Nghiên cứu địa lý kinh tế - Xã hội New Zealand

New Zealand (NZ) là một đất nước giàu tiềm năng phát triển vì còn khá non trẻ. Hòn đảo này nằm ở cực nam của "vành đai lửa" Thái Bình Dương, thường xuyên có động đất và núi lửa. Nó được tạo thành bởi áp lực đẩy lên khi các mảng lục địa va chạm dữ dội vào nhau. Trong vòng 50 triệu năm sau đó, mảnh đất này vẫn chưa có người ở. Người ta tin rằng khoảng 1.000 năm trước đây, dân đi biển từ đảo Cook hay đảo Tahiti đã dùng thuyền vượt biển tới các đảo có rừng cây bao phủ của NZ. Khi đến NZ, người định cư Polynesie thích nghi dần cách sống của họ với miền đất mới đầy muông thú. Từ đó, một nền văn hóa Maori độc đáo đã xuất hiện với nhiều câu chuyện bí hiểm. Lịch sử bộ tộc Maori kể rằng tổ tiên của họ đã đến đây từ một nơi tên là Hawaiki. §ến thế kỷ XVII, người ta mới thấy có bóng dáng của người phương Tây. Vào thời điểm này, các nhà thám hiểm Châu ¢u đã tình cờ đến New Zealand . Người đầu tiên đặt chân đến đây là Abel Tasman (quốc tịch Hà Lan). Về sau, một nhà vẽ bản đồ người Hà Lan đã đặt tên cho miền đất mới là New Zealand, theo tên một tỉnh nhỏ ven biển của Hà Lan. Hơn một thế kỷ sau, tư liệu về cuộc đổ bộ thứ hai của người Châu Âu đã được nhà thám hiểm ngưới Anh tên James Cook ghi lại trong một hải trình nghiên cứu khoa học. James Cook đã thực hiện thêm những chuyến thám hiểm khác (1773 và 1777), ghi lại những điều mắt thấy tai nghe, từ đó, nhiều làn sóng người nô nức di cư đến NZ. Đến năm 1840, miền đất này đã có khoảng 2.000 người Châu ¢u tới định cư. Các tù trưởng Maori ngày càng lo lắng hơn về những thiệt hại đối với tài nguyên và nền văn hoá của họ, và họ đã tìm kiếm sự hỗ trợ của nữ hoàng Anh Victoria. Người Anh đã nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của các tù trưởng Maori vì họ muốn ngăn ngừa việc người Pháp hoặc người Mỹ đến kiểm soát miền đất mới này.

doc35 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1722 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu địa lý kinh tế - Xã hội New Zealand, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
®Þa lý kinh tÕ – x· héi new zealand PHÇN Më §ÇU New Zealand là 1 quốc đảo, có: - Diện tích : 270.534 km2. - Dân số : 4.177.000 người (tháng 3- 2007) - GDP/ người : 39.349 (tháng 3- 2007) - Thủ đô : Wellington - Tôn giáo: Anh quốc giáo, Giáo hội Xcốt-len, Thiên Chúa giáo La Mã, Hội Giám lý, Đạo Tin lành - Ngôn ngữ chính: tiếng Anh, tiếng Maori (thổ ngữ) - Đồng tiền: Đô la Niu Di-lân (New Zealand dollar, NZ$) - Các thành phố lớn: Auckland, Christchurch - Khu vực hành chính: 93 hạt, 9 quận và 3 thị xã - Độc lập: 26- 9- 1907 (trước đó thuộc Anh) - Ngày lễ: Ngày Waitangi, 6 - 2 - 1840 (Hiệp ước Waitangi thiết lập chủ quyền của Anh quốc) - Ngày lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 19/6/1975 PHÇN NéI DUNG I. lÞch sö h×nh thµnh, vÞ trÝ ®Þa lý, ®iÒu kiÖn tù nhiªn vµ tµI nguyªn thiªn nhiªn. 1. Lịch sử hình thành New Zealand (NZ) là một đất nước giàu tiềm năng phát triển vì còn khá non trẻ. Hòn đảo này nằm ở cực nam của "vành đai lửa" Thái Bình Dương, thường xuyên có động đất và núi lửa. Nó được tạo thành bởi áp lực đẩy lên khi các mảng lục địa va chạm dữ dội vào nhau. Trong vòng 50 triệu năm sau đó, mảnh đất này vẫn chưa có người ở. Người ta tin rằng khoảng 1.000 năm trước đây, dân đi biển từ đảo Cook hay đảo Tahiti đã dùng thuyền vượt biển tới các đảo có rừng cây bao phủ của NZ. Khi đến NZ, người định cư Polynesie thích nghi dần cách sống của họ với miền đất mới đầy muông thú. Từ đó, một nền văn hóa Maori độc đáo đã xuất hiện với nhiều câu chuyện bí hiểm. Lịch sử bộ tộc Maori kể rằng tổ tiên của họ đã đến đây từ một nơi tên là Hawaiki. §ến thế kỷ XVII, người ta mới thấy có bóng dáng của người phương Tây. Vào thời điểm này, các nhà thám hiểm Châu ¢u đã tình cờ đến New Zealand . Người đầu tiên đặt chân đến đây là Abel Tasman (quốc tịch Hà Lan). Về sau, một nhà vẽ bản đồ người Hà Lan đã đặt tên cho miền đất mới là New Zealand, theo tên một tỉnh nhỏ ven biển của Hà Lan. Hơn một thế kỷ sau, tư liệu về cuộc đổ bộ thứ hai của người Châu Âu đã được nhà thám hiểm ngưới Anh tên James Cook ghi lại trong một hải trình nghiên cứu khoa học. James Cook đã thực hiện thêm những chuyến thám hiểm khác (1773 và 1777), ghi lại những điều mắt thấy tai nghe, từ đó, nhiều làn sóng người nô nức di cư đến NZ. Đến năm 1840, miền đất này đã có khoảng 2.000 người Châu ¢u tới định cư. Các tù trưởng Maori ngày càng lo lắng hơn về những thiệt hại đối với tài nguyên và nền văn hoá của họ, và họ đã tìm kiếm sự hỗ trợ của nữ hoàng Anh Victoria. Người Anh đã nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của các tù trưởng Maori vì họ muốn ngăn ngừa việc người Pháp hoặc người Mỹ đến kiểm soát miền đất mới này. Năm 1840, 500 tù trưởng Maori đã ký tên vào hiệp ước Waitagi, văn bản thành lập đất nước NZ, dành cho nữ hoàng Anh quyền mua lại đất đai của người Maori. Đổi lại, họ sẽ được hưởng tất cả quyền lợi dành cho thần dân Vương quốc Anh trong một khối cộng đồng chung. Tuy được công nhận là một giao ước có hiệu lực pháp lý sau khi ký, nhưng việc thi hành gặp nhiều trở ngại. Đến những năm 1890, người Maori chỉ còn sở hữu chưa đến một phần sáu đất nước NZ. Phải đến một trăm năm sau, chính quyền Anh mới nghiêm chỉnh quan tâm tới các khiếu nại của họ. Hầu như trong suốt 150 năm sau khi hiệp ước được ký kết, ưu thế về nhân số, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của người định cư Châu ¢u đã làm cho người bản địa Maori trở thành một sắc tộc thiểu số. Đến những năm 1980, nhân số của bộ tộc này giảm xuống chỉ còn 42.000 người. Ngày nay, người Maori còn phải đương đầu với các thách thức nghiêm trọng để thích ứng với một nền kinh tế và xã hội theo mô thức Châu Âu hiện đại. Tuy nhiên, sự hồi sinh của họ đã được khẳng định bằng sự gia tăng nhân số lên đến hơn nửa triệu người vào năm 1997, nghĩa là khoảng 15% dân số New Zealand. Sự phục hưng của người dân Maori trong vòng 15 năm qua gắn chặt với sự hồi sinh của ngôn ngữ và tiến trình giải quyết hiệp ước. Tiếng Maori nay được trân trọng ghi vào luật như một ngôn ngữ chính thức của NZ. Trong khi đo, dù tiến trình giải quyết hiệp ước cũng đang đưa người Maori trở lại với đất đai của tổ tiên họ. Họ cũng đã giành được quyền đại diện chính trị theo hệ thống tỉ lệ đại biểu hỗn hợp. 2. VÞ trÝ ®Þa lý New Zealand là lãnh thổ thuộc Châu Đại Dương, nằm ở Tây Nam Thái Bình Dương, gồm 2 đảo chính là đảo Bắc và đảo Nam cùng nhiều đảo nhỏ. Phía Tây trông sang Ốt-xtrây-lia qua biển Tát-xman, phía Bắc trông ra biển Phi-gi, phía Đông và phía Nam là Thái Bình Dương • §Þa h×nh - New Zealand là một quốc gia có nhiều núi non cùng với nhiều bình nguyên rộng lớn. Hai phần ba đất nước New Zealand nằm ở độ cao từ 200 đến 1070m so với mặt nước biển. Cả nước có trên 220 dãy núi được đặt tên và vượt quá độ cao 2286m. - Những hòn đảo xanh tươi, trù phú của New Zealand nằm ở vùng cực Tây Nam của Thái Bình Dương , cách nước láng giềng gần nhất là óc (Australia) gần 2000 km. New Zealand có một diện tích khoảng 270.500 km2, tưong đương diện tích Nhật Bản hoặc quần đảo Anh. - Eo biển Cook phân chia hai hòn đảo chính là đảo Bắc và đảo Nam. Với một diện tích lãnh hải rộng lớn, New Zealand là một trong những nước có vùng kinh tế độc quyền lớn nhất thế giới. Lãnh hải này có diện tích lớn hơn diện tích đất liền đến sáu lần. - Núi non ở đảo Bắc gồm các núi lửa hình nón Ruapehu (2.797m), Taranakli (2.518m), Ngauruhoe (2287) và Tongario (1.967m). Núi lửa Ruapehu thường hoạt động và tạo thành một phần của vùng núi lửa với các suối, hồ nước nóng, bùn sôi và lưu huỳnh trải dài về phía tây bắc cho đến tận bờ biển. - Tại đảo Nam, dãy núi Southern Apls dầm mưa dãi gió tạo nên một chuỗi các ngọn nối tiếp nhau từ đầu đến cuối đảo, với 18 đỉnh cao hơn 3.000 m trong đó đỉnh cao nhất là Mt Cook, người Maori gọi là Aoraki (núi chọc mây) cao 3.754 m. Tuyết và băng từ dãy Apls được hơn 360 con sông băng mang đi tạo thành nguồn nưốc chảy vào các sông lớn ở cả hai bên đảo. Những dãy núi đẹp đến sững sờ cũng không nói lên hết được những gì mà phong cảnh đa dạng vô tận của NZ dành cho khách tham quan. Những khu rừng rậm nhiệt đới nguyên sinh, những cánh đồng bằng phẳng chia cắt bởi những con sông đan xen vào nhau, các hồ nước trong như pha lê và các đồng cỏ nuôi cừu chập chùng , tất cả là một phần của phong cảnh NZ. • KhÝ hËu - Khí hậu NZ mang đặc tính của cả vị trí địa lý và địa hình của đất nước. Do ảnh hưởng của vĩ độ và gần đại dương nên khí hậu không bao giờ quá nóng hay quá lạnh. Thời tiết NZ thay đổi như trở bàn tay: Trời đang mưa có thể đột nhiên hửng nắng hoặc đổi gió. - Khí hậu miền biển thường xuyên có gió. Gió thổi nhiều nhất là từ phíaTây. Dãy núi xương sống của đất nước tạo ra những yếu tố khí hậu khác nhau rõ rệt giữa hai bên sườn núi , nhất là trên đảo Nam. Bờ biển miền tây của đảo Nam có lượng mưa hàng năm cao nhất thế giới. Bờ biển phía Đông thì khô ráo hơn nhiều. - Các mùa ở đây ngược với các mùa ở Bắc bán cầu. Tháng nóng nhất ở NZ là tháng giêng, nhiệt độ trung bình cao nhất là 26 oC ở cực Bắc và 19 0C ở cực Nam. Tháng 7 là tháng lạnh nhất, nhiệt độ trung bình ban ngày thay đổi từ 10oC đến 15 0C. - Nhìn chung cả nước có nhiều mưa, mặc dù lượng mưa hàng năm biến đổi từ 380mm ở các vùng khô nhất cho đến trên 6.000mm. Ở NZ ít khi có tuyết , trừ trên các đỉnh núi cao, và rât ít khi tuyết phủ lâu hơn một ngày. Miền Bắc của đảo Bắc không bao giờ có tuyết. •Tµi nguyªn thiªn nhiªn - Đất đai là tài nguyên quan trọng nhất của NZ vì ở đây đất rất phù hợp với việc làm mùa, chăn nuôi bò sữa, cừu và các loại gia súc. Ngoài nông và súc sản, lâm sản cũng giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của NZ. - Về khoáng sản, NZ có mỏ than, mỏ vàng, cát, sỏi, đá vôi, quặng magnesite, gỗ… Khí đốt thiên nhiên nằm ở đảo Bắc và người ta tin rằng NZ có cả quặng uranium và thorium. - Do vị trí đặc biệt về địa lý với phần còn lại của thế giới nên ở NZ có rất nhiều loài động thực vật không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Cũng vì thế, các nhà khoa học cho rằng nghiên cứu động thực vật ở đây giống như nghiên cứu động thực vật ở một hành tinh khác. - Một số loài chim này ngày nay đã bị tuyệt chủng, trong đó có giống chim moa khổng lồ. Những loài còn sống sót gồm có chim kiwi ăn đêm và kakapo, một loài vẹt lớn. - Người NZ đã lấy từ "Kiwi" làm tên gọi thân thiết cho đất nước mình. Sự xuất hiện của con người trên mảnh đất này đã gây xáo trộn mạnh mẽ và sâu rộng, làm cho tiến trình tuyệt chủng này nhanh hơn. Tuy nhiên, trong vòng 25 năm qua, tốc độ suy giảm của nhiều loài động thực vật và môi trường sống thiên nhiên tại NZ đã chậm lại. Nay NZ đã được thế giới biết đến về các thành tựu đi đầu trong công tác phục hồi thiên nhiên tại các đảo ngoài khơi và nhân giống nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. * Một nét đặc thù của phong cách sống NZ là sự gần gũi với biển, núi non , rừng rậm và sông hồ. Người NZ luôn cảm nhận sự gắn bó mật thiết của mình với đất đai. Sự cách biệt về địa lý đã bảo vệ cho đất nước này khỏi nạn ô nhiễm từ các quốc gia công nghiệp phát triển khác. Hơn thế nữa, dân số tương đối ít và qui mô ngành công nghiệp nặng tương đối nhỏ cũng là những lý do làm cho không khí , đất đai và nguồn nước ở đây trong sạch. Những yếu tố này, cộng với phong cảnh hùng vĩ, đã góp phần tạo nên hình ảnh đất nước NZ "xanh và sạch" với thế giới. Nhân dân NZ bao đời nay tự hào về vẻ đẹp của đất nước mình và cam kết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau. Nhiều cộng đồng dân cư đã thực hiện việc cắt giảm rác thải và tái chế phế liệu. Công tác quản lý môi trường tại NZ được cải thiện một cách sâu rộng vào khoảng cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 và những qui định bảo vệ môi trường một cách tổng thể nay đã được trân trọng ghi thành luật. Mối quan hệ đặc biệt giữa người Maori với môi trường cũng là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm. NZ cũng hết sức quan tâm đến vấn đề môi trường khu vực và quốc tế. II. D©n c­ – x· héi vµ chÕ ®é chÝnh trÞ. 1. D©n c­ ٭ Dân số : 4.177.000 người (tháng 3-2007) ٭Mật độ dân số khoảng 15 người/km2 ٭Møc t¨ng d©n sè h»ng n¨m : 1% (2007) TØ lÖ sinh : 13,6/1000 (2007) TØ lÖ tö : 5,7/1000 (2007) Nguån : Statistics New Zealand ; www.stats. govt.nz ٭ §é tuæi: + Từ 0-14 tuổi chiếm 21,1% (nam 439.752 người; nữ: 419.174 người) + Tõ 15-64 tuổi chiếm 67,1% (nam 1.374.850 người; nữ: 1.361.570 người) + Từ 65 tuổi trở lên chiếm 11,8% (nam 210.365 người; nữ: 270.429 người) (ước đến năm 2006). Theo tiêu chuẩn thế giới, NZ là nước thưa dân. Mặc dầu nền kinh tế vẫn còn dựa vào đất đai, tỉ lệ số người sống ở khu vực thành thị đã tăng lên hơn gấp đôi trong vòng 100 năm qua. Ngày nay, 85% dân số sống trong các khu vực thành thị, trong đó 3/4 số dân sống ở đảo Bắc. 1/7 dân số NZ là thổ dân Maori, và 4/5 dân cư tự nhận mình là người gốc Châu Âu, phần lớn đến từ nước Anh, nhưng cũng có cả người Hà Lan, Đức, Hi Lạp, Nam Tư cũ và các nước khác. Có một số đáng kể người Trung Quèc và Ên Độ cũng đã sinh sống nhiều đời tại NZ. Người NZ nói tiếng Anh, nhưng tiÕng Maori được công nhận là ngôn ngữ chính thức và ngày càng có nhiều người sử dụng. NZ sẽ tiếp tục là một nơi hấp dẫn dân di cư trong tương lai. Phần lớn dân chúng ở đây định cư tại đảo Bắc, nhất là Auckland, thành phố lớn nhất của đất nước và là nơi sinh sống của hơn một phần tư dân số. Hơn 200.000 người dân Auckland đến từ các đảo trong Thái Bình Dương, làm cho thành phố này có số dân Polynesie cao nhất thế giới. B¶ng 1: Sù ph©n bè d©n c­ t¹i c¸c thµnh phè chÝnh ( th¸ng 3 n¨m 2006) Thµnh phè chÝnh  Sè d©n   Auckland  1,241,600   Wellington  370,000   Christchurch  367,700   Hamilton  155,800   Napier-Hastings  119,600   Dunedin  114,700   Tauranga  109,100   Nguån : Statistics New Zealand ; www.stats.govt.nz Về mặt tôn giáo, phần lớn cư dân NZ theo đạo Cơ Đốc. Các giáo phái chính gồm có giáo phái Anh (Anglican-22%), giáo hội trưởng lão (Presbyterian-16%) và giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã (Roman Catholic-15%). Hầu hết người dân thuộc sắc tộc Maori là thành viên của các giáo phái Cơ đốc Ratana và Ringatu. Ngoài ra, Do Thái giáo, đạo Hindu và Phật giáo cũng có chỗ đứng trong đời sống tinh thần của một thiểu số người dân NZ. Khoảng 21% dân số xác định không có tín ngưỡng tôn giáo. Phần lớn người dân NZ sống trong các bungalow (nhà nhỏ một tầng), các gia đình thường có một vườn rau và cây trái. Họ cũng nuôi những con vật nuôi quen thuộc như chó và mèo chẳng hạn. Tuy đa số dân NZ sống trong các đô thị, nhưng đất nước này nổi tiếng thế giới về môi trường và cảnh quang thôn dã. Cư dân tận dụng các điều kiện thiên nhiên như núi, sông hồ, rừng rậm, bờ biển để tổ chức những trò thể thao như leo núi, trượt tuyết, săn bắn, đi thuyền buồm… Họ tự hào về một cuộc sống lành mạnh, khỏe khoắn, hợp với qui luật của thiên nhiên. 2. Đời sống xã hội Vào những năm 1930, NZ trở thành nước đầu tiên thiết lập hệ thống trợ cấp xã hội toàn diện nhằm đảm bảo đời sống cho người dân từ lúc mới sinh ra cho đến lúc qua đời. Nhiều dịch vụ y tế khác nhau cũng được cung cấp miễn phí. Hiện nay Nhà nước đang nghiên cứu trợ cấp cho những người trong độ tuổi lao động được học chữ, học nghề và tìm việc làm. Chính phủ NZ thực hiện công tác chăm sóc trẻ em thông qua Uỷ ban Thanh thiếu niên và Gia đình (CYWS). Cơ quan tài trợ cộng đồng phân bố tài chính cho các cộng đồng địa phương còn các cơ quan bảo hiểm xã hội phân phối cho các bộ tộc. Những cơ quan này phối hợp hoạt động với tổ chức CYWS để đáp ứng nhu cầu chăm sóc gia đình cho các thanh thiếu niên bất hạnh. Về phương diện cư trú, so với cư dân ở các quốc gia phương Tây, người NZ có tiêu chuẩn nhà ở khá cao và số người có nhà riêng cũng rất cao. Kiểu nhà phổ biến của đa số dân NZ là loại nhà một tầng riêng biệt được làm bằng gỗ, có hai hay ba phòng ngủ, dựng trên một khoảnh đất rộng chừng 0,1 hecta ở ngoại ô hay một thị trấn nhỏ vùng nông thôn. Gần đây, ngày càng có nhiều người sống trong các căn hộ tại các chúng cư trong thành phố hoặc xây dựng những ngôi nhà nhỏ, gọn và có đủ tiện nghi trên những khu đất hẹp hơn. Về mặt chăm sóc sức khỏe, người dân NZ được hưởng thụ nhiều dịch vụ y tế, trong đó có dịch vụ dành cho người tàn tật. Hệ thống y tế trong nước gồm có y tế nhà nước, y tế tư nhân và các tổ chức tự nguyện cùng phối hợp hoạt động để thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Hơn ba phần tư chi phí cho chăm sóc sức khỏe được trích từ tiền thuế. Trong những năm gần đây, đã có nhiều cải tổ quan trọng nhằm hợp lý hoá công tác hành chính và quản lý của hệ thống y tế. Thông qua Cơ quan tài trợ y tế (HFA), chính phủ NZ cấp kinh phí cho một mạng lưới các bệnh viện hầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân và hỗ trợ người tàn tật. Tất cả bệnh nhân điều trị nội trú hay ngoại trú tại các bệnh viện công đều được miễn phí hoàn toàn. Cư dân NZ cũng có thể mua bảo hiểm y tế để được chăm sóc sức khỏe riêng vì tại các bệnh viện công, trong những trường hợp không khẩn cấp, bệnh nhân thường phải xếp hàng chờ đợi. Người NZ rất coi trọng lÜnh vực giáo dục. Điều này có thể nhận thấy trong khoản chi tiêu của ngân sách nhà nước cho giáo dục: cứ 6 đô la thì gần một đô la được chi cho giáo dục. Theo luật định, mọi công dân NZ từ 6 đến 16 tuổi đều phải đến trường học. Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết trẻ em đều bắt đầu học từ lúc 5 tuổi. Trẻ em ở những vùng sâu vùng xa hay không đi học được vì lý do sức khoẻ hoặc những lý do khác có thể được học hàm thụ (qua thư tín) thông qua Trường Giáo dục bằng thư tín (Correspondence School). Phụ huynh có quyền chọn trường tư hay trường công cho con em mình. Học sinh theo học trường công được miễn học phí. Các trường tư thục được chính phủ tài trợ một phần nhưng nguồn thu chính là học phí. Các trường bán công cũng được nhà nước tài trợ một phần. Trên toàn NZ có khoảng 2000 trường tiểu học, với chương trình học kéo dài trong 6 hay 8 năm. Đến năm 13 tuổi, các em được vào học tại 350 trường trung học gọi là college hay highschool. Học sinh trung học phải qua hai kỳ thi chính do nhà nước tổ chức để thi lấy bằng tốt nghiệp trung học (School Certificate). NZ có 7 trường đại học do nhà nước tài trợ. Đó là các trường Đại học Auckland (1882); Đại học Waikato (1964, ở Hamilton); Đại học Victoria (1899, ở Wellington); Đại học Massey (1926, ở Bắc Palmerston); Đại học Canterbury (1873, ở Christchurch), Đại học Otago (1869, ở Dunedin); Đại học Lincoln (1990, gần Christchurch). Chính phủ đài thọ phần lớn chi phí giáo dục sau phổ thông, sinh viên chỉ phải đóng khoảng một phần tư chi phí giáo dục dành cho họ. Họ có thể vay tiền ngân hàng để trả học phí và sinh hoạt phí. Những sinh viên xuất thân từ các gia đình có thu nhập thấp được lĩnh tiền trợ cấp dành cho sinh viên.Toàn quốc có 25 trường bách khoa(polytechnic), phụ trách các chương trình dạy nghề và đào tạo chuyên môn. Các trường cao đẳng có chức năng đào tạo giáo viên tiểu học và trung học, đồng thời thực hiện các loại hình đào tạo đặc biệt như dạy ngôn ngữ cho người khiếm thính chẳng hạn. Trẻ em khiếm thị hoặc khiếm thính được dành cho 60 trường nội và ngoại trú đặc biệt. Các trường có trẻ em cần được học thêm tiếng Anh như một sinh ngữ thứ hai cũng nhận được thêm kinh phí. Học sinh nước ngoài có thể trả học phí để vào học tại phần lớn các trường tư và một số trường do nhà nứơc quản lý. Về mặt lao động, theo những số liệu thống kê mới nhất, hơn ¾ lực lượng lao động ở NZ là những người làm công hưởng lương; số người làm ăn cá thể chỉ chiếm khoảng 10%. Từ năm 1992 đến năm 1999, nền kinh tế NZ đã tạo thêm được 234.000 công ăn việc làm. Ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động, chiếm tỉ lệ gần 49% tổng số lao động trong năm 1997. Sự gia tăng này là kết quả sự phát triển của các ngành dịch vụ. Hiện nay ngày càng có nhiều người NZ tham gia vào khu vực dịch vụ hơn là vào khu vực sản xuất nguyên liệu thô như nông, lâm và ngư nghiệp. Năm 1991, một số đạo luật được ban hành cho phép công nhân và chủ lao động có quyền lựa chọn người đại diện cho mình trong việc thương lượng tiền lương, nội dung và hình thức hợp đồng lao động. Hơn thế nữa, công nhân có quyền quyết định gia nhập hay không gia nhập nghiệp đoàn, chủ doanh nghiệp có quyền chấp nhận hay bác bỏ người đại diện cho công nhân và cách thức thương thảo hợp đồng cũng mềm dẻo hơn trước. Tòa ¸n Lao §éng và Toà Hòa giải Lao Động mở ra một diễn đàn để giải quyết các tranh chấp và hướng dẫn thi hành các hợp đồng lao động. Mức lương tèi thiểu đã được trang trọng ghi vào luật lao động áp dụng trên toàn quốc cho người lớn cũng như thanh niên đến tuổi lao động. Tiền lương trên thực tế không thể thấp hơn mức này. Hàng năm, tất cả công nhân đều có quyền nghỉ 11 ngày lễ công cộng được hưởng nguyên lương. Trong trường hợp sinh con, phụ nữ và người bạn đời của họ có thể được nghỉ không hưởng lương tới 1 năm. 3. ChÕ ®é chÝnh trÞ. - Nguyên thủ quốc gia: Nữ hoàng Anh Elidabeth II (Ê-li-da-bét Đệ nhị) - Toàn quyền: Ông Anand Satyanand (A-nan Xa-ti-a-nan) (từ 23-8-2006 đến nay) - Thủ tướng: Bà Helen Clark (Hê-len Clác) (03 nhiệm kỳ liên tiếp từ năm 1999 đến nay) - Chủ tịch Quốc hội: Bà Margaret Wilson (Mác-ga-rét Uyn-xơn) (từ 03- 03-2005) - Bộ trưởng Ngoại giao: Ông Uyn-xtơn Pi-tơ (Winston Peters) (từ 19-10-2005) •Thể chế chính trị Niu Di-lân theo chế độ quân chủ nghị viện. Người đứng đầu Nhà nước là Nữ hoàng Anh Ê-li-da-bét II. Toàn quyền do Nữ hoàng Anh cử theo đề nghị của Thủ tướng Niu Di-lân. Niu Di-lân không có Hiến pháp chính thức bằng văn bản. Người đứng đầu cơ quan hành pháp là Thủ tướng. Thủ tướng chỉ định các Bộ trưởng trong nội các. Quyền lập pháp thuộc về nghị viện. Nghị viện Niu Di-lân chỉ có 01 viện là Viện Dân biểu/Hạ viện, gồm 120 ghế, bầu 3 năm một lần. Ngày 27-11-1999, Niu Di-lân tiến hành cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội. Công Đảng đã thắng cử và bà Hê-len Clác trở thành Thủ tướng và tiếp tục thắng cử, giữ chức Thủ tướng trong 02 cuộc bầu cử tiếp theo (vào 27-07-2002 và gần đây nhất là 17-09-2005) cho đến nay. Hiện nay Niu Di-lân có khoảng 20 đảng phái, trong đó có 2 đảng lớn là: - Công Đảng thành lập năm 1916 - đại diện cho
Tài liệu liên quan