Sự thay đổi về sinh lý sinh hóa trong đó có hệ thống đông cầm máu khi mang thai là phù hợp với sự kích
thích và phát triển của thai nhi. Nghiên cứu đặc điểm các chỉ số đông máu ở các thai kì giúp có biện pháp phòng
chống chảy máu trong mang thai và khi sinh.
Mục tiêu: Nghiên cứu sự thay đổi chỉ số xét nghiệm đông máu cơ bản ở từng quí thai kỳ và mối liên quan
giữa những thay đổi đó với tuổi thai.
Đối tượng và phương pháp: 2700 thai phụ tại bệnh viện phụ sản Hà Nội từ tháng 5/2012 đến tháng
12/2012; nghiêu cứu cắt ngang, mô tả.
Kết quả: Quí 1 mang thai: PT%, rAPTT, nồng độ fibrinogen trung bình là: 101,39%; 0,97; 3,31 g/l. Có
11,56% thai phụ nồng độ fibrinogen > 4 g/l. Quí 2 mang thai: PT%, rAPTT, nồng độ fibrinogen trung bình là:
108,94 %; 0,96; 3,7 g/l. Có 0,67% thai phụ PT% trên 140%; 25,78% thai phụ nồng độ fibrinogen > 4g/l. Quí 3
mang thai: PT%, rAPTT, nồng độ fibrinogen trung bình là: 112,03 %; 0,94; 4,02 g/l. Có 2,33 % thai phụ PT%
trên 140%; 52,67 % thai phụ nồng độ fibrinogen trên 4g/l. Tuổi thai càng lớn thì PT% và nồng độ fibrinogen
càng tăng và rAPTT rút ngắn nhất ở quí 3 thai kỳ.
Kết luận: Gặp một tỉ lệ phụ nữ mang thai bất thường xét nghiệm PT%, rAPTT, fibrinogen. Tuổi thai càng
lớn thì tỉ lệ thai phụ bất thường các xét nghiện này càng nhiều.
7 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi chỉ số đông máu cơ bản ở thai phụ qua các thai kì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 284
NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CHỈ SỐ ĐÔNG MÁU CƠ BẢN
Ở THAI PHỤ QUA CÁC THAI KÌ
Phạm Quang Vinh*, Nguyễn Huy Bạo**, Nguyễn Tuấn Tùng*, Đỗ Tiến Dũng*
TÓM TẮT
Sự thay đổi về sinh lý sinh hóa trong đó có hệ thống đông cầm máu khi mang thai là phù hợp với sự kích
thích và phát triển của thai nhi. Nghiên cứu đặc điểm các chỉ số đông máu ở các thai kì giúp có biện pháp phòng
chống chảy máu trong mang thai và khi sinh.
Mục tiêu: Nghiên cứu sự thay đổi chỉ số xét nghiệm đông máu cơ bản ở từng quí thai kỳ và mối liên quan
giữa những thay đổi đó với tuổi thai.
Đối tượng và phương pháp: 2700 thai phụ tại bệnh viện phụ sản Hà Nội từ tháng 5/2012 đến tháng
12/2012; nghiêu cứu cắt ngang, mô tả.
Kết quả: Quí 1 mang thai: PT%, rAPTT, nồng độ fibrinogen trung bình là: 101,39%; 0,97; 3,31 g/l. Có
11,56% thai phụ nồng độ fibrinogen > 4 g/l. Quí 2 mang thai: PT%, rAPTT, nồng độ fibrinogen trung bình là:
108,94 %; 0,96; 3,7 g/l. Có 0,67% thai phụ PT% trên 140%; 25,78% thai phụ nồng độ fibrinogen > 4g/l. Quí 3
mang thai: PT%, rAPTT, nồng độ fibrinogen trung bình là: 112,03 %; 0,94; 4,02 g/l. Có 2,33 % thai phụ PT%
trên 140%; 52,67 % thai phụ nồng độ fibrinogen trên 4g/l. Tuổi thai càng lớn thì PT% và nồng độ fibrinogen
càng tăng và rAPTT rút ngắn nhất ở quí 3 thai kỳ.
Kết luận: Gặp một tỉ lệ phụ nữ mang thai bất thường xét nghiệm PT%, rAPTT, fibrinogen. Tuổi thai càng
lớn thì tỉ lệ thai phụ bất thường các xét nghiện này càng nhiều.
Từ khóa: Đông máu cơ bản, các thai kì, tuổi thai
ABSTRACT
STUDY ON CHANGES OF SOME COAGULATION TESTING IN PREGNANCY
Pham Quang Vinh, Nguyen Huy Bao, Nguyen Tuan Tung, Do Tien Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 5 ‐ 2013: 284 ‐ 290
Changes in physiological, biochemical, including the system of coagulation during pregnancy is
consistent with the stimulation and development of the fetus. Study on some coagulation testing in
pregnancy, which helps prevention measures bleeding during pregnancy and childbirth.
Objective: To study the changes in some coagulation tests in each quarter of the pregnancy and
the relationship between these changes with gestational age.
Subjects and Methods: 2700 pregnant women at Hanoi maternity hospital from January 5/2012
of May 12/2012; studies have cross‐sectional, descriptive.
Results: first quarter pregnancy: PT%, rAPTT, fibrinogen concentrations average: 101.39%;
0.97; 3.31 g/l. There are 11.56% of pregnant women with fibrinogen levels > 4 g/l. 2nd quarter
pregnancy: PT%, rAPTT, average fibrinogen levels: 108.94%; 0.96; 3.7 g/l. There are 0.67% and
25.78% of pregnant women with PT% > 140% and fibrinogen concentrations > 4 g/l. 3rd quarter
* Bệnh viện Bạch Mai ** Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Tuấn Tùng ĐT: 0912 110 905 Email: tunghhbm@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 285
pregnancy: PT%, rAPTT, average fibrinogen levels: 112.03%; 0.94; 4.02 g/l. There are 2.33% and
52.67% of pregnant women with PT% >140% and fibrinogen concentration > 4 g/l. The greater
gestational age, the more increased PT% and concentrations of fibrinogen. 3rd quarter pregnancy is the
shortest rAPTT.
Conclusion: There are abnormal PT%, rAPTT, fibrinogen in some pregnant women. The greater
gestational age, the more increased proportion of women with abnormal those tests.
Keywords: Coagulation testing, pregnancy, gestational age.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mang thai là hiện tượng sinh lý của người
phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản. Nhằm mục đích
đáp ứng với kích thích sinh lý do sự xuất hiện
của thai, phần phụ của thai và tạo một môi
trường thuận lợi cho sự phát triển của thai nhi,
các cơ quan trong cơ thể người mẹ đều có sự
thay đổi về giải phẫu, sinh lý, sinh hoá, trong đó
có hệ thống các tế bào máu và đông máu. Tuy
nhiên, những biến đổi này đôi khi vượt quá giới
hạn bình thường hoặc diễn biến một cách bất
thường gây ra tác động có hại cho sức khoẻ của
thai phụ cũng như thai nhi(3).
Chảy máu có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm
nào: trước, trong và sau đẻ. Đây có thể là triệu
chứng của một số bệnh lý sản khoa nhưng cũng
có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bất
thường của hệ thống đông máu trong cơ thể
người mẹ. Chảy máu kéo dài trong quá trình
mang thai có thể gây thiếu máu mẹ, thai nhi
chậm phát triển, có thể là nguyên nhân gây tăng
tỷ lệ thai chết lưu, sảy thai, trẻ sơ sinh non yếu,
là một gánh nặng cho gia đình và xã hội. Thậm
chí có những rối loạn đông máu chỉ thực sự gây
triệu chứng chảy máu dữ dội và nhanh khi
chuyển dạ và sau đẻ, là một trong những tai
biến sản khoa gặp hàng đầu để lại hậu quả
nghiêm trọng như tử vong mẹ, suy thai, suy hô
hấp sơ sinh. Chính vì vậy, việc phát hiện được
sớm và đúng những trường hợp bất thường
đông máu có nguy cơ chảy máu trong thời kỳ
mang thai là rất quan trọng để đảm bảo cho
người phụ nữ có một thai kỳ khoẻ mạnh. Tránh
trường hợp bỏ sót hoặc lại được xử trí khi chưa
thực sự cần thiết gây hậu quả đáng tiếc(3,7,8).
Trên thế giới đã có các nghiên cứu về sự
thay đổi đông máu ở phụ nữ mang thai như Liu
XH, Jiang YM, Shi H và cộng sự (2009) nghiên
cứu 232 sản phụ có kết quả PTs, INR, APTTs,
rAPTT giảm, SLTC giảm dần trong thời kỳ
mang thai(6). Ở Việt Nam đã có một số nghiên
cứu về đông máu ở phụ nữ mang thai như
nghiên cứu của Đoàn Thị Bé Hùng (2007),
Hoàng Hương Huyền ( 2010), Phan Thị Minh
Ngọc (2011)(3,5,9). Nhưng những nghiên cứu này
chưa hệ thống được sự thay đổi của một số xét
nghiệm đông máu qua từng thời kì mang thai.
Vì vậy, để góp phần vào việc tìm hiểu về tình
trạng đông máu ở phụ nữ mang thai, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu
sau:
‐ Nghiên cứu một số đặc điểm xét nghiệm đông
máu cơ bản ở từng thời kì mang thai.
‐ Tìm hiểu mối liên quan giữa sự thay xét nghiện
đông máu cơ bản với tuổi thai.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nhóm thai phụ
Gồm 2700 phụ nữ mang thai, trong đó 900
phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, 900 phụ nữ
mang thai 3 tháng giữa và 900 phụ nữ mang thai
3 tháng cuối đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà
Nội từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 11 năm 2012
đủ tiểu chuẩn nghiên cứu.
Được chẩn đoán xác định là có thai bằng các
phương pháp lâm sàng và siêu âm: nhớ chính
xác ngày đầu chu kỳ kinh cuối hoặc tuổi thai
được khẳng định bằng kết quả siêu âm lần đầu
trong quý 1 thai kỳ khi không nhớ chính xác
ngày đầu kỳ kinh cuối.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 286
Tiêu chuẩn phân chia tuổi thai(1)
Quý 1 (3 tháng đầu): tuần đầu tiên ‐ hết
tuần 13. Quý 2 (3 tháng giữa): tuần thứ 14 đến
hết tuần 27. Quý 3 (3 tháng cuối): từ tuần thứ
28 trở lên.
Tiêu chuẩn loại trừ
Loại trừ khỏi nhóm nghiên cứu các thai phụ:
có các bệnh lý liên quan đến rối loạn đông cầm
máu bẩm sinh, những thai phụ đang điều đang
điều trị các thuốc ảnh hưởng đến quá trình đông
cầm máu.
Nhóm chứng
Gồm 45 phụ nữ bình thường khoẻ mạnh
trong lứa tuổi sinh đẻ có độ tuổi tương đương
với nhóm nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu,
mô tả cắt ngang có đối chứng. Mỗi thai phụ có
một phiếu nghiên cứu theo mẫu thống nhất.
Các thông số nghiên cứu
Thông tin chung: Tuổi mẹ, tuổi thai, thứ tự
lần sinh, bệnh lý mẹ.
Thông số đông máu: Các chỉ số xét nghiệm
đông máu cơ bản (APTT, PT và fibrinogen).
Vật liệu nghiên cứu: 2ml máu tĩnh mạch khi
bệnh nhân chưa ăn sáng và cách bữa tối hôm
trước ít nhất 12 giờ.
Các kỹ thuật xét nghiệm và tiêu chuẩn đánh
giá
Các kỹ thuật xét nghiệm được thực hiện theo
quy trình đang được áp dụng tại Khoa Huyết
học‐Truyền máu Bệnh viện Bạch Mai. Các xét
nghiệm đông máu cơ bản (ĐMCB) PT, APTT,
định lượng fibrinogen: thực hiện trên máy CA‐
1500 và hóa chất của hãng Sysmex Nhật Bản.
‐ PT %: bình thường 70‐140%.
‐ APTT: Bình thường 26 đến 36 giây, rAPTT
bình thường 0,8‐1,2.
‐ Nồng độ fibrinogen: bình thường 2‐4g/l.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Qua nghiên cứu 2700 thai phụ, tuổi trung
bình là 27,615,22. Chủ yếu mang thai lần 1 và 2
(42,52% và 38,33%), mang thai lần 3 và trên 3 lần
chỉ chiếm 11,11% và 8,04%.
Đặc điểm đông máu cơ bản ở từng thời kỳ
mang thai
Đặc điểm đông máu cơ bản của thai phụ 3
tháng đầu:
Qua nghiên cứu 900 thai phụ có tuổi thai
dưới 14 tuần đến khám thai định kỳ tại Bệnh
viện Phụ Sản Hà Nội từ tháng 3 đến tháng 12
năm 2012, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 1. So sánh kết quả xét nghiệm ĐMCB của
nhóm thai phụ ba tháng đầu với nhóm chứng
Nhóm
Chỉ số
Nhóm thai phụ
(n=900)
Nhóm chứng
(n=45) p
SDx SDx
APTT (s) 27,68 ± 2,18 28,18 ± 1,63 >0,05
rAPTT 0,97 ± 0,07 1,04 ± 0,06 >0,05
PT (s) 11,56 ± 0,71 11,62 ± 0,52 >0,05
PT (%) 101,39 ± 12,32 100,37 ± 9,35 >0,05
Fibrinogen (g/l) 3,31 ± 0,58 2,75 ± 0,38 < 0,001
Nhận xét: từ bảng 1 cho chúng tôi thấy
lượng fibrinogen trung bình của nhóm thai
phụ là 3,31g/l cao hơn có ý nghĩa thống kê so
với nhóm chứng với p<0,001.
Bảng 2. Tỷ lệ thai phụ 3 tháng đầu có xét nghiệm
ĐMCB bất thường
Xét nghiệm Bình thường Tăng Giảm
n % n % n %
PT% 894 99,33 4 0,44 2 0,22
rAPTT 892 99,11 6 0,67 2 0,22
Fibrinogen (g/l) 791 87,88 104 11,56 5 0,56
Nhận xét: từ bảng 2 cho thấy PT% (tỷ lệ
prothrombin) tăng >140% có 4/900 trường hợp
chiếm 0,44%. Lượng fibrinogen tăng trên 4 g/l
có 104/900 trường hợp chiếm 11,56%.
Đặc điểm đông máu cơ bản của thai phụ 3
tháng giữa
Nghiên cứu 900 thai phụ có tuổi thai từ 14
tuần đến dưới 28 tuần, chúng tôi thu được kết
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 287
quả như sau:
Bảng 3. So sánh kết quả xét nghiệm ĐMCB của
nhóm thai phụ ba tháng giữa với nhóm chứng
Nhóm
Chỉ số
Nhóm thai phụ
(n=900)
Nhóm chứng
(n=45) p
SDx SDx
APTT (s) 27,27 ± 2,12 28,18 ± 1,63 >0,05
rAPTT 0,96 ± 0,34 1,04 ± 0,06 >0,05
PT (s) 11,18 ± 0,64 11,62 ± 0,52 >0,05
PT (%) 108,94 ± 12,59 100,37 ± 9,35 <0,01
Fibrinogen (g/l) 3,70 ± 0,48 2,75 ± 0,38 < 0,001
Nhận xét: từ bảng 3 cho thấy lượng
fibrinogen trung bình của nhóm thai phụ 3
tháng giữa là 3,70g/l cao hơn nhóm chứng với
p<0,001.
Bảng 4. Tỷ lệ thai phụ 3 tháng giữa có xét nghiệm
ĐMCB bất thường
Xét nghiệm Bình thường Tăng Giảm
n % n % n %
PT (%) 893 99,22 6 0,67 1 0,11
rAPTT 891 99,00 6 0,67 3 0,33
Fibrinogen (g/l) 666 74,00 232 25,78 2 0,22
Nhận xét: từ bảng 4 cho thấy có 6/900
chiếm 0,67% thai phụ 3 tháng giữa có tăng tỷ
lệ prothrombin >140%. Có 232/900 chiếm
25,78% thai phụ 3 tháng giữa có tăng lượng
fibrinogen > 4g/l.
Đặc điểm đông máu cơ bản của thai phụ 3
tháng cuối
Nghiên cứu 900 thai phụ có tuổi thai ≥ 28
tuần, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 5. So sánh kết quả xét nghiệm ĐMCB của
nhóm thai phụ ba tháng cuối với nhóm chứng
Nhóm
Chỉ số
Nhóm thai phụ
(n=900)
Nhóm chứng
(n=45) p
SDx SDx
APTT (s) 27,07 ± 2,13 28,18 ± 1,63 >0,05
rAPTT 0,94 ± 0,07 1,04 ± 0,06 >0,05
PT (s) 11,07 ± 0,65 11,62 ± 0,52 <0,01
PT (%) 112,02 ± 13,30 100,37 ± 9,35 <0,01
Fibrinogen (g/l) 4,02 ± 0,44 2,75 ± 0,38 < 0,001
Nhận xét: từ bảng 5 chúng tôi thấy lượng
fibrinogen trung bình của nhóm thai phụ là
4,02g/l cao hơn nhóm chứng rõ rệt với p<0,001.
Bảng 6. Tỷ lệ thai phụ ba tháng cuối có xét nghiệm
ĐMCB bất thường
Xét nghiệm Bình thường Tăng Giảm
n % n % n %
PT (%) 878 97,56 21 2,33 1 0,11
rAPTT 880 97,78 10 1,11 10 1,11
Fibrinogen (g/l) 424 47,21 474 52,67 2 0,12
Nhận xét: từ bảng 6 cho thấy lượng
fibrinogen tăng nhiều trong nhóm thai phụ 3
tháng cuối là 474/900 chiếm 52,67%.
Thay đổi xét nghiệm đông máu máu cơ
bản theo tuổi thai
Bảng 7: So sánh kết quả xét nghiệm đông máu cơ bản
theo tuổi thai
Quý 1 Quý 2 Quý 3 p
PT (%) 101,39 ± 12,32
108,94 ±
12,59
112,02 ±
13,30
p1-2; p1-3; p2-3 <
0,01
rAPTT 0,97 ± 0,07 0,96 ± 0,34
0,94 ±
0,07
p1-2 > 0,05;
p1-3 ; p2-3 < 0,01
Fibrinogen
(g/l) 3,31 ± 0,58
3,70 ±
0,48
4,02 ±
0,44
p1-2; p1-3 < 0,01
p2-3 > 0,05
Nhận xét: bảng 7 cho thấy tỷ lệ
prothrombin, nồng độ fibrinogen tăng dần
theo tuổi thai và tăng cao nhất vào quý 3 của
thai kì, rAPTT rút ngắn nhất vào quý 3 của
thai kì.
Bảng 8. So sánh tỷ lệ xét nghiệm ĐMCB bất thường
theo tuổi thai
Xét nghiệm Bình thường Tăng Giảm
Q1 Q2 Q3 Q1 Q2 Q3 Q1 Q2 Q3
PT% 894 893 878 4 6 21 2 1 1
rAPTT 892 891 880 6 6 10 2 3 10
Fibrinogen
(g/l)
791 666 424 104 232 474 5 2 2
Nhận xét: bảng 8 cho thấy tuổi thai càng
cao thì số thai phụ có PT% và nồng độ
fibrinogen tăng càng nhiều: PT% quí 1, quí 2,
quí 3 lần lượt là: 4, 6, 21 thai phụ; Fibrinogen
lần lượt là: 104, 232, 474. Số thai phụ có rAPTT
rút ngắn nhiều nhất ở quí 3 thai kì: 10 thai phụ
so với 2 thai phụ quí 1 và 3 thai phụ quý 2.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 288
BÀN LUẬN
Đặc điểm đông máu cơ bản ở từng thời kì
mang thai
Đặc điểm đông máu cơ bản ở quý 1 mang thai
Các chỉ số xét nghiệm đông máu cơ bản
(PT%, APTT và Fibrinogen) đánh giá vòng đầu
của quá trình đông máu, rất cần thiết theo dõi
trong quá trình mang thai. Qua nghiên cứu 900
thai phụ mang thai quý 1, kết quả bảng 1 và 3.2
chúng tôi thấy giá trị trung bình của PT %,
APTT và Fibrinogen đều nằm trong giới hạn
bình thường. Khi so với nhóm chứng chúng tôi
thấy nồng độ fibrinogen cao hơn có ý nghĩa
thống kê, PT% và rAPTT thấp hơn nhưng không
có ý nghĩa thống kê. Khi phân tích tỉ lệ bất
thường trong các xét nghiệm này chúng tôi thấy
PT%, rAPTT và nồng độ fibrinogen giảm chiếm
0,22%; 0,22 và 0,56%. PT%, rAPTT và nồng độ
fibrinogen tăng chiếm 0,44%; 0,67 và 11,56%.
Như vậy, ở 3 tháng đầu mang thai có su hướng
tăng đông cả hai con đường ngoại sinh và nội
sinh nhưng chưa rõ rệt. Kết quả nghiên cứu của
Phan Thị Minh Ngọc và CS (2011) ở 77 thai phụ
mang thai 3 tháng đầu cũng cho thấy có su
hướng tăng đông: rAPTT rút ngắn, nồng độ
fibrinogen tăng so với chứng(9).
Đặc điểm đông máu cơ bản ở quý 2 mang thai
Nghiên cứu chỉ số xét nghiệm PT %, APTT
và Fibrinogen ở thại phụ mang thai 3 tháng
giữa, kết quả bảng 3 và 3.4 cho thấy xu hướng
tăng đông rõ rệt hơn so với ở thai phụ mang thai
3 tháng đầu: PT% và fibrinogen (108,94% và 3,7
g/l) cao hơn rõ rệt so với nhóm chứng (100,37%
và 2,75 g/l); rAPTT (0,96) rút ngắn so với nhóm
chứng (1,04) nhưng chưa rõ rệt. Khi phân tích tỉ
lệ bất thường các xét nghiệm này chúng tôi thấy
sự tăng đông này rõ rệt hơn: PT% và nồng độ
fibrinogen tăng chiếm tỉ lệ 0,67% và 25,78%. Tuy
nhiên chúng tôi gặp 0,67% thai phụ có rAPTT
tăng. Như vậy thai phụ mang thai ở 3 tháng
giữa có tăng hoạt hóa đông máu ngoại sinh và
tăng nồng độ fibrinogen rõ rệt, tăng hoạt hóa
đông máu nội sinh nhưng chưa rõ rệt.
Đặc điểm đông máu cơ bản ở quý 3 mang thai
Nghiên cứu kết quả các xét nghiệm PT %,
APTT và Fibrinogen ở thai phụ mang thai 3
tháng cuối, kết quả bảng 5 và 6 cho thấy xu
hướng tăng đông rõ rệt con đường đông máu
ngoại sinh: PT% (112,02%) cao hơn so với nhóm
chứng (100,37%), nồng độ fibrinogen là 4,02 g/l
cao hơn rõ rệt so với nhóm chứng (2,75 g/l).
rAPTT (0,94) rút ngắn so với nhóm chứng (1,04)
nhưng chưa rõ rệt. Nghiên cứu của tác giả
Hoàng Hương Huyền (2010) ở 571 thai phụ 3
tháng cuối cũng cho thấy PT%, fibrinogen tăng,
rAPTT rút ngắn(5). Tác giả Uchikova (2004) khi
nghiên cứu trên 35 phụ nữ mang thai từ tuần 35
đến tuần 40 có nồng độ fibrinogen trung bình
cao hơn nhóm chứng gồm 35 phụ nữ khoẻ
mạnh không mang thai(11).
Khi phân tích tỉ lệ bất thường các xét nghiệm
này chúng tôi thấy tỉ lệ bệnh nhân có giá trị PT%
và nồng độ fibrinogen cao hơn bình thường là
2,33% và 52,67%. Kết quả này càng thể hiện rõ
sự tăng hoạt hóa đông máu ngoại sinh ở thai
phụ mang thai 3 tháng cuối. Đông máu nội sinh
có tăng hoạt hóa nhưng kết quả bảng 6 cho thấy
vẫn gặp 1,11% thai phụ có rAPTT tăng tức là có
1,11% bệnh nhân có APTT kéo dài.
Mối liên quan giữa sự thay xét nghiện
đông máu cơ bản với tuổi thai
Nghiên cứu mối liên quan giữa thay đổi xét
nghiệm đông máu cơ bản của thai phụ trong
quá trình mang thai sẽ góp phần hiểu thêm
được xu hướng thay đổi đông máu của thai phụ,
từ đó có biện pháp đề phòng trong quá trình
sinh đẻ.
Kết quả bảng 7 và 8 cho thấy PT% tăng dần
theo tuổi thai có ý nghĩa thống kê (PT% trung
bình quí 1, quí 2, quí 3 lần lượt là 101,39%;
108,94%; 112,02%), nghĩa là tuổi thai càng lớn
PT% càng tăng. Như vậy tuổi thai càng lớn thì
sự hoạt hóa đường đông máu ngoại sinh càng
tăng. PT% thể hiện khái quát con đường đông
máu ngoại sinh, vì vậy để tìm hiểu rõ hơn sự
tăng hoạt hóa đông máu ngoại sinh là do yếu tố
nào cần được nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 289
đông máu thuộc đường đông máu ngoại sinh.
Tương tự, trong nghiên cứu này chúng tôi thấy
rAPTT giảm rõ rệt ở quí 3 thai kỳ so với hai quí
còn lại (quí 3: 0,94 so với quí 1: 0,97 và quí 2:
0,96). Nghiên cứu của Liu XH và CS (2009) về sự
thay đổi chỉ số một số xét nghiệm đông máu
trên 232 thai phụ cho thấy có sự rút ngắn rAPTT
có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng(6).
Nghiên cứu này cũng cho thấy nồng độ
fibrinogen tăng theo tuổi thai: nồng độ
fibrinogen trung bình của thai phụ mang thai
quí 1, quí 2, quí 3 lần lượt là: 3,31 g/l, 3,7 g/l, 4,02
g/l. Nghiên cứu của Federico Cerneca và cộng sự
nhận thấy nồng độ fibrinogen bắt đầu tăng từ
tuần thứ 10 của thai kỳ(2). Như vậy trong quá
trình mang thai khi tuổi thai càng lớn thì không
chỉ tăng hoạt hóa đông máu ngoại sinh mà còn
tăng hoạt hóa của cả đông máu nội sinh và con
đường chung.
Kết quả bảng 8 cho thấy số lượng thai phụ
có PT% và nồng độ fibrinogen cao hơn bình
thường tăng dần theo tuổi thai: số thai phụ có
PT% cao ở quí 1, quí 2, quí 3 lần lượt là: 2, 6, 21;
số thai phụ có nồng độ fibrinogen cao ở quí 1,
quí 2, quí 3 lần lượt là: 104, 232, 474. Tỉ lệ thai
phụ có rAPTT rút ngắn nhiều nhất ở quí 3 thai
kì so với 2 quí còn lại (10 thai phụ so với 2 thai
phụ quí 1 và 3 thai phụ quý 2). Đây là những
thai phụ cần được theo dõi và nghiên cứu sâu
hơn nữa để tìm hiểu sự thay đổi của các yếu tố
đông máu trong quá trình mang thai.
Như vậy, qua nghiên cứu xét nghiệm đông
máu cơ bản, đánh giá tỷ lệ của các xét nghiệm
này trên toàn thai kỳ cũng như từng quý với
nhau, chúng tôi nhận thấy có một tỷ lệ nhất định
sản phụ tăng PT%, giảm rAPTT, tăng nồng độ
fibrinogen. Tuổi thai càng lớn thì tỉ lệ các thai
phụ có các xét nghiện PT% tăn