Nghiên cứu được thực hiện ở 306 học sinh trường THPT Bình Thuận, huyện Thuận Châu, tỉnh
Sơn La theo phương pháp cắt ngang, kết quả cho thấy: các chỉ số hình thái của học sinh liên tục tăng từ 16 - 18
tuổi, nhưng tốc độ tăng không đồng đều giữa các độ tuổi và giới tính: chiều cao đứng tăng trung bình 2.35
cm/năm ở nam; 1.02 cm/năm ở nữ. Cân nặng tăng trung bình 3.99 kg/năm ở nam; 1.91 kg/năm ở nữ. Vòng ngực
trung bình của nam tăng 2.72 cm/năm, 3.03 cm/năm ở nữ. Tốc độ tăng các chỉ số mạnh nhất giai đoạn từ 16 - 17
tuổi. Chỉ số BMI tăng 1.18 kg/m2/năm ở nam, 0.53 kg/m2/năm ở nữ. Học sinh có thể trạng gầy chiếm tỉ lệ cao
(40.51% ở nữ, 29.57% ở nam). Tốc độ giảm chỉ số pignet trung bình ở nam: 4.06/năm, ở nữ: 3.44/năm. Thể lực
của học sinh đạt mức trung bình và khỏe. Nhìn chung, các chỉ số hình thái, thể lực của học sinh có nhiều thay
đổi
8 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu hình thái, thể lực của học sinh Trường trung học phổ thông Bình Thuận, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
59
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 6 (9/2016) tr 59 - 66
NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI, THỂ LỰC CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BÌNH THUẬN,
HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA
Vũ Thị Thanh Nhàn
Khoa Sinh - Hóa, Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện ở 306 học sinh trường THPT Bình Thuận, huyện Thuận Châu, tỉnh
Sơn La theo phương pháp cắt ngang, kết quả cho thấy: các chỉ số hình thái của học sinh liên tục tăng từ 16 - 18
tuổi, nhưng tốc độ tăng không đồng đều giữa các độ tuổi và giới tính: chiều cao đứng tăng trung bình 2.35
cm/năm ở nam; 1.02 cm/năm ở nữ. Cân nặng tăng trung bình 3.99 kg/năm ở nam; 1.91 kg/năm ở nữ. Vòng ngực
trung bình của nam tăng 2.72 cm/năm, 3.03 cm/năm ở nữ. Tốc độ tăng các chỉ số mạnh nhất giai đoạn từ 16 - 17
tuổi. Chỉ số BMI tăng 1.18 kg/m2/năm ở nam, 0.53 kg/m2/năm ở nữ. Học sinh có thể trạng gầy chiếm tỉ lệ cao
(40.51% ở nữ, 29.57% ở nam). Tốc độ giảm chỉ số pignet trung bình ở nam: 4.06/năm, ở nữ: 3.44/năm. Thể lực
của học sinh đạt mức trung bình và khỏe. Nhìn chung, các chỉ số hình thái, thể lực của học sinh có nhiều thay
đổi.
Từ khóa: Hình thái, thể lực, BMI, pignet, Bình Thuận, Thuận Châu, Sơn La.
1. Mở đầu
Hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng cao là rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Bên cạnh yêu cầu về tri thức, kỹ năng thì hình thái thể lực cũng được coi là yếu tố quan trọng
trong công tác tuyển dụng. Chính vì vậy, việc quan tâm đến sự phát triển thể chất của học sinh
nhằm đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao là rất cần thiết. Ở Việt Nam đã có
nhiều công trình nghiên cứu về các chỉ số hình thái thể lực của học sinh. Các kết quả nghiên
cứu đã chỉ ra các chỉ số này có sự thay đổi theo tuổi, giới tính và điều kiện sống [1,2,3,4,5], do
vậy, cần được nghiên cứu thường xuyên. Để góp phần đánh giá thực trạng thể chất của học
sinh nhằm định hướng cho việc giáo dục thể chất tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Sơn
La, việc tiến hành nghiên cứu các chỉ số hình thái thể lực: chiều cao đứng, cân nặng, vòng
ngực trung bình, chỉ số BMI, chỉ số pignet là rất cần thiết.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng: Học sinh trường THPT Bình Thuận, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
- Địa điểm: Trường THPT Bình Thuận, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
- Thời gian: Từ năm 2015 - 2016.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn ngẫu nhiên 306 học sinh trường THPT Bình Thuận.
Các học sinh có độ tuổi từ 16 đến 18 có sức khỏe và trạng thái tâm sinh lý bình thường.
Ngày nhận bài: 24/5/2016. Ngày nhận đăng: 25/9/2016
Liên lạc: Vũ Thị Thanh Nhàn, e - mail vuthanhnhan17101986@gmail.com
60
Sự phân bố học sinh theo khối lớp, giới tính được thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu
Khối Nam Nữ
10 51 51
11 51 51
12 51 51
Tổng 153 153
- Phương pháp nghiên cứu các chỉ số hình thái, thể lực
+ Chiều cao đứng: Tiến hành đo chiều cao đứng của học sinh từ gót chân sát mặt đất
đến đỉnh đầu. Học sinh phải đứng tư thế nghiêm trên nền phẳng hai gót chân chạm vào nhau,
hai tay buông thẳng, bàn tay úp vào mặt ngoài đùi. Đầu phải ở tư thế sao cho bờ dưới xương
hàm dưới hoặc đường nối lỗ tai ngoài với mắt trên một đường thẳng nằm ngang, mắt nhìn
thẳng đồng thời cần để cho 4 điểm: chẩm, lưng, mông và gót chạm vào thước đo. Sử dụng
thước đo có chia vạch số tới mm để đo chiều cao đứng của học sinh.
+ Cân nặng cơ thể: Khi cân mỗi học sinh chỉ được mặc một bộ quần áo mỏng, bỏ dày
dép và đứng vào giữa bàn cân. Dụng cụ đo là một loại cân đồng hồ của Nhật Bản có độ chính
xác đến 0.1 kg. Trước khi cân bất kì một học sinh nào cân đều được chỉnh để đảm bảo độ
chính xác. Đơn vị tính trọng lượng cơ thể là kilôgam.
+ Vòng ngực trung bình: Dụng cụ đo vòng ngực trung bình là thước vải không co giãn
có độ chính xác tới 1mm. Đo ở tư thế thẳng đứng, vòng thước dây quanh ngực vuông góc với
cột sống và đi qua xương bả vai ở phía sau và mũi ức ở phía trước. Đo lần một, cho học sinh
hít vào tận lực. Lần hai yêu cầu học sinh thở ra hết sức, lấy trung bình cộng của hai lần đo.
+ Chỉ số BMI được tính theo công thức: BMI = Cân nặng (kg)/ [chiều cao đứng (m)]2
Bảng 2.2. Phân loại chỉ số BMI theo tổ chức Y tế thế giới WHO
STT Thế giới Người Châu Á Phân loại
1 < 16 < 16 Gầy độ III
2 16 - 16.9 16 - 16.9 Gầy độ II
3 17 - 18.5 17 - 18.4 Gầy độ I
4 18.5 - 24.9 18.5 - 22.9 Bình thường
5 25 - 29.9 23 - 24.9 Thừa cân
6 30 - 34.9 25 - 29.9 Béo phì độ I
7 35 - 39.9 30 - 34.9 Béo phì độ II
8 >= 40 >= 35 Béo phì độ III
+ Chỉ số Pignet được tính theo công thức:
Pignet = chiều cao đứng (cm) - [cân nặng (kg) + VNTB (cm)]
Bảng 2.3. Phân loại sức khoẻ dựa vào chỉ số pignet theo Nguyễn Quang Quyền.
STT Chỉ số pignet Tình trạng sức khoẻ
1 0 - 20.8 Cường tráng
2 20.9-24.1 Rất khoẻ
3 24.2- 27.4 Khoẻ
61
4 27.5 - 33.9 Trung bình
5 34-37.2 Yếu
6 37.3- 40.5 Rất yếu
7 >40.5 Yếu kém
Số liệu được xử lý trên máy tính, sử dụng phần mềm hệ chương trình Excel 2013.
3. Kết quả
3.1. Chiều cao đứng của học sinh
Kết quả nghiên cứu chiều cao đứng của học sinh giai đoạn 16 - 18 tuổi, trường THPT
Bình Thuận được thể hiện trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Chiều cao đứng của học sinh theo tuổi và giới tính
Tuổi
Nam (1) Nữ (2)
1
X -
2
X P (1-2)
n X S D
Mức
tăng
N X S D
Mức
tăng
16 51 159.20 6.77 - 51 154.90 5.42 - 4.31 < 0.05
17 51 163.84 5.28 4.63 51 156.60 5.96 1.7 7.24 < 0.05
18 51 163.90 5.91 0.06 51 156.94 5.68 0.34 6.94 < 0.05
Tăng trung bình 2.35 Tăng trung bình 1.02
Qua các số liệu trong bảng 3.1 cho thấy, từ 16 - 18 tuổi chiều cao của học sinh vẫn tiếp tục
tăng dần theo tuổi (p<0.05). Đối với học sinh nam chiều cao trung bình tăng từ 159.20 6.77
cm lúc 16 tuổi lên 163.90 5.91 cm lúc 18 tuổi, mỗi năm tăng trung bình 2.35 cm. Chiều cao
trung bình của học sinh nữ tăng từ 154.90 5.42 cm lúc 16 tuổi lên 156.94 5.68 cm lúc 18
tuổi, mỗi năm tăng trung bình 1.02 cm. Trong khi mức tăng chiều cao của học học sinh nữ
chậm dần và đi vào ổn định thì mức tăng chiều cao của học sinh nam vẫn diễn ra mạnh đặc
biệt giai đoạn 16 - 17 tuổi, trung bình tăng 4.63 cm/năm, cao hơn mức tăng của nữ là 172%.
Theo chúng tôi điều này có thể do tuổi dậy thì của nam đến muộn hơn nữ. Ở cùng một tuổi,
chiều cao của học sinh nam luôn cao hơn học sinh nữ. Sự chênh lệch chiều cao ở hai giới giai
đoạn 16 - 18 tuổi có ý nghĩa thống kê (p<0.05).
3.2. Cân nặng trung bình
Kết quả nghiên cứu cân nặng của học sinh trường THPT Bình Thuận được thể hiện
trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Cân nặng của học sinh theo tuổi và giới tính
Tuổi
Nam (1) Nữ (2)
1
X -
2
X P (1-2)
n X S D
Mức
tăng
n X S D
Mức
tăng
16 51 46.50 6.59 - 51 45.31 4.93 - 0.29 > 0.05
17 51 51.68 6.23 5.18 51 48.13 4.66 2.82 3.55 <0.05
18 51 54.47 5.38 2.79 51 49.12 6.32 0.99 5.35 <0.05
Tăng trung bình 3.99 Tăng trung bình 1.91 - -
Kết quả trong bảng 3.2 cho thấy, giai đoạn 16 - 18 tuổi cân nặng của học sinh vẫn tiếp
tục tăng dần theo tuổi (p<0.05). Cụ thể cân nặng của học sinh nam lúc 16 tuổi là 46.50 6.59
kg, đến 18 tuổi cân nặng là 54.47 5.38 kg, tăng thêm 7.97 kg, trung bình mỗi năm tăng
62
3.99 kg. Cân nặng của học sinh nữ lúc 16 tuổi là 45.31 4.93 kg, đến 18 tuổi cân nặng là
49.12 6.32 kg, tăng thêm 3.98 kg, trung bình mỗi năm tăng 1.91 kg. Tốc độ tăng cân nặng
trung bình của học sinh nam nhanh hơn tốc độ tăng cân nặng trung bình của học sinh nữ 2.08
lần. Ở cùng một độ tuổi, cân nặng của học sinh nam luôn cao hơn học sinh nữ. Tuy nhiên, sự
sai khác về cân nặng chỉ có ý nghĩa thống kê vào giai đoạn 17 - 18 tuổi (p<0.05). Một trong
những lí do quan trọng dẫn đến điều này là do quy luật tăng trưởng không đồng đều theo giới
tính. Kết quả nghiên cứu của Thẩm Thị Hoàng Điệp (1996), Trần Thị Loan (2002) [1], [4]
cũng cho nhận xét tương tự.
3.3. Vòng ngực trung bình của học sinh
Kết quả nghiên cứu vòng ngực trung bình của học sinh 16 - 18 tuổi được thể hiện trong
bảng 3.3.
Bảng 3.3. Vòng ngực trung bình của học sinh theo tuổi và giới tính
Tuổi
Nam (1) Nữ (2)
1
X -
2
X P (1-2)
n X S D
Mức
tăng
N X S D
Mức
tăng
16 51 77.60 5.58 - 51 77.76 5.01 - - 0.16 >0.05
17 51 82.07 4.76 4.47 51 82.03 3.70 4.27 0.04 >0.05
18 51 83.04 4.87 0.97 51 83.86 4.82 1.84 - 0.82 >0.05
Mức tăng trung bình 2.72 Mức tăng trung bình 3.03
Các số liệu trong bảng 3.3 cho thấy, vòng ngực trung bình của học sinh tăng không đều
theo tuổi. Vòng ngực trung bình của học sinh nam tăng từ 77.60 5.58 cm lúc 16 tuổi lên
83.04 4.87 cm lúc 18 tuổi, trung bình mỗi năm tăng 2.72 cm (p<0.05). Vòng ngực trung
bình của học sinh nữ tăng từ 77.76 5.01 lúc 16 tuổi lên 83.86 4.82 cm lúc 18 tuổi, mỗi
năm tăng trung bình 3.05 cm (p<0.05). So sánh với vòng ngực trung bình của người Việt Nam
hiện nay, kích thước vòng ngực trung bình của học sinh trường THPT bình Thuận cao hơn.
Điều này có thể giải thích do đa phần các em học sinh đều tham gia lao động cùng gia đình từ
rất sớm dẫn tới tăng kích thước của hệ vận động nói chung và hệ thống xương, cơ của lồng
ngực nói riêng.
Bên cạnh đó, cũng như chiều cao đứng và cân nặng, tốc độ tăng vòng ngực trung bình
của học sinh nam và học sinh nữ không đồng đều ở các giai đoạn phát triển, nhanh nhất ở giai
đoạn 16 - 17 tuổi. Trung bình vòng ngực trung bình của học sinh nam tăng 2.72 cm/năm, của
nữ tăng 3.03cm/năm. Điều này có thể giải thích do quy luật tăng trưởng không đồng đều theo
giới tính. Mặc dù ở trong cùng một độ tuổi, vòng ngực trung bình của học sinh nam và học
sinh nữ có khác nhau nhưng mức chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê (p>0.05).
3.4. Chỉ số BMI của học sinh
Kết quả nghiên cứu chỉ số BMI trung bình của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính
của học sinh trường THPT Bình Thuận được thể hiện trong bảng 3.4:
Bảng 3.4. Chỉ số BMI của học sinh theo tuổi và giới tính
Tuổi Nam (1) Nữ (2)
1
X -
2
X P (1-2)
63
n X S D
Mức
tăng
N X S D
Mức
tăng
16 51 18.13 2.25 - 51 18.88 1.79 - - 0.75 >0.05
17 51 19.23 1.96 1.10 51 19.62 1.54 0.74 - 0.35 >0.05
18 51 20.49 1.91 1.26 51 19.94 2.38 0.32 0.55 >0.05
Mức tăng trung bình 1.18 Mức tăng trung bình 0.53
Số liệu nghiên cứu trong bảng 3.4 cho thấy, học sinh THPT Bình Thuận có chỉ số BMI
tăng dần theo lớp tuổi. Cụ thể, chỉ số BMI của học sinh nam tăng từ 18.13 2.25 kg/m2 lúc
16 tuổi lên 20.49 1.91 kg/m2 lúc 18 tuổi, mỗi năm tăng trung bình 1.18 kg/m2 (p<0.05). Ở
nữ, BMI trung bình tăng từ 18.88 1.79 kg/m2 lúc 16 tuổi lên 19.94 2.38 kg/m2 lúc 18
tuổi, mỗi năm tăng trung bình 0.53 kg/m2 (p<0.05). Sự gia tăng BMI theo tuổi, chứng tỏ ở
giai đoạn này mức tăng trưởng về cân nặng mạnh hơn mức tăng trưởng về chiều cao. Tốc độ
tăng BMI trung bình của nam mạnh hơn của nữ 2.22 lần (nam: 1.18 kg/m2, nữ: 0.53 kg/m2). Ở
cùng một độ tuổi, chỉ số BMI của hai giới có sự chênh lệch nhưng không có ý nghĩa thống kê
(p>0.05). So với các nghiên cứu khác [1,2,3,4] kết quả nghiên cứu trên học sinh THPT Bình
Thuận có chỉ số BMI cao hơn. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do môi trường
sinh thái và các điều kiện dinh dưỡng đã ảnh hưởng tới chỉ số này.
Đối chiếu với bảng phân loại BMI của tổ chức WHO khuyến cáo dành cho các quốc gia
Châu Á, kết quả phân bố theo thể trạng và giới tính của học sinh trường THPT Bình Thuận
được thể hiện qua bảng 3.5 và hình 1.
Bảng 3.5. Phân bố học sinh theo thể trạng và giới tính dựa vào BMI.
Tuổi Chỉ số BMI
Nam (%) (n = 153) Nữ (%) (n = 153)
Gầy Bình thường Thừa cân Gầy Bình thường Thừa cân
16 45.58 50.50 3.92 58.80 41.20 0
17 31.37 68.63 0 37.25 62.75 0
18 11.76 88.24 0 25.49 74.51 0
Trung bình 29.57 69.12 1.31 40.51 54.49 0
Kết quả bảng 3.5 và hình 1 cho thấy, chỉ số BMI ở mức bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất
(nam: 69.12%, nữ: 54.49%). Tỷ lệ học sinh có thể trạng thừa cân chiếm tỷ lệ rất thấp (nam:
1.31%, nữ: 0%). Tuy thể trạng của học sinh ở mức gầy có xu hướng giảm dần theo tuổi,
nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (40.51% ở nữ, 29.57% ở nam). Với học sinh nữ, tỷ lệ gầy cao
hơn học sinh nam và đáng báo động, đặc biệt ở 16 tuổi (58.80%) và 17 tuổi (37.25%). So
sánh với các nghiên cứu khác [1,3] tỷ lệ học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi có thể trạng
gầy cao hơn. Có thể một trong những lí do quan trọng là chất lượng cuộc sống của người dân
nơi đây còn thấp. Do vậy, chế độ dinh dưỡng của các em chưa được đảm bảo về lượng, đặc
biệt sự cân đối các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày.
64
Hình 1. Biểu đồ thể hiện sự phân bố học sinh theo thể trạng dựa vào BMI.
3.5. Chỉ số pignet của học sinh
Kết quả nghiên cứu chỉ số pignet trung bình của học sinh theo tuổi và theo giới tính
được trình bày trong bảng 3.5.
Bảng 3.5. Chỉ số pignet của học sinh theo tuổi và theo giới tính.
Tuổi
Nam (1) Nữ (2)
1
X -
2
X
P (1-2)
n X S D
Mức
giảm
N X S D
Mức
giảm
16 51 33.70 1.29 - 51 31.82 7.86 - 1.88 > 0.05
17 51 30.07 9.36 3.63 51 26.43 6.71 5.39 3.54 < 0.05
18 51 25.58 9.10 4.49 51 24.93 9.79 2.50 0.65 > 0.05
Mức giảm trung bình 4.06 Mức giảm trung bình 3.94
Qua số liệu trong bảng 3.4 cho thấy, học sinh trong trường có thể lực trung bình và
khỏe. Chỉ số pignet của học sinh liên tục giảm từ 16 -18 tuổi. Cụ thể chỉ số pignet ở học sinh
nam trung bình mỗi năm giảm 4.06 (16 tuổi: 33.70 1.29; 18 tuổi: 25.58 9.10) (p<0.05).
Ở học sinh nữ trung bình mỗi năm giảm 3.94 (16 tuổi: 31.82 7.86; 18 tuổi: 23.93 9.79).
Mức độ giảm chỉ số pignet không đồng đều ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Ở nam chỉ
số pignet giảm mạnh giai đoạn 17 - 18 tuổi là 4.49 (17 tuổi: 30.07 9.36,18 tuổi: 25.58
9.10). Ở nữ tốc độ giảm mạnh giai đoạn 16 - 17 tuổi là 5.38 (16 tuổi: 31.82 7.86; 17 tuổi:
26.43 6.71). Như vậy, sự giảm chỉ số pignet theo tuổi hoàn toàn phù hợp với quy luật phát
triển chung của cơ thể, do tốc độ tăng chiều cao chậm hơn mức tăng cân nặng và vòng ngực
trung bình của học sinh. Kết quả này cũng minh chứng cho sự thay đổi mạnh theo hướng ngày
65
càng hoàn thiện về hình thái cơ thể ở giai đoạn sau này, nhằm hướng tới sự trưởng thành
trong những năm tiếp theo. So với các nghiên cứu của các tác giả khác [3,4,5] thì kết quả
nghiên cứu trên là hoàn toàn phù hợp.
4. Kết luận
4.1. Các chỉ số chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình của học sinh THPT
Bình Thuận vẫn tiếp tục tăng theo tuổi nhưng có sự khác nhau theo giới tính.
- Chiều cao đứng tăng trung bình 2.35 cm/năm ở học sinh nam; 1.02 cm/năm ở học
sinh nữ.
- Cân nặng tăng trung bình 3.99 kg/năm ở nam; 1.91 kg/năm ở nữ.
- Vòng ngực trung bình của học sinh nam tăng 2.72 cm/năm và 3.03 cm/năm ở nữ.
4.2. Chỉ số BMI tăng liên tục theo tuổi, ở nam tăng trung bình 1.18 kg/m2 /năm, ở nữ
tăng trung bình 0.53 kg/m2 /năm. BMI của nam luôn cao hơn của nữ trong cùng một độ tuổi.
Tỷ lệ học sinh có thể trạng gầy chiếm khá cao (40.51% ở nữ, 29.57% ở nam). Vì vậy, cần xây
dựng chế độ dinh dưỡng khoa học trong khẩu phần ăn hàng ngày nhằm đảm bảo đủ lượng và
chất cho các em. Chỉ số pignet ở nam giảm 4.06/năm, ở nữ giảm 3.44/năm. Theo bảng phân
loại chỉ số pignet học sinh trong trường có thể lực trung bình và khỏe.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Thẩm Thị Hoàng Điệp, Nguyễn Quang Quyền, Vũ Huy Khôi và cs (1996), Một số nhận
xét về phát triển chiều cao, vòng đầu, vòng ngực của người Việt Nam từ 1 - 55 tuổi, Kết
quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học của người Việt Nam, Nxb Y học, Hà
Nội, Tr, 68 - 71.
[2] Mai Văn Hưng (2003), Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và năng lực trí tuệ của sinh
viên ở một số trường Đại học phía Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội.
[3] Trần Thị Loan (1999), “Nghiên cứu các chỉ số hình thái, thể lực của học sinh tại một số
trường phổ thông thuộc thành phố Hà Nội”, Tạp chí sinh lý học, tập 3 (số 12), tháng
12/1999, tr. 23 - 30.
[4] Trần Thị Loan (2002), Nghiên cứu chỉ số thể lực và trí tuệ của học sinh từ 6 -17 tuổi tại
Quận Cầu Giấy - Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[5] Nguyễn Thị Bích Ngọc (2013), “Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học và năng lực trí tuệ
của học sinh miền núi từ 11 - 17 tuổi ở tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ”, Luận án Tiến sỹ
Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.65.
66
A STUDY ON PHYSICAL FORM AND STRENGTH OF STUDENTS
AT BINH THUAN HIGH SCHOOL, THUAN CHAU DISTRICT, SON LA
Vu Thi Thanh Nhan
Faculty of Biology and Chemistry, Tay Bac University
Abstract: The study physical form and strength of 306 students at Binh Thuan High School, Thuan
Chau district, Son La province shows that: The indexes of physical form increase continually from the age of
sixteen to eighteen, but the growth rate is unevenly with regard to age and sex. The average height growth rate
is 2.35 cm per year with males and 1.02 cm per year with females. The average weight growth rate of male is
3.99kg per year and 1.91kg with female. The average of chest circumference of males increases 2.72cm per year,
3.03 cm per year with females. The highest growth rate of indexes is the age of sixteen to seventeen. The BMI
increases 1.18kg per m2 per year with males and 0.53kg per m2 per year with females.The rate of thin students
are high accounting for 40.51% with females and 29.57 % with males. The average of pignet index reduction
rate with males is 4.06 per year and 3,44 per year with females. The average physical force gets the level of
medium and relatively good. In general, all the indexes have some positive changes.
Keywords: form, physical strengh, BMI, Pignet, Binh Thuan, Thuan Chau, Son La