Đặt vấn đề: Tăng đường huyết trong hồi sức nói chung và hồi sức sau phẫu thuật tim mở có tuần hoàn
ngoài cơ thể làm tăng tỉ lệ tử vong và bệnh tật. Điều trị tăng đường huyết bằng insulin có tác dụng kiểm soát
đường huyết tốt nhưng cũng có nguy cơ hạ đường huyết nguy hiểm. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu hiệu
quả và tính an toàn an toàn của insulin tĩnh mạch trong điều trị tăng đường huyết sau phẫu thuật tim.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng là những bệnh nhân có tăng đường huyết sau mổ
tim hở được điều trị bằng insulin tĩnh mạch. Đường huyết được điều chỉnh và theo dõi sát theo phác đồ thống
nhất, ghi nhận đáp ứng và biến chứng.
Kết quả: Có 33 trong số 109 bệnh nhân hậu phẫu mổ tim mở (30,3%) có tăng đường huyết bắt buộc điều trị
insulin tĩnh mạch. Tuổi, BMI và thời gian gây mê là những yếu tố nguy cơ tăng đường huyết cần phải điều trị.
Liệu pháp insulin tĩnh mạch đưa đường huyết về mức đích ở 84% bệnh nhân trong vòng 12 giờ đầu. Chỉ có 2
bệnh nhân (6%) có hạ đường huyết mức độ nhẹ không để lại hậu quả. Kết luận: Liệu pháp insulin tĩnh mạch
trong tăng đường huyết sau mổ tim có hiệu quả và tính an toàn cao cần được khuyến cáo rộng rãi.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu hiệu quả và tính an toàn của insulin tĩnh mạch trong điều trị tăng đường huyết sau phẫu thuật tim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 337
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA INSULIN
TĨNH MẠCH TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT
SAU PHẪU THUẬT TIM
Lê Minh Khôi*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tăng đường huyết trong hồi sức nói chung và hồi sức sau phẫu thuật tim mở có tuần hoàn
ngoài cơ thể làm tăng tỉ lệ tử vong và bệnh tật. Điều trị tăng đường huyết bằng insulin có tác dụng kiểm soát
đường huyết tốt nhưng cũng có nguy cơ hạ đường huyết nguy hiểm. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu hiệu
quả và tính an toàn an toàn của insulin tĩnh mạch trong điều trị tăng đường huyết sau phẫu thuật tim.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng là những bệnh nhân có tăng đường huyết sau mổ
tim hở được điều trị bằng insulin tĩnh mạch. Đường huyết được điều chỉnh và theo dõi sát theo phác đồ thống
nhất, ghi nhận đáp ứng và biến chứng.
Kết quả: Có 33 trong số 109 bệnh nhân hậu phẫu mổ tim mở (30,3%) có tăng đường huyết bắt buộc điều trị
insulin tĩnh mạch. Tuổi, BMI và thời gian gây mê là những yếu tố nguy cơ tăng đường huyết cần phải điều trị.
Liệu pháp insulin tĩnh mạch đưa đường huyết về mức đích ở 84% bệnh nhân trong vòng 12 giờ đầu. Chỉ có 2
bệnh nhân (6%) có hạ đường huyết mức độ nhẹ không để lại hậu quả. Kết luận: Liệu pháp insulin tĩnh mạch
trong tăng đường huyết sau mổ tim có hiệu quả và tính an toàn cao cần được khuyến cáo rộng rãi.
Từ khóa: tăng đường huyết, liệu pháp insulin tĩnh mạch, phẫu thuật tim.
ABSTRACT
STUDY ON THE EFFECTIVENESS AND SAFETY OF INTRAVENOUS INSULIN THERAPY IN
HYPERGLYCEMIC PATIENTS AFTER CARDIAC SURGERY
Le Minh Khoi* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 337 - 342
Introduction: Stress hyperglycemia in critically ill patients in general and patients undergoing cardiac
surgery with cardiopulmonary bypass in particular can increase mortality and morbidity. Intravenous insulin
therapy (IIT) helps to control the hyperglycemia but might induce serious hypoglycemia.
Objectives: The purpose of the present study was to evaluate the effectiveness and safety of the IIT in
hyperglycemic patients after open heart surgery.
Patients and Methods: All patients undergoing cardiac surgery with cardiopulmonary bypass were
investigated and those who presented post-operative hyperglycemia requiring IIT were recruited into the analysis.
Blood glucose was corrected and monitored closely according to the protocol internationally recommended with
necessary modifications.
Results: 33 among 109 patients (30.3%) after cardiac surgery presented at least one episode of
hyperglycemia requiring ITT. Age, BMI and duration of anesthesia were the proved risk factors of important post-
surgical hyperglycemia. The IIT brought blood glucose levels to the therapeutic target within the first 12 hours.
Only 2 patients (6%) showed a mild hypoglycemia without any clinical sequela.
Conclusions:The IIT used in the prsent study proved itself a therapy of high effectiveness and safety which
*Bộ Môn Hồi Sức Cấp Cứu Chống Độc – ĐHYD TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS.Lê Minh Khôi ĐT: 0945 71 77 66 Email: leminhkhoimd@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 338
would be recommended in clinical practice in a lager scale.
Keywords: hyperglycemia, intravenous insulin therapy, cardiac surgery.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Pha cấp trong bệnh lý nặng thường được
đặc trưng bằng tăng đường huyết (ĐH)(4). Tăng
ĐH trong bệnh lý nặng gây nên bởi cả tăng sản
xuất glucose lẫn giảm thu nhận glucose vào tế
bào. Tăng sản xuất glucose là hệ quả của tăng
tân tạo glucose lẫn thủy phân glycogen. Tăng
ĐH thúc đẩy hiện tượng đông máu, làm giảm
hiện tượng hóa ứng động bạch cầu, giảm hiện
tượng thực bào, giảm chức năng của các Ig cũng
như cố định bổ thể(2,3,7). Carpes và cộng sự đã
nhận thấy tỉ lệ tử vong tăng 3,9 lần ở nhóm bệnh
nhân nhồi máu cơ tim cấp không mắc ĐTĐ
nhưng có nồng độ ĐH từ 109,8 đến 144 mg/dl(1).
Trong phẫu thuật tim, tỉ lệ tử vong có tương
quan với nồng độ ĐH và tỉ lệ tử vong thấp nhất
ở nhóm có ĐH < 150 mg/dl. Các nghiên cứu đã
cho thấy rằng tăng ĐH chu phẫu ở bệnh nhân
mổ tim làm tăng biến chứng, tăng số ngày điều
trị và tỉ lệ nhiễm khuẩn(5) trong đó có viêm trung
thất(6). Từ năm 2001, sau khi Van den Berghe và
cộng sự công bố công trình mang tính đột phá
trên tạp chí New England Journal of Medicine(10).
vai trò của điều trị insulin trong tăng ĐH ở bệnh
nhân hồi sức được quan tâm đặc biệt với luồng
ý kiến khác nhau, đôi khi trái chiều(4). Nghiên
cứu quy mô NICE-SUGAR gần đây cho kết quả
không thuận lợi ở nhóm được điều trị insulin
tích cực, chủ yếu là do biến chứng hạ ĐH(8).
Khuyến cáo sau NICE-SUGAR cho rằng cần
phải cân nhắc thận trọng lợi ích thu được từ việc
điều trị insulin tích cực với các nguy cơ có thể có
của liệu pháp này như hạ ĐH, ĐH dao động, hạ
kali máu và các nguy cơ chưa biết khác(9). Ở Việt
Nam, điều trị tăng ĐH ở bệnh nhân nặng nằm
hồi sức nói chung và bệnh nhân hồi sức sau mổ
tim mở chưa được quan tâm một cách đồng bộ.
Nhiều thầy thuốc hồi sức còn e ngại biến chứng
hạ ĐH nặng ảnh hưởng đến tiên lượng của bệnh
nhân. Điều trị insulin cần phải đạt được mục
tiêu kép là giảm thiểu các tác động xấu của tăng
ĐH nhưng đồng thời phải tránh được biến
chứng do liệu pháp này gây nên. Xuất phát từ
nhu cầu thực tế trên chúng tôi thực hiện đề tài
“Nghiên cứu hiệu quả và tính an toàn của
insulin tĩnh mạch trong điều trị tăng đường
huyết sau phẫu thuật tim”
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá vai trò của liệu pháp insulin tĩnh
mạch (TM) trong điều trị tăng ĐH hậu phẫu ở
bệnh nhân được phẫu thuật tim mở có hỗ trợ
tuần hoàn ngoài cơ thể.
Mục tiêu chuyên biệt
Nghiên cứu hiệu quả của insulin TM
trong việc kiểm soát ĐH ở bệnh nhân mổ tim
có tăng ĐH.
Đánh giá tính an toàn của việc sử dụng
insulin TM ở nhóm bệnh nhân này.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả những bệnh nhân mắc bệnh tim được
phẫu thuật tim mở có hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ
thể tại Khoa Phẫu thuật Tim Mạch, Bệnh viện
Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh đều được thu
nhận vào nghiên cứu. Trong số này, những
bệnh nhân có tăng ĐH và có điều trị insulin TM
được đưa vào phân tích.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường
trước mổ.
Bệnh nhân được phẫu thuật tim nhưng
không có hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể.
Phương pháp nghiên cứu
Đây là nghiên cứu tiến cứu, quan sát có can
thiệp không phân nhóm.
Tất cả bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn chọn
bệnh sẽ được định lượng ĐH vào thời điểm
trước mổ, ngay sau mổ và trong quá trình điều
trị insulin như hướng dẫn trong Bảng 1. Xét
nghiệm ĐH được thực hiện tại Khoa Xét
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 339
nghiệm, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí
Minh. ĐH được định lượng trên máy sinh hóa
tự động, theo phương pháp dùng enzyme
glucose oxidase. Các bệnh nhân có tăng ĐH sau
mổ sẽ được điều trị với mục tiêu là đưa ĐH về
trong giới hạn khuyến cáo là từ 120 mg/dl đến
180 mg/dl. Pha Insulin R 50 UI (trẻ em pha 25
UI) trong 50 ml natriclorid 0,9% và truyền qua
bơm tiêm điện.
Bảng 1. Khởi đầu điều trị insulin TM trong tăng
ĐH sau phẫu thuật tim.
Đường máu Bolus insulin R Tốc độ truyền
181-200 Không bolus 0,5 UI/h
201-240 3 UI 1 UI/h
241-280 5 UI 1 UI/h
281-320 10 UI 2 UI/h
Kiểm tra ĐH tại giường mỗi 2 giờ. Có thể
tăng tần số kiểm tra lên mỗi 1 giờ nếu bệnh
nhân có thay đổi ĐH nhanh và giảm xuống mỗi
4 giờ nếu tốc độ truyền insulin không thay đổi
trong 6 giờ và ĐH < 180 mg/dl trong ba lần kiểm
tra liên tiếp nhau. Điều chỉnh tăng giảm liều
insulin người lớn sẽ tuân theo hướng dẫn chi
tiết như trong Bảng 2.
Bảng 2. Điều chỉnh tốc độ truyền insulin theo đáp
ứng của ĐH.
< 120 mg/dl Ngưng truyền insulin
120-140 Giảm tốc độ truyền 0,5 UI/h
140-180 Không thay đổi tốc độ truyền
181-225 Tăng tốc độ truyền 0,5 UI/h
226-250 Bolus 5 UI và tăng tốc độ truyền 0,5 UI/h
> 251 Bolus 10 UI và tăng tốc độ truyền 1 UI/h
Với trẻ em, liều insulin được tính theo cân
nặng. ĐH kiểm tra chặt chẽ hơn. Mục tiêu giữ
ĐH trong khoảng 140 đến 180 mg/dl. Ngừng
truyền insulin khi ĐH dưới 140 mg/dl. Trong
trường hợp đã ngừng insuline và ĐH > 215
mg/dL thì cần sử dụng lại phát đồ bắt đầu
insulin. Trong trường hợp ĐH và tốc độ truyền
insulin ổn định thì kiểm tra đường máu sau 60
phút. ĐH thấp hơn 80 mg/dl được xem là hạ
ĐH.
Phân tích thống kê được thực hiện trên phần
mềm thống kê STATA 10.0. Trong nghiên cứu
này chúng tôi thực hiện paired t test cho các
biến số bắt cặp và unpaired t test cho hai nhóm
không bắt cặp. Kết quả mô tả được trình bày
dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn. Giá trị p
< 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ
Dân số nghiên cứu
Từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 6 năm 2011
có tổng cộng 109 bệnh nhân được đưa vào
nghiên cứu. Tuổi trung bình 18,8 ± 17,3 năm
(nhỏ nhất 2 tuổi, cao nhất 64 tuổi). Có 64 trẻ từ 2
đến 15 tuổi chiếm 58,7%. Tỉ lệ nam/nữ: 1/1,3
(47/62), p = 0,09. BMI trung bình 16,3 ± 3,5 kg/m2
(thấp nhất 10,8 và cao nhất là 31,9 kg/m2).
Các bệnh lý tim mạch trong nhóm nghiên
cứu được chia thành bốn nhóm. Nhóm 1 gồm
các bệnh có luồng thông trái phải (thông liên
thất, thông liên nhĩ) chiếm 54%. Nhóm 2 gồm
các bệnh tim có tím có hẹp đường thoát thất
phải chiếm 11%. Nhóm 3 gồm các bệnh van tim
chiếm 24% và Nhóm 4 gồm các bệnh khác chiếm
11%.
Điều trị tăng ĐH
Trong 109 bệnh nhân nghiên cứu, có 33
bệnh nhân có tăng ĐH và được điều trị
insulin chiếm 30,3%. Trong nhóm này có 16
trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 48,5%. Tỉ lệ trẻ em
được điều trị insulin trong tổng số trẻ được
khảo sát là 25% còn ở người lớn là 37,8%
(p=0,076). Bảng 3 trình bày các đặc trưng của
hai nhóm có và không có điều trị.
Bảng 3. So sánh ĐH và các đặc điểm lâm sàng chính
giữa hai nhóm có (+) và không có (-) điều trị insulin
Các đặc điểm Insulin (+) Insulin (-) p
ĐH (mg/dl) 229,3±47,5 134,8±49,2 <0,0001
Tuổi (năm) 25,7±22,3 15,9±13,8 0,0029
BMI (kg/m2) 17,3±4,9 15,6±3,2 0,017
Gây mê (phút) 298,5±114,6 260,2±89,5 0,03
CPB (phút) 91,4±41,4 80,1±45,4 0,11
Kẹp ĐMC 61,2±30,8 55,0±36,1 0,2
Bảng 4 trình bày những dữ liệu liên quan
đến điều trị insulin ở 33 bệnh nhân được
nghiên cứu.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 340
Bảng 4. Các đặc điểm liên quan đến liệu pháp insulin
TM
Bolus (n) 18 (54,5%) Số lần bolus 1,3±0,7
Liều bolus
TB
4,2±4,6 UI Tổng liều bolus 6,6±8,8 UI
Liều truyền
ban đầu
1,3±1,3 UI/h
Liều truyền cao
nhất
2,5±1,9
(UI/h)
Thời gian
truyền (h)
14,4±20,1 Tổng liều truyền
15,8±24,8
(UI)
Tổng liều
insulin
19±25,8 (UI) Truyền ≥ 2 đợt 6 (18,2%)
Trong vòng 12 giờ sau mổ có 5 bệnh nhân có
ĐH cao hơn đích điều trị chiếm 15,2%. Có 28
bệnh nhân (84,8%) có ĐH được đưa về trong
giới hạn của đích điều trị. Thời gian truyền
insulin ở trẻ em là 9,3±10,0 giờ so với người lớn
19,1±25,8 giờ (p=0,09). Điều trị insulin TM làm
đường huyết giảm rõ rệt như trong Hình 1.
100
120
140
160
180
200
220
240
1 2
Thời gian
N
ồ
n
g
đ
ộ
đ
ư
ờ
n
g
h
u
y
ế
t
Hình 1. Thay đổi ĐH ở nhóm có điều trị và nhóm
không điều trị insulin.
Tính an toàn của liệu pháp insulin TM
Hầu hết các bệnh nhân có ĐH được kiểm
soát tốt và luôn luôn trên 80 mg/dl ở mọi thời
điểm. Trong 33 bệnh nhân được điều trị chỉ có
2 bệnh nhân người lớn (6%) có hạ ĐH. Trong
đó một bệnh nhân có ĐH 77 mg/dl khi liều
insulin là 1UI/giờ. Bệnh nhân này chỉ ngừng
insulin theo dõi sau 30 phút ổn định. Bệnh
nhân thứ hai có ĐH 59mg/dl vì được bolus 20
đơn vị insulin với mục đích điều trị tăng kali
máu. Bệnh nhân được xử trí truyền dextrose
30% sau đó ĐH nhanh chóng về bình thường.
BÀN LUẬN
Dân số nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi lứa tuổi
bệnh nhân thay đổi trong giới hạn rộng vì khoa
Phẫu thuật Tim Mạch, Bệnh viện Đại Học Y
Dược TP Hồ Chí Minh có thể phẫu thuật cả ở trẻ
em lẫn người lớn. Tuy nhiên trẻ em từ 15 tuổi
trở xuống vẫn chiếm tỉ lệ cao với 58,7%. Tỉ lệ nữ
cao hơn nam nhưng sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê. BMI của bệnh nhân thấp (16,3 ±
3,5 kg/m2) chứng tỏ phần lớn bệnh nhân có biểu
hiện tình trạng suy dinh dưỡng do ảnh hưởng
của bệnh tim.
Về lỉ lệ các bệnh tim được phẫu thuật,
trong nghiên cứu chúng tôi hai nhóm chiếm tỉ
lệ cao là các bệnh tim có luồng thông trái-phải
(thông liên thất, thông liên nhĩ) và bệnh lý
van tim. Điều này cũng phản ánh một đặc
trưng của mô hình bệnh tim ở Việt Nam là
bệnh lý van tim hậu thấp vẫn còn chiếm một
tỉ lệ rất quan trọng trong cộng đồng.
Điều trị tăng ĐH
Trong nghiên cứu có tính đột phá của mình
vào năm 2001, Van den Berghe và cộng sự áp
dụng liệu pháp insulin tích cực với ĐH đích là
từ 80 đến 110 mg/dl. Tỉ lệ tử vong giảm xuống
còn 4,6% so với 8% của nhóm điều trị thường
quy có đích ĐH từ 180 đến 200 mg/dl. Tỉ lệ tử
vong giảm rõ nhất ở nhóm tử vong do suy đa
tạng do nhiễm khuẩn huyết. Liệu pháp insulin
tích cực cũng làm giảm 34% tỉ lệ bệnh tật tổng
thể, giảm 46% nhiễm khuẩn huyết, giảm 41%
suy thận cấp bắt buộc thẩm phân hay lọc máu,
giảm 50% truyền hồng cầu và giảm 44% bệnh đa
dây thần kinh liên quan đến bệnh nặng(10). Tuy
nhiên nghiên cứu NICE-SUGAR, các tác giả
nhận thấy tỉ lệ tử vong ở nhóm insulin tích cực
với ĐH đích 80 đến 108 mg/dl cao hơn so với
nhóm điều trị với ĐH đích là từ 140 đến 180
mg/dl. Các tác giả này khuyến cáo nên điều trị
giữ ĐH dưới 180 mg/dl nhưng không nên quá
tích cực như nhóm Van den Berghe(8). Chính tác
giả này sau đó cũng thừa nhận nên cẩn trọng
khi sử dụng liệu pháp insulin và cần cân nhắc
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 341
giữa lợi ích với nguy cơ có thể có(9). Trong
nghiên cứu này chúng tôi chọn mức ĐH đích là
120 đến 180 mg/dl ở người lớn. Còn với trẻ em
do chưa có nghiên cứu quy mô lớn về tính an
toàn, chúng tôi chọn mức ĐH đích là 140 đến
180 mg/dl.
Giữa hai nhóm có và không có điều trị
insulin trong 109 bệnh nhân được khảo sát thì
tuổi là yếu tố khác biệt rõ rệt nhất. Nhóm có
tăng đường máu do vậy cần điều trị insulin có
tuổi cao hơn 25,7±22,3 năm so với 15,9±13,8 của
nhóm không điều trị (p = 0,0029). Điều này có
thể lý giải do ở bệnh nhân lớn tuổi, hiện tượng
thiếu insulin tương đối cao hơn. Tỉ lệ trẻ em
dưới 15 tuổi cần phải điều trị insulin so với tổng
số trẻ là 25% thấp hơn so với người lớn (37,8%).
Thời gian gây mê cũng là yếu tố làm tăng khả
năng phải điều trị bằng insulin ở bệnh nhân
phẫu thuật tim trong nghiên cứu này. BMI của
nhóm điều trị insulin cũng cao hơn có ý nghĩa
so với nhóm không cần điều trị.
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có
54,5% bệnh nhân được tiêm insulin liều bolus.
Có 18,2% bệnh nhân cần phải tái điều trị insulin
TM sau khi đã ngưng. Những bệnh nhân này
chủ yếu là do ngưng insulin khi đường máu ở
mức cao hơn so với hướng dẫn. Với cách thức
dùng, liều lượng như trong Bảng 4 thì trong
vòng 12 giờ đầu có đến 85% bệnh nhân được
điều chỉnh ĐH về đích điều trị. Chỉ có 15,2%
bệnh nhân có đường máu cao hơn 180mg/dl.
Thời gian điều trị insulin ở trẻ em ngắn hơn một
cách có ý nghĩa so với người lớn.
Tính an toàn của liệu pháp insulin TM
Tăng ĐH là điều không mong muốn ở bệnh
nhân bệnh nặng nhưng hạ ĐH, đặc biệt là hạ
ĐH nặng là điều càng không mong muốn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 2 bệnh
nhân có hạ ĐH mức độ nhẹ (77 và 59 mg/dl)
không triệu chứng, trong đó có một bệnh nhân
là do bolus liều cao hơn hướng dẫn vì mục đích
điều trị hạ kali máu. Nghiên cứu NICE-SUGAR
ghi nhận hạ glucose máu có thể gây nguy hiểm
(≤ 40 mg/dL) gặp ở 6,8% trong nhóm điều trị tích
cực và 0,5% ở nhóm điều trị thường quy(8). Như
vậy, có thể nói phác đồ chúng tôi sử dụng rất an
toàn. Một nhận xét chủ quan trong quá trình
nghiên cứu là nếu thầy thuốc nhận thấy rõ tầm
quan trọng và nguy cơ của liệu pháp insulin và
tuân thủ đúng phác đồ điều trị thì đường máu ít
dao động hơn (không giảm quá nhanh, cũng
không tăng lại do ngừng insulin quá sớm).
Chính vì vậy trong thực hành việc có được một
phác đồ chuẩn cho từng đơn vị và được sự
thống nhất áp dụng thì mục tiêu điều trị có thể
đạt được và nguy cơ hạ ĐH có thể được giảm
thiểu.
KẾT LUẬN
Tăng ĐH thường gặp sau mổ tim mở có
hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể. Những bệnh
nhân có tuổi càng cao, chỉ số khối cơ thể càng
lớn, thời gian gây mê phẫu thuật càng dài thì
ĐH có nguy cơ tăng cao hơn. Insulin TM có
tác dụng đưa ĐH về mức ĐH đích ở 84% bệnh
nhân trong vòng 12 giờ đầu tiên. Thời gian
điều trị insulin TM ở trẻ em ngắn hơn so với
người lớn. Mặc dù đây chỉ là nghiên cứu bước
đầu, số lượng bệnh nhân còn khiêm tốn
nhưng chúng tôi vẫn mạnh dạn cho rằng liệu
pháp insulin TM trong điều trị tăng ĐH hậu
phẫu ở bệnh nhân mổ tim mở có hiệu quả
kiểm soát ĐH tốt và có tính an toàn cao. Mức
ĐH đích từ 120 đến 180 mg/dl ở người lớn và
140 đến 180 mg/dl ở trẻ em có thể là mục tiêu
điều trị hợp lý và an toàn. Xây dựng một phác
đồ thống nhất, tuân thủ phác đồ có thể giúp
nâng cao hiệu quả điều trị cũng như tính an
toàn của liệu pháp insulin TM trong hồi sức
phẫu thuật tim nói riêng và có thể là trong hồi
sức nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Capes S, Hunt D, Malmberg K et al (2000). Stress hyperglycemia
and increased risk of death after myocardial infarction in patients
with and without diabetes: a systematic overview. Lancet, 355:
773-778.
2. Chinsky K (2004). The evolving paradigm of hyperglycemia and
critical illness. Chest, 126:674-676.
3. Ellger B, Debaveye Y, Van den Berghe G (2007). Endokrine
Störungen in der Intensivmedizin. Aus H. Van Aken u.a..:
Intensivmedizin. Georg Thieme Verlag Stuttgart :1293-333.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 342
4. Finfer S, Delaney A (2008). Tight Glycemic Control in Critically
Ill Adults. JAMA, 300: 963-965.
5. Furnary AP, Wu Y (2006). Clinical effects of hyperglycemia in
the cardiac surgery population: the Portland Diabetic Project.
Endocr Pract, 12: 22-26.
6. Ghafoori AF, Twite MD, Friesen RH (2008). Postoperative
hyperglycemia is associated with mediastinitis following
pediatric cardiac surgery. Paediatr Anaesth, 18: 1202-1207
7. McCowen KC, Malhotra A, Bistrian BR (2001). Stress-induced
hyperglycemia. Crit Care Clin,17: 107-124.
8. The NICE-SUGAR Study Investigators (2009). Intensive versus
Conventional Glucose Control in Critically Ill Patients. N Engl J
Med, 360: 1283-1297.
9. Van den Berghe G, Schetz M, Vlasselaers D et al (2009). Clinical
review: Intensive insulin therapy in critically ill patients: NICE-
SUGAR or Leuven blood glucose target? J Clin Endocrinol
Metab, 94 :3163-3170.
10. Van den Berghe, Wouters P, Weekers et al (2001). Intensive
Insulin therapy in critically ill patients. N Engl J Med, 345: 1359-
1367.