Nghiên cứu một số đặc điểm của hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân mắc bệnh mạch vành mạn

Mục tiêu nghiên cứu. Xác định đặc điểm hội chứng chuyển hóa (HCCH) trên bệnh nhân bệnh mạch vành mạn tính đồng thời khảo sát mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và bệnh mạch vành. Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng. Thực hiện trên 106 bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng là đau thắt ngực ổn định (ĐTNÔĐ) và có kết quả chụp mạch vành. Kết quả. Tỷ lệ mắc HCCH là 65,28%, bệnh nhân ≥ 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 69,64%, giới nữ 85,00% cao hơn nam 57,69% (p<0,029), gia tăng theo BMI. Thành phần hay gặp nhất trong HCCH là tăng huyết áp (89,80%). Giá trị trung bình vòng eo, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, đường huyết, triglycerid trên người có HCCH cao hơn và giá trị trung bình HDL-c ở bệnh nhân có HCCH thấp hơn bệnh nhân không có HCCH (p<0,05). Bệnh nhân mắc HCCH có tỷ lệ hẹp mạch vành cao hơn so bệnh nhân không có hội chứng này. Ngoài ra, các yếu tố đề kháng insulin và rối loạn dung nạp đường đều liên quan với mức độ hẹp mạch vành. Kết luận. HCCH chiếm tỷ lệ 65,28% ở bệnh nhân bệnh mạch vành mạn. Có liên quan giữa HCCH với mức độ hẹp mạch vành thông qua chụp mạch.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm của hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân mắc bệnh mạch vành mạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 148 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA TRÊN BỆNH NHÂN MẮC BỆNH MẠCH VÀNH MẠN Cao Đình Hưng*, Hồ Thượng Dũng** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu. Xác định đặc điểm hội chứng chuyển hóa (HCCH) trên bệnh nhân bệnh mạch vành mạn tính đồng thời khảo sát mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và bệnh mạch vành. Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng. Thực hiện trên 106 bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng là đau thắt ngực ổn định (ĐTNÔĐ) và có kết quả chụp mạch vành. Kết quả. Tỷ lệ mắc HCCH là 65,28%, bệnh nhân ≥ 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 69,64%, giới nữ 85,00% cao hơn nam 57,69% (p<0,029), gia tăng theo BMI. Thành phần hay gặp nhất trong HCCH là tăng huyết áp (89,80%). Giá trị trung bình vòng eo, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, đường huyết, triglycerid trên người có HCCH cao hơn và giá trị trung bình HDL-c ở bệnh nhân có HCCH thấp hơn bệnh nhân không có HCCH (p<0,05). Bệnh nhân mắc HCCH có tỷ lệ hẹp mạch vành cao hơn so bệnh nhân không có hội chứng này. Ngoài ra, các yếu tố đề kháng insulin và rối loạn dung nạp đường đều liên quan với mức độ hẹp mạch vành. Kết luận. HCCH chiếm tỷ lệ 65,28% ở bệnh nhân bệnh mạch vành mạn. Có liên quan giữa HCCH với mức độ hẹp mạch vành thông qua chụp mạch. Từ khóa. Hội chứng chuyển hóa, bệnh mạch vành mạn. ABSTRACT STUDYING METABOLIC SYNDROME IN PATIENTS WITH CHRONIC CORONARY ARTERY DISEASE Cao Dinh Hung, Ho Thuong Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 – 2011: 148 - 154 Objectives. Estimating the characteristics of metabolic syndrome (MS) in patients with chronic coronary artery disease and the relationship between metabolic syndrome and that disease. Methods. Cross-sectional descriptive study in 106 patients having stable angina and coronary angiography. Results. The prevalence of MS was 57.5%, patient who was about and over 60 years old was the highest 69.64%, found in women 85.00% rather than men 57.69% (p< 0.029), increasing with BMI. Hypertension was the most common component in metabolic syndrome. The mean waist circumplex, systolic tension, diastolic tension, glycemia and triglycerid concentration of MS patients were higher than non-MS patient; the mean HDL- cholesterol concentration of MS patients were lower than non-MS patient (p< 0.05). MS patients had the proportion of stenos coronary artery more than non-MS patient. Besides, both insulin resistance and impaired glucose tolerance were in relationship with the severity of stenos coronary artery. Conclusions. Metabolic syndrome affected 65.28% in patients with coronary artery disease. There was correlation between MS and the severity of stenos coronary artery. Keywords. Metabolic syndrome, chronic coronary artery disease. * Bộ môn Nội Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch ** Bệnh Viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh. Tác giả liên lạc : BS. Cao Đình Hưng ĐT: 0919174956 Email: caodinhhung82@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 149 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh động mạch vành (ĐMV) là bệnh chiếm tỉ lệ cao ở nhiều nước phát triển. Ước tính có khoảng 13,2 triệu người mắc bệnh ĐMV tại Mỹ, và trong năm 2001, bệnh động mạch vành chiếm trên 20% nguyên nhân tử vong chung tại Mỹ(11). Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh mạch vành là 3% năm 1991, 6,03% năm 1996 và tăng lên 9,5% vào năm 1999. Theo đà phát triển kinh tế và lối sống của cộng đồng thì dự báo số người tử vong sẽ là 100.000 vào năm 2010 (khoảng 300 người tử vong bệnh này mỗi ngày)(3). Bên cạnh đó, hội chứng chuyển hóa (HCCH) là một yếu tố nguy cơ mới được chú ý của bệnh mạch vành hiện đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Ở nước ta những năm gần đây đã có một số nghiên cứu về HCCH trên bệnh nhân bệnh mạch vành như nghiên cứu của Trần Diệp Khoa, Phạm Tú Quỳnh và Đỗ Thị Thu Hà. Nhằm làm phong phú thêm các số liệu về HCCH – một yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành trên đối tượng người Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo sát một số đặc điểm của hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân bệnh mạch vành mạn tính. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân (BN) đến bệnh viện Thống Nhất có biểu hiện lâm sàng là cơn đau thắt ngực ổn định (ĐTNÔĐ), có chỉ định chụp và có kết quả chụp mạch vành. Tiêu chuẩn loại trừ ĐTNÔĐ không có chụp mạch vành. Bệnh nhân có bệnh lý nhiễm trùng cấp, viêm khớp, bệnh tự miễn, ung thư. Bệnh nhân chuyển viện hay tử vong trong quá trình theo dõi. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế Mô tả cắt ngang. Bệnh nhân được khám lâm sàng, hỏi tiền sử, đo huyết áp (HA), vòng eo (VE), chiều cao, cân nặng; sau đó được cho tiến hành làm các xét nghiệm vào buổi sáng (bệnh nhân nhịn đói ít nhất 12 giờ): bilan lipid, đường huyết lúc đói, insulin máu, làm nghiệm pháp dung nạp đường. Chụp động mạch vành được thực hiện trên máy Siemens tại phòng thông tim can thiệp bệnh viện Thống Nhất. Chẩn đoán HCCH theo NCEP ATP III áp dụng cho người Châu Á khi có 3/5 tiêu chuẩn sau: đường huyết (ĐH) lúc đói ≥ 100mg/dl, Triglycerid (TG) ≥ 150mg/dl, HDL-c < 40 mg/dl đối với nam và < 50 mg/dl đối với nữ, huyết áp (HA) ≥ 130/ 85 mmHg hoặc bắt buộc phải dùng thuốc hạ áp, vòng eo ≥ 90 ở nam và ≥ 88 cm ở nữ. Đáng giá rối loạn lipid máu theo NCEP ATP III. Tổn thương ĐMV qua chụp mạch được đánh giá là hẹp không ý nghĩa khi hẹp < 70% khẩu kính lòng mạch vành. Hẹp ý nghĩa: hẹp ≥ 70% khẩu kính lòng mạch của ít nhất 1 nhánh động mạch vành. Xử lý các số liệu bằng phần mềm SPSS for Window 11.5. KẾT QUẢ Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân bệnh mạch vành mạn Bảng 1: Tỷ lệ mắc HCCH theo tiêu chuẩn ATP III Số BN Tổng số BN Tỷ lệ (%) Hẹp ý nghĩa 47 72 65,28 Hẹp không ý nghĩa 11 34 32,35 Đặc điểm HCCH trên bệnh nhân bệnh mạch vành mạn 40,00 54,55 69,64 0 10 20 30 40 50 60 70 40 – 49 50 – 59 ≥ 60 tyû leä % TUOÅI Biểu đồ 1: Phân bố HCCH theo tuổi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 150 Bảng 2: Phân bố HCCH theo giới HCCH (+) (n=47) HCCH (-) (n=25) χ2 p Nam (n=52) 30 (57,69%) 22 (42,31%) Nữ (n=20) 17 (85,00%) 3 (15,00%) 4,752 0,029 33,33 52,38 70,97 88,24 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 <18.5 18.5-22.9 23-24.9 ≥ 25 tyû leä % Biểu đồ 2: Phân bố hội chứng chuyển hóa theo BMI Đặc điểm các thành phần trong hội chứng chuyển hóa 67,35 89,80 42,86 65,31 59,18 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Taêng VE taêng HA taêng ÑH taêng TG Giaûm HDL-c tyû leä % Biểu đồ 3: Tỷ lệ các thành phần trong hội chứng chuyển hóa Bảng 3: Tỷ lệ các thành phần trong hội chứng chuyển hóa theo giới. Thành phần HCCH Nam (n=30) Nữ (n=17) p Tăng VE Tăng HA Tăng ĐH Tăng TG Giảm HDL-c 17 (56,67%) 25 (83,33%) 9 (30,00%) 21 (70,00%) 16 (53,33%) 15 (88,24%) 16 (94,12%) 9 (52,94%) 8 (47,06%) 14 (82,35%) 0,026 0,287 0,120 0,120 0,047 Bảng 4: Giá trị trung bình các thành phần trong HCCH: Thành phần HCCH HCCH (+) HCCH (-) t (p) VE (cm) 87,38 ± 9,02 82,63 ± 7,44 t = 2,044 (p = 0,045) HA tâm thu (mmHg) 148,5 ± 16,7 133,7 ± 15,7 t = 3,528 (p = 0,001) HA tâm trương (mmHg) 85,6 ± 8,7 81,4 ± 8,6 t= 2,516 (p = 0,015) Thành phần HCCH HCCH (+) HCCH (-) t (p) ĐH (mmol/l) 7,25 ± 2,99 5,51 ± 1,16 t = 2,388 (p = 0,021) Triglycerid (mmol/l) 2,5 ± 1,62 1,91 ± 1 t = 2,009 (p =0,047) HDL-c (mmol/l) 1,08 ± 0,2 1,20 ± 0,18 t = 3,008 (p = 0,003) Liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ chuyển hóa với mức độ tổn thương mạch vành Bảng 5: Liên quan giữa HCCH theo từng mức độ tổn thương mạch vành Hẹp ý nghĩa (n=72) Hẹp không ý nghĩa (n=34) χ 2 OR (KTC 95%) HCCH (+) (n=58) 47 (81,03%) 11 (18,97%) HCCH (-) (n=48) 25 (52,08%) 23 (47,92%) 10,104 (0,001) 3,931 (1,652 - 9,354) Chỉ số đề kháng insulin Bảng 6: Liên quan giữa HCCH và chỉ số đề kháng Insulin HCCH (+) (n=58) HCCH (-) (n=48) t p HOMA-IR trung bình 4,132 2,272 Đề kháng Insulin Độ lệch chuẩn 2,498 1,238 4,253 0,000 Bảng 7: Liên quan giữa chỉ số HOMA – IR với mức độ hẹp mạch vành Hẹp ý nghĩa (n=72) Hẹp không ý nghĩa (n=34) t p HOMA-IR trung bình 3,769 2,743 Đề kháng Insulin Độ lệch chuẩn 2,585 1,964 2,108 0,037 Rối loạn dung nạp đường Bảng 8: Phân loại mức dung nạp đường bằng nghiệm pháp dung nạp đường huyết trên đối tượng nghiên cứu: Nghiệm pháp dung nạp đường ĐTĐ đã biết Dung nạp đường bt (< 7,8 mmol/l) RLDN đường (≥ 7,8 và <11,1) ĐTĐ (≥ 11,1) Tổng số BN (n=106) 29 24 44 9 Tỷ lệ (%) 27,36 22,64 41,51 8,49 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 151 Bảng 9: Tỷ lệ mắc HCCH theo tiêu chuẩn ATP III có phối hợp RLDNG trên BN bệnh mạch vành mạn Số BN Tổng số Tỷ lệ % ATP III 47 72 65,28% ATP III + RLDNG 54 72 75,00% Bảng 10: Liên quan giữa HCCH và rối loạn dung nạp đường OGTT (+) (n = 44) OGTT (-) (n = 24) χ 2 p HCCH (+) (n=29) 23 (79,31%) 6 (20,69%) HCCH (-) (n=39) 21 (53,85%) 18 (46,15%) 4,722 0,030 Bảng 11: Liên quan giữa RLDNG với mức độ hẹp mạch vành Hẹp ý nghĩa (n=43) Hẹp không ý nghĩa (n=25) χ2 p OGTT (+) (n=44) 32 (72,73%) 12 (27,27%) OGTT (-) (n=24) 11 (45,83%) 13 (54,17%) 4,831 0,028 BÀN LUẬN Tỷ lệ mắc HCCH trên bệnh nhân bệnh mạch vành mạn Áp dụng theo tiêu chuẩn NCEP-ATP III cho người Châu Á, chúng tôi ghi nhận HCCH trên bệnh nhân bệnh mạch vành mạn là 65,28%. Trong một nghiên cứu cắt ngang 527 người điều trị ở trung tâm y khoa Utrecht với chẩn đoán là bệnh ĐMV, Petra M. Gorter ghi nhận tần suất mắc HCCH là 41%(9). Christian Spies và cộng sự khảo sát 943 bệnh nhân bệnh mạch vành (ĐTNÔĐ, nhồi máu cơ tim) ghi nhận tỷ lệ mắc HCCH theo NCEP ATP III là 40%(15). Ở Việt Nam, tỷ lệ này theo Trần Diệp Khoa khảo sát bệnh viện Nhân Dân 115 là 46,83%(8). Tác giả Phạm Tú Quỳnh là 48,98%(7) Chúng tôi nhận thấy kết quả của chúng tôi có cao hơn so với các tác giả trên, có thể do nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên đối tượng lớn tuổi có sẵn nhiều yếu tố nguy cơ của HCCH và mẫu nghiên cứu số lượng tương đối còn nhỏ. Đặc điểm HCCH trên bệnh nhân bệnh mạch vành mạn Khi phân theo nhóm tuổi, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ mắc HCCH tăng dần theo tuổi tác và tỷ lệ rất cao ở tuổi ≥ 60 chiếm 69,64%. Nghiên cứu của Trần Diệp Khoa cũng cho thấy tỷ lệ mắc HCCH tăng nhanh sau tuổi 50 (19,05% ở nhóm tuổi 40-49 lên 54% ở nhóm tuổi 50-59)(8). Tác giả Đỗ Thị Thu Hà ghi nhận tỷ lệ mắc HCCH tăng dần theo nhóm tuổi chiếm tỷ lệ rất cao 75% ở nhóm tuổi 60-69(2). Điều này có thể giải thích do quá trình tiến triển đề kháng insulin song song với quá trình tích tuổi, tuổi càng cao càng có nhiều thay đổi về nội tiết tố, thay đổi sự phân bố mỡ cơ thể làm tăng khối lượng mô mỡ nội tạng. Đây cũng là những yếu tố quan trọng trong bệnh sinh của HCCH. Khi khảo sát HCCH theo giới, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ mắc HCCH ở giới nữ (85,00%) cao hơn giới nam (57,69%) có ý nghĩa thống kê. Trong nghiên cứu của Mehmet Birhan Yilmaz tỷ lệ mắc HCCH ở nữ là 62,8%, ở nam là 43,6% (với p < 0,003)(14). Nghiên cứu của tác giả Trần Diệp Khoa ghi tỷ lệ mắc HCCH khác nhau giữa nam 35,11% và nữ 67,57%(8), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tác giả Đỗ Thị Thu Hà đưa ra kết luận tương tự với tần suất HCCH ở nữ là 72,2% cao hơn giới nam 52,7%(2). Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ mắc HCCH gia tăng dần theo BMI, chiếm tỷ lệ rất cao ở nhóm BMI ≥ 25 (88,24%). Kết quả này tương tự theo nghiên cứu của Trần Diệp Khoa, tỷ lệ mắc HCCH tăng dần theo BMI, nhóm người có BMI ≥ 25 cao nhất 67,44%(8). Tác giả Lý Thanh Hương cũng ghi nhận tỷ lệ mắc HCCH ở nhóm BMI < 18,5 là 25,0%, tăng dần đến người có BMI ≥ 25 là 75,6%(4). Đồng thời, chúng tôi nhận thấy ở HCCH nhóm bệnh nhân BMI < 18,5% (gầy) và BMI 18,5 – 22,9 (bình thường) cũng chiếm tỷ lệ đáng kể 33,33% và 52,38%. Điều này có nghĩa rằng những người gầy và bình thường cũng có nguy cơ mắc HCCH. Bởi vì bên cạnh BMI là chỉ số hữu ích để đánh giá béo phì và đề kháng insulin thì VE – chỉ số đánh giá béo phì thể bụng - có mối tương quan mạnh hơn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 152 với các YTNC chuyển hóa. Những người có BMI trong giới hạn bình thường nhưng chỉ số VE vượt quá ngưỡng sẽ mang rất nhiều nguy cơ cho sự hình thành HCCH. Chính vì thế, NCEP ATP III đã khuyến cáo dùng chỉ số VE là một tiêu chuẩn xác định béo phì thể bụng trong chẩn đoán hội chứng này(10). Nhìn chung, kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tương đồng với các nghiên cứu của Petra M. Gorter(9), Christian Spies(15), Trần Diệp Khoa(8), Phạm Tú Quỳnh(7) và Lý Thanh Hương(4) là thành phần tăng HA thường gặp nhất trong HCCH ở bệnh nhân có bệnh lý mạch vành. Tăng HA vốn là một yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh ĐMV, thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch. Điều này khẳng định vai trò rất quan trọng của tăng HA trong mối liên quan chặt chẽ với bệnh ĐMV, và một khi tăng HA trong bối cảnh của HCCH sẽ làm tăng nguy cơ đối với bệnh ĐMV hơn nữa. Khi khảo sát tỷ lệ các thành phần trong HCCH theo giới thì chúng tôi nhận thấy giới nữ có thành phần tăng VE và giảm HDL-c nhiều hơn giới nam có ý nghĩa thống kê. Tăng VE đã được ghi nhận là thành phần thường gặp nhất (30,7%) trong HCCH trên đối tượng phụ nữ mãn kinh theo kết quả nghiên cứu của tác giả Châu Ngọc Hoa(1). Kết quả của Trần Diệp Khoa và Lý Thanh Hương cũng cho thấy có sự khác biệt về tăng VE và giảm HDL-c giữa nữ so với nam(4,8). Bệnh nhân mắc HCCH có giá trị trung bình VE, HA tâm thu, HA tâm trương, đường huyết, TG cao hơn nhóm không có HCCH; giá trị trung bình HDL-c ở bệnh nhân có HCCH thấp hơn bệnh nhân không có HCCH. Và các sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê. Kết quả chúng tôi tương tự các nghiên cứu của Trần Diệp Khoa, Đỗ Thị Thu Hà, Phạm Tú Quỳnh(2,7,8). Liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ chuyển hóa với mức độ tổn thương mạch vành Tiêu chuẩn vàng của chẩn đoán bệnh động mạch vành là chụp động mạch vành cản quang. Chúng tôi phân làm 2 nhóm có kết quả chụp mạch vành: hẹp không ý nghĩa và hẹp có ý nghĩa. Kết quả ghi nhận có mối liên quan về mặt thống kê giữa hẹp có ý nghĩa mạch vành với HCCH. Nghiên cứu của Mehmet Birhan Yilmaz cũng cho thấy có tổn thương lan rộng và hẹp nặng ĐMV hơn ở các bệnh nhân có HCCH so với bệnh nhân không có HCCH(14). Theo tác giả Trần Diệp Khoa, 37,5% bệnh nhân có HCCH có tổn thương 3 nhánh ĐMV, cao hơn bệnh nhân không có HCCH(8). So với các nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra điểm tương đồng là một khi có sự hiện diện của HCCH thì tổn thương mạch vành trầm trọng hơn. Chỉ số đề kháng insulin Chúng tôi nhận thấy chỉ số HOMA – IR trung bình ở nhóm có HCCH cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có HCCH (p<0,000). Khi tiến hành xét tương quan giữa chỉ số HOMA – IR trung bình và mức độ tổn thương mạch vành, chúng tôi ghi nhận có sự khác biệt về chỉ số HOMA- IR trung bình giữa bệnh nhân mạch vành hẹp không ý nghĩa và hẹp có ý nghĩa lần lượt là 2,743 ± 1,964 và 3,769 ± 2,585 (p<0,037). Nghiên cứu của Nguyễn Cửu Lợi đã chứng minh tổn thương nặng nề ĐMV ở bệnh nhân có tình trạng đề kháng insulin trên người Việt Nam. Có sự tương quan vừa phải giữa đề kháng insulin và mức độ tổn thương lan tỏa qua chụp mạch vành là kết luận mà tác giả ghi nhận được khi thực hiện nghiên cứu sự đề kháng insulin, một YTNC của bệnh ĐMV(5). Đề kháng insulin được xem là tâm điểm của HCCH. Bắt nguồn từ việc các acid béo được phóng thích với lượng lớn từ mô mỡ, và tại gan, các acid béo thúc đẩy quá trình tổng hợp glucose, TG, kèm quá trình gây giảm HDL-c. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 153 Acid béo tự do ảnh hưởng đến đề kháng insulin theo cơ chế: ức chế sự oxid hóa glucose, giảm tác dụng ly giải mô mỡ của insulin, ức chế trực tiếp sự gắn insulin và tác dụng của nó tại gan. Đề kháng insulin làm tăng quá trình hấp thu Natri và tăng hoạt tính hệ thần kinh giao cảm, góp phần làm tăng HA. Như vậy, tình trạng đề kháng insulin giữ vai trò chủ đạo và kết hợp chặt chẽ với các yếu tố nguy cơ chuyển hóa trong bối cảnh của HCCH, và chính sự đề kháng này là yếu tố thuận lợi cho bệnh lý mạch vành. Rối loạn dung nạp đường Chúng tôi tiến hành làm nghiệm pháp dung nạp đường cho tất cả các bệnh nhân chưa có đái tháo đường cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn dung nạp đường là khá cao 41,51%, bên cạnh đó còn phát hiện thêm 9 ca mắc đái tháo đường nâng tổng số ca đái tháo đường trên đối tượng nghiên cứu lên 38 ca. Rối loạn dung nạp đường là một trong những tiêu chuẩn trong tiêu chí chẩn đoán HCCH của Tổ chức Y tế thế giới và Hiệp hội các chuyên gia nội tiết và lâm sàng Hoa Kỳ. Tiêu chí ATP III không bao gồm rối loạn dung nạp đường do bất tiện và tốn kém. Tuy nhiên, một vài chuyên gia đề nghị làm thêm nghiệm pháp dung nạp đường trên đối tượng không có đái tháo đường (ĐTĐ) phối hợp vào trong tiêu chí ATP III. Bởi vì, khi không có rối loạn đường huyết đói, rối loạn dung nạp đường xem như là một tiêu chuẩn thay thế cho rối loạn đường huyết lúc đói để chẩn đoán HCCH. Nếu trong ATP III có thêm tiêu chuẩn này, tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa ở những người trên 50 tuổi có thể phát hiện thêm khoảng 5%. Thứ hai, rối loạn dung nạp đường mang nguy cơ tiềm tàng của đái tháo đường típ 2. Thứ ba, người có rối loạn dung nạp đường sẽ tăng nguy cơ bệnh mạch vành(10). Trong nghiên cứu này, chúng tôi quyết định phối hợp thêm nghiệm pháp dung nạp đường vào tiêu chí ATP III, kết quả phát hiện thêm 7 ca, nâng tỷ lệ mắc HCCH lên 75,00%. Đây là con số lớn cho thấy mức độ phổ biến của HCCH trên bệnh lý mạch vành. Đồng thời qua đó cũng cho thấy lợi ích khá to lớn của nghiệm pháp dung nạp đường giúp tầm soát tốt hơn HCCH, phát hiện được rối loạn điều hòa đường huyết từ giai đoạn sớm khi mà xét nghiệm đường huyết lúc đói chưa phát hiện được. Chúng tôi ghi nhận bệnh nhân rối loạn dung nạp đường trong nhóm có HCCH cao hơn nhóm không có HCCH có ý nghĩa thống kê (p<0,030). Nguyễn Đức Hoan và Nguyễn Văn Quýnh nghiên cứu HCCH trên bệnh nhân rối loạn glucose máu lúc đói cũng cho thấy ở nhóm có HCCH tỷ lệ rối loạn dung nạp đường cao hơn so với nhóm không có HCCH (p< 0,001)(6). Khi xét liên quan giữa rối loạn dung nạp đường và mức độ tổn thương mạch vành, chúng tôi nhận thấy bệnh nhân có rối loạn dung nạp đường sẽ có nguy cơ tổn thương mạch vành ý nghĩa hơn so với nhóm không có rối loạn dung nạp đường (p< 0,028). Rối loạn dung nạp đường hiện được xem như là một yếu tố nguy cơ mạch vành, người có rối loạn dung nạp đường sẽ có nguy cơ xơ vữa động mạch vành nhiều hơn người có dung nạp đường bình thường. Kết quả này khá tương đồng với các nghiên cứu khác trên thế giới. Trong một nghiên cứu đa trung tâm tiến hành tại Châu Âu của Małgorzata Bartnikau ở 25 nước trên đối tượng bệnh mạch vành. Tất cả các bệnh nhân chưa có chẩn đoán đái tháo đường đều được làm nghiệm pháp dung nạp đường. Tác giả đưa ra kết luận: rối loạn dung nạp đường hay gặp ở nhóm bệnh mạch vành hơn so với dân số chung(12). Một nghiên cứu đoàn hệ được tiến hành trên Funagata khoảng 400 km ở phía Bắc của Tokyo. Đối tượng được chia làm 3 nhóm: dung nạp đường bình thường, rối loạn dung nạp đường và ĐTĐ. Sau 7 năm theo dõi tác giả ghi nhận tỷ lệ sống sót ở nhóm bệnh lý ti
Tài liệu liên quan