Đặt vấn đề: Sỏi đường mật là bệnh lý phổ biến, tỉ lệ sỏi sót và tái phát cao, điều trị sỏi tái phát còn khó khăn,
phức tạp.
Mục tiêu: Xác định hiệu quả của kỹ thuật tạo ngõ vào đường mật xử lý sỏi đường mật trong gan tồn lưu và
tái phát.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả. Kỹ thuật: Sử dụng túi mật làm ngõ vào đường mật bằng cách
nối phễu túi mật và ống mật chủ.
Kết quả: Trong thời gian từ 01/2008 đến 06/2011 thực hiện được 37 trường hợp, mổ mở 28 trường hợp,
mổ nội soi 9 trường hợp. Tuổi trung bình 47,7, 25 nữ, 12 nam. Đa số bệnh nhân bị nhiều sỏi trong gan, sỏi tái
phát, có hẹp đường mật trong gan kèm theo. Kỹ thuật mổ dễ thực hiện, 6 trường hợp cắt thùy T gan kèm theo.
Không có biến chứng phẫu thuật nặng. Chúng tôi đã nội soi và lấy sỏi tồn lưu qua đường hầm OMC-túi mật-da
28 trường hợp, tỉ lệ hết sỏi 87,71%, số lần tán sỏi trung bình 2,43 lần (1-6 lần). Chức năng túi mật vẫn được bảo
tồn, khảo sát qua siêu âm kích thước túi mật nhỏ lại sau khi ăn. Có 4 trường hợp tái phát được mở lại ngõ vào
này và nội soi lấy sỏi thành công.
Kết luận: Đây là kỹ thuật an toàn và hiệu quả trong điều trị sỏi trong gan tồn lưu và dự phòng điều trị sỏi
tái phát, có thể thực hiện bằng phẫu thuật mở và nội soi.
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật mở thông ống mật chủ bằng túi mật điều trị sỏi đường mật trong gan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 32
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KỸ THUẬT MỞ THÔNG ỐNG MẬT CHỦ
BẰNG TÚI MẬT ĐIỀU TRỊ SỎI ĐƯỜNG MẬT TRONG GAN
Võ Văn Hùng, Lê Quang Nghĩa, Nguyễn Cao Cương, Võ Thiện Lai *
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sỏi đường mật là bệnh lý phổ biến, tỉ lệ sỏi sót và tái phát cao, điều trị sỏi tái phát còn khó khăn,
phức tạp.
Mục tiêu: Xác định hiệu quả của kỹ thuật tạo ngõ vào đường mật xử lý sỏi đường mật trong gan tồn lưu và
tái phát.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả. Kỹ thuật: Sử dụng túi mật làm ngõ vào đường mật bằng cách
nối phễu túi mật và ống mật chủ.
Kết quả: Trong thời gian từ 01/2008 đến 06/2011 thực hiện được 37 trường hợp, mổ mở 28 trường hợp,
mổ nội soi 9 trường hợp. Tuổi trung bình 47,7, 25 nữ, 12 nam. Đa số bệnh nhân bị nhiều sỏi trong gan, sỏi tái
phát, có hẹp đường mật trong gan kèm theo. Kỹ thuật mổ dễ thực hiện, 6 trường hợp cắt thùy T gan kèm theo.
Không có biến chứng phẫu thuật nặng. Chúng tôi đã nội soi và lấy sỏi tồn lưu qua đường hầm OMC-túi mật-da
28 trường hợp, tỉ lệ hết sỏi 87,71%, số lần tán sỏi trung bình 2,43 lần (1-6 lần). Chức năng túi mật vẫn được bảo
tồn, khảo sát qua siêu âm kích thước túi mật nhỏ lại sau khi ăn. Có 4 trường hợp tái phát được mở lại ngõ vào
này và nội soi lấy sỏi thành công.
Kết luận: Đây là kỹ thuật an toàn và hiệu quả trong điều trị sỏi trong gan tồn lưu và dự phòng điều trị sỏi
tái phát, có thể thực hiện bằng phẫu thuật mở và nội soi.
Từ khóa: Sỏi trong gan.
ABSTRACT
RESULTS OF THE TECHNIQUE OF CHOLEDOCHOSTOMY THROUGH GALLBLADER IN
MANAGEMENT OF HEPATOLITHIASIS
Vo Van Hung, Le Quang Nghia, Nguyen Cao Cuong, Vo Thien Lai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 32 - 39
Background: Hepatolithiasis is common in East Asia, the management of residual and recurrent stones is
difficult and complex. The various approaches used for the management of intrahepatolithiasis only can remove
stones ( not useful in some recurrent cases).
Aims: The goal of this study is to make a long-term assessment for managing of residual and recurrent
hepatolithiasis.
Methods: Prospective descriptve study. In this technique we perform choledochostomy through gallblader by
anastomosing funnel of gall bladder and common bile duct.
Results: Between January 2008 and June 2011, 37 patients underwent this technique (28 open surgery, 9
laparoscopic surgery). The mean age was 47.7; 25 females, 12 males. Patients had a lot of hepatic stones, recurrent
stones, bile duct strictures. This technique is feasible. There are 6 cases with hepatectomy simultaneously, no
Khoa Ngoại tổng quát Bệnh viện Bình Dân
Tác giả liên lạc: BS. Võ Văn Hùng ĐT: 0903851378 E-mail:
vovanhungbvbd@yahoo.com.vn.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 33
severe complication. Following operations, stones removal and stricture dilatation were performed on 28 patients;
complete stone clearance: 87.71%; median occasions 2.43 times (1-6). The function of gallblader was preserved.
There were 4 cases with recurrent hepatolithiasis after 6-36 months, and we reopened this access to successfully
remove stones.
Conclusion: The technique of choledochostomy through gallblader is safe, effective in treatment of
hepatolithiasis.
Keywords: Hepatolithiasis, cholecystocholedochostomy, cholangioscopic.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi trong gan gặp nhiều tại vùng Đông Nam
Á và được xem là một bệnh khó điều trị khỏi.
Tần xuất bệnh còn cao ở Trung Quốc và Đài
Loan khoảng 20%-50%(3,20,28), tại Hàn Quốc là
15%(15). Tuy nhiên, tần xuất sỏi gan tại Nhật Bản
đã giảm so với các thống kê trước đó chỉ còn
2,2%(28).Tại Đài Loan, sỏi trong gan được gọi là
bệnh “viêm gan đường mật phương Đông” hay
“viêm đường mật sinh mủ”(10). Hẹp đường mật
trong gan thường kết hợp với sỏi trong gan, tỉ lệ
hẹp đường mật trong gan trên bệnh nhân sỏi
đường mật trong gan còn khá cao tại các nước
vùng Đông Á đăc biệt là tại Đài Loan, tỉ lệ này
trong nhiều báo cáo tại châu Á thay đổi từ 46,7%
đến 85%(7,24,4,5,13,14,12,16,18). Đây là một trong những
nguyên nhân chính làm tăng tỉ lệ sỏi tồn lưu và
tái phát, làm cho bệnh sỏi trong gan khó điều trị
và cần phải can thiệp nhiều lần. Tỉ lệ điều trị
thất bại có thể cao đến 77%(25). Tỉ lệ tái phát của
sỏi đường mật rất cao sau nhiều năm, đặc biệt là
sỏi trong gan, từ 40,0-63,3%(10,11). Chính vì vậy,
nhiều công trình nghiên cứu áp dụng những kỹ
thuật nhằm tạo một ngõ vào đường mật để xử lý
sỏi mật tái phát mà không cần phải mở bụng lại.
Tại Việt Nam, một số bệnh viện đã áp dụng
các kỹ thuật tạo đường hầm mật-ruột-da để xử
lý sỏi tái phát như: nối ống gan-hỗng tràng với
đầu quai hỗng tràng Roux-en-Y đặt dưới da, mở
thông ống mật chủ ra da bằng một đoạn hỗng
tràng biệt lập Các phương pháp khâu nối ruột
đều có một số biến chứng như: xì dò miệng nối,
thoát vị nội, hẹp miệng nối Một số phương
pháp buộc phải cắt bỏ túi mật hoàn toàn bình
thường và làm mất chức năng tự nhiên của cơ
vòng Oddi. Lãi sẽ dễ dàng lên đường mật gây ứ
đọng và nhiễm khuẩn, góp phần tạo sỏi tái phát.
Từ năm 1994 đến nay, tại Trung Quốc có
trên 20 bệnh viện đã thực hiện kỹ thuật mới nối
túi mật-ống mật chủ tạo đường hầm OMC-túi
mật-da để điều trị sỏi đường mật sót và tái phát
rất an toàn và hiệu quả. Tang L.J. thực hiện 21
trường hợp từ 1996-2001, Li X. thực hiện 46
trường hợp từ 1994-2003, Tian F.Z. thực hiện 190
trường hợp với kết quả rất tốt(22,19,26,27). Qua
đường hầm này, có thể xử lý được sỏi sót, sỏi tái
phát và chụp hình đường mật. Chúng tôi ứng
dụng kỹ thuật trên với hy vọng góp thêm một
giải pháp điều trị sỏi đường mật ở nước ta.
Mục tiêu: xác định hiệu quả của kỹ thuật mở
thông ống mật chủ bằng túi mật trong điều trị
sỏi trong gan tồn lưu và tái phát.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân nhập viện vì bệnh sỏi đường mật
được điều trị bằng phẫu thuật có các tiêu chuẩn
sau:
Được chẩn đoán có sỏi trong gan qua siêu
âm, nội soi, X quang.
Sỏi trong gan tái phát.
Sỏi trong gan mổ lần đầu nhưng có nhiều
nguy cơ sỏi sót và tái phát: sỏi quá nhiều đầy
nghẹt trong các ống mật, nhiều sỏi vụn bùn mật
không lấy hết được, có hẹp đường mật.
Túi mật, cơ vòng Oddi bình thường, OMC
giãn > 12 mm.
Phương pháp nghiên cứu
Tiền cứu mô tả, ứng dụng một phương pháp
phẫu thuật mới.
Kỹ thuật tạo đường hầm OMC-túi mật-da
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 34
Ống mật chủ được mở dọc khoảng 2 cm,
gần với phễu túi mật nhất. Phễu túi mật được
mở dọc hoặc mở ngang khoảng 2 cm, chọn vị trí
gần ống mật chủ, chú ý bảo tồn động mạch túi
mật và không căng sau khi nối.Ống dẫn lưu
Kehr đặt từ ống mật chủ qua miệng nối xuyên
qua đáy túi mật ra da. Đáy túi mật được cố định
vào cơ thành bụng nằm ngay dưới da, di động
tốt để dễ dàng cố định túi mật.
Trong trường hợp phẫu thuật nội soi, chúng
tôi sử dụng 4 trocar, sau khi gỡ dính, nội soi
đường mật và lấy sỏi, kỹ thuật nối túi mật và
ống mật chủ tương tự phẫu thuật mở.
Hình 1. (nguồn Tang L.J.(26)).
Kỹ thuật nội soi
Sử dụng ống nội soi mềm có đường kính
4,9mm, có kênh dụng cụ 2 mm, đầu ống soi di
chuyển 2 chiều lên xuống. Máy tán sỏi điện
thủy lực và các rọ lấy sỏi, ống cao su nong
đường mật.
Nội soi đường mật lấy sỏi tồn lưu thường
được thực hiện sau khi mổ 3-4 tuần. Sau khi rút
ống dẫn lưu Kehr, ống soi được đưa qua chỗ
dẫn lưu vào túi mật, qua miệng nối OMC-túi
mật, ống soi sẽ vào được đường mật trong và
ngoài gan để chẩn đoán và điều trị sỏi và hẹp
đường mật. Đa số trường hợp đều có kết hợp sử
dụng rọ lấy sỏi và tán sỏi điện thủy lực.
Trong trường hợp sỏi tái phát sau nhiều
tháng, bệnh nhân được gây tê tại chỗ vào lại chỗ
đáy túi mật đính dưới da. Các kỹ thuật nội soi
và lấy sỏi tương tự như điều trị sỏi tồn lưu.
KẾT QUẢ
Đặc điểm lâm sàng
Trong thời gian từ tháng 01/2008 đến tháng
06/2011 chúng tôi thực hiện 37 TH mở thông
OMC bằng túi mật tạo đường hầm ống mật chủ
- túi mật – da điều trị sỏi đường mật trong gan,
tuổi trung bình 47,7 (25-82), nam 12 TH,
nữ 25 TH.
Đa số bệnh nhân sống tại nông thôn 28 TH
(78,4%).
Bảng 1. Nghề nghiệp.
Nghề
nghiệp
Trí óc Nội trợ
Lao động
chân tay
Nông dân
Số TH 1 7 17 12
Tỉ lệ 2,7 18,9 45,9 32,4
Bệnh nhân thường vào viện cấp cứu, bệnh
cảnh nhiễm khuẩn đường mật có 22 bệnh nhân
chiếm tỉ lệ 59,5%, có 3 trường hợp viêm tụy cấp
kèm theo.
Bảng 2. Số lần đã phẫu thuật đường mật.
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5
Số TH 7 16 8 3 3
Bảng 3. Vị trí sỏi.
Vị trí 2 bên Gan T Gan P
Số TH 21 8 8
Tỉ lệ 56,8 21,6 21,6
Phẫu thuật mở thông OMC bằng túi mật
Phẫu thuật nội soi: 9 TH, có 4 TH tái phát
trong đó có 1 trường hợp đã mổ đường mật 2
lần, 4 TH có hẹp đường mật gan trái.
Cắt gan thùy T kết hợp: 6TH (16,2%).
Thời gian phẫu thuật.
Phẫu thuật mở 106,61 ±28,42 phút (60-150).
Phẫu thuật nội soi 172,78±38,09 phút
(125-240).
Thời gian nằm viện hậu phẫu trung bình
8,53±1,76 ngày (6-13). Tỉ lệ biến chứng của phẫu
thuật: 10,8%(4 TH/37 TH). Biến chứng nhỏ như
dò dịch chỗ mở đáy túi mật dưới da, tự lành
trong vòng 14 ngày. Sau phẫu thuật tất cả bệnh
nhân được chụp XQ đường mật, siêu âm kiểm
tra sỏi tồn lưu. Kết quả chỉ có 5 TH hết sỏi, 32TH
còn sỏi tồn lưu trong gan, tỉ lệ sỏi tồn lưu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 35
86,49%. Bệnh nhân được cho xuất viện và tái
khám sau phẫu thuật khoảng 1 tháng.
Nội soi đường mật lấy sỏi tồn lưu
Đã có 28 TH nhập viện lại nội soi kiểm tra và
lấy sỏi nếu còn sỏi tồn lưu.Trong khi nội soi qua
đường túi mật chúng tôi nhận thấy:
Niêm mạc túi mật bình thường, không có
hiện tượng viêm hay phù nề.
Miệng nối giữa túi mật và OMC rộng, 24 TH
ống nội soi qua dễ dàng. Có 4TH ống soi vào
đường mật tương đối khó khăn do miệng nối bị
che phía sau ngách phễu túi mật, nhưng vẫn lấy
được hết sỏi tồn lưu 3TH, còn 1 trường hợp còn
sỏi sau 4 lần nội soi do sỏi trong gan 2 bên số
lượng sỏi nhiều và có hẹp đường mật trong gan
trái kèm theo. Ống soi xuống và qua được cơ
vòng Oddi trong đa số trường hợp 24/28TH,
4TH còn lại nhìn thấy cơ vòng Oddi bình
thường nhưng không đưa ống soi xuống tá
tràng được do quá gập góc.
Trong 28 trường hợp đã nội soi đường mật
lấy sỏi tồn lưu có 12 trường hợp có hẹp đường
mật trong gan chiếm tỉ lệ 42,9%, bên trái 10TH
(83,3%), bên phải 2TH (16,7%). 28 bệnh nhân
được nội soi và lấy sỏi qua đường hầm OMC-túi
mật-da tổng cộng 68 lần.
Bảng 4. Số lần lấy sỏi.
Số lần lấy
sỏi
1 lần 2 lần 3 lần 4 lần 5 lần 6 lần
Số TH 10 5 7 4 1 1
Số lần nội soi trung bình 2,43±1,40 lần.
Thời gian nội soi trung bình 65,85±18,86
phút (20-180 phút).
Để kết luận hết sỏi chúng tôi kết hợp 3 kỹ
thuật: nội soi đường mật, chụp XQ đường mật
trong khi lấy sỏi hoặc sau khi lấy sỏi, siêu âm
sau mổ. Tỉ lệ sạch sỏi: 87,71%, 4 TH không hết
sỏi đều là các trường hợp sỏi trong gan 2 bên
với số lượng nhiều, trong đó có 2 TH có hẹp
đường mật kèm theo. Sau khi kết luận hết sỏi
ống dẫn lưu được rút, chỗ mở dẫn lưu có thể dò
dịch mật vài ngày sau đó tự lành. Chúng tôi đã
siêu âm kiểm tra chức năng túi mật sau vài
tháng, bệnh nhân được đo kích thước túi mật
trước và sau khi ăn, chúng tôi nhận thấy kích
thước túi mật có co nhỏ sau khi ăn trung bình
7,64 cm2. Tất cả bệnh nhân đều ăn uống bình
thường, không có biểu hiện khó tiêu hay rối
loạn tiêu hóa.
Biến chứng của nội soi đường mật lấy sỏi
qua đường hầm OMC-túi mật-da hầu như
không có, các biến chứng nhẹ như sốt lạnh run,
tiêu chảy vài ngày, chảy máu đường mật nhẹ tự
cầm do tán sỏi điện thủy lực.
Nội soi đường mật lấy sỏi tái phát
Đã có 4 TH có sỏi trong gan tái phát sau 6,
15, 24, và 36 tháng, bệnh nhân được mở lại
đường hầm OMC-túi mật-da để lấy sỏi. Thủ
thuật lấy sỏi được thực hiện đơn giản với vô
cảm là tê tại chỗ và lấy hết sỏi thành công cả 4
TH. Trong khi nội soi lấy sỏi chúng tôi nhận
thấy miệng nối rất rộng như lần nội soi lấy sỏi
tồn lưu, không có bất kỳ dấu hiệu viêm nhiễm
xơ hẹp miệng nối. Thao tác lấy sỏi tái phát qua
đường hầm OMC-túi mật-da dễ dàng, không có
biến chứng.
Hình 2. Miệng nối túi mật ống mật chủ.
BÀN LUẬN
Đặc điểm lâm sàng
Sỏi đường mật nguyên phát là một bệnh phổ
biến ở phương Đông. Ở Việt Nam, bệnh sỏi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 36
đường mật rất thường gặp tại tất cả các bệnh
viện đa khoa và ngoại khoa. Tại bệnh viện Việt-
Đức trong 4 năm (1990-1994) có 2090 sỏi đường
mật, trong đó sỏi gan đơn thuần và phối hợp
75%(8). Tại bệnh viện Bình Dân trong 5 năm
(1995-1999) có 2674 trường hợp sỏi đường mật.
Bệnh nhân bị sỏi đường mật thường vào
viện vì bệnh cảnh nhiễm khuẩn đường mật với
tam chứng Charcot: đau hạ sườn phải, sốt và
vàng da. Đây là một loại bệnh tái diễn, bệnh
nhân có thể bị mổ nhiều lần. Số bệnh nhân có
tiền căn phẫu thuật sỏi đường mật chiếm 78,6%,
trong đó 38,7% đã mổ trên 2 lần. Hẹp đường
mật thường xuất hiện kèm theo bệnh lý sỏi
trong gan, là một trong những nguyên nhân gây
sỏi tái phát, tỉ lệ 75-91%. Trong 28 TH đã nội soi
đường mật lấy sỏi sót có 12 TH có hẹp đường
mật trong gan chiếm tỉ lệ 42,9%, bên gan T 10TH
(83,3%), bên gan P 2TH (16,7%).
Chỉ định
Có nhiều phương pháp điều trị sỏi đường
mật được áp dụng tại Việt Nam như: Nội soi
mật tụy ngược dòng cắt cơ vòng lấy sỏi, cắt
thùy gan, mở chủ mô lấy sỏi, lấy sỏi qua da, qua
đường hầm Kehr, nối mật-ruột kết hợp với các
phương tiện nội soi, X quang trong khi mổ và
tán sỏi thủy điện lực Nhờ sự phát triển không
ngừng của khoa học kỹ thuật ứng dụng trong Y
khoa, nhiều phương tiện, thiết bị được áp dụng
trong chẩn đoán trên và điều trị sỏi đường mật
giúp hạ thấp được tỉ lệ sỏi sót. Nhưng sỏi
đường mật thường tái phát sau nhiều năm, để
ngừa sỏi trong gan tái phát, nhiều phương pháp
nối mật-ruột với hy vọng nếu có sỏi trong gan
tái phát, sỏi sẽ qua miệng nối xuống ruột. Tuy
nhiên, sỏi đường mật tái phát đặc biệt là sỏi
trong gan thường kèm theo hẹp đường mật, vì
vậy sỏi không dễ dàng rơi xuống ruột qua
miệng nối. Sỏi tại phân thùy phải sau, phân
thùy bên trái và đặc biệt là trong các trường hợp
sỏi đóng khuôn ở ống mật dính chặt vào thành
ống mật bị viêm rất khó xuống(22).
Các phương pháp tạo ngõ vào lấy sỏi tồn
lưu và tái phát, thường áp dụng cho bệnh đã mổ
đường mật nhiều lần, hoặc mổ lần đầu nhưng
có nhiều sỏi trong gan, có hẹp đường mật.
Chúng tôi chọn những bệnh nhân sỏi đường
mật trong gan theo các chỉ định trên, một số
trường hợp phẫu thuật nội soi có tái phát hoặc
mổ lần đầu nhưng có nhiều sỏi trong gan hoặc
hẹp đường mật trong gan, chúng tôi cũng áp
dụng kỹ thuật này. Có nhiều tác giả áp dụng
ngay kỹ thuật dự phòng sỏi đường mật tái phát
ngay trong lần mổ đầu tiên, Al-Sukhni phẫu
thuật 27 TH sỏi trong gan, 21 TH thực hiện kỹ
thuật nối mật-ruột-da, 10/17 TH cắt gan T có kết
hợp kỹ thuật nối mật-ruột-da, tỉ lệ đã mổ nối
mật ruột là 15% và cắt túi mật là 48%.
Beckingham phẫu thuật 21 bệnh nhân nối mật-
ruột-da,có 12 TH mổ lần đầu, 9 TH đã mổ 1-3
lần như cắt túi mật hở, cắt túi mật nội soi, sỏi
OMC,nối mật-ruột, nội soi ổ bụng
chẩn đoán(1).
Hẹp đường mật trong gan là 1 trong những
nguyên nhân chính gây sỏi tồn lưu và tái phát.
Chen CH điều trị sỏi đường mật trong gan bằng
kỹ thuật lấy sỏi xuyên gan qua da có tỉ lệ hết sỏi
là 82%, tác giả nhận thấy nếu không có hẹp
đường mật tỉ lệ còn sỏi chỉ 5%, nhưng nếu có
hẹp đường mật tỉ lệ còn sỏi là 30%(2). Cheung
MT. nghiên cứu 174 trường hợp sỏi trong gan, tỉ
lệ nhiễm khuẩn đường mật tái phát sau 5 năm
trên bệnh nhân có hẹp đường mật là 43,2%,
không có hẹp đường mật là 26,4%(4). Vì vậy
trong những trường hợp sỏi trong gan có kết
hợp hẹp đường mật trong gan chúng tôi đã thực
hiện tạo ngõ vào đường mật bằng túi mật ngay
khi bệnh nhân chưa có tiền căn phẫu thuật
đường mật.
Kỹ thuật mổ
Về kỹ thuật mổ, khi áp dụng, chúng tôi nhận
thấy đây là một kỹ thuật dễ thực hiện, thời gian
mổ không kéo dài hơn nhiều so với các trường
hợp mổ sỏi đường mật tái phát khác. Diễn tiến
hậu phẫu không có biến chứng lớn, 4 TH có biến
chứng của chúng tôi là dò mật chỗ dẫn lưu Kehr
tự lành sau khi rút dẫn lưu. Phương pháp mổ
này tránh được các biến chứng của khâu nối
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 37
ruột và của quai Roux-en-Y, một ưu điểm nữa là
bảo tồn được cơ vòng Oddi tránh được viêm
đường mật trào ngược, giun lên đường mật, bảo
tồn được cấu trúc giải phẫu bình thường của
đường mật.
Hiện nay, cắt gan trong điều trị sỏi gan vẫn
được ưa chuộng, áp dụng cho cả trường hợp sỏi
gan 2 bên nếu có chỉ định, kết quả hết sỏi
98-100%, tỉ lệ sỏi tái phát 13,3-13,9%, cắt gan
điều trị sỏi trong gan được xem là an toàn,hiệu
quả và còn ngăn ngừa được ung thư đường mật.
Tian FZ đã thực hiện kết hợp cắt gan trong phẫu
thuật nối túi mật-OMC, kỹ thuật này không làm
cho phẫu thuật nặng nề hơn, không làm tăng
biến chứng. Chúng tôi cắt thùy trái gan kết hợp
trong 6 TH có kết quả tốt và không có biến
chứng.
Nội soi lấy sỏi tồn lưu
Sau 3- 4 tuần, nội soi đường mật qua đường
hầm túi mật rất dễ dàng, không cần phải nong
đường hầm như lấy sỏi qua đường hầm Kehr,
khi nội soi, tất cả các trường hợp ống soi mềm
đều lên được đường mật trong gan và đến vùng
cơ vòng Oddi. Vài trường hợp khó khăn trong
việc tìm miệng nối OMC-túi mật do túi mật to
hoặc do phễu túi mật to che lấp miệng nối.
Trong những trường hợp này, chúng tôi cho
tháo bớt nước trong túi mật và tìm chỗ có mật
chảy vào túi mật từ đường mật, thường miệng
nối OMC-túi mật nằm trong vùng này. Ngoài
ra, kỹ thuật tạo đường hầm OMC-túi mật-da rất
quan trọng giúp cho việc nội soi đường mật về
sau được dễ dàng. Chúng tôi thường chọn vị trí
mở OMC lệch về phía túi mật, đồng thời chọn vị
trí mở phễu túi mật sao cho miệng nối tạo với
đáy túi mật là một đường thẳng. Chúng tôi
thường xẻ dọc túi mật nhưng khâu ngang với
OMC, như vậy miệng nối sẽ luôn luôn ở vị trí
tương đối mở rộng, giúp cho ống soi đường mật
qua được dễ dàng hơn.
Tỉ lệ hết sỏi tồn lưu của chúng tôi tương
đương với các nghiên cứu của các tác giả trong
và ngoài nước. Bệnh viện Đại học Y dược lấy sỏi
qua đường hầm Kehr 152 trường hợp có tỉ lệ hết
sỏi 73%, các biến chứng được ghi nhận như
chảy máu, rách đường hầm và mất đường hầm.
Nghiên cứu lấy sỏi qua đường hầm Kehr của
Phạm Như Hiệp và CS có tỉ lệ hết sỏi 81,7%, tỉ lệ
biến chứng 4,8% trong đó rách đường hầm là
0,6%(23). Đặng Tâm nghiên cứu 268 trường hợp
tán sỏi điện thủy lực xuyên gan qua da và
đường hầm Kerh, tỉ lệ hết sỏi xuyên gan qua da
84,7%, đường hầm Kerh 81,4%(6). Kỹ thuật nội
soi điều trị sỏi tồn lưu qua đường hầm OMC-túi
mật-da không bao giờ có các biến chứng như
rách hoặc mất đường hầm như lấy sỏi qua
đường hầm Kehr. Các phương pháp lấy sỏi
xuyên gan qua da và đường hầm Kerh điều trị
được sỏi trong gan đặc biệt là sỏi tồn lưu. Trong
trường hợp sỏi đường mật tái phát, 2 kỹ thuật
này không điều trị được, cần có các kỹ thuật tạo
sẵn ngõ vào đường mật dưới da như các kỹ
thuật tạo đường hầm mật-ruột-da, quai ruột biệt
lập và OMC-túi mật-da. Báo cáo của Lê Nguyên
Khôi về hiệu quả điều trị sỏi trong gan của 3 kỹ
thuật tạo ngõ vào đường mật OMC-túi mật-da,
quai ruột biệt lập và mật-ruột-da, tỉ lệ hết sỏi
tương ứng là 79%, 82% và 84%. Đặc biệt trong lô
nghiên cứu của tác giả tỉ lệ hẹp đường mật rất
cao 96,5% trong đó hẹp đường mật trong gan là
87,2%(17). Tỉ lệ hẹp đường mật trong nhiều báo
cáo tại châu Á thay đổi từ 46,7% đến
85%(7,24,4,5