Nhân giống và trồng hai loài cây bình vôi (stephania sp.) đặc thù của An Giang

Hai loài cây bình vôi được trồng tại vùng Bảy núi An Giang là Stephania kwangsiensis và Stephania cephalantha đang ngày càng khan hiếm. Việc nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng hai loài cây bình vôi đặc thù của vùng núi An Giang này góp phần bảo tồn và khôi phục lại nguồn dược liệu quý này. Qua thí nghiệm khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt bình vôi cho thấy tỷ lệ hạt nảy mầm của hạt bình vôi Stephania kwangsiensis tốt nhất là khi sử dụng hạt tươi nguyên vỏ sau 8 tuần gieo đạt 43,33%. Đồng thời, cây bình vôi phát triển tốt trên nền đất cát bổ sung phân hữu cơ. Bên cạnh đó, khi tiến hành giâm cành và trồng 2 loài cây bình vôi thu thập được nhận thấy loài Stephania kwangsiensis có sức sống mạnh, đạt tỷ lệ sống cao và phát triển rất tốt. Cây bình vôi nhân giống từ hạt cho củ sớm và to hơn so với cây bình vôi giâm cành.

pdf11 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân giống và trồng hai loài cây bình vôi (stephania sp.) đặc thù của An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 1 – 11 1 NHÂN GIỐNG VÀ TRỒNG HAI LOÀI CÂY BÌNH VÔI (Stephania sp.) ĐẶC THÙ CỦA AN GIANG Nguyễn Thị Mỹ Duyên1 1Trường Đại học An Giang Thông tin chung: Ngày nhận bài: 09/09/2017 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 06/12/2017 Ngày chấp nhận đăng: 12/2017 Title: The propagation and planting two Stephania sp. in An Giang mountain area Keywords: Stephania cephalantha, S. kwangsiensis, propagation, sowing, cuttings Từ khóa: Bình vôi Stephania cephalantha, S. kwangsiensis, nhân giống, gieo hạt, giâm cành ABSTRACT The two Stephania sp. (including Stephania kwangsiensis and Stephania cephalantha) that were planted in the Seven Mountains (An Giang) are becoming increasingly scarce. The research on propagation techniques and planting of two species of Stephania characteristic at An Giang mountain area contributes to conservation and restoration the source of this medicinal materia. The experiment was conducted to survey some factors affecting seed germination of Stephania. The result showed that the seed germination percentage of Stephania kwangsiensis was the best when using fresh shelled seeds after 8 weeks of sowing is 43,33%. And it grows well on sandy soil adding organic fertilizer. In addition, when the cuttings and planting of two species were collected, it showed that the Stephania kwangsiensis had strong vitality, high survival percentage and good development. Stephania that was propagated from seeds gave early and larger bulbs compared to the cuttings’ one. TÓM TẮT Hai loài cây bình vôi được trồng tại vùng Bảy núi An Giang là Stephania kwangsiensis và Stephania cephalantha đang ngày càng khan hiếm. Việc nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng hai loài cây bình vôi đặc thù của vùng núi An Giang này góp phần bảo tồn và khôi phục lại nguồn dược liệu quý này. Qua thí nghiệm khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt bình vôi cho thấy tỷ lệ hạt nảy mầm của hạt bình vôi Stephania kwangsiensis tốt nhất là khi sử dụng hạt tươi nguyên vỏ sau 8 tuần gieo đạt 43,33%. Đồng thời, cây bình vôi phát triển tốt trên nền đất cát bổ sung phân hữu cơ. Bên cạnh đó, khi tiến hành giâm cành và trồng 2 loài cây bình vôi thu thập được nhận thấy loài Stephania kwangsiensis có sức sống mạnh, đạt tỷ lệ sống cao và phát triển rất tốt. Cây bình vôi nhân giống từ hạt cho củ sớm và to hơn so với cây bình vôi giâm cành. 1. GIỚI THIỆU Từ lâu vùng Bảy núi An Giang được biết đến là nơi có nhiều loài cây dược liệu quý dùng làm thuốc chữa bệnh, trong đó có các loài cây bình vôi (Stephania sp.). Theo Đông y, bình vôi không chỉ có tác dụng chữa bệnh mà còn là một vị thuốc không thể thiếu trong các bài thuốc bồi bổ cơ thể, phục hồi sức khỏe. Theo Đỗ Tất Lợi (2009), thành phần chính trong củ bình vôi là chất rotundin có tác dụng làm giảm đau, an thần, gây ngủ rất hiệu quả, ngoài ra còn điều hòa hô hấp, điều hòa đối với tim. An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 1 – 11 2 Hiện nay, nguồn cây này đang khan hiếm dần và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Trước đây, khi Võ Văn Chi (1991) khảo sát cây thuốc ở An Giang thấy rằng, bình vôi là loại cây trồng khá phổ biến tại vùng núi Cấm và núi Tô thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên nhưng hiện nay là đối tượng cây trồng quý hiếm rất khó tìm thấy trong tự nhiên. Do đó, Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, trong danh mục “Thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm” thì các loài cây bình vôi (Stephania sp.) được xếp trong nhóm IIA (Thực vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại). Trong khi đó, bình vôi là cây có hoa đơn tính khác gốc (cây đực và cái riêng). Vì vậy, khi chỉ có một mình hoặc một nhóm chỉ toàn cây đực, hoặc toàn cây cái thì không thể thụ tạo hạt được, dẫn đến khả năng duy trì nòi giống có phần hạn chế. Do đó, nghiên cứu được thực hiện nhằm hình thành và hoàn thiện quy trình nhân giống cho 2 loài cây bình vôi đặc thù tại vùng núi An Giang để hướng dẫn cho người dân vùng núi biết cách khai thác hợp lý và trồng trọt để bảo tồn nguồn gen và tăng thu nhập. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Vật liệu Hai loài cây bình vôi 1 và 2 là Stephania kwangsiensis và Stephania cephalantha được thu thập tại vùng Bảy núi An Giang. 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát sự nảy mầm của hạt bình vôi Stephania kwangsiensis sau thu hoạch - Vật liệu: hạt bình vôi Stephania kwangsiensis - được thu hoạch từ trước 3 tháng (đối với hạt khô) và vừa thu hoạch (đối với hạt tươi). Hình 1. Hạt bình vôi a: Hạt tươi, b: Hạt tươi bỏ vỏ, c: Hạt khô - Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí ngoài vườn ươm theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức (A1 - A5) là 5 hình thức hạt được xử lý khác nhau sau thu hoạch (Bảng 1), mỗi nghiệm thức 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là một khay 30 hạt. - Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ hạt nảy mầm (%) = (tổng số hạt nảy mầm/tổng số hạt gieo) x 100 2.2.2 Thí nghiệm 2: Sự sinh trưởng và phát triển của cây bình vôi nhân giống từ hạt trong các nghiệm thức phân hữu cơ khác nhau - Vật liệu: cây bình vôi Stephania kwangsiensis được gieo từ hạt khoảng 2 tháng tuổi (cây của thí nghiệm 1), cây cao 5 - 6 cm, có từ 4 đến 5 lá. - Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí trong chậu ở ngoài vườn theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức (B1 - B4), mỗi nghiệm thức 6 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 2 cây/2 chậu. - Các nghiệm thức trồng: B1: Không sử dụng phân bón, B2: Phân hữu cơ sinh học Bình Điền, B3: Phân hữu cơ vi sinh ANVI, B4: Phân hữu cơ là xác bã thực vật ngoài tự nhiên đã phân hủy. Lưu ý: nền trong chậu là đất cát (2,5 kg/chậu); liều lượng phân bón 250 gram/gốc. - Chỉ tiêu theo dõi: chiều dài cây (cm): đo từ mặt đất đến đỉnh chồi; kích thước củ (cm): đo chiều dài và rộng củ bằng thước kẹp; trọng lượng củ (gram): cân củ sau khi cắt bỏ dây. An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 1 – 11 3 Hình 2. Thí nghiệm trồng bình vôi S. kwangsiensis a: Bố trí thí nghiệm, b: Đánh giá chiều dài cây 2.2.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát khả năng sống của cành giâm hai loài cây bình vôi thí nghiệm - Vật liệu: đoạn thân từ cây bình vôi 1 (Stephania kwangsiensis) và bình vôi 2 (Stephania cephalantha) được cắt (có độ nghiêng) giâm vào giá thể. Mỗi đoạn thân khoảng 20 – 25 cm có chứa 3 - 4 mắt mầm. - Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí trong chậu ở ngoài vườn ươm theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 nhân tố (nhân tố 1 là 2 loại đoạn thân của 2 loài cây bình Vôi, nhân tố 2 là giá thể). Nghiệm thức được kí hiệu từ C1 – C8, mỗi nghiệm thức 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại với 5 đoạn thân/chậu. - Nghiệm thức thí nghiệm: C1: Đất cát + đoạn cành giâm từ giữa thân bình vôi 1, C2: Đất cát + đoạn cành giâm gần ngọn bình vôi 1, C3: {Đất cát + tro trấu (tỉ lệ 1:1)} + đoạn cành giâm từ giữa thân bình vôi 1, C4: {Đất cát + tro trấu (tỉ lệ 1:1)} + đoạn cành giâm gần ngọn bình vôi 1, C5: Đất cát + đoạn cành giâm từ giữa thân bình vôi 2, C6: Đất cát + đoạn cành giâm gần ngọn bình vôi 2, C7: {Đất cát + tro trấu (tỉ lệ 1:1)} + đoạn cành giâm từ giữa thân bình vôi 2, C8: {Đất cát + tro trấu (tỉ lệ 1:1)} + đoạn cành giâm gần ngọn bình vôi 2. - Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ cành giâm sống (%) = (tổng số cành giâm sống/tổng số cành đem giâm) x 100; số chồi/cành giâm: đếm số chồi mới hình thành từ mắt ngủ. 2.2.4 Thí nghiệm 4: Khảo sát khả năng sinh trưởng và phát triển của 2 loài cây bình vôi được nhân giống từ đoạn thân - Vật liệu: cây từ đoạn thân cành giâm của 2 loài cây bình vôi từ thí nghiệm 3. - Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí trong chậu ở ngoài vườn theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 nhân tố (nhân tố 1 là loại cây bình vôi, nhân tố 2 là loại phân bón). Tổng 6 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 6 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 2 cây/1 chậu. - Các nghiệm thức trồng: D1: Đất cát (không sử dụng phân bón) + bình vôi 1, D2: Đất cát + phân hữu cơ sinh học Bình Điền + bình vôi 1, D3: Đất cát + phân hữu cơ vi sinh ANVI + bình vôi 1, D4: Đất cát (không sử dụng phân bón) + bình vôi 2, D5: Đất cát + phân hữu cơ sinh học Bình Điền + bình vôi 2, D6: Đất cát + phân hữu cơ vi sinh ANVI + bình vôi 2 (Liều lượng đất cát 2,5 kg/chậu, phân bón 250 gram/gốc). - Chỉ tiêu theo dõi: chiều dài cây (cm): đo từ mặt đất đến đỉnh chồi; kích thước củ (cm): đo chiều dài và rộng củ bằng thước kẹp; trọng lượng củ (gram): cân củ sau khi cắt bỏ dây. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát sự nảy mầm của hạt bình vôi Stephania kwangsiensis sau thu hoạch Tại thời điểm 4 tuần sau khi gieo (SKG), hạt bình vôi ở tất cả các nghiệm thức đều nảy mầm với tỷ lệ trung bình là 14,89% (Bảng 1). Nghiệm thức A1 và A2 có tỷ lệ hạt nảy mầm cao nhất (28,89%). Còn nghiệm thức A3, A4 và A5 đều cho tỷ lệ nảy mầm rất thấp < 7%. Điều này cho thấy, hạt tươi nảy mầm tốt hơn so với hạt khô. Kết quả tương tự ở tại thời điểm 8 tuần SKG mặc dù tỷ lệ hạt nảy mầm có sự gia tăng, trung bình đạt 20,00%. Trong đó tỷ lệ nảy mầm cao nhất là 43,33% ở nghiệm thức A1. a b An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 1 – 11 4 Bảng 1. Tỷ lệ nảy mầm của hạt bình vôi Nghiệm thức Dạng hạt 4 tuần SKG 8 tuần SKG A1 Hạt tươi để nguyên vỏ 28,89 a 43,33 a A2 Hạt tươi chà bỏ vỏ 28,89 a 32,22 ab A3 Hạt khô không cắt vỏ 6,67 ab 10,00 bc A4 Hạt khô cắt 1 phần lớp vỏ đầu 5,56 b 7,78 bc A5 Hạt khô không cắt vỏ, xử lý KT-SUPPER 100WP 4,44 b 6,67 c Trung bình Mức ý nghĩa CV (%) 14,89 20,00 * * 51,33 43,74 Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan, *: khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Từ kết quả phân tích trên cho thấy, hạt bình vôi tươi cho tỷ lệ hạt nảy mầm cao hơn (32,22% – 43,33%) so với hạt bình vôi khô có tỷ lệ nảy mầm tương đối thấp (6,67% – 10,00%) SKG 8 tuần. Mặt khác, sự khác biệt giữa các cách xử lý hạt khác nhau sau thu hoạch không ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt. Trong nghiên cứu của Nguyễn Tiến Vững (2000), khi gieo hạt tươi của loài Stephania glabra (Roxb.) Miers trên giá thể là cát thì tỷ lệ nảy mầm đến 64,4%. Trong khi kết quả nghiên cứu, tỷ lệ nảy mầm chỉ có 43,33% trên giá thể đất cát + tro trấu (1:1). Hay nói cách khác, các loài thuộc chi bình vôi thích nghi tốt hơn trên đất cát. 3.2 Thí nghiệm 2: Sự sinh trưởng và phát triển của cây bình vôi Stephania kwangsiensis nhân giống từ hạt trong các nghiệm thức phân hữu cơ khác nhau 3.2.1 Chiều dài cây (cm) So với thời điểm bắt đầu thí nghiệm (cây có chiều dài khoảng 5 cm) sau 2 tháng trồng trên giá thể, cây đã bắt đầu thích nghi và phát triển, chiều dài cây có sự gia tăng ở mức thấp với chiều dài trung bình là 6,74 cm (Bảng 2). Bước sang các tháng tiếp theo (từ 4 đến 6 tháng sau khi trồng), chiều dài cây có sự gia tăng liên tục giữa các nghiệm thức (Bảng 2). Trong đó, nghiệm thức B3 đạt chiều dài cây dài nhất (181,00 cm) không khác biệt so với nghiệm thức B2 (172,80 cm) và rất khác biệt so với hai nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1%. Bảng 2. Diễn biến chiều dài cây bình vôi Nghiệm thức Chiều dài cây (cm) 2 tháng 4 tháng 6 tháng 12 tháng B1 6,00 45,53 b 96,00 bc 273,00 B2 6,97 153,17 a 172,80 ab 327,67 B3 8,52 145,68 a 181,00 a 347,00 B4 5,48 23,67 b 77,08 c 267,00 Trung bình 6,74 92,01 131,72 303,67 Mức ý nghĩa ns ** ** ns CV (%) 30,58 68,52 50,09 36.86 An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 1 – 11 5 Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử LSD, **: khác biệt ý nghĩa mức 1%, ns: khác biệt không ý nghĩa. Đến tháng 12 sau khi trồng, nghiệm thức B3 vẫn đạt chiều dài cây dài đến 347,00 cm, nhưng không khác biệt nhiều giữa các nghiệm thức. Ta nhận thấy, trên nền phân xác bã thực vật đã phân hủy (nghiệm thức B4) cây phát triển không tốt, có chiều dài cây thấp. Điều này có thể do xác bã thực vật chưa được phân hủy hoàn toàn, ẩm độ cao, khó thoát nước nên ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của cây bình vôi. 3.2.2 Kích thước củ (cm) và trọng lượng củ (gram) Dược tính của bình vôi chủ yếu được khai thác từ củ, do đó tìm hiểu thời gian nào củ bắt đầu hình thành, kích thước và trọng lượng củ như thế nào là hết sức quan trọng. Theo ghi nhận, sau khi trồng khoảng 4 tháng, bình vôi bắt đầu hình thành củ và phát triển tốt trong các tháng tiếp theo. Kết quả kích thước củ và trọng lượng củ bình vôi được trình bày ở Bảng 3. Bảng 3. Kích thước và trọng lượng củ bình vôi sau 12 tháng trồng Nghiệm thức Dài củ (cm) Rộng củ (cm) Trọng lượng củ (gram) B1 9,88 5,75 bc 186,08 B2 11,38 7,17 a 205,56 B3 15,13 6,67 ab 187,21 B4 8,83 5,21 c 122,22 Trung bình 11,31 6,20 175,27 Mức ý nghĩa ns * ns CV (%) 46,12 17,82 44,96 Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử LSD, *: khác biệt ý nghĩa mức 5%, ns: khác biệt không ý nghĩa. Sau 12 tháng trồng, bình vôi có chiều dài củ dao động từ 8,83 - 15,13 cm. Chiều rộng củ dao động từ 5,21 - 7,17 cm, giữa các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa ở mức 5%. Trong đó, nghiệm thức B2 và B3 cho kích thước củ khá hơn. Cụ thể, nghiệm thức B2 đạt kích thước củ là 11,38 x 7,17 cm và B3 là 15,13 x 6,67 cm. Bên cạnh đó, trọng lượng củ ít có sự khác biệt, dao động từ 122,22 g (B4) đến 205,56 g (B2) sau 12 tháng trồng. Kết quả này khá cao so với nghiên cứu của Lã Đình Mỡi và ctv. (2003) sau khi trồng 24 tháng, trọng lượng củ của 3 loài cây bình vôi được thu thập tại các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc chỉ đạt 39 - 90 g, củ to nhất cũng chỉ đạt 200 g. Điều này cho thấy, cây bình vôi S. kwangsiensis thích hợp với nền đất cát của An Giang. 3.2.3 Thời gian ra hoa và tỷ lệ cây có hoa đực và cái Tính trên tổng số cây thí nghiệm thì sau 12 tháng trồng ta có được tổng số 11 cây cho hoa/48 tổng cây trồng, chiếm tỷ lệ 22,91% (Bảng 4). Trong đó, cây có hoa cái chiếm tỷ lệ 8,33% và cây có hoa đực chiếm tỷ lệ 14,58%. Điều đó cho thấy, số lượng cây có hoa đực hay hoa cái là hoàn toàn ngẫu nhiên, nên việc trồng cây bình vôi cần lưu ý làm sao có được nhiều cây cái thì sẽ giúp khả năng tạo hạt để duy trì nguồn giống bình vôi. An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 1 – 11 6 Bảng 4. Số cây bình vôi hình thành hoa đực và hoa cái sau 12 tháng trồng Hoa Nghiệm thức Tổng Tỷ lệ (%) B1 B2 B3 B4 Cây đực 3 2 2 0 7 14,58 Cây cái 0 1 1 2 4 8,33 3.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát khả năng sống của cành giâm 2 loài cây bình vôi thí nghiệm 3.3.1 Tỷ lệ sống của các đoạn cành giâm Với mục đích tìm được loại giá thể và đoạn cành phù hợp cho nhân giống vô tính cây bình vôi bằng phương pháp giâm cành, thí nghiệm được tiến hành với 2 loại đoạn thân của 2 loại bình vôi Stephania kwangsiensis và Stephania cephalantha trên 2 nền giá thể khác nhau. Sau 4 tuần, các cành giâm bình vôi đã bắt đầu thích nghi và sống tốt, tỷ lệ sống đều đạt trên 50% ở tất cả các nghiệm thức với tỷ lệ dao động từ 52% - 92% (Bảng 5). Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của giá thể hay độ tuổi của đoạn cành giâm ta thấy hầu như không có sự khác biệt. Bảng 5. Tỷ lệ sống của cành giâm bình vôi 4 tuần sau khi giâm Giá thể (B) Bình vôi (A) TB (B) BV1 BV2 Đất cát + đoạn cành giữa thân 80 70 70 Đất cát + đoạn cành gần ngọn 76 56 66 { Đất cát + tro trấu (tỉ lệ 1:1)} + đoạn cành giữa thân 92 52 72 { Đất cát + tro trấu (tỉ lệ 1:1)} + đoạn cành gần ngọn 84 60 72 TB (A) 83 a 57 b FA ** FB ns FAB ns CV (%) 26,05 Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan, **: khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%, ns: khác biệt không ý nghĩa; BV1: Stephania kwangsiensis; BV2: Stephania cephalantha. Mặt khác, xét về từng loại bình vôi 1 và 2, trung bình tỷ lệ sống các đoạn cành giâm của bình vôi 1 đạt 83%, cao hơn so với đoạn cành giâm của bình vôi 2 chỉ đạt 57%. Đây là kết quả khá tốt so với nghiên cứu của Nguyễn Tiến Vững (2000), sau khi giâm các đoạn thân của ba loài cây bình vôi thu hái tại Ninh Bình và Lạng Sơn trên cát sau 1 - 2 tuần, các cây từ thân non bị héo và chết còn các đoạn thân bánh tẻ, đoạn thân cây già cho tỷ lệ sống thấp 16,6% - 20%. Thời điểm 8 tuần sau khi giâm, tỷ lệ sống của đoạn cành giâm có sự giảm xuống và thấp hơn thời điểm 4 tuần từ 4% - 16% (Bảng 6) nhưng kết quả vẫn không thay đổi. Như vậy, sau 8 tuần giâm cành, kết quả tỷ lệ sống của 2 loại đoạn cành giâm với 2 loại bình vôi 1 (Stephania kwangsiensis) và bình vôi 2 (Stephania cephalantha) trên 2 loại giá thể thì ta thấy trung bình tỷ lệ sống đạt > 50% là chấp nhận được. Tuy nhiên, sự sống của các đoạn cành giâm của bình vôi không phụ thuộc vào yếu tố giá thể cũng như là độ non của cành giâm. Sự khác biệt thể hiện rõ trên bình vôi 1 sống khá cao đạt đến 78%, trong khi bình vôi 2 chỉ đạt 43%. An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 1 – 11 7 Bảng 6. Tỷ lệ sống của cành giâm bình vôi 8 tuần sau khi giâm Giá thể (B) Bình vôi (A) TB (B) BV1 BV2 Đất cát + đoạn cành giữa thân 72 48 60 Đất cát + đoạn cành gần ngọn 68 44 56 { Đất cát + tro trấu (tỉ lệ 1:1)} + đoạn cành giữa thân 88 36 62 { Đất cát + tro trấu (tỉ lệ 1:1)} + đoạn cành gần ngọn 84 44 64 TB (A) 78 a 43 b FA ** FB ns FAB ns CV (%) 29,80 Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan, **: khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%, ns: khác biệt không ý nghĩa; BV1: Stephania kwangsiensis; BV2: Stephania cephalantha. 3.3.2 Sự gia tăng số chồi của cành giâm 2 loại bình vôi Theo dõi sự tạo chồi trên đoạn cành giâm bình vôi sau 4 tuần thấy rằng chỉ xuất hiện chồi ở một vài đoạn cành giâm trên vài nghiệm thức thí nghiệm. Sang 8 tuần sau khi giâm hầu hết các đoạn thân cành giâm đều tạo chồi, từ 1 - 3 chồi (Bảng 7). Bảng 7. Số chồi trung bình của cành giâm sau 8 tuần Giá thể (B) Bình vôi (A) TB (B) BV1 BV2 Đất cát + đoạn cành giữa thân 2,25 1,90 2,08 a Đất cát + đoạn cành gần ngọn 2,42 1,80 2,11 a { Đất cát + tro trấu (tỉ lệ 1:1)} + đoạn cành giữa thân 1,54 1,60 1,57 b { Đất cát + tro trấu (tỉ lệ 1:1)} + đoạn cành gần ngọn 1,48 1,40 1,44 b TB (A) 1,92 1,68 FA ns FB ** FAB ns CV (%) 28,09 Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan, **: khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%, ns: khác biệt không ý nghĩa; BV1: Stephania kwangsiensis; BV2: Stephania cephalantha. Sau 8 tuần giâm cành, số chồi trung bình giữa các nghiệm thức dao động từ 1,4 - 2,42 chồi, không có sự khác biệt số chồi tạo thành giữa 2 loại bình vôi. Bên cạnh đó, yếu tố tuổi của đoạn cành giâm không thấy có sự ảnh hưởng. Tuy nhiên, xét về An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 1 – 11 8 giá thể thì có sự khác biệt, giá thể “Đất cát” cho sự tạo chồi cao hơn giá thể “Đất cát + tro trấu”. Tóm lại, sau 8 tuần giâm cành ta nhận thấy tỷ lệ sống của cành giâm khá cao, đặc biệt là trên bình vôi 1 nhưng không phụ thuộc vào yếu tố giá thể cũng như tuổi cành giâm. 3.4 Thí nghiệm 4: Khảo sát khả năng sinh trưởng và phát triển của 2 loài cây bình vôi được nhân giống từ đoạn thân 3.4.1 Tỷ lệ cây chết trong quá trình thí nghiệm Cây bình vôi được tạo từ cành giâm được đem trồng và thử nghiệm trên 3 loại phân bón khác nhau. Bước đầu ghi nhận cây trồng từ đoạn cành giâm có sự thích nghi và phát triển chậm
Tài liệu liên quan