Nghiên cứu sử dụng lá sắn km 94 trong khẩu phần lợn thịt nuôi ở nông hộ tỉnh Thừa Thiên Huế

Lá sắn KM 94 có hàm lượng protein thô cao từ 25- 34,7 % trong VCK là nguồn thức ăn giàu protein trong chăn nuôi nhưng hàm lượng HCN cao đã hạn chế việc sử dụng nó làm thức ăn gia súc.Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là xác định phương pháp chế biến và sử dụng lá sắn KM 94 và đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng lá sắn KM 94 trong khẩu phần nuôi lợn thịt ở nông hộ ở Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy lá sắn KM94 tươi chứa 1745mg HCN/kg đã giảm 51 % sau khi phơi héo sau 24 giờ. Lá sắn KM 94 sau khi phơi héo được ủ chua với các chất phụ gia như cám gạo hoặc bột sắn với mức 5 và 10 % có thể dự trữ trong 3 tháng vẫn bảo quản tốt chất lượng tốt để nuôi lợn. Quá trình ủ chua đã giảm nhanh hàm lượng HCN trong lá sắn, sau 90 ngày ủ hàm lượng HCN chỉ còn 10,4- 13,2 % so với hàm lượng HCN ở lá sắn tươi. Trong khẩu phần nuôi lợn thịt sử dụng lá sắn KM94 ủ chua ở mức 10 đến 20 % (theo DM) đã không ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn thịt và làm giảm 8- 13,82 % chi phí thức ăn/kg tăng trọng của lợn. Sử dụng lá sắn KM 94 ủ đã mang lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn ở nông hộ.

doc8 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sử dụng lá sắn km 94 trong khẩu phần lợn thịt nuôi ở nông hộ tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 46, 2008 NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LÁ SẮN KM 94 TRONG KHẨU PHẦN LỢN THỊT NUÔI Ở NÔNG HỘ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Thị Hoa Lý Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế TÓM TẮT Lá sắn KM 94 có hàm lượng protein thô cao từ 25- 34,7 % trong VCK là nguồn thức ăn giàu protein trong chăn nuôi nhưng hàm lượng HCN cao đã hạn chế việc sử dụng nó làm thức ăn gia súc.Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là xác định phương pháp chế biến và sử dụng lá sắn KM 94 và đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng lá sắn KM 94 trong khẩu phần nuôi lợn thịt ở nông hộ ở Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy lá sắn KM94 tươi chứa 1745mg HCN/kg đã giảm 51 % sau khi phơi héo sau 24 giờ. Lá sắn KM 94 sau khi phơi héo được ủ chua với các chất phụ gia như cám gạo hoặc bột sắn với mức 5 và 10 % có thể dự trữ trong 3 tháng vẫn bảo quản tốt chất lượng tốt để nuôi lợn. Quá trình ủ chua đã giảm nhanh hàm lượng HCN trong lá sắn, sau 90 ngày ủ hàm lượng HCN chỉ còn 10,4- 13,2 % so với hàm lượng HCN ở lá sắn tươi. Trong khẩu phần nuôi lợn thịt sử dụng lá sắn KM94 ủ chua ở mức 10 đến 20 % (theo DM) đã không ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn thịt và làm giảm 8- 13,82 % chi phí thức ăn/kg tăng trọng của lợn. Sử dụng lá sắn KM 94 ủ đã mang lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn ở nông hộ. I. Đặt vấn đề Ở nước ta, cây sắn (Manihot esculenta Crantz) đã thay đổi vai trò từ cây lương thực trở thành cây công nghiệp. Nhiều giống sắn mới có năng suất cao như KM60, KM94, KM98-1, KM98-5, KM140 đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân đang được trồng phổ biến ở nước ta. Năm 2004, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trồng được 5948 ha sắn với năng suất củ đạt trung bình 115 tạ/ha trong đó giống sắn KM94 được trồng 2112,7 ha chiếm 36 % diện tích trồng sắn của cả tỉnh (Niên giám thống kê, 2005). Vào thời điểm thu hoạch, năng suất lá sắn tươi của giống sắn KM94 đạt 5- 7 tấn/ha (Hoa Lý và cs, số liệu điều tra 2004). Lá sắn KM94 có hàm lượng protein thô cao từ 25- 34,7 % trong VCK (Bùi Huy Như Phúc và cs 2001; Nguyễn Thị Hoa Lý và cs 2005), là nguồn thức ăn giàu protein trong chăn nuôi. Tuy vậy, lá sắn tươi có hàm lượng HCN cao đã hạn chế việc sử dụng nó làm thức ăn gia súc. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã kết luận: Phương pháp có hiệu quả nhất để giảm hàm lượng HCN trong lá sắn là phơi khô và ủ yếm khí (Dương Thanh Liêm và cs 2000; Nguyễn Thi Hoa Lý và cs 1999, 2000, 2001; Nguyễn Thị Lộc và cs 2001; Bùi Huy Như Phúc và cs 2001; Wanapat, 2001; 2005; Mận and Hans Wiktordsson, 2001,2005; Khieu Borin, Chhay Ty, Preston T.R. and Ogle R.B., 2005...). Ở tỉnh Thừa Thiên Huế thu hoạch sắn thường vào mùa mưa vì vậy ủ yếm khí là phương pháp hiệu quả nhất để chế biến, bảo quản và giảm HCN trong lá sắn. Lá sắn tươi KM 94 có hàm lượng HCN rất cao (1.745 mg/kg DM). Vì vậy việc nghiên cứu sử dụng lá sắn KM 94 để sử dụng nguồn thức ăn giàu protein sẵn có ở các nông hộ để nuôi lợn rất cần thiết. Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là xác định phương pháp chế biến và sử dụng lá sắn KM94 và đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng lá sắn KM94 trong khẩu phần nuôi lợn thịt ở nông hộ ở Thừa Thiên Huế. II. Nội dung và phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của thời gian phơi héo và chất phụ gia đến chất lượng của lá sắn KM94 ủ yếm khí Phương pháp chế biến lá sắn KM94 Phơi héo: Lá sắn tươi KM 94 được hái lúc thu hoạch củ được rải thành lớp mỏng ở sân hay hiên để phơi héo. Lá sắn KM 94 được phân tích DM, CP and HCN vào thời điểm lá tươi, phơi héo sau 12 giờ và 24 giờ. Ủ yếm khí: Lá sắn KM 94 sau khi phơi héo 24 giờ được thái nhỏ (2 - 3 cm), trộn với 0,5 % muối và các chất phụ gia: cám gạo hoặc bột sắn với mức 5 và 10 % và nén chặt trong bao nylon. Các công thức thí nghiệm: 5 % bột sắn: Lá sắn (KM 94 )+ 0,5 % NaCl + 5 % Bột sắn 10 % bột sắn: Lá sắn (KM 94 )+ 0,5 % NaCl + 10 % Bột sắn 5% cám gạo: Lá sắn (KM 94) + 0,5 % NaCl + 5 % Cám 10 % cám gạo: Lá sắn (KM 94) + 0,5 % NaCl + 10 % Cám Ở các công thức thí nghiệm, lá sắn được phân tích các chỉ tiêu VCK, CP và HCN ở thời điểm 0, 30, 60 and 90 ngày sau khi ủ tại phòng thí nghiệm phân tích thức ăn Khoa Chăn nuôi Thú y từ 12/2003 - 4/2004. Thí nghiệm 2: Hiệu quả sử dụng lá sắn KM94 trong khẩu phần lợn thịt ở Thừa Thiên Huế. Địa điểm và thời gian thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành tại xã Hương Vân, Hương Trà, ThừaThiên Huế từ 12/2004 -5/2005. Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trên 24 lợn lai F1 ( ĐB x MC) với trọng lượng trung bình 23 kg nuôi ở 3 hộ gia đình ở Hương Vân. Mỗi hộ nuôi 8 con được phân ngẫu nhiên vào 4 ô chuồng (mỗi ô 2 con). Tất cả lợn thí nghiệm được tiêm phòng và tẩy giun sán 2 tuần trước khi thí nghiệm. Lợn được nuôi theo 2 giai đoạn: 20 -50 kg (giai đoạn 1) và 50 -90 kg (giai đoạn 2). Thức ăn được chia đều 3 lần /ngày. Lợn được nuôi theo phương thức ăn tự do.Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên với 4 khẩu phần có 4 mức lá sắn KM94 khác nhau. Thời gian thí nghiệm 90 ngày. Các khẩu phần TN như sau: Lô Đối chứng (Khẩu phần cơ sở) : Thức ăn bao gồm cám, ngô, sắn củ ủ, bột cá và rau khoai lang. Lô10 KM94 : 90 % VCK của khẩu phần cơ sở + 10 % VCK lá sắn KM94 ủ. Lô 15 KM94 : 85 % VCK của khẩu phần cơ sở + 15 % VCK lá sắn KM94 ủ. Lô 20 KM94 : 80 % VCK của khẩu phần cơ sở + 20 % VCK lá sắn KM94 ủ. Thành phần hoá học của các nguyên liệu thức ăn sử dụng trong thí nghiệm được trình bày ở bảng 1. Ở 4 lô TN năng lượng đều trong khoảng 3000 kcal ME (trong VCK) và 14 % CP; 0,65 % Lysine and 0,25 % Methionine (giai đoạn 1) và 3000 kcal ME và 12 % CP; 0,55 % Lysine and 0,23 % methionine (giai đoạn 2). Nguồn thức ăn giàu protein sử dụng trong thí nghiệm từ bột cá và lá sắn KM 94 ủ (bảng 2). Bảng 1: Thành phần hoá học của thức ăn trong TN ( %VCK ) Thức ăn ME* ( Kcal/kg) CP (%) CF (%) Lys (g/kg) Met (g/kg) HCN (mg/kg) Cám gạo 2890 11.46 15.61 4.86 2.31 Ngô 3596 9.56 2.74 3.13 1.94 Củ sắn ủ 2963 3.09 3.98 1.11 0.42 55.06 Bột cá 3161 58.47 0.00 33.33 10.45 Dây lang 2247 17.75 17.98 7.12 2.25 Lá sắn KM94 ủ 2462 21.04 11.66 9.17 3.24 195.34 Củ sắn ủ và lá sắn KM 94 ủ được phân tích ở thời điểm 60 ngày sau khi ủ Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: Ở 4 lô thí nghiệm, lợn được theo dõi các chỉ tiêu sau đây: - Lượng ăn vào (kg VCK/con/ngày) - Tăng trọng (g/ngày) - Tiêu tốn thức ăn (kg VCK /kg tăng trọng) - Chi phí thức ăn (đ/ kg tăng trọng) Bảng 2: Thành phần và giá trị dinh dưỡng của các khẩu phần TN (% VCK ) của lợn ở giai đoạn 1 ( 20 -50 kg) Loại thức ăn Lô Đối chứng Lô 10 KM94 Lô 15 KM94 Lô 20 KM94 Cám gạo 32 32 30 30 Ngô 18 18 21 24 Củ sắn ủ 30 30 26 20 Bột cá 10 10 8 6 Dây lang 10 - - - Lá sắn KM94 ủ - 10 15 20 Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng (%, kg /VCK) ME ( kcal/ kg ) 3002 3023 3015 3005 CP (% ) 13.94 14.26 14.08 14.06 CF ( % ) 8.48 7.85 8.04 8.45 Lys (g/kg ) 6.50 6.60 6.45 6.27 Met (g/kg ) 2.50 2.58 2.53 2.52 HCN (mg/kg ) 16.52 36.05 43.62 50.08 Tất cả các lô TN được bổ sung 0,5 % premix khoáng và VTM ( % VCK) Phương pháp xử lý thống kê Số liệu thu được xử lý theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) qua mô hình General Linear Model (GLM) trên phần mềm Minitab Version 13 (2000). III. Kết quả và thảo luận Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của thời gian phơi héo và chất phụ gia đến chất lượng của lá sắn KM94 ủ yếm khí Số liệu ở bảng 3 cho thấy: VCK của lá sắn tăng có ý nghĩa sau khi phơi héo 12 và 24 giờ (p= 0.001). Bảng 3: Ảnh hưởng của thời gian phơi héo đến hàm lượng VCK, CP ( % VCK) và HCN (mg/kg ) của lá sắn KM94 VCK (%) CP (% VCK) HCN (mg/kg tươi ) HCN (mg/kg VCK) Lá sắn tươi KM94 27.86a 28.26 486.a 1745a Sau khi phơi 12 giờ 32. 56b 27.31 428b 1313b Sau khi phơi 24 giờ 37.82c 27.04 335c 885c SE 0.274 0.403 6.294 19.5 P 0.000 0.16 0.000 0.000 a,b,c trong cùng cột sai khác với p<0.05 Mục đích của việc phơi héo là giảm lượng nước và giảm lượng HCN trong lá sắn. Để đảm bảo ủ yếm khí tốt nguyên liệu đem ủ phải có tỷ lệ chất khô 35 - 40 % (Liu Jian Ping and Zhuang Zhong Tang, 2000). Hàm lượng CP của lá sắn KM 94 sau khi phơi héo 12 và 24 giờ có giảm nhẹ nhưng không chưa có ý nghĩa (P =0,16). HCN trong lá sắn KM94 giảm nhanh sau khi phơi héo (bảng 3). Hàm lượng HCN trong lá sắn tươi KM94 là 1745 mg/kg VCK đã giảm còn 1313 mg and 885 mg/kg VCK sau khi phơi héo 12 và 24 giờ. HCN còn khoảng 75 -51 % ở lá sắn tươi sau khi phơi héo 12 và 24 giờ. Kết quả này cho thấy thời gian phơi héo càng dài, lượng HCN trong lá sắn càng giảm. Sử dụng bột sắn và cám ở mức 5 và 10 % đã có tác dụng tốt trong quá trình ủ yếm khí lá sắn KM94 (bảng 4). Bảng 4: Ảnh hưởng của chất phụ gia và thời gian ủ đến hàm lượng CP (% VCK) của lá sắn KM94 ủ yếm khí Thời gian ủ, ngày SE P 0 30 60 90 KM94 + 5% Bột sắn 24,39a 23,11b 22,58b 20,86c 0,176 0,001 KM94 + 10%Bột sắn 24,34a 21,95b 21,41b 19,04c 0,204 0,001 KM 94 + 5 % Cám 24,84a 23,26b 22,79b 21,88c 0,134 0,001 KM 94 + 10 % Cám 25,34a 23,81b 23,41b 22,56c 0,049 0,001 TB 24,73a 23,03b 22,55b 21,08b 0,265 0,001 a,b,c trong cùng hàng sai khác với p<0.05 Hàm lượng CP có giảm nhẹ ở các công thức từ 3 - 5 % có lẽ là kết quả lên men của vi sinh vật Tuy nhiên hàm lượng CP của lá sắn KM94 sau khi ủ 90 ngày trong khoảng từ 19 - 22,5 % , đây là nguồn thức ăn giàu protein để nuôi lợn thịt. Bảng 5: Ảnh hưởng của chất phụ gia và thời gian ủ đến hàm lượng HCN (mg/kg VCK) của lá sắn KM94 ủ yếm khí Bảng 5: Ảnh hưởng của chất phụ gia và thời gian ủ đến hàm lượng HCN (mg/kg VCK) của lá sắn KM94 ủ yếm khí Thời gian ủ, ngày SE P 0 30 60 90 KM 94 + 5% Bột sắn 773,73a 649,70b 363,70c 231,84d 22,177 0,001 KM94 + 10% Bột sắn 706,87a 638,71a 311,87b 181,31c 17,226 0,001 KM 94 + 5 % cám 767,66a 594,86b 324,82c 190,10d 19,166 0,001 KM 94 + 10 % cám 705,34a 574,50b 293,79c 190,16d 18,427 0,001 TB 738,40 616,44 323,55 198,35 19,365 0,001 a,b,c trong cùng hàng sai khác với p<0.05 Hàm lượng HCN trong lá sắn KM94 giảm rất nhanh từ ngày đầu tiên đến thời điểm 30 ngày sau khi ủ và sau đó tiếp tục giảm nhẹ đến 90 ngày sau khi ủ (bảng 5). Hàm lượng HCN trong lá sắn KM94 tươi là 1745 mg/Kg VCK, HCN trong lá sắn tươi KM94 là 1.745 mg/kg VCK đã giảm còn 885 mg/kg VCK , HCN còn khoảng 51 % so với HCN ở lá sắn tươi sau khi phơi héo 24 giờ. Sau khi đem ủ chua sau 90 ngày lượng HCN đã giảm còn 181- 231 mg/kg VCK chiếm khoảng 10,4 - 13,2 % so với HCN ở lá sắn KM94 tươi. Lá sắn KM94 sau khi phơi héo 24 giờ sau đó đem ủ yếm khí là phương pháp thích hợp nhất khi mùa thu hoạch sắn vào mùa mưa. Phương pháp này đơn giản, rẻ tiền và dễ áp dụng trong chăn nuôi nông hộ hiện nay. Thí nghiệm 2: Hiệu quả sử dụng lá sắn KM94 trong khẩu phần lợn thịt ở Thừa Thiên Huế. Khối lượng sống, tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của lợn TN: Kết quả số liệu ở bảng 6 cho thấy: Khối lượng sống của lợn khi kết thúc TN có xu hướng giảm khi tăng mức lá sắn KM94 ủ trong khẩu phần. Tuy nhiên, sự sai khác này chưa có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05). Tăng trọng trung bình g/ngày ở các lô TN đạt: 576,7; 557,4; 534,3 và 516,7 tương ứng ở các lô đối chứng, 10 % KM 94, 15 % KM 94 và 20 % KM 94 (% VCK) trong khẩu phần (P= 0.287). Không có sự khác nhau về lượng VCK ăn vào của lợn ở các lô TN (P = 1.000). Bảng 6: Hiệu quả sử dụng lá sắn KM94 trong khẩu phần lợn thịt nuôi ở nông hộ ở Thừa Thiên Huế Đối chứng 10 KM94 15 KM94 20 KM94 SE P P ban đầu TN (kg) 23,17 23,25 23,92 23,75 0,523 0,688 P kết thúc TN (kg) 75,08 73,50 72,00 71,08 2,368 0,655 Tăng trọng (g/ngày) 576,9 557,4 534,3 516,7 22,70 0,287 VCK ăn vào (kg/con/ngày) 1,57 1,57 1,56 1,57 0,043 1,000 TTTĂ (kg VCK/kg TT) 2,73 2,86 2,99 3,06 0,189 0,632 CPTĂ (đ/kg TT) 7852 7225 7121 6767 483,7 0,472 So sánh Đối chứng (%) 100 92,01 90,69 86,18 Số liệu thu được trong thí nghiệm cho thấy TTTĂ /kg TT ở lợn có xu hướng tăng khi tăng mức lá sắn ủ trong khẩu phần. TTTĂ (Kg VCK/kg TT) ở các lô thí nghiệm là: 2,73 (ĐC); 2,86 (10 % KM94); 2,99 (15 % KM94) và 3,06 (20 % KM94) nhưng sự sai khác này chưa có ý nghĩa (P= 0,632). Lá sắn tươi KM94 có hàm lượng HCN cao nhưng đã giảm nhanh sau khi ủ yếm khí. Vì vậy, khi sử dụng các mức: 10%, 15% và 20% VCK trong khẩu phần lợn thịt đã không ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn thịt F1. Chi phí thức ăn và hiệu quả kinh tế Kết quả thu được về chi phí thức ăn của lợn ở các lô thí nghiệm cho thấy chưa có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về chi phí thức ăn của lợn ở các lô thí nghiệm (P = 0,472; bảng 6). Tuy vậy chi phí thức ăn /kg TT thấp hơn ở các lô thí nghiệm sử dụng lá sắn KM94 ủ so với lô đối chứng: Chi phí thức ăn ở lợn có xu hướng giảm khi tăng mức lá sắn KM94 ủ trong khẩu phần. Sử dụng: 10 %, 15 % và 20 % VCK từ lá sắn ủ đã giảm: 8 %; 9,3 % và 13,82 % chi phí thức ăn ở các lô thí nghiệm. Kết quả này cho thấy lá sắn KM 94 là nguồn thức ăn giàu protein để nuôi lợn thịt ở nông hộ. IV. Kết luận và đề nghị - Quá trình phơi héo đã làm giảm HCN trong lá sắn KM 94, phơi héo sau 24 giờ đã giảm 51 % lượng HCN trong lá sắn tươi KM94. - Lá sắn KM94 ủ với cám và bột sắn ở mức 5 hoặc 10 % đã bảo quản được chất lượng, lá sắn ủ có thể dự trữ trong 3 tháng vẫn đảm bảo chất lượng tốt để nuôi lợn. Sau khi ủ 90 ngày, lượng HCN chỉ còn 10,4 – 13,2 % so với hàm lượng HCN ở lá sắn tươi. - Sử dụng: 10 % , 15 % và 20 % (theo VCK) lá sắn ủ KM94 trong khẩu phần lợn thịt không ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn thịt trong điều kiện chăn nuôi nông hộ. Sử dụng: 10 % - 20 % VCK lá sắn ủ KM 94 trong khẩu phần lợn thịt đã có tác dụng giảm: 8 % - 13,82 % chi phí thức ăn/kg TT. - Sử dụng lá sắn KM 94 để nuôi lợn thịt đã đưa lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi nông hộ. Đề nghị: Khuyến nông các địa phương nên tập huấn cho bà con nông dân vùng trồng sắn sử dụng lá sắn KM 94 để nuôi lợn. Mức sử dụng 10 - 15 % (% VCK) trong khẩu phần. TÀI LIỆU THAM KHẢO AOAC. Official methods of analysis. 12th Ed. Association of Official Analytical Chemists, Washington, D.C (1984). Bui Huy Nhu Phuc, Brian Ogle and Jan Erik Lindberg. Nutritive value of cassava leaves for momogastric animal. Proceeding International Workshop "Current Research and Development on Use Of Cassava as Animal Feed" held in Khon Kaen University, Thailand. July 23- 24 (2001). Nguyen Thi Hoa Ly, Le Van An, Le Van Phuoc and Dao Thi Phuong. Effect on using ensiled cassava roots and ensiled cassava leaves under village conditions. Proceeding National Seminar Workshop on research and extension Cassava in Vietnam held in Hue City, Vietnam. 20 - 25 August (2001). Nguyen Thi Hoa Ly, Le Van An, Dao Thi Phuong and Le Van Phuoc. Some results on using cassava leaves for pigs under farm condition in Thua Thien Hue. In Vietnamese in Results research Science Technology in Agricultural -Forestry 2000 -2002 of Hue University. Agricultural Publishing House, Hanoi (2002). Nguyen Thi Hoa Ly, Dao Thi Phuong, Le Van Phuoc, Le Van An and Reinhardt Howeler. The use of ensiled cassava roots and leaves for on farm pig feeding in Central Vietnam. Paper presented in the Regional Workshop on "The Use of Cassava Roots and Leaves for on - Farm Animal Feeding", organized by CIAT, and held in Hue University of Agriculture and Forestry, Viet nam. January 17 -19, (2005). Nguyen Thi Hoa Ly and Le Duc Ngoan. Evaluation of the economic efficiency of using KM94 cassava leaves in diet for pigs in Central Vietnam. Paper presented at Regional seminar-workshop on " Sustainable Livestock Based Agriculture in the Lower Mekong Basin" . Organized and Sponsored by Cantho Uni. and MEKARN Programme held in Can tho Uni. , Viet nam. May 23-25 (2005). Wanapat M. Role of cassava hay as animal feed in the tropics. Proceeding International Workshop "Current Research and Development on Use Of Cassava as Animal Feed" held in Khon Kaen University, Thailand. July 23- 24 (2001). Wanapat M. Potential use of cassava as ruminant feed. Paper presented in the Regional Workshop on "The Use of Cassava Roots and Leaves for on - Farm Animal Feeding", organized by CIAT, and held in Hue University of Agriculture and Forestry, Viet nam . January 17 -19 (2005). Evaluation of cassava leaves KM94 as a feed for pigs on small farms in Thua Thien Hue STUDY ON THE USE OF KM94 CASSAVA LEAVES IN DAILY DIETS OF PIGS RAISED IN HUE, THUA THIEN PROVINCE Nguyen Thi Hoa Ly College of Agriculture and Forestry, Hue University SUMMARY Leaves of the KM94 variety is rich in protein (25 -34.7 % in DM) and thus has a good potential as a protein source for animals. The greatest limitation to the use of cassava leaves KM94 as an animal feed is their high HCN content. The HCN content of fresh cassava leaves (KM94) is 1745 mg/kg DM and this decreases by 51 % after 24 h being wilted when spread on the floor. With various additives used in the ensiling process, it was found that the inclusion of rice bran or cassava root meal at levels 5 or 10 % produces a good-quality silage that could be stored for at least three months. The HCN content of ensiled cassava KM94 leaves decreased very quickly during the first 30 days, and the HCN content was only from 10.4 - 13.2 % of the initial level after 90 days being ensiled. The diet for growing pig using 10 % to 20 % (as DM) ensiled cassava KM94 leaves takes no effect on the animal's health or overall performance and carcass quality and results in a 8 - 13.82 % reduction in the feed cost. Cassava KM 94 leaves can be used as a protein supplement source for feeding pigs. Using ensiled cassava KM 94 leaves in pigs’ daily diet of bring in more benefit to farmers.