Sắn là một trong những loại thức ăn chính trong chăn nuôi lợn ở miềnTrung. Thành phần hoá học của củ và lḠcủa một số giống sắn phổ biến ở miền Trung là 31,8-36,1% và 26,8-28,7% VCK; 2,4-3,1% và 25,3-29,4% protein thô; 0,4-1,2% và 0,67-0,74% mỡ thô; 2,1-2,7% và 10,9-13,5% xơ thô; 2-2,8% và 6,0-7,5% khoáng tổng số, tương ứng. Hàm lượng methionine trong protein củ rất thấp (0-1,69%). Hàm lượng HCN trong củ 175,3-489,6 mg/kg VCK. Ba Trăng, H34 và sắn Xanh có hàm lượng HCN trong củ 306,1-489,6 mg/kg VCK.
Thí nghiệm nghiên cứu sử dụng củ và lá sắn Ba Trăng ủ chua để nuôi lợn thịt F1 (ĐB x MC) được tiến hành ở xã Hồng Hạ - A Lưới - Thừa Thiên Huế. 12 lợn lai F1 (ĐB x MC) có khối lượng 18-20 kg được bố trí 2 lô thí nghiệm ở 3 hộ gia đình. 4 lợn/hộ, 2 lợn/lô. Khẩu phần lô đối chứng (ĐC) có sắn củ ủ chua với năng lượng trao đổi 3.300 – 4.200 Kcal/ngày và 60 - 200 g protein thô/ngày. Khẩu phần lô thí nghiệm (TN) có lá sắn ủ chua thay thế hoàn toàn lá khoai lang. Kết quả cho thấy sử dụng lá sắn ủ chua thay thế lá khoai lang trong khẩu phần thức ăn nuôi lợn thịt F1 (ĐB x MC) có củ sắn ủ chua đã không ảnh hưởng đến tăng trọng (394 và 390 g/ngày tương ứng lô ĐC và TN) và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng (3,57 và 3,61 kg VCK/ kg tăng trọng). Chi phí thức ăn/kg tăng trọng của lợn ở lô thí nghiệm thấp hơn 16% so với lô đối chứng.
8 trang |
Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sử dụng củ và lá sắn ủ xanh trong khẩu phần lợn thịt F1 (ĐB X MC), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 46, 2008
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CỦ VÀ LÁ SẮN Ủ XANH TRONG
KHẨU PHẦN LỢN THỊT F1 (ĐB X MC)
Nguyễn Thị Lộc và Lê Văn An
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
TÓM TẮT
Sắn là một trong những loại thức ăn chính trong chăn nuôi lợn ở miềnTrung. Thành phần hoá học của củ và lḠcủa một số giống sắn phổ biến ở miền Trung là 31,8-36,1% và 26,8-28,7% VCK; 2,4-3,1% và 25,3-29,4% protein thô; 0,4-1,2% và 0,67-0,74% mỡ thô; 2,1-2,7% và 10,9-13,5% xơ thô; 2-2,8% và 6,0-7,5% khoáng tổng số, tương ứng. Hàm lượng methionine trong protein củ rất thấp (0-1,69%). Hàm lượng HCN trong củ 175,3-489,6 mg/kg VCK. Ba Trăng, H34 và sắn Xanh có hàm lượng HCN trong củ 306,1-489,6 mg/kg VCK.
Thí nghiệm nghiên cứu sử dụng củ và lá sắn Ba Trăng ủ chua để nuôi lợn thịt F1 (ĐB x MC) được tiến hành ở xã Hồng Hạ - A Lưới - Thừa Thiên Huế. 12 lợn lai F1 (ĐB x MC) có khối lượng 18-20 kg được bố trí 2 lô thí nghiệm ở 3 hộ gia đình. 4 lợn/hộ, 2 lợn/lô. Khẩu phần lô đối chứng (ĐC) có sắn củ ủ chua với năng lượng trao đổi 3.300 – 4.200 Kcal/ngày và 60 - 200 g protein thô/ngày. Khẩu phần lô thí nghiệm (TN) có lá sắn ủ chua thay thế hoàn toàn lá khoai lang. Kết quả cho thấy sử dụng lá sắn ủ chua thay thế lá khoai lang trong khẩu phần thức ăn nuôi lợn thịt F1 (ĐB x MC) có củ sắn ủ chua đã không ảnh hưởng đến tăng trọng (394 và 390 g/ngày tương ứng lô ĐC và TN) và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng (3,57 và 3,61 kg VCK/ kg tăng trọng). Chi phí thức ăn/kg tăng trọng của lợn ở lô thí nghiệm thấp hơn 16% so với lô đối chứng.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở miền Trung, ngành chăn nuôi lợn giữ vai trò quan trọng trong việc sản xuất thịt đáp ứng nhu cầu thực phẩm, đồng thời là nguồn cung cấp phân bón hữu cơ cho trồng trọt. Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) là một trong những cây lương thực quan trọng cho người và thức ăn chính trong chăn nuôi. Ở Việt Nam, sản lượng sắn hàng năm khoảng 2 triệu tấn, trong đó các tỉnh ven biển miền Trung chiếm khoảng 23% (Niên giám thống kê, 2006). Củ sắn rất giàu tinh bột (76,2 - 77,2%), nhưng rất nghèo protein (2,2-2,7%), đặc biệt acid amin Methionine (0-0,6 % protein) (Hoàng Văn Tiến, 1987; Limon, 1995). Ngược lại, lá sắn rất giàu protein nhưng hàm lượng độc tố HCN cũng rất cao (Hoàng Văn Tiến, 1987).
Hồng Hạ là một trong 21 xã miền núi của huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 224 hộ với 1.262 nhân khẩu trong đó chủ yếu dân tộc CaTu, Tà Ôi, Pahy, chiếm 90% dân số. Củ sắn được người dân sử dụng bằng cách nấu chín, lá sắn thường bị bỏ phí ngoài đồng trong khi thức ăn bổ sung protein trong khẩu phần chăn nuôi lợn còn thiếu.
Để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi thông qua việc sử dụng củ và lá sắn bằng kỹ thuật ủ chua, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu với mục đích: Xác định thành phần dinh dưỡng, hàm lượng độc tố HCN của củ và lá một số giống sắn được trồng phổ biến ở miền Trung; và nghiên cứu sử dụng củ và lá sắn ủ chua để nuôi lợn thịt F1 (ĐB x MC).
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Xác định thành phần hóa học, hàm lượng HCN của củ và lá một số giống sắn ở miền Trung.
Mẫu phân tích được lấy theo TCVN-4325-86 để phân tích xác định thành phần hóa học: VCK (DM), protein thô (CP), mỡ thô (EE), xơ thô (CF), dẫn xuất không đạm, khoáng tổng số (Ash) và HCN.
2.2. Nghiên cứu sử dụng củ và lá sắn Ba Trăng ủ chua để nuôi lợn thịt F1 (ĐB x MC) ở xã Hồng Hạ - huyện A Lưới.
Thí nghiệm tiến hành ở xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2005-2006. Tổng số 12 lợn lai F1 (ĐB x MC) có khối lượng 18-20 kg được phân ngẫu nhiên vào 2 lô thí nghiệm trên 3 nông hộ, 4 lợn/hộ trong đó lô ĐC gồm 2 lợn cho ăn khẩu phần có sắn củ ủ chua với 160-200 g protein thô/ngày và năng lượng trao đổi (NLTĐ) là 3.300 đến 4.200 Kcal/ngày. Lô thí nghiệm (TN) gồm 2 lợn cho ăn lá sắn ủ chua thay thế hoàn toàn lá khoai lang trong khẩu phần ĐC. Khẩu phần cho lợn của 2 lô ĐC và TN được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1: Khẩu phần thức ăn của lợn trong giai đoạn thí nghiệm
Thức ăn, kg
Khối lượng của lợn (kg)
20-30
30-40
40-50
50-60
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
Cám gạo
0,5
0,6
0,7
0,7
0,9
0,9
0,9
1,1
Sắn củ ủ chua
1,5
1,5
1,5
1,5
1,7
1,7
1,9
1,9
Lá sắn ủ chua
0,4
0,6
0,7
0,8
Bột cá
0,2
0,15
0,2
0,1
0,22
0,1
0,15
0,1
Lá khoai lang
0,5
0,5
0,5
0,5
VCK (g)
1225
1271
1337
1310
1605
1584
1709
1722
NLTĐ (Kcal)
3297
3463
3433
3418
4071
4071
4099
4160
Protein (g/ngày)
162
168
175
169
208
198
194
196
HCN (mg/ngày)
76
77
89
98
Chỉ tiêu theo dõi: - Mẫu thức ăn được phân tích vật chất khô theo TCVN 4326-86; Protein thô theo TCVN – 4328 - 86; Mỡ thô được xác định bằng phương pháp gián tiếp theo TCVN 4331-86 trên thiết bị Soxhlet dựa vào khả năng hòa tan của các chất béo trong dung môi hữu cơ; xơ được xác định trên cơ sở tách bỏ tinh bột, đường, protein, dầu, mỡ theo TCVN 4329-86 trên hệ thống phân tích, lọc xơ;
Hàm lượng axit cyanhydric được xác định bằng phương pháp của Easley (1970) theo nguyên tắc chưng cất xyanua từ dung dịch cloroform và hứng vào dung dịch KOH để tạo thành KCN. Sau đó chuẩn độ dung dịch thu được bằng AgNO3 và tính kết quả.
Tăng trọng (g/ngày); Tiêu tốn TĂ, VCK (kg/kg TT); Chi phí thức ăn (đồng/kg).
Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng thống kê sinh vật học theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) qua mô hình tuyến tính (GLM) trên phần mềm Minitab version 14.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả xác định thành phần hóa học và hàm lượng HCN của củ và lá một số giống sắn phổ biến ở miền Trung.
3.1.1. Thành phần hóa học của củ một số giống sắn trồng ở miền Trung
Kết quả phân tích ở bảng 2 cho thấy: Hàm lượng VCK của củ sắn từ 31,75 -36,05%, hàm lượng protein 2,38-3,12%, dẫn xuất không đạm trong củ các giống sắn là 90,6-92,3%, mỡ thô 0,35-1,23%, xơ thô 2,32-2,98%, khoáng 1,96-2,76%. Kết quả này phù hợp với kết quả của Phạm Sỹ Tiệp (1999) và Ravindraw và ctv (1987).
Hàm lượng độc tố HCN trong củ sắn biến động rất lớn từ 175,3 - 489,6 mg/kg VCK. Hàm lượng HCN tăng dần theo thứ tự giống Canh Nông, Gòn, Ba trăng, H34 và sắn Xanh. Sắn Xanh có hàm lượng HCN cao nhất (489,63mg/kg VCK). Theo Sinha và Nair (Trích từ P. Silvestre (1990)) và Nartey (1978) nhóm sắn ngọt là những giống sắn có hàm lượng HCN < 280 mg/kg VCK củ, nhóm sắn đắng có hàm lượng HCN ³ 280 mg/kg VCK củ. Theo các tác giả trên thì sắn Canh Nông, sắn Gòn thuộc nhóm sắn ngọt, còn Ba Trăng, H34 và sắn Xanh thuộc nhóm sắn đắng.
Bảng 2: Thành phần hóa học và hàm lượng HCN của củ một số giống sắn
Các chỉ tiêu
n
Giống sắn
Canh Nông
Sắn Gòn
Ba Trăng
Sắn H34
Sắn Xanh
TB các giống
Vật chất khô (%)
12
34,34
± 0,61
33,72
± 0,44
36,05
± 0,55
31,75
± 0,67
35,81
± 0,50
34,33
± 0,72
Protein thô (%)
12
3,05
± 0,15
2,65
± 0,12
2,47
± 0,10
2,38
± 0,05
3,12
± 0,06
2,73
± 0,13
Mỡ thô (%)
12
0,74
± 0,04
0,98
± 0,06
1,23
± 0,04
0,83
± 0,03
0,35
± 0,04
0,83
± 0,10
Xơ thô (%)
12
2,87
± 0,14
2,92
± 0,08
2,98
± 0,08
2,55
± 0,07
2,32
± 0,07
2,73
± 0,12
Khoáng TS (%)
12
2,75
± 0,15
2,45 ± 0,10
2,62
± 0,09
2,76
± 0,07
1,96
± 0,11
2,51
± 0,14
DXKĐ (%)
12
90,59
± 0,28
91,00± 0,14
90,70
± 0,13
91,48
± 0,14
92,25
± 0,17
91,21
± 0,25
Hàm lượng HCN (mg/kg VCK)
12
175,29
± 8,10
223,50
± 6,13
306,10
± 9,00
418,07
± 11,06
489,63
± 14,15
Theo Bolhuis (1954) hàm lượng độc tố HCN trong sắn tươi 100 mg/kg gây độc mạnh. Như vậy 3 giống sắn Ba Trăng, H34 và sắn Xanh đều có hàm lượng HCN cao hơn mức cho phép đặc biệt sắn Xanh có HCN rất cao vì vậy không nên dùng để cho gia súc ăn tươi mà phải qua chế biến để giảm độc tố.
3.1.2 Thành phần hóa học và hàm lượng HCN của lá một số giống sắn
Bảng 3: Thành phần hóa học và hàm lượng HCN của lá một số giống sắn
Giống sắn
Số
Mẫu
VCK
HCN
(mg/kg VCK)
(%) trong vật chất khô
Protein
Mỡ thô
Xơ thô
Khoáng
Canh nông
4
27,52
± 3,25
717,59
± 8,24
25,28
± 2,56
0,74
± 0,11
11,18
± 0,56
7,49
± 0,09
Sắn Gòn
4
28,67
± 2,16
689,00
± 12,35
27,28
± 1,98
0,67
± 0,09
11,97
± 1,23
6,97
± 0,12
Ba Trăng
4
28,58
± 2,75
1056.68
± 23,41
29,39
± 2,35
0,69
± 0,05
10,89
± 2,01
7,12
± 0,07
Sắn H34
4
26,82
± 1,98
1292,09
± 13,11
29,22
± 1,34
0,72
± 0,12
13,46
± 0,89
6,38
± 0,05
Sắn Xanh
4
28,37
± 4,05
1575,14
± 21,57
28,98
± 3,01
0,71
± 0,07
12,93
± 1,78
5,99
± 0,12
Kết quả phân tích ở bảng 3 cho thấy hàm lượng vật chất khô của lá sắn các giống khác nhau tại thời điểm thu hoạch không biến động lớn (26,82-28,67%). Nhưng hàm lượng độc tố HCN của các giống sắn có sự biến động rất rõ rệt (P<0,05). Hàm lượng HCN trong lá các giống sắn đắng (Ba Trăng, H34 và sắn Xanh) dao động 1.057- 1.575 mg/kg VCK cao hơn ở các giống sắn ngọt (Canh Nông, Sắn Gòn) 689-717 mg/kg VCK. Hàm lượng HCN ở lá cao hơn củ 3-5 lần. Kết quả chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ravindraw và ctv. (1987); Phạm Sỹ Tiệp (1999). Theo các tác giả trên độc tố HCN trong lá sắn biến động từ 800-3200 mg/kg VCK.
Kết quả cũng cho thấy lá sắn giàu protein (25,28-29,39%). Các giống sắn có hàm lượng protein cao là Ba Trăng, H34 và sắn Xanh. Sắn Canh nông và sắn Gòn có hàm lượng protein thấp hơn. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Eggum (1973) và Allen (1984) cho rằng lá sắn chứa trung bình 21% protein thô nhưng giá trị biến động từ 16,7- 39,9%. Hàm lượng mỡ thô biến động từ 0,69-0,74 %, xơ thô từ 10,89-13,46, khoáng tổng số 5,99-7,49%. Kết quả nghiên cứu trên phù hợp với kết quả nghiên cứu của Yves Froehlich và ctv. (2001) cho thấy lá sắn khô chứa 0,6% chất béo, 24% đường và tinh bột, 11% xơ thô và 6,7% chất khoáng.
3.2. Nghiên cứu sử dụng củ và lá sắn ủ chua để nuôi lợn thịt F1 (ĐB x MC).
3.2.1. Thành phần dinh dưỡng và sự thay đổi pH và HCN trong quá trình ủ chua.
Bảng 4: Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn
Loại thức ăn
Hàm lượng các chất dinh dưỡng (% VCK)
VCK
Protein
Mỡ thô
Xơ thô
Khoáng TS
Cám
88,2
13,2
19,2
13,8
14,2
Sắn ủ chua
36,1
3,6
1,2
2,7
7,5
Bột cá
85,9
50,2
6,3
0,91
26,7
Lá sắn ủ
29,5
26,4
0,68
10,3
7,2
Rau khoai lang
13,7
18,9
5,1
14,6
8,8
Bảng 5: Sự thay đổi pH và HCN của củ và lá sắn giống Ba Trăng trong quá trình ủ chua
Củ sắn
Lá sắn
Thời gian ủ (ngày)
pH
HCN (mg/kg tươi)
% khởi đầu HCN
pH
HCN (mg/kg tươi)
% khởi đầu
0
6,8
106
100
6,7
286
100
21
3,8
72
72
3,8
179
63
28
3,7
43
50
3,8
129
45
56
3,7
34
32
3,7
112
39
Kết quả bảng 4 và 5 cho thấy: Củ sắn ủ chua có hàm lượng protein rất thấp (3,6% VCK) nhưng lá sắn ủ chua có hàm lượng protein cao (26,4 %). Hàm lượng HCN giảm dần theo thời gian ủ. Hàm lượng HCN chỉ còn 32% (củ) và 39% (lá) sau 56 ngày ủ chua.
3.2.2. Kết quả sử dụng củ và lá sắn ủ chua trong khẩu phần thức ăn nuôi lợn thịt F1 (ĐB x MC) tại nông hộ - xã Hồng Hạ
Bảng 6: Ảnh hưởng của việc sử dụng lá sắn ủ chua trong khẩu phần thức ăn nuôi lợn thịt F1 (ĐB x MC) có củ sắn ủ chua đến tăng trọng và hiệu quả kinh tế
Chỉ tiêu
Lô TN
SE
P
ĐC
TN
Sô lượng lợn TN (con)
6
6
Ngày thí nghiệm (ngày)
90
90
Khối lượng bắt đầu, (kg)
18,2
20,2
0,744
0,086
Khối lượng kết thúc, (kg)
53,6
55,3
0,833
0,187
Tăng trọng (g/ngày)
394
390
8,075
0,755
Tiêu tốn TĂ, VCK (kg/kg TT)
3,57
3,61
0,075
0,669
Chi phí thức ăn (đồng/kg tăng trọng)
8951
7550
% so với ĐC
100
84
(Lá khoai lang: 500 đồng/kg; Bột cá: 7.500 đồng/kg; Cám: 2000 đồng/kg; Củ sắn ủ chua: 300 đồng/kg, Lá sắn ủ chua: 200 đồng/kg).
Đồ thị 1 và bảng 6 cho thấy, tăng trọng bình quân của lợn lô ĐC là 394 g/ngày và lô TN là 390 g/ngày (P = 0,755). Không có sự sai khác thống kê về tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng (3,57 và 3,61 kg VCK/kg TT tương ứng lô ĐC và TN). Chi phí thức ăn/kg tăng trọng của lợn lô TN thấp hơn so với lô ĐC là 16%.
IV. KẾT LUẬN
1. Thành phần hóa học của củ một số giống sắn trồng ở miền Trung: 31,8-36,1% VCK, 2,4-3,1% protein thô, 0,4-1,2% mỡ thô và 2,1-2,7% xơ thô; Thành phần hóa học của lá là 26,8-28,7% VCK, 25,3-29,4% protein thô, 0,67-0,74% mỡ thô và 10,9-13,5% xơ thô. Trong protein củ sắn, hàm lượng methionine rất thấp (0-1,69%). Hàm lượng độc tố HCN trong củ các giống sắn ở miền Trung từ 175,3-489,6 mg/kg VCK. Trong đó các giống sắn ngọt là Canh Nông, Sắn Gòn có hàm lượng HCN 175,3-223,5 mg/kg VCK, các giống sắn đắng là Ba Trăng, H34 và sắn Xanh có hàm lượng HCN 306,1-489,6 mg/kg VCK. Với hàm lượng HCN cao của các giống sắn, khi sử dụng làm thức ăn cho gia súc nhất thiết phải qua chế biến để khử bớt lượng độc tố này.
2. Sử dụng lá sắn Ba Trăng ủ chua thay thế lá khoai lang trong khẩu phần thức ăn nuôi lợn thịt F1 (ĐB x MC) có củ sắn ủ chua đã không ảnh hưởng đến tăng trọng (394 và 390 g/ngày tương ứng lô ĐC và TN) và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng (3,57 và 3,61 kg VCK/ kg tăng trọng). Chi phí thức ăn/kg tăng trọng ở lô thí nghiệm là thấp hơn 16% so với lô đối chứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Niên giám thống kê. Nxb Thống kê, Hà Nội (2006)
Phạm Sỹ Tiệp. Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của một số giống sắn ở Trung du và miền núi phía Bắc, ảnh hưởng của phương pháp chế biến đến thành phần hóa học của củ, lá và khả năng sử dụng bột sắn để vỗ béo lợn F1 (ĐB x MC). Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi, (1999) 146.
Hoàng Văn Tiến. Cách tính thức ăn cho lợn, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, (1987) 54-58, 100.
Hoài Vũ và Trần Thành. Thu hoạch, chế biến, bảo quản sắn. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội (1980)
Froehlich, Y. và Thái Văn Hùng. Sử dụng lá khoai mì trong công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, Sắn Việt Nam hiện trạng định hướng và giải pháp phát triển những năm đầu thế kỷ XXI, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam (2001) 173-174.
Silvestre, P. và Arraudeau, M. Cây sắn. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội (1990) 9-25; 94-104; 170-236.
Alen, R. D. Feedstuffs ingredient analysis table”, Feedstuffs USA, 56 (30) (1984) 25-30.
Bolhuis, G. G. The toxicity of cassava root, Netherlands J. Agricutural Science, (1954) 176-185.
Coursey, D. G. Cassava as a food: Toxicity and technology, Chronic cassava Toxicity, Proceeding of the Interdisciplinary workshop, London, England, 29-30 Jan., 1973. IDRC-010e, (1973) 27-36.
Limon. Ensilage of casava products and their use as animal feed, Roots, tubers, plantains and bananas in animal feeding. FAO Animal Production and Health Paper, (1995) 100-109.
Nartey, F. Cyanogenesis, Ultrastructure and seed gemination, Abstract on cassava. Vol. 4, Series 183C-4. CIAT Publication, Colombia (1978)
Ravindran, V., Kernegay, E. T. Rajaguru, A. S. B. and Notter, D. R. Cassava leaf meal as a replacement for coconut meal in pig diets”, J. Science Food Agriculrure 41 (1987) 45-53.
UTILIZATION OF ENSILED CASSAVA ROOTS AND LEAVES
FOR FEEDING PIGS F1 (LW X MC)
Nguyen Thi Loc, Le Van An
College of Agriculture and Forestry, Hue University
SUMMARY
Cassava is one of the main feeds for pigs in Central Vietnam. Chemical composition of cassava roots comprises 31.8-36.1% DM, 2.4-3.1% CP, 0.4-1.2% EE, and 2.1-2.7% CF; and that of cassava leaves 26.8-28.7% DM, 25.3-29.4% CP, 0.67-0.74% EE, and 10.9-13.5% CF. Methionine content in cassava roots is very low (0-1.69%) and HCN content is 175.3-489.6 mg/kg DM.
An experiment on using ensiled cassava roots and leaves for F1 (LW x MC) pigs was conducted in Hong Ha commune, Aluoi District, Thua Thien Hue Province. Twelve crossbred (Mong Cai x Large White) pigs of 18-20 kg initial live weight were randomly assigned to two treatments in 3 farms. There were 4 pigs per household. Six pigs were fed control diet consisting of rice bran, ensiled cassava roots, fish meal and sweet potato vines with 160 g to 200 g crude protein/day and ME content 3,300 to 4,200 kcal/day for pigs (20 - 60 kg) and six other pigs were fed ensiled cassava leaves as a replacement for sweet potato vines. The results showed that there were no significant differences in daily weight gains between the two treatments. The average live weight gains were 394 g/day in control treatment and 390 g/day in diet with ensiled cassava leaves. Feed conversion ration were 3.57 and 3.61 kg DM/kg gain, respectively. Feed costs per kg live weight gain of pigs fed ensiled cassava leaves were 16% less than those fed control diet.
Key words: Pigs, cassava root silage, cassava leaf silage, performance.