Nghiên cứu sự biểu lộ của gen P53 và thụ thể yếu tố phát triển biểu bì (EGFR) trong bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ

Mục tiêu: Tìm hiểu sự biểu lộ của gen p53 và thụ thể yếu tố phát triển biểu bì (EGFR) trong UTP không tế bào nhỏ (KTBN), mối liên quan của chúng với giai đoạn bệnh và týp mô bệnh học (MBH) của UTP KTBN. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 62 bệnh nhân UTP KTBN, chẩn đoán bằng xét nghiệm MBH; đánh giá sự biểu lộ của protein p53 và EGFR bằng hóa mô miễn dịch (HMMD), thực hiện tại Khoa Giải Phẫu Bệnh - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả: tỷ lệ p53(+) là 41,94%; EGFR(+) là 69,35%. Tỷ lệ biểu lộ của protein p53 ở giai đoạn I của UTP KTBN là 50%, giai đoạn IIIA là 42,86%, giai đoạn IIIb là 43,33% và giai đoạn IV là 52,94%. Đối với EGFR, tỷ lệ biểu lộ có xu hướng tăng dần theo giai đoạn bệnh: ở giai đoạn I là 0%, giai đoạn II là 66,67%, giai đoạn IIIa 71,43%, giai đoạn IIIb 70% và giai đoạn IV là 76,47%. Tuy nhiên, sự khác biệt về tỷ lệ biểu lộ của cả p53 và EGFR giữa các giai đoạn bệnh đều chưa có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Tỷ lệ biểu lộ của protein p53 cao nhất ở týp ung thư biểu mô tế bào lớn (UTBMTBL), tiếp đến là týp ung thư biểu mô tế bào vảy (UTBMTBV), thấp nhất ở týp ung thư biểu mô tuyến (UTBMT). Tỷ lệ biểu lộ của EGFR ở týp UTBMTBV có xu hướng cao hơn so với ở các týp UTBMT và UTBMTBL (73,08%; 68,75% và 50%, tương ứng với 3 nhóm trên). Tuy nhiên, sự khác biệt về tỷ lệ biểu lộ của cả p53 và EGFR giữa 3 nhóm trên cũng chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết luận: Trong UTP KTBN, tỷ lệ biểu lộ của protein p53 là 41,94% và của EGFR là 69,35%. Chưa thấy có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ biểu lộ của cả 2 dấu ấn này giữa các týp mô bệnh học và giai đoạn của UTP KTBN

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sự biểu lộ của gen P53 và thụ thể yếu tố phát triển biểu bì (EGFR) trong bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 144 NGHIÊN CỨU SỰ BIỂU LỘ CỦA GEN P53 VÀ THỤ THỂ YẾU TỐ PHÁT TRIỂN BIỂU BÌ (EGFR) TRONG BỆNH UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ Trịnh Tuấn Dũng*, Nguyễn Minh Hải* TÓM TẮT Mục tiêu: Tìm hiểu sự biểu lộ của gen p53 và thụ thể yếu tố phát triển biểu bì (EGFR) trong UTP không tế bào nhỏ (KTBN), mối liên quan của chúng với giai đoạn bệnh và týp mô bệnh học (MBH) của UTP KTBN. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 62 bệnh nhân UTP KTBN, chẩn đoán bằng xét nghiệm MBH; đánh giá sự biểu lộ của protein p53 và EGFR bằng hóa mô miễn dịch (HMMD), thực hiện tại Khoa Giải Phẫu Bệnh - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả: tỷ lệ p53(+) là 41,94%; EGFR(+) là 69,35%. Tỷ lệ biểu lộ của protein p53 ở giai đoạn I của UTP KTBN là 50%, giai đoạn IIIA là 42,86%, giai đoạn IIIb là 43,33% và giai đoạn IV là 52,94%. Đối với EGFR, tỷ lệ biểu lộ có xu hướng tăng dần theo giai đoạn bệnh: ở giai đoạn I là 0%, giai đoạn II là 66,67%, giai đoạn IIIa 71,43%, giai đoạn IIIb 70% và giai đoạn IV là 76,47%. Tuy nhiên, sự khác biệt về tỷ lệ biểu lộ của cả p53 và EGFR giữa các giai đoạn bệnh đều chưa có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Tỷ lệ biểu lộ của protein p53 cao nhất ở týp ung thư biểu mô tế bào lớn (UTBMTBL), tiếp đến là týp ung thư biểu mô tế bào vảy (UTBMTBV), thấp nhất ở týp ung thư biểu mô tuyến (UTBMT). Tỷ lệ biểu lộ của EGFR ở týp UTBMTBV có xu hướng cao hơn so với ở các týp UTBMT và UTBMTBL (73,08%; 68,75% và 50%, tương ứng với 3 nhóm trên). Tuy nhiên, sự khác biệt về tỷ lệ biểu lộ của cả p53 và EGFR giữa 3 nhóm trên cũng chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết luận: Trong UTP KTBN, tỷ lệ biểu lộ của protein p53 là 41,94% và của EGFR là 69,35%. Chưa thấy có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ biểu lộ của cả 2 dấu ấn này giữa các týp mô bệnh học và giai đoạn của UTP KTBN. Từ khóa: ung thư phổi không tế bào nhỏ, gen p53, protein p53, thụ thể yếu tố phát triển biểu bì (EGFR), hóa mô miễn dịch (HMMD). ABSTRACT EXPRESSION OF P53 AND EGFR IN NON-SMALL CELL LUNG CANCERS Trinh Tuan Dung, Nguyen Minh Hai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 144 - 149 Aims: To determine the rates of p53 and epidermal growth factor receptor (EGFR) expression in non- small cell lung cancer (NSCLC), and their correlation with stages and histopathological types of NSCLC. Patients and Methods: 62 NSCLC cases were diagnosed by histopathological examination. The expressions of p53 and EGFR were assessed by immunohistochemical examination, performed at the Department of Pathology - 108 Military Central Hospital. Results: The rate of protein p53(+) was 41,94% and that of EGFR (+) was 69.35%. The rate of p53 expression in stage I, stage IIIA, stage IIIB, and stage IV of NSCLC was 50%, 42.86%, 43.33% and 52.94%, respectively. For EGFR, the expression rates trended to be increasing with stages of NSCLC: 0% in in stage I; 66.67% in stage II; 71.43% in stage IIIA; 70% in stage IIIB and 76.47% in stage IV. However, there was no significant difference in expression rates of both p53 and EGFR between stages of NSCLC (p >0,05). Large cell carcinoma had the highest rate of p53 expression, followed by squamous cell carcinoma, and adenocarcinoma * Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Tác giả liên lạc: PGS. TS. Trịnh Tuấn Dũng ĐT: 069.572464 Email: trinhtuandung108@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 145 expressed p53 at a lowest rate. The rate of EGFR expression trended to be more common in squamous cell carcinoma than in adenocarcinoma and large cell carcinoma types (73.08%; 68.75% and 50%, respectively). However, there was no significant difference in expression rates of both p53 and EGFR between those 3 groups (p > 0,05). Conclusion: In NSCLC, the rate of p53 expression is 41.94% and that of EGFR is 69.35%. There is no significant difference in the expression rates of both these markers between histopathological types and stages of NSCLC. Key words: Non-small cell lung cancer (NSCLC), gen p53, protein p53, epidermal growth factor receptor (EGFR), immunohistochemystry. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư phổi (UTP) là một trong những bệnh ung thư hay gặp nhất, đối với cả Việt Nam và thế giới, trong đó UTP không tế bào nhỏ (KTBN) chiếm khoảng 80%(1,6,13). Bệnh thường tiến triển nhanh và gây tử vong sớm, kể cả khi bệnh nhân (BN) được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn tương đối sớm. Do vậy, việc tìm hiểu các yếu tố nhằm giúp tiên lượng bệnh tốt hơn và cải thiện kết quả điều trị cũng như thời gian sống thêm cho BN là điều rất cần thiết. Trong những năm gần đây, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đi sâu tìm hiểu về đột biến gen p53 và thụ thể yếu tố phát triển biểu bì (EGFR) là những yếu tố có ý nghĩa tiên lượng, mặt khác giúp định hướng cho việc sử dụng liệu pháp điều trị đích trong UTP KTBN(3,4,8,11). Tuy nhiên, ở Việt Nam hầu như chưa thấy có nghiên cứu nào về vấn đề này được công bố. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành nhằm: Tìm hiểu tỷ lệ biểu lộ của gen p53 và EGFR, mối liên quan của chúng với týp mô bệnh học và giai đoạn của ung thư phổi không tế bào nhỏ. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng 62 trường hợp UTP KTBN được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội (TWQĐ) 108 từ 01/2008 - 02/2011; tuổi trung bình của BN là 64,41 ± 11,96; tỷ lệ nam/nữ = 5/1. Phương pháp Tất cả các BN đều được khám lâm sàng, xét nghiệm và đăng ký theo một mẫu nghiên cứu thống nhất. Chẩn đoán xác định là UTP KTBN bằng xét nghiệm mô bệnh học (MBH) từ các mẫu mô u phổi sinh thiết qua nội soi phế quản ống mềm, hoặc sinh thiết qua thành ngực, hoặc bệnh phẩm u sau phẫu thuật. Phân giai đoạn bệnh theo Tổ chức Y tế thế giới năm 2002. Đánh giá sự biểu lộ của gen p53 và EGFR bằng xét nghiệm hóa mô miễn dịch (HMMD), thực hiện tại Khoa Giải Phẫu Bệnh - Bệnh viện TWQĐ 108. Sử dụng các kháng thể và hóa chất của Hãng DakoCytomation, Đan Mạch. Xác định là p53 (+) khi nhân tế bào bắt màu nâu sẫm. Xác định là EGFR (+) khi màng tế bào và bào tương bắt màu nâu đậm. Xử lý số liệu bằng máy tính với phần mềm SPSS 11.5. KẾT QUẢ Bảng 1: Tỷ lệ biểu lộ của p53 và EGFR trong UTP KTBN (N = 62) Loại dấu ấn p53 EGFR (+) (-) (+) (-) n 26 36 43 19 Tỷ lệ % 41,94 58,06 69,35 30,65 Nhận xét: Tỷ lệ biểu lộ của p53 và EGFR trong UTP KTBN tương ứng là 41,94% và 69,35%. Bảng 2: Mối liên quan giữa biểu lộ của p53 và EGFR với giai đoạn bệnh Dấu ấn p53 EGFR Giai đoạn bệnh n Tỷ lệ % (+) Tỷ lệ % (+) Tỷ lệ % I 2 3,22 1 50,00 0 0 II 6 9,68 0 0 4 66,67 IIIA 7 11,29 3 42,86 5 71,43 IIIB 30 48,39 13 43,33 21 70,00 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 146 Dấu ấn p53 EGFR Giai đoạn bệnh n Tỷ lệ % (+) Tỷ lệ % (+) Tỷ lệ % IV 17 27,42 9 52,94 13 76,47 Tổng 62 100 26 41,94 43 69,35 Nhận xét: - Tỷ lệ biểu lộ p53 ở giai đoạn I của UTP KTBN là 50%, giai đoạn IIIA là 42,86%, giai đoạn IIIB là 43,33% và giai đoạn IV là 52,94%. Sự khác biệt về tỷ lệ này giữa các giai đoạn của UTP KTBN không đáng kể (p > 0,05). - Tỷ lệ biểu lộ EGFR có xu hướng tăng dần theo giai đoạn của bệnh: ở giai đoạn I là 0%, giai đoạn II là 66,67%, giai đoạn IIIa 71,43%, giai đoạn IIIb 70% và giai đoạn IV là 76,47%. Tuy nhiên, sự khác biệt về tỷ lệ biểu lộ EGFR giữa các giai đoạn của bệnh chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Bảng 3: Liên quan giữa biểu lộ của p53 và EGFR với týp MBH của UTP KTBN Dấu ấn p53 EGFR Týp MBH n Tỷ lệ % (+) Tỷ lệ % (+) Tỷ lệ % UTBMTBV 26 41,94 12 46,15 19 73,08 UTBMT 32 51,61 12 37,50 22 68,75 UTBMTBL 4 6,45 2 50,00 2 50,00 Tổng 62 100 26 41,94 43 69,35 Nhận xét: Kết quả từ bảng trên cho thấy tỷ lệ biểu lộ của p53 cao nhất ở týp ung thư biểu mô tế bào lớn (UTBMTBL), tiếp đến là ở týp ung thư biểu mô tế bào vảy (UTBMTBV), thấp nhất ở týp ung thư biểu mô tuyến (UTBMT). Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tỷ lệ biểu lộ của EGFR có xu hướng gặp nhiều ở týp UTBMTBV hơn là ở týp UTBMT và UTBMTBL. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa 3 nhóm trên cũng chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). BÀN LUẬN Về p53 Gen p53 đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của tế bào như: ức chế sự phát triển của ung thư, mã hoá cho protein p53 của nhân tế bào, điều hoà sự sinh sản và chết tế bào theo chương trình (apoptosis), ngăn ngừa đột biến DNA. Đột biến gen p53 là biến đổi di truyền thường gặp nhất trong các ung thư ở người. Do p53 điều hoà sự ổn định của bộ gen và ngăn cản tế bào bước vào chu trình phân bào khi có tổn thương DNA nên khi p53 bị đột biến sẽ mất chức năng ức chế sinh u, các tế bào phân chia không kiểm soát được và trở thành các tế bào ác tính. Bình thường, protein p53 có đời sống bán huỷ ngắn và không phát hiện được bằng phương pháp HMMD, nhưng khi gen này bị đột biến, đời sống bán huỷ của protein sẽ kéo dài hơn và có thể phát hiện được bằng HMMD. Do đó, thay vì xác định đột biến gen trực tiếp bằng phân tích ADN, người ta có thể sử dụng HMMD để đánh giá gián tiếp đột biến gen p53. Hơn nữa, đa số các nghiên cứu đều cho rằng biểu lộ của p53 được xác định bằng HMMD là tương đương với tỷ lệ đột biến gen p53 trong UTP KTBN khi phân tích ADN bằng các kỹ thuật sinh học phân tử(6,8). Trong UTP, hay gặp những bất thường về gen p53, do đó gen này được cho là đóng một vai trò trung tâm trong việc phát triển UTP(11). Tuy nhiên, tỷ lệ biểu lộ của p53 trong UTP KTBN còn có sự khác nhau tuỳ từng tác giả và phương pháp nghiên cứu, dao động từ 45,2% - 55,6%(6,8). Riêng ở Việt Nam, hầu như chưa thấy có số liệu về vấn đề này được công bố. Qua nghiên cứu 62 trường hợp UTP KTBN bằng phương pháp HMMD, chúng tôi thấy tỷ lệ biểu lộ của của p53 là 41,94%. Tỷ lệ biểu lộ p53 ở giai đoạn I của UTP KTBN là 50%, giai đoạn IIIA là 42,86%, giai đoạn IIIB là 43,33% và giai đoạn IV là 52,94%. Sự khác biệt về tỷ lệ này giữa các giai đoạn của UTP KTBN không đáng kể (p > 0,05). Tỷ lệ biểu lộ của p53 cao nhất ở týp UTBMTBL, tiếp đến là ở týp UTBMTBV, thấp nhất ở týp UTBMT. Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 147 Về mối liên quan giữa biểu lộ của p53 với giai đoạn của UTP KTBN, kết quả nghiên cứu của các tác giả cũng chưa đồng nhất. Murakami I. (2000)(9), Cheng YL và CS (2003)(1) không thấy có sự khác biệt về tỷ lệ biểu lộ của p53 theo giai đoạn bệnh, trong khi một số tác giả khác lại có nhận xét ngược lại, cho rằng biểu lộ p53 xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn muộn(5,6). Lee YC và CS (1999) thấy p53(+) cao có ý nghĩa ở những BN có hạch di căn và giai đoạn muộn(6). Laudanski J. (2001) nhận thấy biểu lộ p53 tăng dần theo giai đoạn của UTP (ở giai đoạn I là 42,9%, giai đoạn II là 55,6% và giai đoạn IIIa là 57,4%)(5). Đa số các nghiên cứu đều cho thấy biểu lộ p53 hay gặp ở UTBMTBV hơn ở UTBMT và UTBMTBL(6,8,9). Lee Y.C. và CS (1999) thấy biểu lộ p53 ở 62% UTBMTBV; 31,3% trong UTBMT và 80% trong UTP tế bào nhỏ(6). Misudomi T. (2000) cho biết tỷ lệ biểu lộ p53 ở nhóm UTBMT thấp hơn UTBMTBV (34% so với 52%)(8). Murakami I. (2000) nghiên cứu 70 BN UTP KTBN giai đoạn tiến triển thấy tỷ lệ p53 (+) 47% trong UTBMTBV, 37% đối với UTBMT và 100% ở UTTBL (2/2 trường hợp)(9). Nhận định của các tác giả về mối liên quan giữa sự biểu lộ của p53 với týp MBH và giai đoạn của UTP KTBN còn chưa thống nhất, có thể do đối tượng nghiên cứu không giống nhau, tuy nhiên, đa số nhận thấy biểu lộ p53 hay gặp ở týp UTBMTBV hơn các týp khác và có xu hướng tăng theo giai đoạn của bệnh. Vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu thêm. Mối liên quan giữa đột biến gen p53 với tiên lượng UTP tuy đã được nghiên cứu khá nhiều, nhưng kết quả chưa thật thống nhất, có khi trái ngược nhau, nguyên nhân của sự khác biệt này vẫn chưa rõ ràng. Điều này có thể phụ thuộc vào quần thể BN nghiên cứu, độ chính xác của kỹ thuật sử dụng để đánh giá và phương pháp phát hiện khác nhau, kháng thể sử dụng và các kỹ thuật phục hồi kháng nguyên khác nhau(6). Murakami I. (2000) nghiên cứu biểu lộ p53 ở 70 BN UTP KTBN giai đoạn muộn không còn khả năng phẫu thuật (IIIA, IIIB, IV) thấy thời gian sống thêm ở nhóm có p53(+) là 17 tuần, thấp hơn rõ rệt so với 39 tuần ở nhóm có p53(-), không phụ thuộc vào yếu tố lâm sàng và điều trị(9). Lee Y.C. và CS (1999) nhận thấy biểu lộ p53 là yếu tố tiên lượng độc lập nhưng dường như chỉ có ý nghĩa tiên lượng ở giai đoạn I, không có ý nghĩa ở giai đoạn II và III. Các tác giả này cũng cho rằng, những khối u có đột biến p53 hay kháng lại hóa chất hơn là khi không có đột biến, do đó những BN có p53(-) nên được điều trị hóa chất bổ trợ(6, 9). Thực tế cho thấy, tại thời điểm được chẩn đoán, khoảng 30% số trường hợp UTP KTBN còn ở giai đoạn khu trú. Tuy nhiên, việc điều trị phẫu thuật thành công với thời gian kiểm soát bệnh kéo dài vẫn còn nhiều hạn chế, ngay cả đối với nhóm BN ở giai đoạn sớm này. Việc sử dụng các yếu tố tiên lượng hiện nay còn khó khăn trong việc dự báo tái phát ở nhóm được phẫu thuật hoặc thời gian sống thêm của nhóm BN ở giai đoạn tiến triển. Do đó, nghiên cứu về các tổn thương gen để dự đoán tiên lượng cho BN UTP là rất quan trọng, nhằm đưa ra những quyết định lâm sàng phù hợp và hướng điều trị tốt hơn cho BN(8). Các nghiên cứu về gen p53 có thể mang lại nhiều ứng dụng trong lâm sàng, đánh giá yếu tố nguy cơ, chẩn đoán sớm, tiên lượng, dự báo khả năng đáp ứng với hóa chất và các liệu pháp điều trị đích phân tử bằng kháng thể đơn dòng. Tuy nhiên, cho đến nay, điều này vẫn chưa được ứng dụng nhiều trong thực tế. Do vậy, cần có thêm nhiều nghiên cứu để bổ sung thêm hiểu biết về vấn đề này. Về EGFR Qua 62 trường hợp UTP KTBN được xét nghiệm bằng phương pháp HMMD, chúng tôi thấy tỷ lệ biểu lộ của EGFR là 69,35%. Tỷ lệ biểu lộ EGFR có xu hướng tăng dần theo giai đoạn của bệnh: ở giai đoạn I là 0%, giai đoạn II là 66,67%, giai đoạn IIIA 71,43%, giai đoạn IIIB 70% và giai đoạn IV là 76,47%. Tuy nhiên, sự khác biệt về tỷ lệ biểu lộ EGFR giữa các giai đoạn của bệnh chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tỷ lệ biểu lộ của EGFR có xu hướng gặp Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 148 nhiều ở týp UTBMTBV hơn là ở týp UTBMT và UTBMTBL. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa 3 nhóm trên cũng chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Số liệu từ một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ biểu lộ EGFR trong UTP KTBN từ 51,1% - 71%. Biểu lộ EGFR rất yếu hoặc không biểu lộ ở các mô phổi lành và ở UTP tế bào nhỏ, nhưng có sự tăng mức biểu lộ ở các tổn thương tiền ác tính. Tỷ lệ biểu lộ EGFR thay đổi theo giai đoạn tổn thương: tăng từ biểu mô lành đến ung thư biểu mô tại chỗ và ung thư vi xâm nhập. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa loạn sản nhẹ và nặng. Tỷ lệ biểu lộ EGFR ở giai đoạn I là 50,0%; ở giai đoạn III là 53,8% và ở giai đoạn IV là 48,9%(7). Tuy vậy, tỷ lệ biểu lộ EGFR theo giai đoạn bệnh của UTP KTBN chưa thống nhất giữa các nghiên cứu, có thể do cỡ mẫu nghiên cứu khác nhau và các kỹ thuật xét nghiệm khác nhau. Vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu thêm. Về liên quan giữa biểu lộ EGFR với týp MBH của UTP KTBN, mặc dù các số liệu còn khá dao động giữa các nghiên cứu, song kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét của nhiều tác giả nước ngoài: nhìn chung, tỷ lệ biểu lộ của EGFR thường cao nhất trong UTBMTBV (khoảng 58-89%), sau đó đến UTBMT (39-65%), thấp nhất trong UTBMTBL (38-39%)(7,10). Mặc dù biểu lộ EGFR trong UTP KTBN tương đối hay gặp nhưng ý nghĩa tiên lượng của nó vẫn chưa rõ ràng. Nghiên cứu của Hilbe W và CS (2003) và một số tác giả không thấy có mối liên quan giữa biểu lộ EGFR với tiên lượng UTP KTB, trong khi một số tác giả khác lại cho rằng biểu lộ EGFR có liên quan với thời gian sống thêm ngắn của BN(2, 7, 10). Theo Meert AP (2002), biểu lộ EGFR không có ý nghĩa tiên lượng đối với UTBMT nhưng với UTBMTBV thì có tiên lượng xấu(7). Nakamura H và CS (2006) tổng hợp từ 18 công trình nghiên cứu, với khoảng 3.000 BN UTP KTBN đã không thấy ý nghĩa tiên lượng của EGFR. Tác giả cho rằng có sự khác nhau giữa một số nghiên cứu về ý nghĩa tiên lượng của EGFR có thể là do cách giữ bệnh phẩm, phương pháp phát hiện, chất thử, giá trị ngưỡng và giai đoạn bệnh khác nhau(10). Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu về UTP đều quan tâm đến mối liên quan giữa biểu lộ EGFR và khả năng đáp ứng với hóa chất. Dựa trên những hiểu biết về EGFR, người ta đã nghiên cứu sản xuất ra những thuốc mới có tác dụng điều trị đích phân tử (target therapy), trong đó 2 thuốc ức chế thụ thể phát triển biểu bì (EGFR inhibitors) là erlotinib (Tarceva) và gefitinib (Iressa) đã được phê chuẩn ở nhiều nước và đang dẫn đầu về tỷ lệ đáp ứng lâm sàng ở khoảng 10-30% UTP KTBN thất bại sau hóa trị liệu dòng thứ nhất(3,12). Rosell R. và CS (2009), nghiên cứu số lượng lớn UTP KTBN (2.105 BN) được điều trị bằng erlotinib, thấy kết quả rất đáng khích lệ, với thời gian sống trung bình là 27 tháng và thời gian sống không bệnh là 14 tháng(12). Hotta K. và CS (2007) nhận thấy những BN UTP KTBN có đột biến EGFR thì nhạy cảm với gefitinib và có thời gian sống không bệnh tiến triển dài hơn so với những trường hợp không có đột biến EGFR(3). Một số tác giả khác cũng thấy rằng tỷ lệ đáp ứng với gefitinib của UTP KTBN có EGFR(+) từ 55 - 75% và thời gian sống không bệnh khoảng 9 tháng(4, 13). KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 62 trường hợp ung thư phổi không tế bào nhỏ, chúng tôi rút ra kết luận sau: tỷ lệ biểu lộ của p53 là 41,94% và của EGFR là 69,35%. Chưa thấy có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ biểu lộ của cả 2 dấu ấn này giữa các týp mô bệnh học và giai đoạn của ung thư phổi không tế bào nhỏ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cheng YL, Lee SC, Harn HJ, et al. (2003). Prognostic prediction of the immunohistochemical expression of p53 and p16 in resected non-small cell lung cancer. Cardio-Thoracic Surgery, 23: 221 - 228. 2. Hilbe W, Dirnhofer S, Eisterer W, et al. (2003). Immunohistochemical typing of non-small ceel lung cancer on cryostat sections: correlation with clinical parameters and prognosis. J Clin Pathol., 56: 736 - 741. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 149 3. Hotta K, Kiura K, Toyooka S, et al. (2007). Clinical significance of epidermal growth factor receptor gene mutations on treatment outcome after first-line cytotoxic chemotherapy in Japanese patients with non-small cell lung cancer. Thorac Oncol., 2(7): 632 - 637. 4. Inoue A, Suzuki T, Fukuhara T, et al. (2006). Prospective phase II study of gefitinib for chemotherapy-naive patients with advanced non-small cell lung cancer with epidermal growth factor receptor gene mutations. J. Clin. Oncol., 24: 3340-3346. 5. Laudanski J, Niklinska W, Niklinski J, et al. (2001). Prognostic significance of p53 and bcl-2 abnormalities in operable non-small cell lung cancer. Eur. Respir. J., 17: 660-666. 6. Lee YC, Chang YL, Luh SP (1999). Significance of p53 and Rb protein expression in surgically treated non-small cell lung cancers, Ann. Thorac. Surg., 68: 343-348. 7. Meert AP, Martin B, Delmotte P, et al. (2002). The role of EGFR expression on patient survival in lung cancer: a systematic review with meta-analysis., Eur. Respir. J., 20: 975-981. 8. Misudomi T, Hamajima N, Ogawa M, et a
Tài liệu liên quan