Nghiên cứu sự biến đổi huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có hội chứng chuyển hoá

Cơ sở: Một số nghiên cứu trước đây cho thấy có sự tăng huyết áp (THA) 24 giờ ở người THA nguyên phát có hội chứng chuyển hoá (HCCH). Tuy nhiên, nghiên cứu sự biến đổi huyết áp 24 giờ ở đối tượng này ở Việt Nam chưa được quan tâm nhiều. Mục tiêu: Tìm hiểu sự biến đổi huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang mô tả. Kết quả: Trong nghiên cứu này, 54 bệnh nhân THA có HCCH và 44 bệnh nhân THA không có HCCH (nhóm chứng) có độ tuổi tương đương nhau đã được đo huyết áp và huyết áp 24 giờ bằng ABPM (Ambulatory Blood Pressure Monitoring). Chẩn đoán THA nguyên phát theo tiêu chuẩn của JNC VII, chẩn đoán có HCCH theo tiêu chuẩn của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế áp dụng cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương (IDFA). Kết quả của nghiên cứu cho thấy: Các giá trị trung bình huyết áp tâm thu (HATT), huyết áp tâm trương (HATTr), huyết áp trung bình (HATB) và quá tải áp lực (QTAL) tâm thu (%) ở nhóm THA có HCCH (lần lượt là: 134,5 ± 7,4; 83,9 ± 6,4; 103,4 ± 6,1 (mmHg) và 39,0 ± 17,3 (%) cao hơn so với nhóm chứng (lần lượt là: 128,8 ± 7,8; 78,6 ± 6,2; 99,6 ± 6,2 (mmHg) và 29,1 ± 15,3 (%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Tỷ lệ hình thái huyết áp non-dipper ở nhóm THA có HCCH (63,0%) cao hơn so với nhóm chứng (52,0%), nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Các giá trị trung bình HATT, HATTr, HATB và QTAL tâm thu (%) nhóm THA có HCCH ở nam (lần lượt là: 136,9 ± 7,1; 86,1 ± 5,9; 106,0 ± 5,6 (mmHg) và 48,2 ± 17,5 (%) cao hơn so với nhóm THA có HCCH ở nữ (lần lượt là: 132,2 ± 7,5; 81,5 ± 6,2; 101,3 ± 5,8 (mmHg) và 31,7 ± 13,4 (%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Kết luận: Các giá trị huyết áp, QTAL tâm thu 24 giờ, nhưng không phải tỷ lệ non-dipper ở người THA nguyên phát có HCCH cao hơn so với người THA không có HCCH. Các giá trị huyết áp, QTAL tâm thu 24 giờ ở nam giới THA có HCCH cao hơn so với nữ giới THA có HCCH.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có hội chứng chuyển hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 76 NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI HUYẾT ÁP 24 GIỜ Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT CÓ HỘI CHỨNG CHUYỂN HOÁ Huỳnh Văn Cẩn*, Nguyễn Đức Công** TÓM TẮT Cơ sở: Một số nghiên cứu trước đây cho thấy có sự tăng huyết áp (THA) 24 giờ ở người THA nguyên phát có hội chứng chuyển hoá (HCCH). Tuy nhiên, nghiên cứu sự biến đổi huyết áp 24 giờ ở đối tượng này ở Việt Nam chưa được quan tâm nhiều. Mục tiêu: Tìm hiểu sự biến đổi huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang mô tả. Kết quả: Trong nghiên cứu này, 54 bệnh nhân THA có HCCH và 44 bệnh nhân THA không có HCCH (nhóm chứng) có độ tuổi tương đương nhau đã được đo huyết áp và huyết áp 24 giờ bằng ABPM (Ambulatory Blood Pressure Monitoring). Chẩn đoán THA nguyên phát theo tiêu chuẩn của JNC VII, chẩn đoán có HCCH theo tiêu chuẩn của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế áp dụng cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương (IDFA). Kết quả của nghiên cứu cho thấy: Các giá trị trung bình huyết áp tâm thu (HATT), huyết áp tâm trương (HATTr), huyết áp trung bình (HATB) và quá tải áp lực (QTAL) tâm thu (%) ở nhóm THA có HCCH (lần lượt là: 134,5 ± 7,4; 83,9 ± 6,4; 103,4 ± 6,1 (mmHg) và 39,0 ± 17,3 (%) cao hơn so với nhóm chứng (lần lượt là: 128,8 ± 7,8; 78,6 ± 6,2; 99,6 ± 6,2 (mmHg) và 29,1 ± 15,3 (%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Tỷ lệ hình thái huyết áp non-dipper ở nhóm THA có HCCH (63,0%) cao hơn so với nhóm chứng (52,0%), nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Các giá trị trung bình HATT, HATTr, HATB và QTAL tâm thu (%) nhóm THA có HCCH ở nam (lần lượt là: 136,9 ± 7,1; 86,1 ± 5,9; 106,0 ± 5,6 (mmHg) và 48,2 ± 17,5 (%) cao hơn so với nhóm THA có HCCH ở nữ (lần lượt là: 132,2 ± 7,5; 81,5 ± 6,2; 101,3 ± 5,8 (mmHg) và 31,7 ± 13,4 (%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Kết luận: Các giá trị huyết áp, QTAL tâm thu 24 giờ, nhưng không phải tỷ lệ non-dipper ở người THA nguyên phát có HCCH cao hơn so với người THA không có HCCH. Các giá trị huyết áp, QTAL tâm thu 24 giờ ở nam giới THA có HCCH cao hơn so với nữ giới THA có HCCH. Từ khoá: Tăng huyết áp nguyên phát, huyết áp 24 giờ, hội chứng chuyển hoá. ABSTRACT STUDYING THE 24-HOUR BLOOD PRESSURE VARIATION IN THE PRIMARY HYPERTENSIVE PATIENTS WITH METABOLIC SYNDROME Huynh Van Can, Nguyen Đuc Cong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 76 - 82 Background: A prior studying has showed that there was a high blood pressure (HBP) during 24 hours in the primary hypertensive patients with metabolic sy ndrome (MS). However, studying about the 24-hour blood pressure variation in Vietnamese people have not been paying much attention. Objectives: Studying the 24-hour blood pressure variation in the primary hypertensive patients with metabolic syndrome. Methods: Prospective, cross-sectional study. * Bệnh viện 13 Quân khu 5, ** Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả liên lạc: PGS. Nguyễn Đức Công, ĐT: 0982160860 E-mail: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 77 Results: In this study, 54 HBP patients with MS and 44 HBP patients without MS (control group) at the same age have been taken blood pressure and 24 hour blood pressure by Ambulatory Blood Pressure Monitoring (ABPM). Taking diagnosis primary hypertension by JNC VII criteria, taking metabolic syndrome by IDF criteria applying for Asia Pacific (IDFA). The results showed that: The mean of systolic blood pressure (SBP), diastolic blood pressure (DBP), the average blodd pressure (ABP) and systolic pressure overload (PO) (%) in hypertension group having MS were 134.5 ± 7.4; 83.9 ± 6.4; 103.4 ± 6.1 (mmHg) and 39.0 ± 17.3 (%) higher than control group (128.8 ± 7.8; 78.6 ± 6.2; 99.6 ± 6.2 (mmHg) và 29.1 ± 15.3 (%) with statistical significance (p < 0.01). The ratio of blood pressure patterns non-dipper in hypertension group having MS (63.0%) higher than control group (52.0%), but without statistical significance (p > 0.05). The mean of systolic blood pressure (SBP), diastolic blood pressure (DBP), the average blodd pressure (ABP) and systolic pressure overload (PO) of male were 136.9 ± 7.1; 86.1 ± 5.9; 106.0 ± 5.6 (mmHg) và 48.2 ± 17.5 (%) higher than hypertension group having MS of female (132.2 ± 7.5; 81.5 ± 6.2; 101.3 ± 5.8 (mmHg) và 31.7 ± 13.4 (%) with statistical significance (p < 0.01). Conclusions: In the primary hypertensive patients with MS, the value of hypertension, 24 hour systolic pressure overload were higher than the primary hypertensive patients without MS. Blood presure, 24 hour systolic pressure overload of male patient having hypertension with MS were higher than female. Keywords: Primary hypertension, 24-hour blood pressure, metabolic syndrome. ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng chuyển hoá đang có xu hướng tăng nhanh ở nhiều quốc gia. Sự gia tăng nhanh này trở thành yếu tố nguy cơ cho sự xuất hiện một số bệnh nguy hiểm như: bệnh mạch vành, đái tháo đường (ĐTĐ), bệnh tim thiếu máu cục bộ, đột quỵ não Một trong những tiêu chí chẩn đoán HCCH theo Liên đoàn ĐTĐ Quốc tế (IDF: International Diabetes Federation) là THA(12). Huyết áp trong ngày không hằng định mà thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhịp sinh học, chu kỳ thức ngủ, hoạt động thần kinh, hoạt động thể lực và các yếu tố môi trường Ngày nay, phương pháp đo huyết áp 24 giờ là phương pháp phản ánh xác thực giá trị các chỉ số huyết áp tại từng thời điểm, đồng thời biểu hiện tương đối đầy đủ biến đổi huyết áp của đối tượng được nghiên cứu trong một ngày sinh hoạt bình thường(1,7). Một số nghiên cứu thấy rằng các biến chứng tim mạch liên quan chặt chẽ với giá trị huyết áp 24 giờ hơn so với giá trị huyết áp đo bằng phương pháp thông thường(10). Xuất phát từ lý do đó, đề tài này nghiên cứu để tìm hiểu sự biến đổi huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu - Gồm 98 bệnh nhân THA nguyên phát có độ tuổi trên 40 được chia làm 2 nhóm: Nhóm HCCH: 54 bệnh nhân THA có HCCH. Nhóm chứng: 44 bệnh nhân THA không có HCCH có cùng phân bố tuổi, giới tính với nhóm nghiên cứu. - Các đối tượng nghiên cứu trên được điều trị nội trú tại khoa Tim mạch - Bệnh viện 103 từ tháng 5 năm 2006 đến tháng 6 năm 2007. - Chẩn đoán THA nguyên phát dựa theo tiêu chuẩn JNC VII (Joint National Committee) được gọi là THA khi huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg(10). - Chẩn đoán HCCH theo IDF (2005) áp dụng cho cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương (IDFA)(12). * Tiêu chuẩn chính: tăng vòng bụng ( 90 cm ở nam và  80 cm ở nữ). * Tiêu chuẩn phụ: kết hợp với ít nhất 2 trong 4 tiêu chuẩn dưới đây: - Tăng Triglyceride ( 1,7 mmol/l), hoặc đang điều trị rối loạn lipid máu. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 78 - Giảm HDL-C ( 1,03 mmol/l ở nam và 1,29 mmol/l ở nữ) hoặc đang điều trị rối loạn lipid máu. - HATT  130 mmHg và/hoặc HATTr  85 mmHg hoặc tiền sử THA. - Glucose máu lúc đói  5,6 mmol/l hoặc giảm dung nạp glucose hoặc tiền sử có đái tháo đường týp 2. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Tiến cứu, cắt ngang mô tả, so sánh với nhóm chứng. Nội dung nghiên cứu Các đối tượng nghiên cứu được hỏi về tiền sử, bệnh sử, các yếu tố nguy cơ, khám lâm sàng và cận lâm sàng toàn diện và ghi chép đầy đủ vào mẫu bệnh án nghiên cứu. Đo huyết áp: Đo huyết áp bằng phương pháp thông thường sử dụng huyết áp (HA) kế thuỷ ngân với cách đo theo qui định của WHO (World Health Organization). Đo huyết áp 24 giờ: Đo huyết áp 24 giờ bằng máy ABPM của hãng Meditech (Hungary). Máy ABPM đo HA động mạch dựa theo nguyên lý đo của Korotkoff. Một phần mềm ABPM-Base được cài đặt trên máy vi tính giúp xác lập chương trình đo và xử lý kết quả cho máy ABPM. - Khi máy thực hiện bơm xả hơi để đo HA, bệnh nhân phải thư giãn toàn thân, cánh và cẳng tay để thẳng. Trong ngày, nếu có hoạt động mạnh hoặc có cảm giác bất thường như: đau ngực, hoa mắt, chóng mặt thì bệnh nhân tự bấm nút trên máy để máy tự động ghi lại HA tại thời điểm đó. - Trong ngày đo HA, bệnh nhân ghi chép các hoạt động bất thường và giờ thức, giờ ngủ theo một mẫu qui định sẵn. Căn cứ hoạt động trong ngày của bệnh nhân để loại bỏ kết quả của các bệnh nhân không tuân thủ qui định trong lúc mang máy ABPM. - Các giá trị HA được lưu lại, sau đó chuyển sang máy tính, rồi tiến hành xử lý số liệu. Tiêu chuẩn phân loại dipper và non-dipper * Người thuộc nhóm dipper (có hõm giảm HA về đêm) đó là người có huyết áp trung bình (HATB) đêm giảm  10% so với HATB ban ngày. Khi HATB huyết áp ban đêm giảm  20% so với HATB ban ngày thì gọi là extreme dipper. * Người thuộc nhóm non-dipper (không có hõm giảm HA về đêm) đó là người có HATB đêm giảm < 10% so với HATB ban ngày (1,8,9,11). Xử lý thống kê Xử lý thống kê bằng phần mềm thống kê y học EPI-INFO 6.0 của WHO trên máy tính cá nhân. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tuổi và giới của các đối tượng nghiên cứu Bảng 1: Tuổi và giới của các đối tượng nghiên cứu. Tuổi Giới Độ tuổi Tuổi TB Đặc điểm Nhóm < 50 n (%) 50-59 n (%) 60-69 n (%) ≥ 70 n (%) X ± SD Nam n (%) Nữ n (%) Tổng Nhóm có HCCH 8 (14,8) 13 (24,1) 22 (40,7) 11 (20,4) 60,72 ± 10,78 24 (44,4) 30 (55,6) 54 Nhóm chứng 7 (15,9) 8 (18,2) 19 (43,2) 10 (22,7) 61,54 ± 10,59 24 (54,5) 20 (45,5) 44 p > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 98 * Qua bảng 1 ta thấy: - Tỷ lệ đối tượng phân theo nhóm tuổi ở bệnh nhân THA có và không có HCCH tương đương nhau. Tuổi trung bình giữa 2 nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). - Tỷ lệ bệnh nhân theo giới giữa 2 nhóm khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê (p > Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 79 0,05). Trong cùng nhóm, tỷ lệ bệnh nhân nam và nữ cũng tương đương nhau (p > 0,05). Các chỉ số huyết áp đo bằng ABPM, nhịp tim, QTAL Bảng 2: Các chỉ số huyết áp đo bằng ABPM, nhịp tim, QTAL của các đối tượng nghiên cứu. Đối tượng Chỉ số Nhóm có HCCH (n = 54) Nhóm chứng (n = 44) p 24 giờ 134,5 ± 7,4 128,8 ± 7,8 < 0,01 Ngày 136,8 ± 7,3 131,9 ± 7,5 < 0,01 HATT (mmHg) Đêm 125,3 ± 12,4 116,6 ± 11,2 < 0,01 24 giờ 83,9 ± 6,4 78,6 ± 6,2 < 0,01 Ngày 85,1 ± 6,0 80,6 ± 6,2 < 0,01 HATTr (mmHg) Đêm 79,0 ± 9,9 71,2 ± 9,3 < 0,01 24 giờ 103,4 ± 6,1 99,6 ± 6,2 < 0,01 Ngày 104,9 ± 6,0 101,4 ± 5,5 < 0,01 HATB (mmHg) Đêm 96,7 ± 10,0 89,4 ± 7,3 < 0,01 24 giờ 79,1 ± 8,7 75,4 ± 9,5 > 0,05 Ngày 80,9 ± 8,6 77,0 ± 9,5 > 0,05 Nhịp tim (chu kỳ/phút) Đêm 71,3 ± 8,0 69,9 ± 6,4 > 0,05 24 giờ 39,0 ± 17,3 29,1 ± 15,3 < 0,01 Ngày 33,5 ± 17,7 24,7 ± 16,2 < 0,01 QTAL Tâm thu (%) Đêm 58,0 ± 23,5 48,7 ± 16,7 < 0,01 24 giờ 35,4 ± 18,6 30,0 ± 20,5 > 0,05 Ngày 31,8 ± 19,6 26,9 ± 21,6 > 0,05 QTAL Tâm trương (%) Đêm 46,7 ± 23,4 39,6 ± 21,0 > 0,05 * Qua bảng 2 ta thấy: - Các giá trị trung bình HATT, HATTr, HATB và QTAL tâm thu ở nhóm THA có HCCH cao hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). - Các giá trị trung bình nhịp tim, QTAL tâm trương nhóm THA có HCCH cao hơn so với nhóm chứng, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 0 20 40 60 80 100 120 140 160 6h 8h 10 h 12 h 14 h 16 h 18 h 20 h 22 h 24 h 2h 4h Thêi gian H A (m m H g) HATT1 HATTr1 HATT2 HATTr2 Biểu đồ 1: HATT, HATTr theo giờ của các đối tượng nghiên cứu. Ghi chú: Đường biểu diễn HATT1, HATTr1 là của nhóm THA có HCCH. Đường biểu diễn HATT2, HATTr2 là của nhóm chứng. Hình thái huyết áp Bảng 3: Hình thái huyết áp của các đối tượng nghiên cứu. Đối tượng Hình thái Nhóm có HCCH (n = 54) Nhóm chứng (n = 44) P Non-dipper, n(%) 34 (63,0%) 23 (52,0%) > 0,05 Dipper, n (%) 16 (29,6%) 18 (40,9%) > 0,05 Extreme dipper, n(%) 4 (7,4%) 3 (6,8%) > 0,05 * Qua bảng 3 ta thấy: nhóm THA có HCCH có tỷ lệ non-dipper (63,0%) cao hơn nhóm chứng (52,0%), tuy nhiên sự khác biệt của các tỷ lệ không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Biến đổi các chỉ số huyết áp 24 giờ và nhịp tim Bảng 4: Nam và nữ của các đối tượng nghiên cứu. Nam (HCCH) Nữ (HCCH) Giới Chỉ số Có (n = 20) (1) Không (n=20) (2) Có (n = 30) (3) Không (n = 20) (4) p1-3 24 h 136,9±7,1 130,9±7,1* 132,2±7,5 126,4±7,9# <0,01 Ngày 138,6±6,1 134,4±6,1* 135,0±7,5 128,9±8,1# <0,01 HATT (mmHg) Đêm 129,8±10,3 118,5±11,7* 120,7±12,3 114,3±10,2# <0,01 24 h 86,1±5,9 79,7±6,9* 81,5±6,2 77,3±5,2# <0,01 Ngày 86,8±5,9 81,7±6,6* 83,2±5,8 79,35,5# <0,01 HATTr (mmHg) Đêm 82,4±8,3 72,7±10,8* 75,6±10,0 69,5±6,9# <0,01 24 h 106,0±5,6 101,2±7,0* 101,3±5,8 97,7±4,6# <0,01 Ngày 107,0±5,9 102,7±5,7* 103,2±5,6 99,8±4,9# <0,01 HATB (mmHg) Đêm 100,9±9,0 90,9±10,1* 93,3±9,5 87,6±8,1# <0,01 24 h 76,1±11,3 74,2±10,2 78,6±8,0 76,8±8,6 >0,05 Nhịp Tim (chu kỳ/phút) Ngày 77,9±11,0 75,9±10,3 80,5±8,1 78,4±8,6 >0,05 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 80 Nam (HCCH) Nữ (HCCH) Giới Chỉ số Có (n = 20) (1) Không (n=20) (2) Có (n = 30) (3) Không (n = 20) (4) p1-3 Đêm 67,1±9,1 68,9±10,4 72,0±8,3 71,2±8,2 >0,05 24 h 48,2±17,5 29,7±16,3 31,7±13,4 28,4±14,4 <0,01 Ngày 42,5±19,4 26,3±17,5 26,3±12,4 22,8±14,8 <0,01 QTAL Tâm thu (%) Đêm 68,1±19,8 49,5±16,7 50,0±23,4 47,8±17,0 <0,01 24 h 43,3±13,9 38,8±19,7 29,2±19,8 19,4±16,4 <0,01 Ngày 37,9±16,4 36,0±20,8 27,1±20,8 16,0±17,2 <0,01 QTAL Tâm trương (%) Đêm 61,6±16,4 46,8±20,7 34,8±21,4 31,1±18,3 <0,01 Ghi chú: * p (2-1) < 0,05, #: p (4-3) < 0,05 * Qua bảng 4 ta thấy: - Các giá trị trung bình HATT, HATTr, HATB trong cùng một giới thì nhóm THA có HCCH cao hơn nhóm chứng (p < 0,01). Quá tải áp lực (QTAL) tâm thu ở nam có HCCH cao hơn nam ở nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). - Trong nhóm THA có HCCH, các giá trị trung bình HATT, HATTr, HATB, QTAL tâm thu, QTAL tâm trương ở nam cao hơn nữ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Bảng 5: So sánh tỷ lệ BN theo hình thái HA 24 giờ giữa nam và nữ của các đối tượng nghiên cứu. Nam (HCCH) Nữ (HCCH) Giới Hình thái Có (n= 24) (1) Không (n= 24) (2) Có (n= 30) (3) Không (n= 20) (4) p (1-3) Non-dipper, n (%) 17 (70,8%) 13 (54,2%) 17 (56,7%) 10 (50%) >0,05 Dipper, n (%) 5 (20,8%)8 (33,3%) 11 (36,7%) 10 (50%) >0,05 Extreme D, n (%) 2 (8,3%) 3 (12,5%) 2 (6,7%) 2 (13,3%) >0,05 Ghi chú: p (2-1) > 0,05; p (4-3) > 0,05 * Qua bảng 5 ta thấy: - Tỷ lệ non-dipper trong cùng một giới thì ở nhóm THA có HCCH cao hơn nhóm không có HCCH. Khác biệt không có ý nghĩa thống kê. - Trong nhóm THA có HCCH, tỷ lệ non- dipper ở nam cao hơn ở nữ, khác nhau không có ý nghĩa thống kê. BÀN LUẬN Sự biến đổi huyết áp 24 giờ thường tuân theo qui luật: huyết áp tăng vào ban ngày và giảm vào ban đêm. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy biểu đồ huyết áp tăng nhanh lúc thức dậy vào buổi sáng, đạt đỉnh cao lúc 11 giờ sau đó giảm trong thời gian ngủ trưa và tăng dần đạt đỉnh cao lần thứ hai vào khoảng 18-20 giờ rồi giảm vào ban đêm (Biểu đồ 1). Kết quả của nghiên cứu này giống với kết quả của Nguyễn Đình Thanh nghiên cứu biến thiên huyết áp ở đối tượng làm việc trên biển thấy rằng biểu đồ biến thiên huyết áp ở người THA và không THA khi nghỉ trên đất liền gần giống như khi làm việc trên biển(5). THA động mạch liên quan với sự bất thường về chuyển hóa bao gồm béo bụng, rối loạn lipid máu, tăng glucose và kháng insulin. G. Mulè và cộng sự (2005) nghiên cứu ở 353 trường hợp THA, trong đó THA có HCCH là 130 và THA không có HCCH là 223. So sánh một số giá trị của chúng tôi với nghiên cứu của G.Mulè: HATT 24 giờ, HATTr 24 giờ, HR 24 giờ ở hai nhóm như sau: Bảng 6: Chỉ số HA 24 giờ của các nghiên cứu Tác giả G. Mulè Kết quả nghiên cứu HATT 24h có HCCH 136,8 ± 13,8 134,5 ± 7,4 HATTr 24h có HCCH 85,1 ± 8,9 83,9 ± 6,4 HR 24h có HCCH 75,7 ± 8,7 79,1 ± 8,7 HATT 24h không có HCCH 132,8 ± 10,8 128,8 ± 7,8 HATTr 24h không có HCCH 85,3 ± 9,1 78,6 ± 6,2 HR 24h không có HCCH 74,6 ± 8,4 75,4 ± 9,5 Các giá trị của nghiên cứu này thấp hơn của G.Mulè, mức độ thấp thể hiện rõ ở nhóm THA không có HCCH. Điều này có thể là do cách chọn đối tượng nghiên cứu. Hơn nữa số lượng nghiên cứu của chúng tôi có thể chưa nhiều. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi lại thống nhất với tác giả là các chỉ số trung bình huyết áp ở nhóm THA có HCCH cao hơn nhóm THA Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 81 không có HCCH, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01)(6). Cao Thúc Sinh (2005) nghiên cứu biến đổi huyết áp 24 giờ ở 50 bệnh nhân THA nguyên phát nhận thấy trung bình huyết áp tâm thu (HATT) 24 giờ là 135,76 ± 18,19; trung bình huyết áp tâm trương (HATTr) 24 giờ là 87,97 ± 13,67; trung bình nhịp tim (HR) 24 giờ là: 77,44 ± 11,22(1). So với Cao Thúc Sinh thì HATT và HATTr 24 giờ của chúng tôi thấp hơn ở cả hai nhóm, đối với trung bình nhịp tim nhóm có HCCH cao hơn còn nhóm không có HCCH lại thấp hơn. Sự khác nhau này có thể là do số lượng nghiên cứu còn ít hoặc do cách chọn đối tượng nghiên cứu khác nhau. Trong đánh giá huyết áp 24 giờ, người ta còn quan tâm đến quá tải áp lực (QTAL). Quá tải áp lực là tỷ lệ phần trăm HATT và HATTr vượt trên mức qui định. Kết quả nhận thấy trung bình QTAL tâm thu, QTAL tâm trương nhóm THA có HCCH cao hơn nhóm THA không có HCCH, trong đó các giá trị QTAL tâm thu khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Lê Đình Thanh nhận thấy ở môi trường lao động trên biển cả người không THA và người THA đều có QTAL tâm thu và tâm trương cao hơn khi nghỉ trên đất liền, sự tăng cao này diễn ra cả lúc thức và trong khi ngủ(5). Khi chênh lệch hiệu ngày - đêm HATB ≥ 10% giá trị HATB ngày gọi là dipper, nếu < 10% là non-dipper, còn nếu ≥ 20% là extreme dipper. Nghiên cứu này nhận thấy nhóm THA có HCCH tỷ lệ non-dipper 63,0%, dipper 29,6%, extreme dipper 7,4% còn ở nhóm THA không có HCCH non-dipper 52,0%, dipper 40,9, extreme dipper 6,8%. Sự khác nhau về các tỷ lệ tương ứng giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả này tương đương của Tartan Z (2006) nghiên cứu mối liên quan giữa HCCH và non-dipper của THA qua việc khảo sát 132 bệnh nhân HCCH nhận thấy nhóm non-dipper chiếm tỷ lệ là 61,4%(13). Ở người bình thường, Nystrom F. (1996) nghiên cứu trên 200 đối tượng thấy nhóm non-dipper là 44,4%, dipper là 45,6% còn Phạm Trường Sơn (2002) nhận xét ở 32 người thấy nhóm non-dipper và nhóm dipper đều có tỷ lệ 50%(11). Phải chăng ở bệnh nhân THA thì tỷ lệ non-dipper tăng lên và tỷ lệ dipper (huyết áp có hõm về đêm) giảm đi. Cuspidi C. và CS (2004) nghiên cứu trên 460 đối tượng, trong đó THA với HCCH là 135 và THA không với HCCH là 325. Hai nhóm tương đương về tuổi, giới, thời gian phát hiện THA nhận thấy không có sự khác nhau về các chỉ số trung bình huyết áp. Tỷ lệ dipper và non-dipper của hai nhóm lần lượt là 54,8% so với 52,1%; 21,4% so với 22,4% và tác giả nhận xét: không tồn tại sự khác nhau có ý nghĩa của biến thiên