Mục tiêu: Nhiều nghiên cứu cho thấy xơ vữa động mạch là một yếu tố nguy cơ cao của đột quỵ não. Tuy
nhiên nghiên cứu mối liên quan thang điểm HENRY và đường kính ổ nhồi máu não với các yếu tố nguy cơ của
nhồi máu não chưa nghiên cứu nhiều ở Việt Nam.
Phương pháp: tiến cứu 100 bệnh nhân nhồi máu não.
Kết quả: Ở bệnh nhân nhồi máu não với thang điểm HENRY 4‐5 có trị số trung bình và tỷ lệ có tăng BMI;
huyết áp tâm thu; huyết áp tâm trương; độ dày trung bình động mạch cảnh chung, cholesterol TP cao hơn nhóm
HENRY 1‐2‐3 (p<0,05). Ở bệnh nhân nhồi máu não với đường kính ổ nhồi máu não ≥3cm có trị số trung bình
và tỷ lệ có tăng BMI; huyết áp tâm thu; huyết áp tâm trương; độ dày trung bình động mạch cảnh chung, có hút
thuốc lá cao hơn nhóm đường kính ổ nhồi máu não <3cm (p<0,05).
Kết luận: tóm lại có mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ nhồi máu não với thang điểm HENRY và
đường kính ổ nhồi máu não (p<0,05)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu mối liên quan giữa thang điểm HENRY và đường kính ổ nhồi máu não với các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân nhồi máu não, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 37
NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA THANG ĐIỂM HENRY
VÀ ĐƯỜNG KÍNH Ổ NHỒI MÁU NÃO VỚI CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO
Trần Văn Trung*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhiều nghiên cứu cho thấy xơ vữa động mạch là một yếu tố nguy cơ cao của đột quỵ não. Tuy
nhiên nghiên cứu mối liên quan thang điểm HENRY và đường kính ổ nhồi máu não với các yếu tố nguy cơ của
nhồi máu não chưa nghiên cứu nhiều ở Việt Nam.
Phương pháp: tiến cứu 100 bệnh nhân nhồi máu não.
Kết quả: Ở bệnh nhân nhồi máu não với thang điểm HENRY 4‐5 có trị số trung bình và tỷ lệ có tăng BMI;
huyết áp tâm thu; huyết áp tâm trương; độ dày trung bình động mạch cảnh chung, cholesterol TP cao hơn nhóm
HENRY 1‐2‐3 (p<0,05). Ở bệnh nhân nhồi máu não với đường kính ổ nhồi máu não ≥3cm có trị số trung bình
và tỷ lệ có tăng BMI; huyết áp tâm thu; huyết áp tâm trương; độ dày trung bình động mạch cảnh chung, có hút
thuốc lá cao hơn nhóm đường kính ổ nhồi máu não <3cm (p<0,05).
Kết luận: tóm lại có mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ nhồi máu não với thang điểm HENRY và
đường kính ổ nhồi máu não (p<0,05).
Từ khóa: xơ vữa động mạch, đột quỵ não, thang điểm HENRY, đường kính ổ nhồi máu não
ABSTRACT
RESEARCH ON THE RELATIONSHIP BETWEEN HENRY SCALE AND DIAMETER
OF CEREBRAL INFARCTION ZONE WITH RISK FACTORS
FOR CEREBRAL INFARCTION STROKE PATIENTS
Tran Van Trung* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 37 ‐ 43
Backgrounds: Some previous studies showed that atherosclerosis is a situation of high risk factors of
cerebral stroke. However, research on the relationship between HENRY scale and diameter of cerebral infarction
zone with risk factors for cerebral infarction stroke have not been studied much in Vietnam.
Methods and Results: In this study, 100 patients (74 male, 26 female) with cerebral infarction stroke
(patient group) who had an average age 68.87 ± 11.16 years was diagnosed with cerebral infarction identified
clinically and by computed tomography. 100 patients (80 male, 20 female) with no risk factors atherosclerosis
with no signs of cerebral infarction identified by computed tomography (control group) had similar age average
68.87 ± 11.16 years .The Results as below: In patient cerebral infarction with HENRY4‐5 group had average and
prevalence percentage of BMI, systolic blood pressure, diastolic blood pressure ; carotid artery intimal‐medial
thickness (IMT), cholesterol total were higher than that HENRY 1‐2‐3 group difference is statistically significant
(p<0.05). ‐ In patient cerebral infarction with diameter of cerebral infarction zone ≥3cm group had average and
prevalence percentage of BMI; systolic blood pressure; diastolic blood pressure; carotid artery intimal‐medial
thickness (IMT); smoking were higher than that diameter of cerebral infarction zone ≥3cm group difference is
statistically significant (p<0.05).
Conclusion: There was a strongly relationship between HENRY scale and diameter of cerebral infarction
* Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định
Tác giả liên lạc: BSCKII Trần Văn Trung ĐT: 0903574242 Email: trungt646@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 38
zone with some risk factors for cerebral infarction stroke patients.
Key words: atherosclerosis carotid artery, cerebral infarction stroke, HENRY scale, diameter of cerebral
infarction zone
ĐẶT VẤN ĐỀ
Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh đột
quỵ não, nhưng người ta chia thành hai nhóm
chính: nhóm không thay đổi đươc như: tuổi, giới
tính, chủng tộc, di truyền; nhóm có thể thay
đổi được như tăng huyết áp, béo phì, rối loạn
lipid máu, đái tháo đường type 2, hút thuốc lá,
uống rượu, hoạt động tĩnh tại(9,5). Việc phát hiện
các yếu tố nguy cơ giúp ta dự báo để có các biện
pháp phòng ngừa biến chứng gây ra. Đột quỵ
não để lại nhiều di chứng nặng nề ảnh hưởng
đến bản thân, gia đình và xã hội. Liệt là một biến
chứng để lại di chứng nặng nhất, mức độ tổn
thương ổ nhồi máu trên chụp cắt lớp vi tính sọ
não có thể giúp ta tiên lượng sự trầm trọng của
bệnh. Mục tiêu đề tài:
1. Đánh giá một số yếu tố nguy cơ bệnh
nhân nhồi máu não.
2. Xác định mối liên quan một số yếu tố
nguy cơ với mức độ liệt chi qua thang điểm
HENRY và đường kính ổ nhồi máu trên CT sọ
não ở bệnh nhồi máu não.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nhóm bệnh 100 bệnh nhân qua khám lâm
sàng và chụp CT sọ não để được chẩn đoán là
nhồi máu não. Nhóm chứng 100 bệnh nhân
không có bệnh lý nhồi máu não có độ tuổi và
giới tương đương vào điều trị với các bệnh
thông thường.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nhồi máu não
được chẩn đoán xác định khi đáp ứng 2 tiêu chí
chẩn đoán về lâm sàng theo tổ chức y tế thế giới
và qua chụp cắt lớp vi tính sọ não.
Về lâm sàng: liệt nửa người, rối loạn ý thức,
rối loạn ngôn ngữ, rối loạn cảm giác, liệt dây
thần kinh VII trung ương, rối loạn cơ tròn, co
giật kiểu động kinh.
Hình ảnh nhồi máu não: phải nhìn thấy ổ
tổn thương trên CT.
+ Số ổ tổn thương: 1 ổ và > 1 ổ; + Kích thước
ổ nhồi máu < 3 cm và ≥ 3 cm
Bảng 1. Đánh giá mức độ liệt của chi theo 5 mức độ
(Henry và cộng sự ‐1984)(1)
I- Liệt nhẹ (bại) Sức cơ
4 điểm
Giảm sức cơ, còn vận động
chủ động
II- Liệt vừa Sức cơ
3 điểm
Còn nâng được chi lên khỏi
giường
III- Liệt nặng Sức cơ
2 điểm
Còn co duỗi chi khi có tì
IV- Liệt rất nặng Sức cơ
1 điểm
Chỉ còn biểu hiện co cơ chút
ít
V- Liệt hoàn toàn Sức cơ
0 điểm
Không co cơ chút nào
+ Lượng giá mức độ liệt chi dựa vào thang
điểm HENRY qua 2 loại:
Loại 1 gồm: Mức 1; Mức 2; Mức 3 (Liệt nhẹ,
liệt vừa, liệt nặng).
Loại 2 gồm: Mức 4; Mức 5 (Liệt rất nặng và
liệt hoàn toàn).
Xử lý thống kê
Các thông số nghiên cứu được xử lý theo
thuật toán thống kê sinh học ứng dụng trong y
học trên phần mền SPSS 16.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Một số yếu tố nguy cơ
Chỉ tiêu Nhóm bệnh n =100 Nhóm chứng n =100 p
Tuổi (năm) 68,87±11,16 71,61±11,17 > 0,05
BMI (kg/m²) 22,91±1,78 22,19±1,31 < 0,05
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 39
Chỉ tiêu Nhóm bệnh n =100 Nhóm chứng n =100 p
Vòng bụng (VB)(cm) 84,61±6,03 82,68±4,42 < 0,05
Huyết áp tâm thu (HATT) (mmHg) 155,60±17,87 126,85±11,27 < 0,05
Huyết áp tâm trương (HATTr) (mmHg) 88,60±6,93 79,40±5,82 < 0,05
Độ dày nội trung mạc ĐMC TB (mm) 1,07±0,22 0,77±0,12 < 0,01
Glucose (mmol/l) 7,35±2,91 5,17±1,19 < 0,01
Cholesterol (mmol/) 5,59±1,00 5,16±0,93 < 0,01
Triglycerit (mmol/l) 2,15±1,36 1,75±0,86 < 0,05
HDL- C (mmol/l) 1,17±0,28 1,10±0,22 < 0,05
LDL- C (mmol/l) 3,63±0,85 3,13±0,72 < 0,05
Nhận xét: Chỉ số các yếu tố nguy cơ ở nhóm bệnh tăng hơn nhóm chứng.
Bảng.2. Các yếu tố nguy cơ với thang điểm HENRY
Chỉ tiêu HENRY 4-5 (n =
71)
HENRY 1-2-3( n
= 29)
p
HATT (mmHg) 159,79±17,28 145,34±15,11 <0,05
HATTr (mmHg) 90,28±6,70 84,48±5,72 <0,05
Tuổi (năm) 68,67±6,71 69,34±12,43 >0,05
BMI (kg/m²) 23,18±1,80 22,26±1,57 <0,05
Glucose máu
(mmol/l)
7,22±2,62 7,69±2,54 >0,05
Cholesterol TP
(mmol/l)
5,86±1,01 5,28±0,86 <0,05
Triglicerit
(mmol/l)
2,53±1,52 1,66±0,64 <0,05
LDL-C (mmol/l) 3,70±0,88 3,46±0,74 >0,05
HDL-C (mmol/l) 1,10±0,12 1,11±0,21 >0,05
Độ dày NTM
ĐMC (mm)
1,10±0,21 0,99±0,20 <0,05
Nhận xét: Có sự tăng BMI, huyết áp tâm thu,
huyết áp tâm trương,cholesterol, triglicerit và độ
dày nội trung mạc động mạch cảnh ở nhóm
bệnh nhân có Henry 4‐5.
Bảng 3. Các yếu tố nguy cơ với đường kính ổ
nhồi máu
Chỉ tiêu ĐKỔNN ≥3cm (n
= 54)
ĐKỔNM <3cm (
n = 46)
p
HATT (mmHg) 162,41±16,92 61±15,62 <0,05
HATTr (mmHg) 90,93±7,00 85,87±5,80 <0,05
Tuổi (năm) 70,54±11,09 66,91±11,04 >0,05
BMI (kg/m²) 23,40±1,78 22,34±1,61 <0,05
Glucose máu
(mmol/l)
7,47±2,85 7,22±3,0 >0,05
Cholesterol TP
(mmol/l)
5,90±1,00 5,45±0,894 <0,05
Triglicerit
(mmol/l)
2,26±1,21 2,02±1,52 >0,05
LDL-C (mmol/l) 3,80±0,86 3,44±0,80 <0,05
HDL-C (mmol/l) 1,09±0,21 1,12±0,22 >0,05
Độ dày NTM
ĐMC (mm)
1,14±0,19 0,98±0,20 <0,05
Nhận xét: Có sự tăng BMI, huyết áp tâm thu,
huyết áp tâm trương, cholesterol, LDL‐C và độ
dày nội trung mạc ĐMC ở nhóm bệnh nhân có
đường kính ổ nhồi máu ≥ 3cm.
Bảng 4. Liên quan tỷ lệ các yếu tố nguy cơ với
đường kính ổ nhồi máu (đkônm)
Chỉ tiêu ĐKỔNM ≥3cm
(n = 54)
ĐKỔNM <3cm
(n = 46)
p
Tăng Huyết áp tâm
thu ≥140 mmHg,
n%,OR(CI)
52(96,3) 33(71,7) <0,05
4,924(1,478-16,411)
Tăng huyết áp tâm
trương ≥90mmHg,
n%, 0R(CI)
43(79,6) 25(54,3) <0,05
3,284(1,361-7,920)
Tuổi ≥60 (năm) n%,
0R(CI)
46(85,2) 33(71,7) >0,05
2,265(0,844-8,08)
BMI ≥ 23 (kg/m²)
n%, 0R(CI)
35(64,8) 16(34,8) <0,05
3,484(1,514-7,879)
Tăng độ dày nội
trung mạc
ĐMC(mm), n%,
0R(CI)
52(96,3) 31(76,4) <0,05
12,584(2,694-58,714)
Có hút thuốc lá, n%,
0R(CI)
46(85,2) 27(58,7) <0,05
4,046(1,560-10,491)
Nhận xét: Có sự tăng tỷ lệ tăng huyết áp
tâm thu, tăng huyết áp tâm trương, BMI≥23,
tăng độ dày nội trung mạc động mạch cảnh và
có hút thuốc lá ở bệnh nhân có đường kính ổ
nhồi máu ≥3cm.
Bảng 5. Liên quan tỷ lệ các yếu tố nguy cơ với
đường kính ổ nhồi máu (tt)
Chỉ tiêu ĐKỔNN
≥3cm
(n = 54)
ĐKỔNM
<3cm (n = 46)
p
Tăng Đường máu ≥
7,0 mmol/l, n%,
0R(CI)
26(48,1) 21(45,) >0,05
1,105(0,503-2,421)
Tăng Cholesterol≥5,2
mmol/l, n%, 0R(CI)
44(81,5) 31(76,5) >0,05
2,129(0,846-5,35)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 40
Chỉ tiêu ĐKỔNN
≥3cm
(n = 54)
ĐKỔNM
<3cm (n = 46)
p
Tăng triglicerit≥
1,7mmol/l n%, 0R(CI)
34(63,0) 29(63,0) >0,05
0,997(0,441-2,250)
Tăng LDL-
C≥3,4mmol/l n%,
0R(CI)
42(77,8) 29(73) >0,05
2,052(0,853-4,974)
Giảm HDL-C≤
1mmol/l n%, 0R(CI)
5(9,3) 6(13) >0,05
0,680(0,193-2,394)
Nhận xét: Không có sự thay đổi khi tăng tỷ lệ
đường máu va các thành phần tăng lipid máu ở
bệnh nhân có đường kính ồ nhồi máu≥3cm.
Bảng 6. Liên quan tỷ lệ các yếu tố nguy cơ với thang
điểm HENRY
Chỉ tiêu HENRY4-5
(n = 71)
HENRY1-2-3
(n=29)
p
Tăng Huyết áp tâm
thu ≥140 mmHg,
n%,OR(CI)
63(88,7) 20(69,1) <0,05
3,544(1,207-10,405)
Tăng huyết áp tâm
trương ≥90mmHg,
n%, 0R(CI)
56(78,9) 12(41,4) <0,05
5,289(2,08-13,44)
Tuổi ≥60 (năm)
n%, 0R(CI)
56(78,9) 23(79,3) >0,05
0,974(0,336-2,82)
BMI ≥ 23 (kg/m²)
n%, 0R(CI)
41(57,7) 10(34,5) <0,05
2,579(1,05-6,38)
Tăng độ dày nội
trung mạc Động
mạch cảnh chung,
n%, 0R(CI)
63(88,7) 20(69) <0,05
3,541(1,207-10,405)
Có hút thuốc lá,
n%, 0R(CI)
55(77,5) 18(62,1) >0,05
2,101(0,825-5,346)
Nhận xét: Có sự tăng tỷ lệ tăng huyết áp tâm
thu, tăng huyết áp tâm trương, BMI≥23, tăng độ
dày nội trung mạc động mạch cảnh chung ở
bệnh nhân có thang điểm HENRY 4‐5.
Bảng 7. Liên quan tỷ lệ các yếu tố nguy cơ với thang
điểm HENRY (tiếp theo)
Chỉ tiêu HENRY 4-5
(n = 71)
HENRY1-2-3
(n =29)
p
Tăng Đường máu ≥
7,0 mmol/l, n%,
0R(CI)
31(43,7) 16(55,2) >0,05
0,63(0,264-1,502)
Tăng Cholesterol≥5,2
mmol/l, n%, 0R(CI)
59(83,1) 16(55,2) <0,05
3,99(1,53-10,429)
Tăng triglicerit≥
1,7mmol/l n%, 0R(CI)
47(66,2) 16(55,2) >0,05
1,59(0,659-3,843)
Tăng LDL-
C≥3,4mmol/l n%,
0R(CI)
54(76,1) 17(58,6) >0,05
2,242(0,895-5,40)
Giảm HDL-C≤
1mmol/l n%, 0R(CI)
6(8,5) 5(17,2) >0,05
0,443(0,124-1,58)
Nhận xét: Có sự tăng tỷ lệ tăng cholesterol ở
bệnh nhân có HENRY 4‐5.
BÀN LUẬN
Các yếu tố nguy cơ của đối tượng
nghiên cứu
Trong nghiên cứu chúng tôi huyết áp tâm
thu trung bình là 155,60 ± 17,87 mmHg, huyết áp
tâm trương trung bình là 88,60 ± 6,93mmHg,
huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg là 83%, huyết áp
tâm trương ≥ 90 là 62%, tỷ lệ này cũng tăng cao
ở nghiên cứu Nguyễn Đức Hải(2) khi nghiên cứu
42 bệnh nhân nhồi máu não tăng huyết áp tâm
thu là 76,2%. Theo Phạm Thị Diệu Linh(11) 57 ca
nhồi máu não thì tăng huyết áp tâm thu là
77,2%.J.Robin(4) là 53,3%,Theo Lê Thúy Phượng(7)
nghiên cứu 399 người nhồi máu não thì huyết
áp tâm thu trung bình là 142,17 ± 21,0 mmHg,
huyết áp tâm trương là 87,44 ± 13,5 mmHg. Theo
Lê Thị Thu Trang(6) khi nghiên cứu vai trò các
yếu tố nguy cơ và lâm sàng giai đoạn cấp của
bệnh tai biến mạch máu não qua 79 trường hợp
nhồi máu não và 30 trường hợp xuất huyết não
thì huyết áp tâm thu trung bình là 151,5 ± 26,8
mmHg, huyết áp tâm trương trung bình là 85,6 ±
12,3 mmHg, tỷ lệ tăng huyết áp tâm thu cao ở
nhóm xuất huyết não; còn nghiên cứu của
Nguyễn Văn Tâm(10) qua 39 trường hợp nhồi
máu não và 38 trường hợp chảy máu não thì
tăng huyết áp tâm thu cao ở nhóm nhồi máu
não và tăng huyết áp tâm trương tăng ở nhóm
xuất huyết não.Như vậy ở bệnh nhân bị nhồi
máu não có tỷ lệ tăng huyết áp tâm thu và tâm
trương cao hơn nhóm chứng‐ Tăng đường máu
làm xơ vữa động mạch dễ phát triển là một
trong những nguy cơ cao cho bệnh lý mạch máu
não. Trong nghiên cứu chúng tôi nồng độ
đường máu trung bình là 7,35 ± 2,91 mmol/l và
tỷ lệ tăng đường máu chiếm 47% so với Lê Thị
Thu Trang(6) là 32,91%, Phạm Thị Diệu Linh(11) là
28,1%;Nguyễn Đức Hải(8) là 9,5%. J.Robin(4) là
22,2%.Trong giai đoạn đầu đột quỵ có tăng
đường máu, có thể do bệnh có đái đường tiềm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 41
tàng trước đó, glucose tăng cao là một tiên lượng
xấu. Bệnh nhân đột quỵ não có biểu hiện tăng đề
kháng insulin và có sự rối loạn chức năng tiết
insulin ở tế bào beta, song khi có kèm theo các
yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, béo phì, hội
chứng chuyển hóa thì nguy cơ sẽ làm tăng thêm
mức đề kháng insulin(2,3).
Nghiên cứu chúng tôi nồng độ trung bình
cholesterol TP 5,59 ± 1,00 mmol/l, tỷ lệ tăng
cholesterol là 75%, nồng độ trung bình triglycerit
là 2,15 ± 1,36 mmol/l, tỷ lệ tăng triglycerit là 63%,
nồng độ trung bình HDL là 1,17 ± 0,28 mmol/l,
tỷ lệ HDL < 1 là 11 %, nồng độ trung bình LDL
là 3,63 ± 0,85 mmol/l, tỷ lệ tăng LDL là 71%.
Theo Lê Thị Thu Trang(6) qua 106 trường hợp
đột quỵ não có tăng cholesterol chiếm 42,2%,
tăng LDL là 47,71%, tăng triglycerit là 54,13%,
giảm HDL là 73,39%, Nguyễn Đức Hải(8) có rối
loạn lipid chiếm 59,5%. Như vậy qua các nghiên
cứu trên cho thấy có sự khác nhau về tăng tỷ lệ
các thành phần lipid máu, song điều này có lẽ
do bệnh nhân đã điều trị hạ lipid máu trước nên
khó đánh giá chính xác được, tuy nhiên các
nghiên cứu trên đều có sự tăng cao các thành
phần lipid máu ở bệnh nhân nhồi máu não.
Nghiên cứu này có BMI là 22,91 ± 1,78
kg/m², tỷ lệ có BMI ≥ 23 là 51%, BMI của nam
23,28 ± 1,63 kg/m², BMI của nữ là 21,89 ± 1,80
kg/m². Lê Thị Thu Trang qua 79 ca nhồi máu
não thì BMI là 20,74 ± 2,35 kg/m² .Kích thước ổ
nhồi máu não 3cm là 54% còn
Đinh Văn Thắng(1) 3cm là
74,7%.
Liên quan thang điểm Henry và đường
kính ổ nhồi máu (ĐKỔNM) bệnh nhân
nhồi máu não với huyết áp
Kết quả cho thấy ở Henry 4‐5 huyết áp tâm
thu là 159,79± 17,28 mmHg.
Henry 1‐2‐3 là 145,34 ± 15,11mmHg (p<0,05),
Henry 4‐5 huyết áp tâm trương là 90,28±6,70
mmHg, Henry 1‐2‐3 là 84,48 ± 5,72 mmHg
(p<0,05). Nhóm có tăng huyết áp tâm thu ở
Henry 4‐5 là 88,7% và tỷ lệ có tăng huyết áp tâm
thu cao gấp 3,54 (p<0,05). Nhóm có tăng huyết
áp tâm trương ở Henry 4‐5 là 78,9% và tỷ lệ có
tăng huyết áp tâm trương cao gấp 5,28 (p<0,05).
Kết quả cho thấy bệnh nhân có ĐKỔNM
≥3cm thì huyết áp tâm thu là 162,41± 16,92
mmHg, ĐKỔNM <3cm là 147,61 ± 15,62mmHg
(p<0,05), ĐKỔNM ≥3cm huyết áp tâm trương là
90,93±7,0 mmHg, ĐKỔNM<3cm là 85,87± 5,80
mmHg (p<0,05). Nhóm có tăng huyết áp tâm
thu ĐKỔNM ≥3cm là 96,3% và tỷ lệ có tăng
huyết áp tâm thu cao gấp 4,92 (p <0,05). Nhóm
có tăng huyết áp tâm trương ở ĐKỔNM ≥3cm là
79,6% và tỷ lệ có tăng huyết áp tâm trương cao
gấp 3,28 (p <0,05). Như vậy ở bệnh nhân có
huyết áp tâm thu, tâm trương tăng cao thì nguy
cơ liệt nặng và kích thước ổ nhồi máu lớn hơn,
yếu tố nguy cơ nhồi máu não tăng cao là tăng
huyết áp, vì tăng huyết áp dễ làm tổn thương
nội mạc thành mạch do áp lực dòng máu mạnh
hơn, vị trí nhồi máu gặp ở bao trong nhân xám
trung ương chiếm tỷ tăng đây là vùng đường
thần kinh điều khiển vận động bên đối diện đi
qua cho nên thường gặp là liệt nặng và hoàn
toàn.
Liên quan thang điểm Henry, đường kính
ổ nhồi máu (ĐKỔNM) bệnh nhân nhồi
máu não với BMI
Bệnh nhân nhồi máu não ở Henry 4‐5 thì
BMI là 23,18±1,80 kg/m² với Henry1‐2‐3 là
22,26±1,57 kg/m (p<0,05). Nhóm có tăng BMI ở
Henry 4‐5 là 57,7% và tỷ lệ có tăng BMI cao gấp
2,47 (p<0,05). Bệnh nhân nhồi máu não có
ĐKỔNM ≥3cm thì BMI là 23,40±1,78 kg/m²,
ĐKỔNM <3cm là 22,34±1,61 kg/m² (p<0,05),
Nhóm có tăng BMI≥ 23 có ĐKỔNM ≥3cm là
64,8% và tỷ lệ có BMI≥23 cao gấp 3,48 (p<0,05).
Qua nhận xét trên ta thấy ở bệnh nhân nhồi
máu não mà có BMI≥23 thì mức độ liệt Henry 4‐
5 và trên C.T có đường kính ổ nhồi máu ≥ 3cm
chiếm tỷ lệ cao.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 42
Liên quan thang điểm Henry, đường kính
ổ nhồi máu ở bệnh nhân nhồi máu não với
độ dày nội trung mạc động mạch cảnh
(NTMĐMC)
Bệnh nhân nhồi máu não ở Henry 4‐5 thì
NTMĐMC là 1,10±0,21mm và Henry 1‐2‐3 là
0,99±0,22mm (p<0,05). Nhóm có tăng NTMĐMC
ở Henry 4‐5 là 88,7% và tỷ lệ có tăng NTMĐMC
cao gấp 3,54 (p<0,05). Bệnh nhân nhồi máu não ở
ĐKỔNM≥3cm thì NTMĐMC là 1,14±0,19mm và
ĐKỔNM< 3cm là 0,98±0,20mm (p<0,05). Nhóm
có tăng NTMĐMC ở ĐKỔNM≥ 3cm là 96,3% và
tỷ lệ có tăng NTMĐMC cao gấp 12,58 (p<0,05).
Do cơ chế khác nhau nên yếu tố nguy cơ ảnh
hưởng không giống nhau lên nội trung mạc và
mảng xơ vữa động mạch cảnh, tuy nhiên độ dày
nội trung mạc và mảng xơ vữa tại chỗ cùng có
những yếu tố nguy cơ chung, điều đó cho thấy
độ dày nội trung mạc có thể là một đáp ứng sớm
trong khi mảng xơ vữa là một biểu hiện muộn
của tiến trình xơ vữa và sự dày lên nội mạc động
mạch cảnh có thể làm lưu lượng máu đến não ít
và góp phần ổ nhồi máu não có đường kính lớn
hơn và liệt nặng hơn.
Liên quan thang điểm Henry, đường kính
ổ nhồi máu bệnh nhân nhồi máu não với
rối loạn Lipid máu
Bệnh nhân nhồi máu não ở Henry 4‐5 thì
cholesterol là 5,86±1,01mmol/l với Henry1‐2‐3 là
5,28±0,86 mmol/l (p<0,05). Nhóm có tăng
cholesterol ở Henry 4‐5 là 83,1% và tỷ lệ có tăng
cholesterol cao gấp 3,99 (p<0,05)
Triglycerit ở Henry 4‐5 là 2,53±1,52mmol/l
với Henry1‐2‐3 là 1,66±0,64mmol/l (p<0,05).
Nhóm có tăng triglycerit ở Henry 4‐5 là 66,2% và
tỷ lệ có tăng triglycerit cao gấp 1,59 (p>0,05).
LDL‐C ở Henry 4‐5 là 3,70±0,88mmol/l với
Henry1‐2‐3 là 3,46±0,74mmol/l (p>0,05). Nhóm