Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị thải sắt ở bệnh nhân thalassemia người lớn điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế

Thalassemia là bệnh rối loạn hemoglobin do sự khiếm khuyết tổng hợp chuỗi globin. Đây là một trong những bệnh lí di truyền về gen phổ biến nhất trên thế giới. Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá tỷ lệ ứ sắt cũng như hiệu quả điều trị thải sắt ở bệnh nhân thalassemia người lớn. Phương pháp: mô tả cắt ngang có tiến cứu. Kết quả và bàn luận: Thể bệnh chiếm cao nhất là β‐thalassemia/HbE 47%, 100% bệnh nhân biểu hiện thiếu máu, trong đó 79,4% thiếu máu mức độ vừa, 8,8% thiếu máu nặng. Thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc là đặc trưng của bệnh. Các triệu chứng thường gặp nhất là vàng da, vàng kết mạc mắt (100%), xạm da 61,8%, biến dạng xương sọ, mặt chiếm 70,6%, lách lớn: 55,9%; lách đã cắt: 35,3% . Tủy viền bàn chải trên phim Xquang sọ chiếm 32,4%. Có sự đáp ứng với điều trị thải sắt với mức giảm sắt huyết thanh và ferritin trung bình 6,04±4,6 μmol/l và 26,07 ± 7,78 ng/ml.SGOT, SGPT giảm sau điều trị thải sắt (p < 0,05). Kết luận: Thể bệnh thường gặp nhất là β‐thalassemia/HbE. Hầu hết bệnh nhân nhập viện với mức độ thiếu máu vừa. Triệu chứng thường gặp nhất là vàng da, kết mạc mắt. Có sự đáp ứng điều trị thải sắt.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị thải sắt ở bệnh nhân thalassemia người lớn điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học  271 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG   VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ THẢI SẮT Ở BỆNH NHÂN THALASSEMIA  NGƯỜI LỚN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ.  Võ Thế Hiếu*, Nguyễn Duy Thăng*, Nguyễn Văn Tránh*, Tôn Thất Minh Trí*, Phạm Thị Ngọc Phương*,   Lê Thị Thanh Hoa*  TÓM TẮT  Thalassemia  là  bệnh  rối  loạn hemoglobin do  sự  khiếm  khuyết  tổng hợp  chuỗi globin. Đây  là một  trong  những bệnh lí di truyền về gen phổ biến nhất trên thế giới.  Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá tỷ lệ ứ sắt cũng như hiệu quả điều trị  thải sắt ở bệnh nhân thalassemia người lớn.  Phương pháp: mô tả cắt ngang có tiến cứu.  Kết quả và bàn  luận: Thể bệnh chiếm cao nhất  là β‐thalassemia/HbE 47%, 100% bệnh nhân biểu hiện  thiếu máu, trong đó 79,4% thiếu máu mức độ vừa, 8,8% thiếu máu nặng. Thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc  là đặc trưng của bệnh. Các triệu chứng thường gặp nhất là vàng da, vàng kết mạc mắt (100%), xạm da 61,8%,  biến dạng xương  sọ, mặt  chiếm 70,6%,  lách  lớn: 55,9%;  lách  đã  cắt: 35,3%  . Tủy viền bàn  chải  trên phim  Xquang sọ chiếm 32,4%. Có sự đáp ứng với điều trị thải sắt với mức giảm sắt huyết thanh và ferritin trung bình  6,04±4,6 μmol/l và 26,07 ± 7,78 ng/ml.SGOT, SGPT giảm sau điều trị thải sắt (p < 0,05).  Kết luận: Thể bệnh thường gặp nhất là β‐thalassemia/HbE. Hầu hết bệnh nhân nhập viện với mức độ thiếu  máu vừa. Triệu chứng thường gặp nhất là vàng da, kết mạc mắt. Có sự đáp ứng điều trị thải sắt.   Từ khóa: thalassemia, thải sắt.  ABTRACT  STUDY ON CLINICAL, SUBCLINICAL CHARACTERIZATIONS AND EFFECTS OF IRON  CHELATION THERAPY IN ALDULT WITH THALASEMIA IN HUE CENTRAL HOSPITAL.  Vo The Hieu, Nguyen Duy Thang, Nguyen Van Tranh, Ton That Minh Tri, Pham Thi Ngoc Phuong,   Le Thi Thanh Hoa * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 5 ‐ 2013: 271 ‐ 276  Backgound:  Thalassemias  are  a  group  of  hereditary  blood  disorders  characterized  by  anomalies  in  the  synthesis  of  the  beta  chains  of  hemoglobin  resulting  in  variable  phenotypes  ranging  from  severe  anemia  to  clinically asymptomatic individuals.   Objective:  This  study  aimed  to  describe  the  clinical  features,  laboratory  parameters  in  aldult  with  Thalassemia and to assess the ratio of iron overload and the effects of iron chelation therapy.  Study design: a prospectively desciptive study performing during one  ‐ year period 2011  ‐ 2012 at Hue  Central Hospital.  Results and conclusions: The percentage of beta Thal / HbE was highest 47%. 100% of the patients had  anemia. 100% of the patients had jaundice. 70.6% of the patients had deformities of the skull and facial changes.  55.9% of the patients had hepatomegaly. Serum ferritin fell from 3121,84±1830,24 to 3095,77±1854,99.  Key words: thalassemia, iron chelation therapy.  *Trung tâm HHTM – BVTW Huế  Tác giả liên lạc: ThS. BS. Võ Thế Hiếu   ĐT: 0914623835  E‐mail: drthehieuvo@gmail.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học  272 ĐẶT VẤN ĐỀ  Thalassemia là bệnh rối loạn hemoglobin do  sự khiếm khuyết tổng hợp chuỗi globin. Đây là  một  trong những bệnh  lí di  truyền về gen phổ  biến nhất trên thế giới.  Bệnh phân bố ở khắp các tỉnh và các dân tộc  trong  cả nước và  đang gây  ra nhiều khó khăn  trong việc điều trị cũng như chăm sóc sức khỏe  cộng đồng.   Bệnh  thalassemia có nhiều  thể  lâm sàng,  từ  thể không có  triệu chứng  đến  thể  có biểu hiện  nặng  cần phải  truyền máu  nhiều  lần  đưa  đến  gây ứ đọng sắt  làm  tổn  thương nhiều cơ quan,  chậm phát triển thể chất, tâm thần, có thể gây tử  vong cho bệnh nhân. Do đó điều trị bệnh nhân  thalassemia  là một  gánh  nặng  rất  lớn  cho  gia  đình và xã hội(12,4).  Có  rất nhiều  công  trình nghiên  cứu về đặc  điểm  và  điều  trị  bệnh  ở  nhi  khoa.  Tuy  nhiên,  vẫn  còn  rất  ít  các  nghiên  cứu  ở  bệnh  nhân  là  người lớn đặc biệt khu vực miền trung.   Chúng  tôi  thực hiện nghiên  cứu này nhằm  hai mục tiêu:  ‐ Khảo  sát  đặc  điểm  lâm  sàng  và  cận  lâm  sàng ở bệnh nhân thalassemia người lớn điều trị  tại Bệnh viện Trung ương Huế.  ‐ Xác định tỷ lệ ứ sắt và hiệu quả điều trị thải  sắt ở bệnh nhân.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng  Gồm 34 bệnh nhân thalassemia được điều trị  tại khoa Huyết học lâm sàng – Bệnh viện Trung  ương Huế từ 4/2011 đến 5/2012.  Đối tượng không đưa vào nghiên cứu:  ‐ Bệnh nhân thalasemia có kèm những bệnh  lý khác gây thiếu máu cấp và mạn.  ‐ Bệnh nhân nhập viện với tình trạng nhiễm  trùng.  ‐  Bệnh  nhân  được  chẩn  đoán  thalassemia  nhưng đang mang thai.  Phương pháp nghiên cứu  Thiết kế nghiên cứu  Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt  ngang,  có  tiến  cứu bằng  cách  thu  thập dữ  liệu  theo protocol.  Các bước nghiên cứu  ‐ Các bệnh nhân  được xác  định  chẩn  đoán  dựa vào:  + Triệu  chứng  lâm  sàng: Da xanh, xạm da,  vàng  da  vàng mắt,  tiểu  xẫm màu,  biến  dạng  xương, gan lách lớn  + Tiền sử bản thân và gia đình.  + Các chỉ số huyết học (sử dụng máy đếm tế  bào  máu  tự  động  Celldyn  3200  của  hãng  Abbott):  Hồng  cầu,  Hb,  Hct,  MCV,  MCH,  MCHC, RDW  + Sức bền thẩm thấu hồng cầu ở dung dịch  NaCL 0,35%.  + Điện di huyết  sắc  tố  trên agarose gel  (sử  dụng  hệ  thống  tự  động  Hydrasys  của  hãng  Sebia).  + Sắt huyết thanh, ferritin và các xét nghiệm  AST, ALT, bilirubin máu...  ‐ Phân  loại  thể bệnh dựa vào điện di huyết  sắc tố:  + β‐thalassemia  + α‐thalassemia  + Dị hợp tử kép β‐thalassemia/HbE  ‐ Phương pháp điều trị thải sắt: deferiprone  75mg/kg chia làm 3 lần trong 1 ngày.  ‐ Các chỉ số nghiên cứu:   + Tuổi, giới.  + Tuổi phát hiện các dấu chứng bệnh.  + Triệu chứng  lâm sàng: da niêm mạc, gan  lách, xương  + Đánh giá lượng Hb, chỉ số hồng cầu và sức  bền thẩm thấu hồng cầu theo từng thể bệnh.  +  Đánh  giá  sắt  huyết  thanh,  ferritin, AST,  ALT trước và sau điều trị.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học  273 Xử lý số liệu  Theo phương pháp thống kê y học với phần  mềm SPSS13.0.  KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN  Đặc điểm lâm sàng  Phân bố bệnh nhân theo nhóm giới và tuổi  Bảng 1. Tuổi và giới bệnh nhân thalassemia  Tuổi bệnh nhân Nam Nữ Chung Tỷ lệ % 16 - 25 5 10 15 41,2 % 26 - 35 4 7 11 35,3% >35 2 6 8 23,5 % Tổng cộng 12 22 34 100 % Độ  tuổi  từ 16‐25 chiếm cao nhất 41,2%. Độ  tuổi  26‐35  tuổi  chiếm  35,3%.  Độ  tuổi  >  35  tuổi  chiếm  ít nhất 23,5%. Theo Phan Thị Thùy Hoa  và  cộng  sự nghiên  cứu  trên 104 bệnh nhân  thì  lứa tuổi 19 – 25 tuổi chiếm 10,58%, lứa tuổi trên  25  chiếm  26,92%(11).  Kết  quả  nghiên  cứu  của  chúng tôi có tỷ lệ nữ cao hơn, có thể là do chúng  tôi chỉ nghiên cứu trên đối tượng là người lớn.  Tuổi phát hiện triệu chứng và chẩn đoán  Bảng 2. Tuổi phát hiện các triệu chứng và tuổi chẩn  đoán bệnh  Tuổi phát hiện triệu chứng n % Tuổi chẩn đoán n % < 6 tuổi 25 73,5 < 6 tuổi 9 26,5 7 - 15 tuổi 2 5,9 7 - 15 tuổi 5 14,7 16 - 25 tuổi 3 8,8 16 - 25 tuổi 11 32,4 > 25 tuổi 4 11,8 > 25 tuổi 9 26,5 Tổng 34 100 34 100 Tuổi phát hiện triệu chứng sớm hơn hẳn so  với  tuổi chẩn đoán, điều này phản ánh độ  tiến  triển từ từ của bệnh. Theo Nguyễn Công Khanh  (1985), có 73,7 % bệnh nhân β‐thal thể nặng chẩn  đoán bệnh  trong năm đầu đời, 92% bệnh nhân  β‐thal/HbE  có  triệu  chứng  bệnh  trước  5  tuổi(8).  Dương  Bá  Trực  (1996)  ghi  nhận  56,5%  bệnh  nhân HbH  được  phát  hiện  bệnh  trước  1  năm  tuổi, 90% bệnh nhân HbH được phát hiện bệnh  trước  5  tuổi(3).  Theo  nghiên  cứu  của  Phạm  Quang Vinh  và  cộng  sự  (2009)  có  đến  51,85%  được chẩn đoán sau 15 tuổi(10).  Phân bố theo thể bệnh  Thể bệnh chiếm cao nhất là β‐thal/HbE 47%,  tiếp đến là thể bệnh α‐thal‐HbH 32,4% và β‐thal  20,6%.  Theo  Nguyễn  Công  Khanh  (1985)  thể  bệnh β‐thal/HbE chiếm 2/3  trong số bệnh nhân  β‐thal(8).  Theo  nghiên  cứu  của  Phan  Thị  Thùy  Hoa và cộng sự (2009) cũng cho thấy tỷ lệ bệnh  nhân β‐thal/HbE chiếm cao nhất 56%, tiếp đến là  các thể α‐thal và β‐thal(11).   Biểu đồ 1. Phân bố theo thể bệnh   Một số triệu chứng lâm sàng  Bảng 3. Một số triệu chứng lâm sàng  Các triệu chứng lâm sàng Số bệnh nhân N=34 Tỷ lệ % Thiếu máu Nặng (Hb < 60 g/l) 3 8,8 Vừa (Hb = 60-90 g/l) 27 79,4 Nhẹ (Hb > 90 g/l) 4 11,8 Xạm da 21 61,8 Vàng da, vàng mắt 34 100 Gan lớn (lâm sàng hoặc siêu âm) 11 32,4 Lách lớn (lâm sàng hoặc siêu âm) 19 55,9 Đã cắt lách 12 35,3 Biến dạng xương sọ và mặt 24 70,6 Tất cả các bệnh nhân đều có biểu hiện thiếu  máu, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt. Thiếu máu  có liên quan đến thể bệnh tùy thuộc vào sự tổng  hợp  ít hay không  tổng hợp  chuỗi globin  thiếu  hụt. Chúng tôi ghi nhận có 61,8% bệnh nhân có  biểu hiện xạm da và 35,3% bệnh nhân đã được  cắt lách tại thời điểm nghiên cứu. Theo Bùi Văn  Viên (2009), tỷ lệ bệnh nhân HbE/β‐thal có biểu  hiện xạm da là 73,1%(2).  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học  274 Một số đặc điểm cận lâm sàng  Đặc điểm của Hb và hồng cầu theo thể bệnh  Bảng 4. Đặc điểm về Hb và hồng cầu  Thể bệnh Các chỉ số hồng cầu Hb(g/l) MCV(fl) MCH(pg) RDW(%) α-thal-HbH 73,8 ± 15,9 74,85 ± 9,54 23,34 ± 4,02 25,82 ± 4,89 -thal 71,8 ± 12,3 72,79 ± 8,76 20,77 ± 2,37 32,07 ± 2,12 -thal/HbE 69,9 ± 14,5 69,37 ± 8,00 22,01 ± 2,98 31,96 ± 2,99 X±SD 71,6 ± 13,4 71,6 ± 8,6 21,88 ± 3,09 30,73 ± 4,02 Kết quả của chúng tôi cũng khá tương tự với  nghiên  cứu  của một  số  tác  giả  như:  Phan  Thị  Thùy Hoa  và  cộng  sự  (2009)(11);  Phạm  Quang  Vinh (2009)(10); Dương Bá Trực (1996)(3).  Bảng 5. Đặc điểm về hồng cầu theo một số tác giả   Tác giả Hb(g/l) MCV(f/l) MCH(pg) RDW(%) PTT Hoa(11) 71,8 ± 6,5 21,2 ± 3,9 PQ Vinh(10) 71,08 ± 16,61 73,65 ± 11,89 25,09 ± 3,49 DB Trực(7) 62,1 ± 17,8 78,6 ± 7,8 21,75 ± 3,82 Chúng tôi 71,6 ± 13,4 71 ± 8,6 21,88 ± 3,09 30,73 ± 4,02 X quang xương sọ  Bảng 6. Đặc điểm X quang xương sọ   Xquang sọ α-thal-HbH β-thal β-thal/HbE Tổng n % n % n % n % Không bất thường 10 90,9 4 57,1 9 56,3 23 67,6 Tủy hình bàn chải 1 9,1 3 42,9 7 43,8 11 32,4 P >0,05 <0,05 Theo nghiên cứu của Trương Đỗ Ngọc Dung  (2007)  thì  tỷ  lệ  bệnh  nhân  có  hình  ảnh  bất  thường  trên X quang  sọ  chiếm  52,5%  (13). Hình  ảnh tủy rộng viền bàn chải là một biểu hiện khá  đặc trưng của bệnh.  Tỷ lệ ứ sắt và hiệu quả điều trị thải sắt  Phân loại mức ferritin  Theo TIF, với mức ferritin ≥ 1000 ng/ml phải  có  chỉ  định  điều  trị  thải  sắt  để  tránh  các  biến  chứng do sự quá tải sắt, nhất là các biến chứng  về  gan,  tim,  thận  và  các  cơ  quan  nội  tiết,  ảnh  hưởng đến chất  lượng sống cũng như  tuổi  thọ  của bệnh nhân(4).  Bảng 7. Phân loại mức ferritin   Giá trị(ng/ml) n % <1000 5 14,7 1000-2500 13 38,2 >2500 16 47,1 Tổng 34 100 Theo  Mã  Phương  Hạnh  (2009)  với  mức  ferritin  >  2500  ng/ml  chiếm  tỉ  lệ  56,25%, mức  ferritin 1000 – 2500 ng/ml chiếm 43,75%(5). Theo  Borgna – Pignatti (2004) trong số 720 bệnh nhân  có  các  biến  chứng  suy  tim,  rối  loạn  nhịp,  tiểu  đường, suy giáp; có 50 bệnh nhân tử vong, trong  đó có 44/50  (88%) bệnh nhân  có  ferritin > 1000  ng/ml và 30/50 (60%) bệnh nhân có mức ferritin  > 2500 ng/ml(1).  Sắt huyết thanh và ferritin trước và sau điều trị  Bảng 8. Sắt huyết thanh và ferritin trước và sau điều trị  Thời điểm Fe(X±SD) (µmol/l) Ferritin (X±SD) (ng/ml) Ngày điều trị trung bình Trước điều trị (n=29) 36,05 ±8,78 3121,84 ±1830,24 16 ± 0,90 Sau điều trị (n=29) 30,01 ±7,73 3095,77 ±1854,99 Mức khác biệt 6,04 ±4,6 26,07 ±7,78 p 0,05 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học  275 Theo Nguyễn Công Khanh  (1998)  nghiên  cứu điều trị thải sắt 15 bệnh nhân thalassemia  bị nhiễm sắt sau 3 tháng có kết quả đáp ứng rõ  rệt  với  mức  giảm  trung  bình  của  sắt  huyết  thanh và  ferritin máu  lần  lượt  là 15,08 μmol/l  và 1185,59 ng/ml(8). Tổng hợp nhiều công trình  nghiên  cứu  của  tác  giả Mourad  và  cộng  sự  (2003) dùng Desferal có hoặc không có kết hợp  thuốc  thải  sắt  đường  uống  thì  lượng  ferritin  máu giảm khoảng 30  ‐ 40% so với trị ban đầu  sau 6 ‐ 12 tháng điều trị(6).  Transaminase trước và sau điều trị  Bảng 9. SGOT, SGPT trước và sau điều trị  Thời điểm AST(X±SD) (U/l) ALT(X±SD) (U/l) Trước điều trị(n=29) 60,83±28,34 51,17±33,58 Sau điều trị(n=29) 47,66±22,91 46,62±30,33 Mức khác biệt 13,17±2,31 4,55±1,37 p <0,05 <0,05 Nghiên  cứu hiệu quả  của việc  điều  trị  thải  sắt chúng tôi nhận thấy SGOT, SGPT sau điều trị  có sự cải thiện với mức giảm trung bình của AST  là 13,17 ± 2,31 U/l và ALT 4,55 ± 1,37 U/l.  KẾT LUẬN  Nghiên cứu 34 bệnh nhân thalasemia người  lớn  điều  trị  tại Bệnh viện Trung  ương Huế  từ  4/2011 đến 5/2012, chúng  tôi nhân  thấy có một  số đặc điểm:  ‐  Thể  bệnh  chiếm  cao  nhất  là  β‐ thalassemia/HbE  47%,  tiếp  đến  là  thể  bệnh  α‐ thal‐HbH 32,4% và β‐thalassemia 20,6%.  ‐ 100% bệnh nhân biểu hiện thiếu máu, trong  đó  79,4%  thiếu máu mức  độ  vừa,  8,8%  thiếu  máu nặng. Thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc  là đặc trưng của bệnh.  ‐ Các  triệu chứng  thường gặp nhất  là vàng  da,  vàng  kết mạc mắt  (100%),  xạm  da  61,8%,  biến dạng xương sọ, mặt chiếm 70,6%, lách lớn:  55,9%; lách đã cắt: 35,3%.  ‐ Tủy viền bàn  chải  trên phim X quang  sọ  chiếm 32,4%.  ‐ Có sự đáp ứng với điều trị thải sắt với mức  giảm sắt huyết thanh và ferritin trung bình 6,04  ± 4,6 μmol/l và 26,07 ± 7,78 ng/ml.  ‐ AST, ALT giảm sau điều  trị  thải sắt  (p <  0,05).  KIẾN NGHỊ  Cần  tiến  hành  làm  xét  nghiệm  điện di Hb  cho tất cả các thành viên trong gia đình của các  bệnh  nhân  thalassemia  để  tìm  hiểu  mối  liên  quan, chẩn đoán, điều  trị kịp  thời cũng như  tư  vấn cho bệnh nhân và gia đình.  Xây dựng một phác đồ  theo dõi và điều  trị  thải sắt chuẩn cho bệnh nhân thalassemia.  Cần  có  một  hệ  thống  quản  lí  bệnh  nhân  thalassemia ở tất cả các tuyến y tế.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Borgna P.C., Rugolotto S., Stefano P.D.  et al  (2004), “Survival  and  complications  in patients with  thalassemia major  treated  with transfusion and deferoxamine”, Haematologica, 89 (10), pp.  1187‐1193.  2. Bùi Văn Viên  (2009), Nghiên  cứu  thực  trạng  truyền máu  cho  bệnh nhân ở bệnh viện nhi  trung ương và một số yếu  tố  liên  quan đến giảm nồng độ Hemoglobin sau truyền, Đề tài nghiên  cứu cấp cơ sở, Đại học Y Hà Nội.  3. Dương Bá Trực (1996), Đặc điểm lâm sàng và huyết học bệnh  HbH  ở  trẻ  em Việt Nam,  bước  đầu  tìm  hiểu  tần  suất  alpha  thalassemia ở Hà Nội, Luận án phó tiến sỹ, Đại học Y Hà Nội.  4. Eleftheriou  A.  (2008),  About  thalassemia,  Thalassemia  International Federation, Nicosia, Cyprus.  5. Mã Phương Hạnh, Lâm Thị Mỹ (2008), “Đặc điểm bệnh nhân  Thalassemia thể nặng có ứ sắt tại bệnh viện nhi đồng I”, Y học  thành phố Hồ Chí Minh, (13), tr. 167‐171.  6. Mourad  F.H.,  Hoffbrand  A.V.  et  al  (2003),  “Comparison  between  desferrioxamine  and  combined  therapy  with  desferrioxamine  and  deferiprone  in  iron  overloaded  thalassaemia patients”, Br J Haematol, 121 (2), pp. 187‐189.  7. Nguyễn Anh Trí, Nguyễn Thị Thu Hà (2010), “Cập nhật chẩn  đoán và điều trị Thalassemia”, Chuyên đề Huyết học truyền máu,  3 , Nxb Y học, tr. 203‐212.  8. Nguyễn Công Khanh,  Trương  Thúy Vinh,  Tạ  Thu Hòa,  Bùi  Ngọc Lan  (1998), “Bước đầu đánh giá hiệu quả  thải  sắt bằng  đường uống trong điều trị nhiễm sắt do Thalassemia”, Tạp chí  Nhi khoa, 7 (3), tr. 136‐140.  9. Olivieri N.F.  (1999), “Iron‐chelating  therapy and  the  treatment  of thalassemia”, Blood, 89 (3), pp. 739‐761.  10. Phạm Quang Vinh, Phùng Thị Hồng Hạnh (2009), “Một số đặc  điểm và kết quả  truyền máu  ở bệnh nhân Thalassemia  được  điều trị tại viện Huyết học Truyền máu Trung ương năm 2009”,  Tạp chí Y học Việt Nam, 373, tr. 36‐41.  11. Phan Thị Thùy Hoa, Nguyễn Duy Thăng, Nguyễn Văn Tránh  và  cs  (2009),  “Nghiên  cứu  một  số  đặc  điểm  bệnh  nhân  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học  276 Thalassemia điều trị tại bệnh viên Trung ương Huế”, Tạp chí Y  học Việt Nam, 373 (2), tr. 92‐98.  12. Trần Văn Bé (2000), “Tình hình điều trị bệnh về máu tại trung  tâm TM‐HH Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học thực hành,  (10), tr. 6‐8.  13. Trương  Đỗ  Ngọc  Dung  (2007),  Đặc  điểm  bệnh  bêta‐ Thalassemia/HbE tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và 2, Luận văn tốt  nghiệp BS Nội trú, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh.  Ngày nhận bài báo:      30 tháng 7 năm 2013  Ngày phản biện:      30 tháng 8 năm 2013  Ngày bài báo được đăng:   22 tháng 10 năm 2013