Nghiên cứu hiệu quả cải thiện hội chứng viêm nhiều dây thần kinh tại Long Sơn, Kim Bôi (Hòa Bình) bằng bánh đa vi chất

? Hiệu quả cải thiện tình trạng bệnh “tê tê-say say” ở xã Long Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình bằng bổ sung bánh đa vi chất - Hiệu quả của bổ sung vitamin B1kết hợp đa vi chất, và bổ sung vitamin B1 đến tình trạng bệnh "tê tê, say say", khác nhau khôngcó ý nghĩa thống kê. - Bổ sung 50 mg vitamin B 1 /ngày trong thời gian 3 tháng đã cải thiện đ-ợc tình trạng dinh d-ỡng của ng-ời bệnh (cân nặng, nồng độ Hb máu, và Ferritin huyết thanh), tình trạng vitamin B 1máu (Đã cảị thiện đ-ợc nồng độ vitamin B1 máu của 51,9 % đối t-ợng có nồng độ vitamin B1 máu < 2mcg/dl tr-ớc can thiệp ở nhóm bổ sung vitamin B1đơn thuần và 37% ở nhóm bổ sung vitamin B1 kết hợp với đa vi chất), các dấu hiệu lâm sàng (Không còn các dấu hiệu chủ quan nh-: tê bì 15,9%, mỏi yếu chân tay 20,3%, mỏi hàm 51,3%, buồn ngủ 53,8%, đau cơ 55,2%, đau đầu 50%, mệt mỏi 55,5%. Không còn dấu hiệugiảm phản xạ gân x-ơng: 77,8% phản xạtam đầu, 77,8% phản xạ nhị đầu, 77,8% phản xạ châm quay, 74,2% phản xạgân gối, 72% phản xạ gân gót), tốc độ dẫn truyền thần kinh ( cải thiện tốc độ dẫn truyền thần kinh ở 100% đối t-ợngcó tốc độ dẫn truyền thần kinh cơ giảm <-2SD ban đầu). - Bổ xung 50 mg vitamin B 1 /ngày trong thời gian 3 tháng đã không cải thiện đ-ợc, tình trạng vitamin B1 (có 17,6% đối t-ợng bị giảm nồng độ vitamin B1 <2mcg/dl mặc dù tr-ớc can thiệp có nồng độ vitamin B1 máu>2mcg/dl). Một số tr-ờng hợp xuất hiện các triệu chứng lâm sàng mà tr-ớc can thiệp không có (Cácdấu hiệu chủ quan: tê bì 2,7%, căng mỏi cẳng chân 4,1%, mỏi hàm 19,1%, buồn ngủ 19,1%, đau cơ 32,8%, đau đầu 24,6%, chóng mặt 38,3%, mệt mỏi 30%. Các triệu chứng giảm phản xạ gân x-ơng: 9,5% giảm phản xạ tam đầu, 9,5% giảm phản xạ nhị đầu, 9,5% giảm phản xạ châm quay, 6,8% giảm phản xạ gân gối, 6,8% giảm phản xạ gân gót).

pdf61 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 986 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu hiệu quả cải thiện hội chứng viêm nhiều dây thần kinh tại Long Sơn, Kim Bôi (Hòa Bình) bằng bánh đa vi chất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ y tế Viện Dinh D−ỡng ________________________________________________________ Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu hiệu quả cải thiện hội chứng viêm nhiều dây thần kinh tại Long Sơn, Kim Bôi (Hòa Bình) bằng bánh đa vi chất Chủ nhiệm đề tài: Phạm Thị Thu H−ớng 6489 27/8/2007 Hà Nội - 2007 - 1 - Phần A. Tóm tắt kết quả nổi bật của đề tài. 1. Kết quả nổi bật của đề tài: a, Đóng góp mới của đề tài Kết quả của đề tài có những đóng góp mới về nghiên cứu khoa học cũng nh− về kinh tế và xã hội ™ Bổ sung vitamin B1 đơn thuần hoặc kết hợp đa vi chất chỉ cải thiện nồng độ vitamin B1 máu và các triệu chứng của bệnh ở một số đối t−ợng, tuy nhiên không điều trị khỏi các dấu hiệu của bệnh. ™ Thiếu vitamin B1 máu là yếu tố liên quan đến bệnh ”Tê tê-say say” ở xã Long Sơn huyện Kim Bôi tỉnh Hoà Bình. Rối loạn chuyển hoá, hấp thu vitamin B1 là nguyên nhân gây thiếu vitamin B1 máu ở một số đối t−ợng. b, Kết quả cụ thể ™ Hiệu quả cải thiện tình trạng bệnh “tê tê-say say” ở xã Long Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình bằng bổ sung bánh đa vi chất - Hiệu quả của bổ sung vitamin B1 kết hợp đa vi chất, và bổ sung vitamin B1 đến tình trạng bệnh "tê tê, say say", khác nhau không có ý nghĩa thống kê. - Bổ sung 50 mg vitamin B1/ngày trong thời gian 3 tháng đã cải thiện đ−ợc tình trạng dinh d−ỡng của ng−ời bệnh (cân nặng, nồng độ Hb máu, và Ferritin huyết thanh), tình trạng vitamin B1 máu (Đã cảị thiện đ−ợc nồng độ vitamin B1 máu của 51,9 % đối t−ợng có nồng độ vitamin B1 máu < 2mcg/dl tr−ớc can thiệp ở nhóm bổ sung vitamin B1 đơn thuần và 37% ở nhóm bổ sung vitamin B1 kết hợp với đa vi chất), các dấu hiệu lâm sàng (Không còn các dấu hiệu chủ quan nh−: tê bì 15,9%, mỏi yếu chân tay 20,3%, mỏi hàm 51,3%, buồn ngủ 53,8%, đau cơ 55,2%, đau đầu 50%, mệt mỏi 55,5%. Không còn dấu hiệu giảm phản xạ gân x−ơng: 77,8% phản xạ tam đầu, 77,8% phản xạ nhị đầu, 77,8% phản xạ châm quay, 74,2% phản xạ gân gối, 72% phản xạ gân gót), tốc độ dẫn truyền thần kinh ( cải thiện tốc độ dẫn truyền thần kinh ở 100% đối t−ợng có tốc độ dẫn truyền thần kinh cơ giảm <-2SD ban đầu). - Bổ xung 50 mg vitamin B1/ngày trong thời gian 3 tháng đã không cải thiện đ−ợc, tình trạng vitamin B1 (có 17,6% đối t−ợng bị giảm nồng độ vitamin B1<2mcg/dl mặc dù tr−ớc can thiệp có nồng độ vitamin B1 máu>2mcg/dl). Một số tr−ờng hợp xuất hiện các triệu chứng lâm sàng mà tr−ớc can thiệp không có (Các dấu hiệu chủ quan: tê bì 2,7%, căng mỏi cẳng chân 4,1%, mỏi hàm 19,1%, buồn ngủ 19,1%, đau cơ 32,8%, đau đầu 24,6%, chóng mặt 38,3%, mệt mỏi 30%. Các triệu chứng giảm phản xạ gân x−ơng: 9,5% giảm phản xạ tam đầu, 9,5% giảm phản xạ nhị đầu, 9,5% giảm phản xạ châm quay, 6,8% giảm phản xạ gân gối, 6,8% giảm phản xạ gân gót). - 2 - - Những tr−ờng hợp có nồng độ vitamin B1 máu < 2mcg/dl sau can thiệp có nguy cơ bị bệnh nặng lên hoặc không thay đổi gấp 13,7 lần những tr−ờng hợp có nồng độ vitamin B1 >2mcg/dl. ™ Động học vitamin B1 máu của ng−ời bệnh “tê tê-say say” ở xã Long Sơn huyện Kim Bôi tỉnh Hoà Bình. - Sau uống 50 mg vitamin B1, diễn biến nồng độ vitamin B1 máu của ng−ời bệnh “tê tê-say say” cũng giống nh− ng−ời bình th−ờng. - Nồng độ vitamin B1 máu trung bình của ng−ời bệnh “tê tê-say say” tại các thời điểm 30 phút, 1giờ, 2 giờ, 3 giờ, 6 giờ và 12 giờ sau uống 50 vitamin B1 đều thấp hơn nồng độ vitamin B1 máu trung bình của ng−ời bình th−ờng. - 40% tr−ờng hợp có nồng độ vitamin B1 máu thấp (1,3 mcg/dl) tại thời điểm sau 12 giờ uống vitamin B1. c, Hiệu quả về đào tạo Một nghiên cứu sinh đã tham gia nghiên cứu và sử dụng số liệu của đề tài trong luận án tiến sĩ và đã bảo vệ luận án tiến sĩ ở cấp cơ sở. d, Kết quả về kinh tế: Giảm chi phí đến mức thấp nhất các tr−ờng hợp mắc bệnh nhờ dự phòng và phát hiện sớm bệnh. Do đó sẽ đảm bảo sức khoẻ để lao động sản suất tăng thu nhập cho gia đình và đóng góp cho xã hội e, Hiệu quả xã hội: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để đề ra các giải pháp can thiệp nhằm góp phần giảm đến mức thấp nhất các hậu quả của bệnh gây ra. Tạo niềm tin cho ng−ời bệnh và cộng đồng. f, Các hiệu quả khác: Không 2. áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội Kết quả của đề tài là cơ sở định h−ớng cho những nghiên cứu tiếp theo và đ−a ra các biện pháp can thiệp thích hợp 3. Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề c−ơng nghiên cứu đã đ−ợc phê duyệt: a, Tiến độ: Chậm so với thời gian đ−ợc phê duyệt - 3 - b, Thực hiện mục tiêu nghiên cứu: Đã thực hiện đ−ợc mục tiêu đề ra ban đầu - Nghiên cứu hiệu quả cải thiện hội chứng viêm nhiều dây thần kinh ngoại biên ở xã Long sơn, huyện Kim bôi, tỉnh Hoà bình bằng bánh đa vi chất - Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của hội chứng viêm nhiều dây thần kinh ngoại biên ở xã Long sơn, huyện Kim bôi, tỉnh Hoà bình c, Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của bản đề c−ơng: Theo đúng dự kiến - Báo cáo phân tích về hiệu quả cải thiện hội chứng viêm nhiều dây thần kinh ngoại biên ở xã Long sơn, huyện Kim bôi, tỉnh Hoà bình bằng bổ sung vitamin B1, đa vi chất và động học vitamin B1 máu của ng−ời bệnh. Trên cơ sở đó tìm ra yếu tố nguy cơ liên quan của bệnh là vitamin B1 máu thấp do rối loạn chuyển hoá, hấp thu vitamin B1 - Bản kiến nghị d, Đánh giá việc sử dụng kinh phí: Chỉ sử dụng 1/3 kinh phí so với dự kiến ban đầu. 4. Các ý kiến đề xuất: Bộ Y tế cần phân bổ kinh phí theo nội dung hoạt động và tiến độ của đề tài. Việc phân bổ kinh phí theo năm nh− những năm qua rất khó khăn và tốn kém cho việc triển khai các hoạt động, thậm chí có hoạt động không thể triển khai đ−ợc do các hoạt động phải triển khai trong cùng một thời điểm, nếu không đủ kinh phí thì hoạt động đó sẽ khó triển khai lại vào thời điểm khác - 4 - Phần B. Nội dung báo cáo chi tiết kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ 1. Đặt vấn đề 1.1. Tính cấp thiết, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Bệnh có tên “hội chứng viêm nhiều dây thần kinh”, có tên gọi địa ph−ơng là “ tê tê-say say” đã xuất hiện từ những năm của thập kỷ 70 thế kỷ XX tại nhiều huyện của tỉnh Hòa Bình, đặc biệt là xã Long Sơn. Năm 1970, bệnh rộ lên với nhiều ng−ời mắc và có 40 ng−ời tử vong. Bệnh nhân đ−ợc điều trị bằng vitamin nhóm B và bệnh đã đ−ợc dập tắt. Nh−ng từ đó năm nào cũng có ng−ời mắc bệnh, triệu chứng chính của bệnh là tê bì, kiến bò, mỏi yếu tay, chân và cơ nhai, đặc biệt gây choáng váng và ngã, nhân dân gọi bệnh là “Tê tê- say say”, hay còn gọi là bệnh “tê mỏi”. Năm 1997, tại xã Long sơn, bệnh xảy ra trên một diện rộng với 450 ng−ời mắc bệnh và 3 ng−ời tử vong. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, song đối t−ợng mắc nhiều nhất là tuổi lao động và phụ nữ cho con bú. Đối t−ợng mắc bệnh bao gồm ng−ời M−ờng và ng−ời Kinh. Nhiều nghiên cứu đã đ−ợc tiến hành tại đây cho thấy: Hàm l−ợng Pb, Hg, CN- trong n−ớc đều ở giới hạn cho phép, không có sự khác nhau giữa nhóm bệnh và nhóm chứng về tiêu thụ l−ơng thực thực phẩm bình quân đầu ng−ời. Giá trị các chất dinh của khẩu phần ăn của nhân dân Long sơn tuy ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu đề nghị của Viện Dinh d−ỡng nh−ng còn khá hơn khẩu phần ăn của một số vùng. Không nhận thấy sự liên quan giữa bệnh và tình trạng kinh tế kém, ng−ời mắc bệnh có cả nhóm kinh tế khá cao [13]. Không tìm thấy mối liên quan giữa mức Kali máu, Hb máu, Porphyrin niệu, cholinesterase máu với bệnh. Có mối liên quan giữa mức acid lactic với bệnh[23], có mối liên quan giữa tình trạng vitamin B1 cơ thể và bệnh [17]. Mặc dù đ−ợc điều trị dự phòng bằng vitamin B1 cho nhân dân toàn xã Long sơn 3 năm liên tục, nh−ng bệnh “Tê tê - say say” vẫn bám dai dẳng. Bệnh do thiếu vitamin B1 th−ờng xảy ở địa ph−ơng ăn gạo là l−ơng thực chính, chế độ ăn nghèo thực phẩm nguồn gốc động vật. Do vậy đối t−ợng không chỉ thiếu vitamin B1 mà còn thiếu phối hợp nhiều chất dinh d−ỡng khác. Giả thuyết nghiên cứu đ−ợc đặt ra có lẽ bệnh liên quan tới tình trạng thiếu hụt nhiều chất dinh d−ỡng mà chúng ta ch−a biết. Điều trị thử là một biện pháp tìm nguyên nhân gây bệnh 1.2. Mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu hiệu quả cải thiện hội chứng viêm nhiều dây thần kinh ngoại biên ở xã Long sơn, huyện Kim bôi, tỉnh Hoà bình bằng bánh đa vi chất và tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ. - 5 - 2. Tổng quan tài liệu 2.1. Lịch sử các dịch viêm nhiều dây thần kinh ở Việt Nam 2.1.1. Giai đoạn tr−ớc thập kỷ 70 thế kỷ XX Đất n−ớc đang trải qua thời kỳ chống thực dân xâm l−ợc, cả n−ớc −u tiên cho cuộc kháng chiến, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, an ninh thực phẩm không đ−ợc đảm bảo. Trong giai đoạn này đã xuất hiện các tr−ờng hợp viêm nhiều dây thần kinh có liên quan đến dinh d−ỡng ở những nơi đời sống khó khăn. ở nhiều vùng, bệnh xảy ra trên một vùng rộng, nhiều ng−ời mắc. Có hai loại bệnh đã xảy ra, đó là bệnh tê phù và bệnh có triệu chứng giống tê phù. Bệnh tê phù (beriberi): Bệnh tê phù có từ đồng nghĩa là bệnh viêm nhiều dây thần kinh do thiếu vitamin B1, th−ờng xảy ra ở những n−ớc mà khẩu phần ăn chủ yếu là gạo và chất l−ợng gạo kém. ở Việt Nam, số ng−ời bị tê phù năm 1916 có 988 ng−ời, năm 1932 có 9425 ng−ời và năm 1936 có 35 ngàn ng−ời [12]. Bệnh có triệu chứng giống tê phù Bệnh có triệu chứng giống bệnh tê phù, tên gọi địa ph−ơng là “Tê tê- say say” đã xuất hiện từ những năm đầu thập kỷ 50 của thế kỷ XX, bệnh xảy ra ở một số địa ph−ơng ở miền Bắc. Bệnh“ tê tê- say say“ là bệnh phức tạp, không những liên quan đến dinh d−ỡng mà có thể do nhiều yếu tố khác, nh−ng hiện nay ch−a rõ nguyên nhân. • Tỉnh Thanh Hóa: Từ năm 1954 đến 1966 ở xã Cao Quí huyện Ngọc Lạc tỉnh Thanh Hoá xảy ra một bệnh có tên địa ph−ơng là “tê tê, say say”, có 14 tr−ờng hợp tử vong, trong đó 11 tr−ờng hợp là ng−ời lớn (8 tr−ờng hợp là phụ nữ đã sinh từ 1 đến 4 lần và 3 tr−ờng hợp là trẻ em. Bệnh có triệu chứng chính là mỏi chân tay (th−ờng mỏi từ bàn chân lên đầu gối, lên đùi và toàn bộ cơ thể, khi nhai cơm cũng mỏi), tê bì ở bàn tay và bàn chân, có cảm giác kiến bò, ng−ời bệnh nhiều khi cảm thấy chóng mặt lao đao, chệnh choạng nh− ng−ời say r−ợu, do đó ng−ời dân địa ph−ơng gọi bệnh là “Tê tê, say say”, một số ng−ời gọi bệnh là “bệnh tê mỏi”. Tình trạng yếu mỏi nh− trên có thể kéo dài vài tháng đến vài năm. Những tr−ờng hợp nặng có hiện t−ợng phù nề ở chân, nhiều khi bệnh xuất hiện đột ngột đau ngực tức thở, mờ mắt, một số tr−ờng hợp đã tử vong. Nghiên cứu của Lê Ngọc Bảo cho thấy, số ng−ời mắc bệnh là 89 ng−ời (dân số của xã trên 200 ng−ời), dấu hiệu của bệnh là các dấu hiệu thần kinh 66%, dấu hiệu tim mạch 52 %, xét nghiệm thấy acid pyruvic máu và n−ớc tiểu tăng hơn giá trị bình th−ờng, vitamin B1 n−ớc tiểu giảm, khẩu phần ăn nghèo. Nh− vậy triệu chứng của bệnh giống triệu chứng của bệnh Beriberi. Tác giả đã đề nghị giảm đóng thuế nghiã vụ l−ơng thực và thực phẩm, đồng thời vận động tăng gia sản xuất tăng nguồn thực phẩm cải thiện bữa ăn, bên cạnh đó điều trị dự phòng cho toàn dân bằng vitamin B1 trong 1 tháng - 6 - và Bcomplex cho những ng−ời bị bệnh nặng trong 2 tháng. Sau 10 tháng áp dụng các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng bệnh, các chỉ số sinh hoá trở về giới hạn bình th−ờng và từ đó không còn ng−ời xin thuốc điều trị bệnh này [3]. Bệnh “tê tê- say say„ ở x∙ Cao Quí huyện Ngọc Lạc tỉnh Thanh Hoá đ−ợc chẩn đoán liên quan đến thiếu vitamin B1 ♦ Tỉnh Hòa Bình Cũng trong thời gian từ đầu những năm thập kỷ 60 của thế kỷ XX, nhiều Huyện của tỉnh Hoà Bình đã xuất hiện một bệnh có triệu chứng giống bệnh tê phù và t−ơng tự nh− bệnh ở xã Cao Quí tỉnh Thanh Hoá. Các huyện Kim Bôi, Yên Thuỷ, Lạc Sơn của tỉnh Hoà Bình là những huyện có ng−ời mắc bệnh này. Diễn biến của bệnh rất phức tạp, điều trị bằng vitamin B1 bệnh thuyên giảm, nh−ng không chấm dứt. Đã có nhiều lĩnh vực tham gia nghiên cứu, nh−ng vấn đề căn nguyên của bệnh cho đến nay vẫn ch−a đ−ợc biết rõ. Nhân dân gọi bệnh là “Tê tê, say say”, hay còn gọi là bệnh “tê mỏi”, bởi vì ng−ời mắc bệnh tê bì, kiến bò, nên có thuật ngữ là “tê”. Ng−ời bệnh còn có triệu chứng mỏi yếu tay, chân, đặc biệt có cảm giác choáng váng và ngã nh− ng−ời say r−ợu nên có thuật ngữ là “say”. Hàng năm chỉ có rải rác các tr−ờng hợp. Nh−ng năm 1970, bệnh đã xảy ra thành dịch ở xã Long Sơn huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình, với nhiều ng−ời mắc và 40 ng−ời tử vong. Thời gian đó bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức điều trị tại chỗ: 179 ng−ời mắc bệnh phải điều trị tập trung, trong đó có 54 tr−ờng hợp nặng và chuyển 15 ng−ời về điều trị tại bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân đ−ợc điều trị bằng vitamin nhóm B và bệnh đã đ−ợc dập tắt. Giai đoạn này bệnh ch−a tìm đ−ợc nguyên nhân, nh−ng đ−ợc chẩn đoán “tê tê- say say” có liên quan thiếu vitamin B1 2.1.2. Giai đoạn từ thập kỷ 80 đến thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Đất n−ớc đã đ−ợc giải phóng, trên đ−ờng khôi phục và xây dựng đất n−ớc. Bên cạnh đó, thảm họa thiên nhiên nh− lũ lụt...th−ờng xuyên xảy ra làm cho đời sống của ng−ời dân vẫn còn khó khăn. ở nhiều vùng đặc biệt những vùng có thảm họa thiên nhiên đã xuất hiện các bệnh liên quan đến dinh d−ỡng nh− tê phù, điều trị bằng vitamin B1 dịch đã đ−ợc dập tắt và bệnh có triệu chứng giống tê phù “tê tê - say say“đã chuyển sang xu thế mới. Bệnh tê phù: Theo thông báo của Bộ Y tế, năm 1985 bệnh tê phù đã xảy ra ở nhiều tỉnh của miền Bắc Việt Nam nh− Quảng Ninh, Hà Sơn Bình, Hà Nội: có 3345 ng−ời mắc, trong đó 19 ng−ời tử vong. - 7 - Số bệnh nhân “tê phù” của các tỉnh chuyển về bệnh viện Bạch Mai điều trị cho thấy: các triệu chứng của bệnh bao gồm dấu hiệu viêm nhiều dây thần kinh, các dấu hiệu tim mạch nh− nhịp tim nhanh, suy tim và triệu chứng phù. Các đối t−ợng đ−ợc xét nghiệm thấy acid pyruvic máu tăng, điều trị bằng vitamin B1 tiêm 100 mg/ngày kết hợp với vitamin nhóm B và các thuốc điều trị suy tim nếu có các triệu chứng của suy tim. Kết quả điều trị cho thấy khỏi hoàn toàn không để lại di chứng 50 % số tr−ờng hợp, 50% khỏi không hoàn toàn và để lại di chứng teo cơ, rối loạn cảm giác và phản xạ. Số tr−ờng hợp khỏi không hoàn toàn là những tr−ờng hợp nặng điều trị muộn không kịp thời [15]. Hà Huy Khôi và cộng sự, tiến hành nghiên cứu về bệnh tê phù ở xã Liên Bạt huyện ứng Hoà tỉnh Hà tây cho thấy: tổng số ng−ời mắc là 872 ng−ời, đối t−ợng mắc bệnh là ng−ời lao động và phụ nữ cho con bú, các dấu hiệu lâm sàng chủ yếu với viêm nhiều dây thần kinh là 44,1 %, phù và tê các đầu chi là 54,1 %. Hàm l−ợng acid pyruvic trong máu ở nhóm bệnh cao hơn nhóm bình th−ờng. Việc điều trị bằng vitamin B1 bằng đ−ờng uống và đ−ờng tiêm đã đẩy lùi bệnh. Sau bốn tháng, những ng−ời mắc bệnh đã hoàn toàn trở về bình th−ờng[18]. Trong thời gian trên bệnh tê phù còn xảy ra ở nhiều đơn vị trong quân đội với hàng nghìn ng−ời mắc. Nguyên nhân đó là do chất l−ợng gạo kém, xét nghiệm hàm l−ợng vitamin B1 ở các mẫu gạo cho thấy hàm l−ợng vitamin B1 thấp (0,03 mg% đến 0,05 mg%), các thực phẩm giàu vitamin B1 từ nguồn động vật và thực vật đều ít. Phạm Việt Hùng khi nghiên cứu 316 tr−ờng hợp phù nằm tại Viện Quân Y 91 từ 1986 đến 1991 cho thấy: Các dấu hiệu chủ quan chủ yếu là mỏi yếu hai chân đi lại không vững 100%, đau căng tức bắp chân 100%, tê bì ở hai bàn chân và cẳng chân 100%, chán ăn 95,25% hồi hộp tim đập nhanh 52,84% [16]. Biện pháp điều trị tại các đơn vị có dịch tê phù là can thiệp bằng dinh d−ỡng, giảm c−ờng độ hoạt động của bộ đội, điều trị dự phòng cho tập thể bằng thuốc: Vitamin B1: 20-30 mg/ng−ời/ngày, vitamin C: 50 mg/ng−ời/ngày và thời gian 10-15 ngày. Với các biện pháp phòng bệnh nh− trên, ở 100% các đơn vị sau một tuần áp dụng không có bệnh nhân mới phát sinh nữa, theo dõi suốt nhiều tháng sau các đơn vị này không có bệnh nhân tê phù xuất hiện thêm, dịch đ−ợc ngăn chặn hoàn toàn. Số tr−ờng hợp phải điều trị trong Viện quân Y 91 từ năm 1986 đến 1991, có nồng độ acid pyruvic trong máu tăng. Điều đó càng khẳng định dịch tê phù của bộ đội là do thiếu vitamin B1. Các đối t−ợng đ−ợc điều trị bằng vitamin B1 kết hợp với vitamin nhóm B đem lại tiến bộ cho 100% các đối t−ợng điều trị. Ngay cả những tr−ờng hợp nặng có liệt, lúc ra viện không còn tr−ờng hợp nào liệt, các bệnh nhân vận động bình th−ờng. Sức cơ khá lên ở tất cả bệnh nhân. Một số tr−ờng hợp xuất hiện trở lại phản xạ gân x−ơng sau nhiều tháng mất phản xạ gân x−ơng. Tr−ơng lực cơ tốt lên ở 100% tr−ờng hợp[16] - 8 - Tháng 1 năm 1987 tại xã Sào Báy huyện Kim Bôi tỉnh Hoà Bình cũng xảy ra vụ dịch tê phù, t−ơng tự, có nhiều ng−ời tử vong. Viện Dinh d−ỡng và Vụ Điều trị Bộ Y tế đã tiến hành một đợt điều tra. Sau khi thăm khám lâm sàng, điều tra khẩu phần, làm xét nghiệm kim loại nặng trong n−ớc giếng, đoàn điều tra h−ớng tới chẩn đoán do thiếu vitamin B1 do chế độ ăn kém. Sau đó nhân dân đ−ợc điều trị bằng vitamin B1 và dịch cũng đ−ợc dập tắt. Bệnh có triệu chứng giống tê phù Bệnh “tê tê- say say“: vẫn bám dai ở tỉnh Hòa Bình, đặc biệt là xã Long Sơn huyện Kim Bôi. Theo kinh nghiệm, nhân dân Long Sơn và nhân dân các vùng của tỉnh Hòa Bình khi bị bệnh thì điều trị bằng cách tiêm hoặc uống vitamin B1 thì bệnh thuyên giảm, nh−ng bệnh không dứt. Từ năm 1990 đến năm 1997, theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn và huyện Yên Thủy, Kim Bôi hàng năm đều có ng−ời mắc và tử vong. Trong ba huyện kể trên thì huyện Kim bôi có số mắc nhiều hơn cả, sau đó là Lạc Sơn và cuối cùng là Yên Thuỷ [27,28,29]. Sau khi nền kinh tế thay đổi theo cơ chế thị tr−ờng, đời sống của nhân dân, kể cả các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa đã đ−ợc cải thiện. Tuy nhiên năm 1997, tại xã Long sơn và một số xã lân cận thuộc huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình bệnh “tê tê- say say”lại rộ lên với nhiều ng−ời mắc và tử vong. Theo báo cáo của Sở Y tế Hoà Bình số 354 NV/YT, thì trong tỉnh Hoà Bình có hai huyện đang có bệnh. Đó là huyện Yên Thuỷ có 24 ng−ời mắc trong một xã và tử vong 2 tr−ờng hợp. Huyện Kim Bôi có trên 500 ng−ời mắc trong 3 xã và tử vong 3 tr−ờng hợp. Riêng xã Long Sơn có 450 ng−ời mắc bệnh và 3 ng−ời tử vong. Bộ Y tế đã cử một đoàn công tác xuống điều tra tại xã Long Sơn huyện Kim Bôi tỉnh Hoà Bình, gồm các lĩnh vực: chuyên khoa dịch tễ, truyền nhiễm, thần kinh, tim mạch, hoá sinh, dinh d−ỡng và các chuyên viên của Vụ Điều trị, Vụ Y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế. Kết quả khảo sát cho thấy: Đây là hội chứng viêm nhiều dây thần kinh với triệu chứng hiệu tê bì, phản xạ gân x−ơng giảm hoặc mất rõ ở 2 chi d−ới, vận động chóng mệt mỏi, nhịp tim nhanh đặc biệt khi gắng sức, không có phù. Thời điểm bệnh tăng cao vào các tháng 4, tháng 5 là những tháng nóng nhất. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nh−ng tập trung nhiều ở lứa tuổi lao động và cao nhất là ở phụ nữ trong độ tuổi. Các bệnh nhân đều có thể trạng gầy yếu, không có sốt hoặc biểu hiện nhiễm trùng. Các tr−ờng hợp tử vong đ−ợc mô tả chết trong bệnh cảnh suy tim cấp. Điều trị bằng vitamin B1 thì bệnh có đỡ, nh−ng không khỏi hẳn, có thể tái phát các đợt nặng. Điều tra sơ bộ về dinh d−ỡng và khẩu phần ăn ch−a thấy có sự khác biệt so với các vìng khác ở đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên kết quả phỏng vấn giữa các hộ mắc bệnh và ch−a mắc bệnh tại xã Long Sơn cho thấy xu h−ớng các hộ kinh tế khá hơn thì mắc ít hơn. Phỏng vấn tại địa ph−ơng còn cho thấy: Ng−ời đã mắc căn bệnh này mà di chuyển đi nơi khác sinh - 9 - sống ở nơi khác thì bệnh khỏi hoàn toàn. Tổng cục địa chất tiến hành khoan thăm dò vùng khai thác tại xã Long Sơn, huyện Kim Bôi đã kết luận là đây là vùng có thuỷ ngân và vàng, đề nghị di chuyển dân đi nơi khác [1 ] Bệnh “tê rần” Cùng thời gian đó, tại tỉnh Kon Tum cũng xảy ra bệnh có triệu chứng t−ơng tự bệnh “Tê tê - say say” ở xã Long Sơn huyện Kim Bôi tỉnh Hoà Bình. Bệnh có tên gọi địa ph−ơng là bệnh “tê rần” vì đa số ng−ời bệnh bắt đầu bằng triệu chứng tê rần tứ chi. Bệnh xuất hiện trong cộng đồng ng−ời M−ờng ở huyện Kỳ Bắc và Kỳ Sơn sống tại tỉnh Hòa Bình từ những năm 60-70 thế kỷ XX, di c− vào huyện Ngọc Hồi, tỉnh K
Tài liệu liên quan