Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học và sự biểu hiện của p53, Ki‐67 ung thư đại trực
tràng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu 86 trường hợp ung thư đại trực tràng được phẫu thuật
tại Bệnh viện 19.8 ‐ BCA và Bệnh viện K ‐ Hà Nội từ 1/2009 ‐ 5/2011.
Kết quả nghiên cứu: Hầu hết u ở thể sùi (65,12%). Về týp mô bệnh học, hầu hết là ung thư biểu mô tuyến
(86,05%). U xâm lấn thanh mạc chiếm tỷ lệ 73,26%, và di căn hạch chiếm tỷ lệ 26,58%. Tỷ lệ p53 và Ki‐67 dương
tính là 58,14% và 94,19%. P53 dương tính cao nhất ở thể loét (70%), thấp nhất ở thể sùi (55,36%); Ki‐67 dương
tính cao nhất ở thể thâm nhiễm (100%), thấp nhất ở thể loét (90%). Ung thư biểu mô tuyến p53 dương tính chiếm
tỷ lệ 60,81%, Ki‐67 dương tính chiếm tỷ lệ 94,59%; ung thư tuyến nhầy p53 dương tính chiếm tỷ lệ 36,36%, Ki‐67
dương tính chiếm tỷ lệ 90,91%. Độ ác tính thấp p53 dương tính là 62,12% và Ki‐67 dương tính là 93,94%; độ ác
tính cao p53 dương tính là 45% và Ki‐67 dương tính là 95%. U ở giai đoạn III và IV p53 dương tính là 65,22% và
100%; Ki‐67 dương tính là 100%.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học và sự biểu hiện của P53, KI‐67 trong ung thư đại trực tràng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 95
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC VÀ SỰ BIỂU HIỆN
CỦA P53, KI‐67 TRONG UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG
Nguyễn Văn Hồng*, Trần Minh Đạo**, Tạ Văn Tờ***
TÓM TẮT
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học và sự biểu hiện của p53, Ki‐67 ung thư đại trực
tràng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu 86 trường hợp ung thư đại trực tràng được phẫu thuật
tại Bệnh viện 19.8 ‐ BCA và Bệnh viện K ‐ Hà Nội từ 1/2009 ‐ 5/2011.
Kết quả nghiên cứu: Hầu hết u ở thể sùi (65,12%). Về týp mô bệnh học, hầu hết là ung thư biểu mô tuyến
(86,05%). U xâm lấn thanh mạc chiếm tỷ lệ 73,26%, và di căn hạch chiếm tỷ lệ 26,58%. Tỷ lệ p53 và Ki‐67 dương
tính là 58,14% và 94,19%. P53 dương tính cao nhất ở thể loét (70%), thấp nhất ở thể sùi (55,36%); Ki‐67 dương
tính cao nhất ở thể thâm nhiễm (100%), thấp nhất ở thể loét (90%). Ung thư biểu mô tuyến p53 dương tính chiếm
tỷ lệ 60,81%, Ki‐67 dương tính chiếm tỷ lệ 94,59%; ung thư tuyến nhầy p53 dương tính chiếm tỷ lệ 36,36%, Ki‐67
dương tính chiếm tỷ lệ 90,91%. Độ ác tính thấp p53 dương tính là 62,12% và Ki‐67 dương tính là 93,94%; độ ác
tính cao p53 dương tính là 45% và Ki‐67 dương tính là 95%. U ở giai đoạn III và IV p53 dương tính là 65,22% và
100%; Ki‐67 dương tính là 100%.
Từ khóa: ung thư đại trực tràng, mô bệnh học, p53 và Ki‐67
ABSTRACT
TO STUDY THE HISTOPATHOLOGICAL FEATUERS AND EXPRESSION OF P53 AND KI‐67
OF COLORECTAL CANCER
Nguyen Van Hong, Tran Minh Đao, Ta Van To
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 95 ‐ 110
Aim: To study the histopathological features and expression of p53 and Ki‐67 of colorectal cancer.
Material and method: 86 cases of colorectal cancer have been studied at the 19.8 Hospital and Hanoi K
Hospital from 1/2009 ‐ 5/2011.
Results: The most common colorectal carcinomas were fungating (65.12%). Histologically, the most majority
of colorectal cancer were adenocarcinomas (86.05%). Tumor invades serosa about 73.26%, and lymph node
metastasis was 26.58%. The positive rates of p53 and Ki‐67 were 58.14% and 94.19% respectively. The positive rate
of p53 was highest in ulcerative tumors (70%), and lowest in fungating tumors (55.36%); the positive rate of Ki‐67
was highest in infiltrative tumors (100%), and lowest in ulcerative tumors (90%). In adenocarcinomas, p53
expression was 60.81% and Ki‐67 expression was 94.59%; in mucinous adenocarcinomas, p53 expression was
36.36% and Ki‐67 expression was 90.91%. The positive rates of p53 and Ki‐67 were 62.12% and 93.94% with low‐
grade tumors respectively; the positive rates of p53 and Ki‐67 were 45 and 95% respectively with high‐grade tumors.
In the stage III and IV cancers, p53 expression was 65.22% and 100% respectively; Ki‐67 expression was 100%.
Key words: Colorectal cancer, histopathological, p53 and Ki‐67.
*BV 19.8 –BCA **BV 19.8 *** BV K – Hà Nội
Tác giả liên lạc: Bs Nguyễn Văn Hồng ĐT: 0913513224 Email: nguyenvanhong198@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 96
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là bệnh hay
gặp ở Việt Nam và trên thế giới. Theo ghi nhận
ung thư giai đoạn 2004 ‐ 2008, UTĐTT đứng thứ
4 ở nam giới và đứng thứ 3 ở nữ giới trong các
bệnh ung thư nói chung, và đứng thứ 2 ở đường
tiêu hoá(7). Năm 2010 tỷ lệ mắc mới UTĐTT ở
nam là 19,0/100.000 dân và nữ là 14,7/100.000
dân(6). Ở Bắc Mý và Tây Âu, UTĐTT đứng thứ 3
sau ung thư vú và ung thư phổi(9). Năm 2010, ở
Mỹ có 142.570 trường hợp mắc mới UTĐTT và
51.370 trường hợp tử vong do UTĐTT, đứng
đầu trong các bệnh lý đường tiêu hoá(3). Việc
phát hiện UTĐTT thường muộn, thời gian sống
thêm không có bệnh và toàn bộ thời gian sống
thêm của bệnh nhân phụ thuộc vào giai đoạn
bệnh và týp mô bệnh học. Nghiên cứu đặc điểm
mô bệnh học và sự biểu hiện p53, Ki‐67 ung thư
đại trực tràng giúp cho việc xác định chiến lược
điều trị và tiên lượng bệnh. Vì vậy, mục đích của
đề tài là nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học và
sự biểu hiện của p53, Ki‐67 ung thư đại trực
tràng.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu 86 bệnh nhân UTĐTT được
phẫu thuật tại Bệnh viện 19.8 Bộ Công An và
Bệnh viện K Hà Nội từ tháng 1/2009 đến tháng
5/2011.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, quan sát mô tả.
Phương pháp mô bệnh học: Bệnh phẩm
được nhận xét về đặc điểm đại thể, cố định, cắt
mỏng, chuyển, vùi, đúc, cắt mỏng nhuộm HE
(Hematoxylin ‐ Esoin) và PAS (Periodic Acide ‐
Schif).
Đọc kết quả bằng kính hiển vi quang học,
phân loại mô bênh học theo phân loại của Tổ
chức Y tế thế giới năm 2000.
Hóa mô miễn dịch (p53, Ki‐67): Tiêu bản
được nhuộm theo phương pháp Avidin ‐ Biotin
‐ Complex với quy trình nhuộm, các kít và hóa
chất của hãng DakoCytomation, Đan Mạch.
Đọc kết quả bằng kính hiển vi quang học,
đếm số lượng tế bào u trên 5 vi trường ở độ
phóng đại 400 lần, chia lấy trung bình. Âm tính
khi có < 10% số tế bào u bắt màu; Dương tính
khi có ≥ 10% số tế bào u bắt màu và chi làm 3
mức độ: yếu (+): ≥ 10 ‐ 30%, vừa (++): ≥ 30 ‐ 60%,
mạnh (+++): ≥ 60%.
Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS
12.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả mô bệnh học
Tổn thương đại thể
Bảng 1: Phân bố bênh nhân theo đặc điểm đại thể.
Týp đại thể Số trường hợp Tỷ lệ %
Sùi 56 65,12
Loét 10 11,63
Thâm nhiễm 8 9,3
Hỗn hợp 12 13,95
Tổng 86 100
Hầu hết ung thư đại trực tràng ở thể sùi,
chiếm tỷ lệ 65,12%; các thể khác chiếm tỷ lệ thấp.
Các týp mô bệnh học
Bảng 2: Phân bố bênh nhân theo týp mô bệnh học.
Týp vi thể Số trường hợp Tỷ lệ %
Ung thư biểu mô tuyến 74 86,05
Ung thư biểu mô tuyến nhầy 11 12,79
Ung thư biêu mô tế bào nhẫn 1 1,16
Tổng 86 100
Hầu hết ung thư đại trực tràng là ung thư
biểu mô tuyến với 74 trường hợp, chiếm tỷ lệ
86,05%. Các loại khác chiếm tỷ lệ thấp.
Độ sâu xâm lấn của u
Bảng 3: Phân bố bệnh nhân theo độ sâu xâm lấn
(XL).
Mức độ xâm lấn Số trường hợp Tỷ lệ %
XL lớp cơ 22 25,58
XL thanh mạc 63 73,26
Di căn hạch 23 26,74
XL mô kế cận: Vòi trứng 1 1,16`
Di căn gan, lách 1 1,16
U xâm lấn thanh mạc chiếm tỷ lệ cao với 63
trường hợp (73,26%); có 23 trường hợp di căn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 97
hạch, chiếm tỷ lệ 26,74%, và 1 trường hợp xâm
lấn vòi trứng (1,16%), 1 trường hợp di căn gan,
lách (1,16%).
Sự biểu hiện của p53 và Ki‐67
Sự biểu hiện của p53, Ki‐67
Bảng 4: Phân bố bệnh nhân theo sự biểu hiện và mức
độ biểu hiện của p53 và Ki‐67.
Biểu
hiện
KN
Âm tính
n (%)
Dương tính Tổng
n(%)) + ++ +++
P53 36 50 10 13 27 86
41,86% 58,14% 11,63% 15,12% 31,39% 100%
Ki-67 5 81 7 28 46 86
5,81% 94,19% 8,14% 32,56% 53,49% 100%
P53 dương tính có 50 trường hợp, chiếm tỷ
lệ 58,14% và dương tính mức độ mạnh chiếm tỷ
lệ cao nhất (31,39%); Ki‐67 dương tính có 81
trường hợp, chiếm tỷ lệ 94,19% và dương tính
mức độ mạnh chiếm tỷ lệ cao nhất.
Mối liên quan giữa sự biểu hiện của p53 và
Ki‐67 với đại thể
Bảng 5: Mối liên quan giữa sự biểu hiện của p53 và
Ki‐67 với đại thể.
KN
Thể u
P53 + Ki-67 +
n (%) n (%)
Thể sùi (56) 31 55,36 53 94,64
Thể loét (10) 7 70 9 90
Thể thâm nhiễm (8) 5 62,5 8 100
Thể hỗn hợp (12) 7 58,33 11 91,67
Tổng (86) 50 58,14 81 94,19
P53 dương tính ở thể loét chiếm tỷ lệ cao
nhất (70%), sau đó là thể thâm nhiễm (62,5%).
Ki‐67 dương tính ở thể thâm nhiễm chiếm tỷ lệ
cao nhất (100%), thấp nhất là thể loét (90%).
Mối liên quan giữa sự biểu hiện của p53 và
Ki‐67 với các týp mô bệnh học
Bảng 6: Mối liên quan giữa sự biểu hiện của p53 và
Ki‐67 với các týp MBH.
KN
Týp MBH
P53 + Ki-67 +
n (%) N (%)
UTBM tuyến (74) 45 60,81 70 94,59
UTBM tuyến nhầy (11) 4 36,36 10 90,91
UTBM tế bào nhẫn (1) 1 100 1 100
Tổng (86) 50 58,14 81 94,19
Tỷ lệ p53 dương tính ở UTBM tuyến là
60,81%, UTBM tuyến nhầy là 36,36% 0,21). Tỷ lệ
Ki‐67 dương tính ở UTBM tuyến là 94,59%,
UTBM tuyến nhầy là 90,91%. Sự khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)
Mối liên quan giữa sự biểu hiện của p53 và
Ki‐67 với độ ác tính
Bảng 7: Mối liên quan giữa sự biểu hiện p53 và Ki‐
67 với độ ác tính.
KN
Độ ác tính
P53 + Ki-67 +
n (%) n (%)
Thấp (65) 41 62,12 62 93,94
Cao (21) 9 45 19 95
Tổng (86) 50 58.14 81 94.19
P53 dương tính ở u có độ ác tinh thấp là
62,12%, cao hơn u có độ ác tính cao (45%). Ki‐67
dương tính ở u có độ ác tính thấp và cao là
93,94% và 95%. Tuy nhiên sự khác biệt không có
ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Mối liên quan giữa sự biểu hiện của p53 và
Ki‐67 với độ sâu xâm lấn
Bảng 8: Mối liên quan giữa sự biểu hiện của p53 và
Ki‐67 với độ sâu xâm lấn.
KN
Độ sâu XL
P53 + Ki-67 +
n (%) n (%)
Lớp cơ T2 (22) 11 50,0 20 90,91
Th mạc T3 (63) 38 60,32 60 95,24
Ngoài Th mac T4 (1) 1 100 1 100
Tổng 86 100 86 100
Bảng 8 cho thấy tỷ lệ p53 và Ki‐67 dương
tính có xu hướng tăng theo độ sâu xâm lấn của u
(p53: T2 50,0%, T3 60,32%; Ki‐67: T2 90,91%, T3
95,24%). Nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05).
Mối liên quan giữa sự biểu hiện p53 và Ki‐
67 với giai đoạn bệnh
Bảng 9: Mối liên quan giữa sự biểu hiện p53 và Ki‐
67 với giai đoạn bệnh.
KN
Giai đoạn bệnh
P53 + Ki-67 +
n % n %
GĐ I (22) 9 40,91 20 90,91
GĐ II (40) 25 62,5 37 92,5
GĐ III (23) 15 65,22 23 100
GĐ IV (1) 1 100 1 100
Tổng (86) 50) 58,14 81 94,19
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 98
P53 dương tính có xu hướng tăng theo giai
đoạn bệnh: GĐ I: 40,91%, GĐ: II 62,5%, GĐ III:
65,22%, GĐ IV: 100%; nhưng sự khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Sự biểu hiện của
Ki‐67 không khác nhau khi u ở các giai đoạn
bệnh khác nhau.
BÀN LUẬN
Về mô bệnh học
Về đại thể
Qua nghiên cứu 86 trường hợp UTĐTT
chúng tôi nhận thấy hầu hết u ở thể sùi, chiếm
tỷ lệ 65, 12%; có 12 trường hợp là thể hỗn hợp
gồm cả hình thái sùi, loét, và thâm nhiễm, chiếm
tỷ lệ 13,95%; các thể khác chiếm tỷ lệ thấp.
Tương tự kết quả nghiên cứu của các tác giả
khác ở trong và ngoài nước(11,4); khác kết quả
nghiên cứu của Đặng Trần Tiến ở bệnh viện E, u
thể loét chiếm tỷ lệ cao nhất (59%), sau đó là thể
sùi (29%)(2).
Về týp mô bệnh học
Kết quả nghiên cứu 86 trường hợp UTĐTT
của chúng tôi cho thấy hầu hết là ung thư biểu
mô tuyến với 74 trường hợp, chiếm tỷ lệ 86,05%;
sau đó là ung thư biểu mô tuyến nhầy (12,79%),
có 1 trường hợp ung thư tế bào nhẫn (1,16%).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết
quả nghiên cứu của Lê Đình Roanh và cộng sự ở
Bệnh viện K Hà Nội cho thấy ung thư biểu mô
tuyến chiếm tỷ lệ cao nhất là 79,6%, sau đó là
ung thư biểu mô nhầy chiếm tỷ lệ 17,3%(4); và kết
quả nghiên cứu của Đặng Trần Tiến ở Bệnh viện
E cho thấy ung thư biêu mô tuyến chiếm tỷ lệ
84%(2), tương tự các kết quả nghiên cứu của
nhiều tác giả khác cho thấy hầu hết ung thư đại
trực tràng là ung thư biểu mô tuyến(11,9).
Độ sâu xâm lấn và di căn hạch
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
hầu hết ung thư đại trực tràng xâm lấn lớp
thanh mạc, chiếm tỷ lệ 73, 26%, xâm lấn lớp cơ
chiếm tỷ lệ 25,58%; không có trường hợp nào
ung thư tại chỗ (Tis) hơặc xâm lấn đến lớp hạ
niêm mạc (T1). Có 23 trương hợp di căn hạch
(26,74%), 1 trường hợp xâm lấn mô kế cận là vòi
trứng và 1 trường hợp di căn gan và lách. Tương
tự kết quả nghiên cứu của Lê Đình Roanh và
cộng sự khi nghiên cứu 225 bệnh nhân UTĐTT ở
Bệnh viện K Hà Nội cho thấy u xâm lấn lớp
thanh mạc chiếm tỷ lệ 69,8%, di căn hạch chiếm
tỷ lệ 28,4%, di căn gan chiếm tỷ lệ 7,1%(4). Qua
đó chúng tôi nhận thấy hầu hết bệnh nhân bị
ung thư đại trực tràng khi được phát hiện thì u
đã ở giai đoạn II hoặc giai đoạn III. Do đó sẽ ảnh
hưởng đến tiên lượng bệnh và thời gian sống
thêm của bệnh nhân.
Về sự biểu hiện của p53 và Ki‐67
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
p53 dương tính chiếm tỷ lệ 58,14% (50 trường
hợp), Ki‐67 dương tính chiếm tỷ lệ rất cao là
94,19% (81 trường hợp) Tương tự kết quả
nghiên cứu của Trịnh Tuấn Dũng, p53 dương
tính 54,55% và Ki‐67 dương tính 80%. Kết quả
nghiên cứu của các tác giả khác ở trong và ngoài
nước cho thấy gen p53 dương tính thay đổi từ
32,6% ‐ 60% và Ki‐67 dương tính thay đổi rất lớn
từ 14% ‐ 87% tùy theo phương pháp nghiên cứu
của từng tác giả(1,8,12). Về mức độ biểu hiện của
các kháng nguyên, kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy tỷ lệ mức độ dương tính
mạnh (+++) chiếm tỷ lệ cao nhất cả ở p53 và Ki‐
67 (31,39% và 53,49%); sau đó là mức độ vừa (++)
(p53: 15,12%, Ki‐67: 32,56%). Tương tự kết quả
nghiên cứu của Trịnh Tuấn Dũng Ki‐67 dương
tính mạnh chiếm tỷ lệ cao nhất (30,91%)(12);
nhưng khác với kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Thế Dân p53 và Ki‐67 dương tính vừa chiếm tỷ
lệ cao nhất (23,1% và 18,1%)(8). Điều này cho
thấy mức độ đột biến của gen ức chế ung thư
p53 đi đôi với mức độ biểu hiện của kháng
nguyên tăng sinh tế bào Ki‐67 trong UTĐTT.
Về mối liên quan giữa sự biểu hiện của
p53 và Ki‐67 với hình thái đại thể
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
p53 dương tính ở thể loét chiếm tỷ lệ cao nhất
(70%), sau đó là thể thâm nhiễm (62,5%); Ki‐67
dương tính ở thể thâm nhiễm chiếm tỷ lệ cao
nhất (100%), sau đó là thể sùi (94,64%). Kết quả
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 99
nghiên cứu của các tác giả khác cho thấy không
có sự thống nhất về mối liên quan giữa sự biểu
hiện của p53 và Ki‐67 với các hình thái tổn
thương đại thể(8,10,12).
Về mối liên quan giữa sự biểu hiện của
p53 và Ki‐67 với các týp MBH, độ ác tính,
giai đoạn bệnh
Qua nghiên cứu 86 trường hợp UTĐTT
chúng tôi nhận thấy tỷ lệ p53 và Ki‐67 dương
tính cao nhất ỏ UTBM tuyến (p53: 60,81% và Ki‐
67: 94,59%), sau đó UTBM tuyến nhầy (p53:
36,36% và Ki‐67: 90,91%). Tương tự kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Thế Dân, p53 dương
tính chiếm tỷ lệ cao nhất ở UTBM tuyến, sau đó
là UTBM tuyến nhầy(8). Về độ ác tính, những u
có độ ác tính thấp có tỷ lệ p53 dương tính cao
hơn so với những u có độ ác tính cao (độ thấp:
62,12%, độ cao: 45%); tỷ lệ Ki‐67 dương tính giữa
độ ác tính thấp và cao là tương tự nhau (93,94%
và 95%). Tương tự kết quả nghiên cứu của các
tác giả khác cho thấy u có độ ác tính thấp có tỷ lệ
p53 dương tính cao hơn u có độ ác tính cao(3,12).
Mặt khác, kết quả nghiên cứu của chúng tối cho
thấy u ở giai đoạn IV có tỷ lệ p53 và Ki‐67
dương tính 100%, sau đó là giai đoạn III (p53
dương tính 65,22%, Ki‐67 dương tính 100%) và
thấp nhất là giai đoạn I (p53 dương tính 40,91%,
Ki‐67 dương tính 90,91%). Qua đó cho thấy
UTĐTT ở giai đoạn muộn khi đã có di căn hạch
và di căn xa thì sự đột biến của gen ức chế ung
thư p53 và sự tăng sinh tế bào càng cao.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 86 trường hợp UTĐTT ở
Bệnh viện 19.8 Bộ Công An và Bệnh viện K Hà
Nội từ 5/2009 – 5/2011 chúng tôi nhận thấy:
Chủ yếu ung thư đại trực tràng ở thể sùi
(65,12%).
Hầu hết UTĐTT là ung thư biểu mô tuyến,
chiếm tỷ lệ 86,05%, các týp khác chiếm tỷ lệ
thấp.
U xâm lấn lớp thanh mạc chiếm tỷ lệ 73,26%,
và di căn hạch chiếm tỷ lệ 26,74%.
P53 dương tính là 58,14% và Ki‐67 dương
tính là 94,19%. p53 dương tính cao nhất ở thể
loét (70%), thấp nhất là thể sùi (55,36%). Ki‐67
dương tính cao nhất ở thể thâm nhiễm (100%),
thấp nhất ở thể loét (90%).
P53 dương tính ở UTBM tuyến là 60,81%,
UTBM tuyến nhầy là 36,36%. Ki‐67 dương tính
ở UTBM tuyến là 94,59%, UTBM tuyến nhầy là
90,91%.
P53 dương tính ở u độ ác tính thấp là
63,08%, u độ ác tính cao là 42,86%.
Sự biểu hiện của p53 và Ki‐67 không khác
nhau khi u xâm lấn ở các độ sâu khác nhau và u
ở các giai đoạn bệnh khác nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ
p53 dương tính có xu hướng tăng theo độ sâu
xâm lấn của u (T2: 50,0%, T3: 60,32%, T4: 100%)
và giai doạn bệnh (GDI: 40,91%, GDII: 62,5%,
GDIII: 65,22%, và GDIV: 100%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Allegra CJ et al (2002). Investigation of the Prognostic and
Predictive Value of Thymidylate Synthase, p53, and Ki‐67 in
Patients With Locally Advanced Colon Cancer. Journal of
Clinical Oncology, Vol 20, Issue7: 1735 ‐ 1743.
2. Đặng Trần Tiến (2007), Nghiên cứu hình thái học của ung thư
đại trực tràng. Y học TP Hồ Chí Minh, tập 11, số 3: 86 ‐ 88.
3. Jemal A, Siegel R, Xu J, Ward E (2010). Cancer Statistics, 2010.
CA: Cancer Jornal for Clinicans, Vol 6 (5), 7 Jul: 277 ‐ 300.
4. Lê Đình Roanh, Hoàng Văn Kỳ, Ngô Thu Thoa, Hoàng Xuân
Kháng, Đặng Thế Căn, Tạ Văn Tờ (1999), Nghiên cứu hình thái
học ung thư đại trực tràng gặp tại Bệnh viện K Hà Nội (1994 ‐
1997). Tạp chí Thông tin Y Dược số 11: 66 ‐ 99.
5. Nabi U, Nagi AH, Sami W (2008). Ki‐67 Proliferating Index
and Histological Grade Type and Stage of Colorectal
Carcinoma. J Ayub Med Coll Abbottabad, 2 (4): 44 ‐ 48.
6. Nguyễn Bá Đức và cộng sự (2010), Báo cáo sơ bộ kết quả thực
hiện dự án quốc gia về phòng chống ung thư giai đoạn 2008 ‐
2010. Ung thư học Việt Nam số 1: 21 ‐ 34.
7. Nguyễn Bá Đức và cộng sự (2010), Tình hình mắc ung thư tại
Việt Nam qua các số liệu của 6 vùng ghi nhận giai đoạn 2004 ‐
2008. Ung thư học Việt Nam số 1: 73 ‐ 80.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 100
8. Nguyễn Thế Dân (2005), Nghiên cứu biểu hiện gen ức chế ung
thư p53, kháng nguyên tăng sinh tế bào Ki‐67 và tiền gen ung
thư HER‐2/NEU qua 143 trường hợp ung thư đại tràng tại
bệnh viện 103 từ tháng 1‐2001 đến tháng 12‐2003. Tạp chí Y ‐
Dược học Quân sự số 1: 23 ‐ 27.
9. Owen D. A, Kelly JK (1996): Large intestine and anus.
Anderson”s pathology, volume 2, tenth edition: 1741 ‐ 1778.
10. Starzynska T, Bromley M, Ghosh A, and Stern PL (1992).
Prognostic signficance of p53 overexpression in gastric and
colorectal carcinoma. British Jounal of Cancer, 66 (3): 558‐562).
11. Trần Văn Hợp, Trần Đức Hưởng, Nguyễn Văn Chủ, Nguyễn
Văn Thịnh (2002), Đặc điểm hình thái học ung thư đại trực
tràng. Y học Việt Nam số 10 ‐ 11: 38‐40.
12. Trịnh Tuấn Dũng (2007), Nghiên cứu sự biểu hiện của các
kháng nguyên p53, Ki‐67 và HER‐2/NEU trong ung thư đại
trực tràng bằng hóa mô miễn dịch. Y học TP Hồ Chí Minh, số
3, 11:89‐94.
Ngày nhận bài báo 16‐06‐2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20‐06‐2013
Ngày bài báo được đăng: 15–07‐2013