Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và CT Scan trên bệnh nhân viêm xoang trán đơn thuần hoặc phối hợp

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và CT Scan ở bệnh nhân viêm xoang trán (đơn thuần hoặc phối hợp). Đối tượng nghiên cứu: Các bệnh nhân viêm xoang trán đơn thuần hoặc phối hợp. Gồm có các đặc điểm lâm sàng, nội soi và đặc điểm cận lâm sàng CT Scan tại bệnh viện Đại Học Y Dược Tp HCM. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, 55 bệnh nhân (110 bên) đạt tiêu chuẩn nghiên cứu, từ tháng 10/2011 đến tháng 7/20012 tại BV ĐHYD cơ sở I Tp HCM. Kết quả:Triệu chứng lâm sàng (nghẹt mũi 74,54%, chảy mũi trước/sau 69,09%, nhức đầu vùng trán 65,5%) chiếm ưu thế. Tế bào Agger nasi 49,09%, tổng số tế bào trán 29,09% trong đó (tế bào trán Type I 14,54%, Type II 8,18%,Type III 3,63% và Type IV 2,72%), tế bào vách liên xoang trán 10,90%

pdf4 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và CT Scan trên bệnh nhân viêm xoang trán đơn thuần hoặc phối hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng –Mắt 97 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CT SCAN TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM XOANG TRÁN ĐƠN THUẦN HOẶC PHỐI HỢP Chun Raksmey *, Lâm Huyền Trân** TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và CT Scan ở bệnh nhân viêm xoang trán (đơn thuần hoặc phối hợp). Đối tượng nghiên cứu: Các bệnh nhân viêm xoang trán đơn thuần hoặc phối hợp. Gồm có các đặc điểm lâm sàng, nội soi và đặc điểm cận lâm sàng CT Scan tại bệnh viện Đại Học Y Dược Tp HCM. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, 55 bệnh nhân (110 bên) đạt tiêu chuẩn nghiên cứu, từ tháng 10/2011 đến tháng 7/20012 tại BV ĐHYD cơ sở I Tp HCM. Kết quả:Triệu chứng lâm sàng (nghẹt mũi 74,54%, chảy mũi trước/sau 69,09%, nhức đầu vùng trán 65,5%) chiếm ưu thế. Tế bào Agger nasi 49,09%, tổng số tế bào trán 29,09% trong đó (tế bào trán Type I 14,54%, Type II 8,18%,Type III 3,63% và Type IV 2,72%), tế bào vách liên xoang trán 10,90%. Tử khóa: Tế bào trán, viêm xoang trán. ABSTRACT STUDY THE CLINICAL CHARACTERISTICS AND CT SCAN IN PATIENTS WITH MERELY FRONTAL SINUSITIS OR INCOMBINATION Chun raksmey, Lam Huyen Tran * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 97 - 100 Objective: Study the clinical characteristics and CT scan in patients with frontal sinusitis (merely or incombination). Study design: Cross-sectional descriptive study. Methods: Cross-sectional descriptive study, 55 patients (110 sides) research standards, from 10/2011 to7/20012 at the University Medical Center in Hochiminh city. Result: Clinical signs (stuffy nose 74.54%, runny nose anterior/ posterior 69.09%, frontal headaches 65.5%). Agger nasi cells 49.09%, frontal cell 29.09% in which (frontal cells Type I 14.54%, Type II 8.18%, Type III 3.63% and Type IV 2.72 %), interfrontalseptal cells 10.90%. Keywords: Frontal cell, frontal sinusitis. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh viêm mũi xoang là một trong những bệnh thường gặp tại các phòng khám tai mũi họng. Viêm mũi xoang là tình trạng viêm xảy ra ở lớp niêm mạc vùng mũi xoang. Viêm xoang trán là tình trạng viêm niêm mạc xoang trán do sự tắc nghẽn của đường dẫn lưu xoang đặc biệt là vùng ngách trán. CT Scan hiện nay được xem là bản đồ cần thiết phải có trước khi tiến hành phẫu thuật nội soi mũi xoang, vấn đề đặc điểm của viêm xoang trán và CT Scan của viêm xoang trán trước mổ cần được nghiên cứu tỷ mỉ. Do vậy, để góp phần và hiểu thêm về viêm xoang trán thúc đẩy chúng tôi thực hiện công trình: “nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và CT scan trên bệnh nhân viêm xoang trán đơn thuần hoặc phối hợp” * Lớp cao học 2010-2012 Đại họ Y Dược TP. HCM ** BM Tai Mũi Họng ĐH Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: BS Chun raksmey. ĐT: 0913120599Email: chanrak smey" <chanrak_smey@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 98 ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân đến khám, được chẩn đoán và điều trị bệnh viêm mũi xoang mạn tính kèm theo có chụp MSCT có viêm xoang trán đơn thuần hoặc phối hợp tại bệnh viện Đại Học Y Dược Tp HCM cơ sở I từ tháng 10/2011 đến tháng 7/2012. Tiêu chuẩn chọn mẫu Bệnh nhân ≥ 15 tuổi, không phân biệt giới tính, chủng tộc, nghề nghiệp, nơi cư trú. Được chẩn đoán là viêm xoang trán đơn thuần hoặc phối hợp (viêm đa xoang trong đó bắt buộc có viêm xoang trán). Bệnh nhân có đầy đủ các dữ liệu về hình ảnh nội soi mũi xoang và hình ảnh CT Scan mũi xoang vùng đầu có viêm xoang trán. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân không đáp ứng với tiêu chuẩn chọn mẫu. Tiến hành nghiên cứu Phương tiện nghiên cứu, dụng cụ nghiên cứu. Bộ nội soi mũi xoang tại bệnh viện Đại Học Y Dược cơ sở I. Hệ thống máy MSCT Toshiba aquilion 64 lát cắt. Máy vi tính workstation để xử lý chụp bệnh nhân cho ra dữ liệu thô (raw data). Cùng với phần mềm để xử lý hình ảnh in phim, lưu trữ. Dữ liệu đọc kết quả của bác sỹ chẩn đoán hình ảnh để đối chiếu kết quả nghiên cứu. KẾT QUẢ Đặc điểm lâm sàng Triệu chứng lâm sàng Bảng 1: Tỉ lệ của các triệu chứng lâm sàng. Triệu chứng Số trường hợp Tỉ lệ Nghẹt mũi 41 74,54% Chảy mũi trước /sau nhầy mủ 38 69,09% Nhức mặt, nặng mặt, căng mặt 18 32,7% Giảm ngửi, mất mùi 14 25,5% Triệu chứng Số trường hợp Tỉ lệ Sốt 1 1,8% Nhức trán/nhức đầu 36 65,5% Ho 2 3,6% Đau tai, nhức tai 2 3,6% Đau nhức răng 1 1,8% Hơi thở hôi 14 25,5% Mệt mỏi 27 49,1% Nội soi Bảng 2: Bảng tình trạng phù nề hốc mũi Hình ảnh nội soi Tần số hốc mũi Tỷ số Có phù nề 108 98,18% Không có phù nề 2 1,81% Tổng số hốc mũi 110 100% Đặc điểm CT Scan Đặc điểm CT Scan của viêm xoang trán Trong nghiên cứu 55 bệnh nhân viêm xoang trán thì chỉ có 1 bệnh nhân viêm xoang trán dơn thuần. Bảng 3: Viêm xoang trán phối hợp. Loại viêm xoang Tần xuất Tỷ lệ VXT+VXH 5 9,25% VXT+VXST 8 14,81% VXT+VXSS 4 7,40% VXT+VXB 0 0% VXT+VXH+VXS trước 7 12,96% VXT+VXH+VXS sau 5 9,25% VXT+VXS trước+VXS sau 3 5,55% VXT+VXH+VXS trước+VXS sau 16 29,62% VXT+VXH+VXS trước+VXS sau +VXB 6 11,11% Tổng số 54 100% Sự hiện diện của tế bào trán trên CT Scan Bảng 4: Số trường hợp có hiện diện của tế bào trán và tỷ lệ phần trăm. Tế bào trán Số lượng tế bào trán Tỷ lệ Có tế bào trán 32 29,09% Không có 78 70,09% Tồng số 110 100% Sự hiện diện củatế bào Agger nasi Bảng 5: Số trường hợp có tế bào Agger nasi và tỷ lệ phần trăm. Sự hiện của tế bào Agger nassi số lượng bệnh nhân Tỉ lệ Không có 56 50,90% Có 54 49,09% Tổng số 110 100% Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng –Mắt 99 BÀN LUẬN Đặc điểm lâm sàng Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Trong 55 bệnh nhân trong lô nghiên cứu, đa số các bệnh nhân có triệu chứng là nghẹt mũi (74,54%), chảy mũi trước/sau (69,09%) và nhức đầu/nhức trán (65,5%),chiếm ưu thế. Đây có thể là một đặc trưng của nhóm nghiên cứu vì trong những tiêu chí chọn bệnh là bệnh nhân viêm xoang mạn tính. Đặc điểm nội soi Dưới nội soi 110 hốc mũi viêm mũi xoang mạn cho tình trạng có những trường hợp có polyp mũi, phù nề nhầy mủ và xuất tiết trong, xuất tiết nhầy mủ, cho thấy niêm mạc bị biến đổi, thoái hóa gây phù nề, tắc nghẽn dẫn lưu và thông khí các xoang dẫn đến viêm nhiễm ứ đọng trong các xoang với biểu hiện là xuất tiết nhầy mủ, vì xoang trán cũng thuộc các nhóm xoang trước. Đặc điểm CT scan Nhờ vào phương tiện hiện đại, chúng ta đã có thể phát hiện và đánh giá các tổn thương chính xác cũng như hướng dẫn trước phẫu thuật hữu hiệu. Đánh giá mức độ viêm xoang cả về tính nhạy cảm và tính đặc hiệu. Nhờ vậy, CT Scan đã giúp chúng ta rất nhiều trong việc đánh giá bệnh và quyết định đưa ra các bước phẫu thuật cần thiết: lấy bỏ bệnh tích, giải quyết các bất thường giải phẫu, cho từng nhóm(1,2,5).. Bàn về đặc điểm của viêm xoang Viêm xoang trán đơn thuần Hiện tượng viêm xoang trán đơn thuần tức là chỉ viêm xoang trán mà không kèm theo viêm bất kỳ xoang nào khác như xoang hàm, xoang sàng, xoang bướm. Viêm xoang trán đơn thuần là một hiện tượng hiếm gặp. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 1 trường hợp, chiếm 1,8%. Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy trong những nhóm bị viêm xoang phối hợp thì nhóm viêm xoang trán+ viêm xoang hàm+viêm xoang sàng trước+viêm xoang sang sau thì chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này góp phần ủng hộ cho thuyết bệnh lý các xoang là bệnh lý của phức hợp lỗ thông khe, khi phức hợp lỗ thông khe bị tắc sẽ ảnh hưởng đến 1 hoặc nhiều xoang. Giải quyết sự tắc nghẽn phức hợp lỗ thông khe có thể góp phần giải quyết sự tắc nghẽn của các xoang. Bàn luận về tế bào Agger nasi với viêm xoang trán Giới hạn, hình dạng và độ rộng của ngách trán được xác định chủ yếu dựa vào các cấu trúc lân cận, vì vậy những cấu trúc bao xung quanh ngách trán có thể tác động lên cấu trúc này và do đó có thể ảnh hưởng đến dẫn lưu xoang trán và tắc ngách trán có thể gây viêm xoang trán. Agger nasi khi hiện diện, nằm phía trước so với ngách trán và có thể gây hẹp cơ học với ngách trán khi thông khí nhiều.Như vậy, sự hiện diện của tế bào này cũng đồng nghĩa với ngách trán có nguy cơ hẹp nhiều so với các loại khác (1,2) Bảng 6: So với nghiên cứu của các tác giả khác trong và ngoài nước. Tên tác giả Năm nghiên cứu Tỷ lệ (%) Tb Agger nasi Messerlinger 2008 15% Mosher 2009 40% Landsberg và Frieman 2001 78% Đỗ Trần Chủng (3) 2006 94,90% Ng Thị Kiều Thơ (5) 2009 75% Lê Quang (4) 2010 42,02% Chúng tôi 2012 49,09% Tần suất hiện diện của tế bào Agger nasi giữa các tác giả là có khác nhau. Sự biến thiên là khá lớn, có thể là do sự khác nhau về chủng tộc, khác nhau về đặc tính của xoang trán. Tác giả Nguyễn Thị Kiều Thơ, Đỗ Trần Chủng(3,5) nghiên cứu xoang trán trên phim CT Scan ở người bình thường, còn Lê Quang và chúng tôi nghiên cứu trên xoang trán bị viêm. Bàn luận về tỉ lệ của tế bào trán Sử dụng phân loại theo Kuhn kết quả nghiên cứu trong mẫu chúng tôi là 29,09%. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 100 Bảng 7: So sánh với một số nghiên cứu trước đây trêm phim chụp CLĐT khác. Tên tác giả Tần suất tế bào trán Loại tế bào trán Meyer và cs 2003 20,4% Type I: 14,9% Type II: 3,1% Type III: 1,7% Type IV: 2,1% Del Gaudio và cs 2005 29,6% Type I: 18,6% Type II: 2% Type III: 6,1% Type IV: 3,1% Cesur GÜMÜS và cs 2005 15,2% Type I:48,27% Type II:13,39% Type III:18,39% Type IV:14,94% Zhang và cs 2006 33% Type I:23% Type II:2% Type III:7% Type IV:0% Seong-Soo Park, MD và cs 2010 32% Type I:24,2% Type II: 4,3% Type III:3,1% Type IV:0% Chúng tôi 2012 29,09% Type I: 14,54% Type II: 8,18% Type III:3,6% Type IV:2,72% So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả khác ở các quốc giả khác nhau cho thấy kết quả của chúng tôi không có sự khác biệt đáng kể. Đồng thời, trong tất cả các nghiên cứu cũng cho thấy tế bào trán type I chiếm ưu thế, tương tự như kết quả của chúng tôi, tế bào trán type I chiếm 14,54%. KẾT LUẬN Đặc điểm lâm sàng Phù nề ở vùng phễu sàng là dấu hiệu gợi ý viêm xoang trán. Khi bệnh nhân có phù nề ở vùng phễu sàng thì đa số khi chỉ định chụp CT Scan có hình ảnh viêm xoang trán. Đặc điểm CT Scan Đa số là viêm xoang trán phối hợp chiếm (98,18%), viêm xoang trán đơn thuần chiếm (1,8%). Tế bào trán không nhất thiết gây ra viêm xoang trán và sự hiện diện của họ không đại diện cho một trạng thái bệnh. Tuy nhiên, bởi vì các biến thể làm cho hẹp đường dẫn lưu và ảnh hưởng đến tắc nghẽn ngách trán. Trong phẫu thuật nội soi xoang trán, phẫu thuật viên có thể nhầm lẫn tế bào trán và xoang trán. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bent JP, III, Cuilty-Siller C, and Kuhn FA (1994) The Frontal Cell As a Cause of Frontal Sinus Obstruction, American Journal of Rhinology, Volume 8, Number 4, July-August 1994, pp. 185- 191(7) 2. Del Gaudio JM, 2005 Multiplanar computed tomographic analysis of frontal recess cells: effect on frontal isthmus size and frontal sinusitis, Arch Otolaryngol head and neck surgery, Mar;131(3):230-5. 3. Đỗ Trần Chủng (2006), “Phân tích giải phẫu vùng ngách trán ở người bình thường qua chụp cắt lớp điện toán”, luận văn thạc sĩ y học, ĐHYD TPHCM 47-58. 4. Lê Quang (2010),” Khảo sát mối tương quan giữa tế bào Agger nasi và độ hẹp ngách trán”, luận văn thạc sĩ y học, ĐHYD TPHCM 42- 64 5. Nguyễn Thị Kiều Thơ (2009) “Khảo sát giải phẫu ngách trán sọ người việt nam trưởng thành bằng phương pháp phẫu tích”, luận văn thạc sĩ y học, ĐHYD TPHCM 54-62.
Tài liệu liên quan