1 Nhóm LDL 130-189mg/dl (24, 63,2%)
Triglycerides (mg/dl) 259,61 124,04 Nhóm triglycerides 150-499mg/dl (32, 84,2%)
Hb (g/dl) 11,31 5,61
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 154
Trung bình Độ lệch chuẩn Nhóm BN chiếm tỉ lệ cao nhất
Hct (%) 33,11 1,95
Đạm niệu (g/24 giờ) 6,27 3,78
GFR (ml/ph/1,73 m2) 46,37 29,91 Nhóm GFR < 60 ml/ph/1,73 m2 (25, 66%)
Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi tiến
hành sinh thiết thận cho 35 (92%) trường hợp BN
ĐTĐ týp 2 có biểu hiện của HCTH trên lâm sàng
và tiểu đạm >3,5g/24 giờ (còn 3 trường hợp
không sinh thiết được vì suy thận nặng).
Theo Mai Lê Hoà, tỉ lệ BN có bệnh thận do
ĐTĐ được sinh thiết thận chỉ 1,3% (3). Còn theo
Narasimhan B (Ấn Độ) thì tỉ lệ BN có bệnh thận
do ĐTĐ được sinh thiết thận là 2,5% (5).
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy ứng
dụng siêu âm vào sinh thiết thận đạt tỉ lệ thành
công rất khả quan, tỉ lệ thành công gần như
100%, đa số là sinh thiết một lần, kết quả tương tự
như nghiên cứu của Tạ Phương Dung và cộng sự
năm 2006(11). Chúng tôi chỉ lấy 3 mẫu sinh thiết
về đại thể đạt yêu cầu là > 1.5 cm. Ngoài ra, siêu
âm còn giúp phát hiện nang thận, thận teo, ranh
giới tủy vỏ không rõ. Theo Whittier W.L (2004),
sinh thiết thận khi creatinin ≥ 5.0 mg/dl có thể
gây biến chứng sau khi sinh thiết thận (95%)(12).
Chúng tôi không sinh thiết thận 3 BN có tình
trạng suy thận nặng với creatinin ≥ 5,0 mg/dl và
phù nhiều.
Kết quả tổn thương mô bệnh học thận bao
gồm:
-Sang thương tối thiểu / Hội chứng thận hư:
6/35 (17,1%).
-Tăng sinh chất gian mao mạch và có giảm tế
bào gian mao mạch, vùng gian mao mạch giãn
rộng khu trú/ Đái tháo đường (Viêm cầu thận
tăng sinh gian mao mạch kèm xơ hóa lan tỏa, xơ
hóa lớp áo trong tiểu động mạch/bệnh nhân đái
tháo đường): 12/35 (34,3%).
-Xơ hóa lan tỏa, xơ hóa lớp áo trong tiểu ĐM
/bệnh ĐTĐ xơ hóa lớp áo trong tiểu ĐM /bệnh
ĐTĐ, dày màng đáy cầu thận, nốt xơ hóa của
Kimestiel- Wilson 17/35 (48,6%).
Bảng 2: Phân bố kết quả tổn thương mô bệnh học thận theo giới tính và chung.
STT Loại tổn thương Nam (Số lượng) (n = 13)
Nữ (Số lượng)
(n = 22)
Tổng số
(n = 35)
1 Tổn thương tối thiểu 4 (30,7%) 2 (9,0%) 6 (17,1%)
2 Viêm CT tăng sinh 4 (30,7%) 8 (36,4%) 12 (34,3%)
3 Xơ hóa lan tỏa/Xơ chai cầu thận/ Xơ hóa CT dạng nốt 5 (38.4%) 12 (54,6%) 17 (48,6%)
Tổng cộng 13 (100%) 22 (100%) 35 (100%)
Bảng 3: Phân bố khoảng tuổi bị bệnh dựa vào thể tổn
thương.
Tuổi
Tổn thương
tối thiểu
(n=6)
Viêm CT tăng
sinh
(n=12)
Xơ chai cầu
thận + Xơ hóa
lan, dạng nốt
(n=17)
40 - 50 2 2 3
50 - 60 2 4 7
60 - 70 1 2 2
> 70 1 3 6
Tổng cộng 6 12 17
Bảng 4: Trung bình đạm niệu/24 giờ của từng loại
loại tổn thương.
Kết quả STT N Đạm
niệu/24g
Độ lệch chuẩn
Tổn thương tối thiểu 6 10,60 5,20
Kết quả STT N Đạm
niệu/24g
Độ lệch chuẩn
Viêm cầu thận tăng
sinh 12 6,44 4,21
Xơ hóa cầu thận 17 4,52 1,10
Chung 35 6,22 3,89
Khi phân tích mối liên quan giữa tổn thương
mô bệnh học và các triệu chứng cận lâm sàng
gồm đạm niệu 24 giờ, protid máu, albumin máu
và cholesterol, LDL, triglicerides, chúng tôi ghi
nhận BN có tổn thương mô bệnh học là tổn
thương tối thiểu tiểu đạm nhiều hơn (p=0,002),
giảm protid và albumin máu nhiều hơn (p =
0,006) và rối loạn lipid máu nhiều hơn
(cholesterol (0,008), triglycerides (0,009), LDL
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 155
(0,007)) có ý nghĩa thống kê so với hai nhóm BN
có tổn thương mô bệnh học còn lại.
Theo KDOQI 2007 đã cập nhật(7), BN bị bệnh
thận mạn được qui cho ĐTĐ khi BN có tiểu
albumin đại thể hoặc tiểu albumin vi thể (kèm
hiện diện bệnh võng mạc do ĐTĐ, hoặc bị ĐTĐ
type 1 ít nhất trên 10 năm. Những BN ít nghĩ
bệnh thận mạn do ĐTĐ khi có một trong những
tình huống sau:
-Không có bệnh võng mạc do đái tháo
đường.
-GFR giảm quá nhanh hoặc quá chậm.
-Tiểu đạm lượng lớn trong thời gian ngắn
hoặc có hội chứng thận hư.
-Tăng huyết áp kháng trị.
-Cặn lắng nước tiểu hoạt động.
-Có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh hệ
thống khác.
-Hoặc giảm > 30% GFR so với ban đầu sau 2-
3 tháng khởi đầu ức chế men chuyển hoặc ức chế
thụ thể.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 6 BN
(17,1%) sang thương tối thiểu không phù hợp
với bệnh thận tiểu đường. Những BN này phù
rất to, tiểu đạm lượng lớn và rối loạn lipid máu
trầm trọng. Như vậy, cần xem xét kỹ những
BN ĐTĐ có HCTH, vì không phải tất cả là do
ĐTĐ mà còn có thể có bệnh cầu thận nguyên
phát phối hợp. Đối với những trường hợp nghi
ngờ có bệnh cầu thận nguyên phát phối hợp,
cần sinh thiết thận để giúp chẩn đoán xác định
và điều trị, vì điều trị BN ĐTĐ có bệnh cầu
thận nguyên phát phối hợp hoàn toàn khác
với điều trị bệnh thận mạn do ĐTĐ.
KẾT LUẬN
Trong thời gian từ tháng 09/2009 đến
05/2011, chúng tôi có 38 BN ĐTĐ týp 2 có
HCTH, nhận thấy các biểu hiện lâm sàng ở BN
ĐTĐ týp 2 có HCTH giống như HCTH không do
ĐTĐ khác. Khi sinh thiết thận cho 35 BN, 17,1%
BN có kết quả mô bệnh học không phù hợp với
bệnh thận do ĐTĐ, nhiều khả năng là có bệnh
cầu thận nguyên phát phối hợp trên bệnh nhân
ĐTĐ týp 2. Những BN này tiểu đạm nhiều hơn,
giảm protid và albumin máu nhiều hơn và rối
loạn lipid máu nhiều hơn có so với nhóm BN có
tổn thương mô bệnh học phù hợp bệnh thận do
ĐTĐ. Mọi BN ĐTĐ týp 2 có HCTH cần được
đánh giá cẩn thận, thậm chí phải sinh thiết thận
khi nghi ngờ để tráng loại bỏ bệnh cầu thận
nguyên phát trên nhóm BN này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American Diabetes Association (2011). Standards of medical care
in diabetes - 2011. Diabetes Care, 33: pp. S11–S61.
2. Kimmelstiel P and Wilson C (1936). Benign and malignant
hypertension and nephrosclerosis. A clinical and pathological
study. Am J Pathol, 12: p. 45-48.
3. Mai Lê Hòa (1997). Sinh thiết thận qua da bằng kim Tru-cut dưới
hướng dẫn trực tiếp của siêu âm. In: Nội Tổng Quát. Trường Đại
Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh: tr. 34-48.
4. Nguyễn Thy Khuê (2003). Bệnh Đái Tháo Đường. In: Nội Tiết Đại
Cương, Nguyễn Thy Khuê and Mai Thế Trạch, Editors. 2003, Nhà
xuất bản TPHCM. p. 335-368.
5. Narasimhan B el al (2006). Characterization of kidney lesions in
Indian adults: towards a renal biopsy registry. J Nephrol, 19(2): pp.
205-210.
6. National Cholesterol Education Program (2002). Detection,
Evaluation, and Treatment of High Blood Cholesterol in Adults
(Adult Treatment Panel III), NIH Publication: 02-5215.
7. National Kidney Foundation (2007). KDOQI Clinical Practice
Guidelines and Clinical Practice Recommendations for Diabetes
and Chronic Kidney Disease. American Journal of Kidney
Diseases. 49(2).
8. Paturi VR et al (2007). Proteomic Identification of Urinary
Biomarkers of Diabetic Nephropathy. Diabetes Care, 30: p. 629–
637.
9. Sarah W, et al. (2004). Global Prevalence of Diabetes: Estimates for
the year 2000 and projections for 2030. Diabetes Care, 27: pp.
1047–1053.
10. Tạ Văn Bình (2006). Đái tháo đường týp 2 – biến chứng mạn tính
của bệnh đái tháo đường. In: Bệnh đái tháo đường – tăng glucose
máu. Nhà xuất bản y học: 411-272.
11. Tạ Phương Dung (2006). Nghiên cứu đối chiếu mô bệnh học thận
với biểu hiện lâm sàng − cận lâm sàng một số bệnh cầu thận tại
Bệnh viện Nhân dân 115, In: Nội Tổng Quát, Học Viện Quân Y:
Thành phố Hồ Chí Minh: tr. 117-131.
12. Whittier WL and Karbet SM (2004). Timing of complications in
percutaneous renal biopsy. J Am Soc Nephrol, 15: pp. 142-147.