Nghiên cứu tần suất và mức độ người hút thuốc lá ở người Việt Nam

Đặt vấn đề: Hút thuốc lá là hành vi phổ biến tại Việt nam. Hút thuốc lá có thể gây ra cho người hút tình trạng phụ thuộc nicotine. Mức độ phụ thuộc nicotine sẽ gây ra những khó khăn cho quá trình cai thuốc. Mục tiêu: Mô tả tần suất và mức độ phụ thuộc thuốc lá ở người trưởng thành Việt nam. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Đối tượng: Tất cả nam và nữ tuổi từ 15 trở lên tại Việt Nam. Kết quả: Tỷ lệ người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên hút thuốc lá điếu hàng ngày, hút không thường xuyên và không hút thuốc lá điếu lần lượt là 19,5%, 4,3% và 76,2%. Tỷ lệ người hút thuốc lá điếu hàng ngày ở nam giới là 38,7% so với nữ giới là 1,2%. Tỷ lệ những người hút thuốc lá điếu không thường xuyên ở nam giới là 8,1% và ở nữ giới là 0,2%. 52,6% nam giới và 98,6% nữ giới không hút thuốc lá điếu. Nam giới hút thuốc lá điếu hàng ngày sử dụng nhiều thuốc lá hơn nữ giới hút thuốc lá điếu hàng ngày. Trong số những người hút thuốc lá nhà máy hàng ngày, 32,2% nam giới và 26,3% nữ giới hút từ 10-14 điếu/ngày, 7,8% nam giới và 1,2% nữ giới hút từ 15-19 điếu/ngày, và 29,5% nam và 22,5% nữ hút hơn 20 điếu/ngày. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tần suất và mức độ sử dụng thuốc lá trong nhóm hút thuốc ở Việt nam là đáng nghi ngại. Cần tăng cường hoạt động của các phòng khám dịch vụ cai nghiện thuốc lá thông qua tập huấn cho các y tá, các nhân viên y tế về kỹ năng tư vấn; mở rộng dịch vụ cai nghiện và lồng ghép dịch vụ cai nghiện trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tần suất và mức độ người hút thuốc lá ở người Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011 94 NGHIÊN CỨU TẦN SUẤT VÀ MỨC ĐỘ NGƯỜI HÚT THUỐC LÁ Ở NGƯỜI VIỆT NAM Lương Ngọc Khuê*, Hoàng Văn Minh** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hút thuốc lá là hành vi phổ biến tại Việt nam. Hút thuốc lá có thể gây ra cho người hút tình trạng phụ thuộc nicotine. Mức độ phụ thuộc nicotine sẽ gây ra những khó khăn cho quá trình cai thuốc. Mục tiêu: Mô tả tần suất và mức độ phụ thuộc thuốc lá ở người trưởng thành Việt nam. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Đối tượng: Tất cả nam và nữ tuổi từ 15 trở lên tại Việt Nam. Kết quả: Tỷ lệ người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên hút thuốc lá điếu hàng ngày, hút không thường xuyên và không hút thuốc lá điếu lần lượt là 19,5%, 4,3% và 76,2%. Tỷ lệ người hút thuốc lá điếu hàng ngày ở nam giới là 38,7% so với nữ giới là 1,2%. Tỷ lệ những người hút thuốc lá điếu không thường xuyên ở nam giới là 8,1% và ở nữ giới là 0,2%. 52,6% nam giới và 98,6% nữ giới không hút thuốc lá điếu. Nam giới hút thuốc lá điếu hàng ngày sử dụng nhiều thuốc lá hơn nữ giới hút thuốc lá điếu hàng ngày. Trong số những người hút thuốc lá nhà máy hàng ngày, 32,2% nam giới và 26,3% nữ giới hút từ 10-14 điếu/ngày, 7,8% nam giới và 1,2% nữ giới hút từ 15-19 điếu/ngày, và 29,5% nam và 22,5% nữ hút hơn 20 điếu/ngày. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tần suất và mức độ sử dụng thuốc lá trong nhóm hút thuốc ở Việt nam là đáng nghi ngại. Cần tăng cường hoạt động của các phòng khám dịch vụ cai nghiện thuốc lá thông qua tập huấn cho các y tá, các nhân viên y tế về kỹ năng tư vấn; mở rộng dịch vụ cai nghiện và lồng ghép dịch vụ cai nghiện trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu. Từ khóa: Tần suất, mức độ sử dụng thuốc lá, người trưởng thành, điều tra GATS ABSTRACT FREQUENCY AND INTENSITY OF SMOKING AMONG VIETNAMESE POPULATION Lương Ngọc Khuê, Hoàng Văn Minh * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 – No. 2 – 2011: 94 - 100 Introduction: Smoking is a common behavior in Vietnam. Smokers may be dependent on nicotine that make the cessation process difficult. Objective: To describe frequency and intensity of smoking among Vietnamese population. Design: Cross-sectional study. Study subject: The GATS of Viet Nam was designed to be a nationally representative survey of all non- institutionalized men and women age 15 and older who considered Viet Nam to be their primary place of residence. Results: The proportions of adults age 15 and over who were daily smokers, occasional smokers and non- smokers were 19.5%, 4.3% and 76.2%, respectively. The percentage of daily smokers among males was 38.7% and among females it was 1.2%. The percentage of occasional smokers among males was 8.1% and among females it was 0.2%. About 52.6% of males and 98.6% females were non-smokers. Male daily cigarette smokers consumed more cigarettes each day than did female daily cigarette smokers. Among daily cigarette smokers, 32.3% of males and 26.3% of females smoked 10‐14 cigarettes/day, 7.8% of males and 1.2% of females smoked 15- 19 cigarettes a day, and 29.5% of males and 22.5% of females smoked more than 20 cigarettes a day. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học 95 Conclusion: The findings from GATS Viet Nam 2010 raises a concern about frequency and intensity of smoking among Vietnamese population. These findings reflect the high need for effective cessation services in cessation clinics and implementation of quit lines. Keywords: Frequency, intensity of smoking, adult, GATS ĐẶT VẤN ĐỀ Sử dụng thuốc lá đang gây ra 5 triệu ca tử vong mỗi năm và dự đoán sẽ gây ra 8 triệu ca tử vong mỗi năm vào năm 2030. Hút thuốc lá là hành vi phổ biến tại Việt nam. Tỷ lệ hút thuốc của những người từ 15 tuổi trở lên năm 2002 là 56,1% ở nam giới và 1,8% ở nữ giới(1). Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam. Một mô hình mô phỏng được xây dựng cho Việt Nam đã ước tính rằng hút thuốc gây ra 40.000 ca tử vong trong năm 2008, con số này sẽ tăng lên đến 50.000 mỗi năm vào năm 2023(2). Hút thuốc lá có thể gây ra cho người hút tình trạng phụ thuộc nicotine. Mức độ phụ thuộc nicotine sẽ gây ra những khó khăn cho quá trình cai thuốc. Mặc dù dường như gần đây các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) ở Việt Nam đã nhận được sự chú ý, nhưng một số vấn đề vẫn cần được cải thiện. Mặc dù đã có quy định về việc in cảnh báo sức khỏe trên vỏ bao thuốc lá, nhưng quy định này vẫn chưa tuân theo hướng dẫn của Công ước Khung về việc đóng gói và dán nhãn hiệu quả. Bộ Y tế vẫn chưa áp dụng cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh. Luật phòng chống thuốc lá vẫn chưa được Quốc hội thảo luận và thông qua. Để có thể thúc đẩy công tác phòng chống thuốc lá tại Việt nam, các bằng chứng khoa học về các vấn đề có liên quan đến sử dụng thuốc lá. Bài báo này nhằm mục tiêu mô tả tần suất và mức độ phụ thuộc thuốc lá ở người trưởng thành Việt nam ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Điều tra GATS ở Việt Nam được thiết kế dưới dạng một điều tra đại diện quốc gia của toàn bộ nam và nữ tuổi từ 15 trở lên không sống trong các cơ sở tập trung. Quần thể đích của điều tra này bao gồm tất cả nam và nữ tuổi từ 15 trở lên. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Địa điểm nghiên cứu Toàn bộ Việt nam Cỡ mẫu và chọn mẫu Theo thiết kế chọn mẫu của điều tra GATS, mẫu cần có 8000 người để đủ độ tin cậy cho ước tính được số liệu theo các biến số cơ bản về giới và khu vực thành thị/nông thôn. Dựa vào các điều tra hộ gia đình quốc gia tương tự trước đây, chúng tôi giả sử rằng tỷ lệ đối tượng không phù hợp và không trả lời là 35%. Sau khi tính đến tỷ lệ trả lời, quy mô mẫu cuối cùng là 11.142 hộ. Tiếp đó, chúng tôi lấy mẫu một nửa số địa bàn điều tra ở khu vực thành thị và một nửa số địa bàn điều tra ở khu vực nông thôn. Vì quy mô dân số của địa bàn điều tra khác nhau giữa khu vực nông thôn và thành thị, nên ở mỗi địa bàn điều tra thuộc khu vực thành thị chọn 18 hộ và mỗi địa bàn điều tra thuộc khu vực nông thôn chọn 16 hộ. Kết quả là có tổng số 657 địa bàn điều tra với 11.142 hộ gia đình được chọn. Số lượng các địa bàn điều tra được phân bổ tỷ lệ với tổng số hộ gia đình trong 6 tầng. Thu thập số liệu Tổng cục Thống kê tổ chức thu thập số liệu với sự tham gia giám sát của Tổ chức Y tế Thế giới, VINACOSH và trường Đại học Y Hà Nội. Lực lượng tham gia điều tra thực địa của GATS Việt Nam 2010 được chia thành 26 đội điều tra. Mỗi đội điều tra gồm một đội trưởng và 4 điều tra viên nhằm đảm bảo việc giám sát được chặt chẽ và số liệu thu thập được có chất lượng cao. Đội * Bộ Y tế ** Đại học Y Hà nội Tác giả liên lạc: TS Lương Ngọc Khuê ĐT: 0919 121 818 Email: thang3709@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011 96 trưởng và điều tra viên được lựa chọn từ các cán bộ thống kê của quận/huyện và các cộng tác viên của TCTK. Họ là những người có khả năng sử dụng máy vi tính và kinh nghiệm điều tra từ các cuộc điều tra hộ gia đình trước đây của TCTK, đặc biệt là các cuộc điều tra liên quan đến lĩnh vực y tế của TCTK. Ngoài các phẩm chất cần thiết của điều tra viên, các đội trưởng trong điều tra GATS phải có kỹ năng sử dụng thành thạo máy vi tính và thiết bị điện tử cầm tay (iPAQ) và có kinh nghiệm làm việc với chính quyền địa phương. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu Phần mềm SPSS 17.0 được sử dụng để tính quyền số và lập bảng biểu. Phương sai được tính sau khi đã hiệu chỉnh theo phương pháp lấy mẫu phức tạp của cuộc điều tra. Phương pháp tuyến tính hóa của Taylor được sử dụng trong SPSS để tính phương sai mẫu. Sai số lấy mẫu và khoảng tin cậy 95% được báo cáo cho từng ước lượng. KẾT QUẢ Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Trong 11.142 hộ gia đình được chọn, 10.383 hộ đã hoàn thành điều tra, như vậy tỷ lệ trả lời của hộ gia đình là 96,9%. Có 9.925 cuộc phỏng vấn hoàn thành đại diện cho khoảng 64,3 triệu người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam. Trong quần thể nghiên cứu, 48,6% là nam giới và 51,4% là nữ giới. Theo nhóm tuổi, những người tuổi từ 25-44 chiếm tỷ lệ lớn nhất trong quần thể (41,9%) và những người tuổi từ 65 trở lên chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (8,8%). Hai phần ba những người từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam sống ở các vùng nông thôn. Đa số quần thể điều tra cho biết có Trình độ học vấn thấp hơn cấp trung học cơ sở (54,2%) hoặc tiểu học hay thấp hơn (26,1). Số người có bằng cao đẳng trở lên chiếm 7,2%. Nghề nghiệp chính của quần thể nghiên cứu là Nông dân (49,6%). Nghề phổ biến thứ hai và thứ ba lần lượt là Dịch vụ/Bán hàng (19,2%) và Sản xuất/Lái xe (12,9%). Các nghề nghiệp khác là Quản lý/Chuyên môn (6,6%); Xây dựng/Khai mỏ (5,2%); Nhân viên văn phòng (2%); Lâm nghiệp/Ngư nghiệp (1,8%) và các nghề nghiệp khác (2,7%). Tần suất hút thuốc Bảng 1 thể hiện tần suất hút thuốc lá điếu của ba nhóm “người hiện hút thuốc lá điếu hàng ngày”, “người hút thuốc lá điếu không thường xuyên” và “người không hút thuốc lá điếu”. Bảng 1: Phân bố tỷ lệ phần trăm người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên theo tần suất hút thuốc, giới tính và một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS (Việt Nam), (2010). Tần suất hút thuốc Các đặc điểm nhân khẩu học Hàng ngày Không thường xuyên1 Không hút thuốc Tổng số Phần trăm (Khoảng tin cậy 95%) Chung 19,5 (18,4 - 20,5) 4,3 (3,8 - 4,9) 76,2 (75,1 - 77,3) 100 15-24 9,3 (7,7 - 11,3) 4,0 (2,9 - 5,5) 86,7 (84,4 - 88,7) 100 25-44 23,3 (21,7 - 24,9) 5,5 (4,7 - 6,5) 71,2 (69,4 - 72,9) 100 45-64 26,5 (24,4 - 28,6) 3,2 (2,5 - 4,0) 70,3 (68,1 - 72,5) 100 Tuổi (năm) 65+ 12,3 (10,3 - 14,8) 2,7 (1,9 - 3,9) 85,0 (82,4 - 87,2) 100 Thành thị 19,0 (17,8 - 20,4) 4,2 (3,6 - 5,0) 76,7 (75,3 - 78,1) 100 Khu vực cư trú Nông thôn 19,6 (18,2 - 21,1) 4,4 (3,7 - 5,1) 76,0 (74,4 - 77,5) 100 Tiểu học hoặc thấp hơn 21,9 (19,5 - 24,5) 2,4 (1,8 - 3,3) 75,7 (73,1 - 78,2) 100 Trung học cơ sở 24,9 (23,2 - 26,6) 4,9 (4,1 - 5,9) 70,2 (68,4 - 71,9) 100 Trung học phổ thông 21,7 (18,7 - 25,0) 5,7 (4,2 - 7,6) 72,6 (69,1 - 75,9) 100 Trình độ học vấn2 Cao đẳng trở lên 15,7 (13,4 - 18,3) 5,8 (4,3 - 7,8) 78,5 (75,5 - 81,2) 100 Quản lý/Chuyên môn 19,8 (15,8 - 24,4) 8,5 (6,1 - 11,6) 71,8 (66,9 - 76,1) 100 Nhân viên văn phòng 9,2 (5,8 - 14,3) 4,7 (2,1 - 10,2) 86,1 (79,9 - 90,6) 100 Dịch vụ/Bán hàng 16,6 (14,4 - 19,0) 3,7 (2,6 - 5,2) 79,7 (77,1 - 82,1) 100 Nghề nghiệp Nông nghiệp 23,7 (21,8 - 25,8) 4,9 (4,0 - 6,0) 71,4 (69,3 - 73,4) 100 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học 97 Tần suất hút thuốc Các đặc điểm nhân khẩu học Hàng ngày Không thường xuyên1 Không hút thuốc Tổng số Phần trăm (Khoảng tin cậy 95%) Lâm nghiệp/Ngư nghiệp 54,8 (43,5 - 65,6) 1,2 (0,4 - 4,0) 44,0 (33,2 - 55,3) 100 Xây dựng/Khai mỏ 54,7 (48,3 - 60,9) 10,4 (6,4 - 16,4) 35,0 (29,0 - 41,4) 100 Sản xuất/Lái xe 25,0 (21,6 - 28,8) 7,0 (5,1 - 9,5) 68,0 (63,9 - 71,8) 100 Khác 31,1 (24,1 - 39,0) 3,9 (1,9 - 7,8) 65,0 (57,2 - 72,1) 100 Nam 38,7 (36,9 - 40,6) 8,7 (7,6 - 9,8) 52,6 (50,6 - 54,6) 100 15-24 18,4 (15,2 - 22,0) 7,7 (5,5 - 10,7) 73,9 (69,8 - 77,6) 100 25-44 45,9 (43,1 - 48,6) 10,8 (9,2 - 12,6) 43,3 (40,5 - 46,2) 100 45-64 53,1 (49,7 - 56,5) 6,4 (4,9 - 8,2) 40,5 (37,2 - 44,0) 100 Tuổi (năm) 65+ 26,7 (22,4 - 31,5) 6,6 (4,5 - 9,5) 66,7 (61,6 - 71,5) 100 Thành thị 39,1 (36,8 - 41,5) 8,6 (7,4 - 10,1) 52,3 (49,8 - 54,7) 100 Khu vực cư trú Nông thôn 38,6 (36,1 - 41,1) 8,7 (7,3 - 10,3) 52,7 (50,1 - 55,4) 100 Tiểu học hoặc thấp hơn 55,1 (50,4 - 59,7) 6,3 (4,6 - 8,7) 38,6 (34,2 - 43,3) 100 Trung học cơ sở 48,0 (45,2 - 50,8) 9,3 (7,7 - 11,2) 42,7 (39,9 - 45,5) 100 Trung học phổ thông 38,7 (33,9 - 43,7) 10,2 (7,6 - 13,5) 51,1 (46,0 - 56,2) 100 Trình độ học vấn2 Cao đẳng trở lên 29,0 (25,1 - 33,2) 10,7 (8,0 - 14,3) 60,3 (55,6 - 64,8) 100 Quản lý/Chuyên môn 32,1 (26,2 - 38,8) 13,9 (10,0 - 19,0) 53,9 (47,3 - 60,4) 100 Nhân viên văn phòng 22,5 (14,3 - 33,5) 11,6 (5,3 - 23,4) 66,0 (54,0 - 76,2) 100 Dịch vụ/Bán hàng 40,8 (36,0 - 45,8) 9,1 (6,5 - 12,8) 50,0 (45,0 - 55,0) 100 Nông nghiệp 45,8 (42,6 - 49,0) 9,5 (7,7 - 11,7) 44,7 (41,5 - 48,0) 100 Lâm nghiệp/Ngư nghiệp 72,8 (59,0 - 83,2) 1,7 (0,5 - 5,6) 25,5 (15,2 - 39,6) 100 Xây dựng/Khai mỏ 58,6 (51,8 - 65,2) 11,0 (6,8 - 17,4) 30,3 (24,4 - 37,0) 100 Sản xuất/Lái xe 43,5 (37,8 - 49,4) 11,8 (8,7 - 16,0) 44,7 (38,9 - 50,6) 100 Nghề nghiệp Khác 56,3 (46,4 - 65,7) 6,6 (3,1 - 13,7) 37,0 (28,0 - 47,1) 100 Nữ 1,2 (0,8 - 1,8) 0,2 (0,1 - 0,4) 98,6 (97,9 - 99,0) 100 15-24 0,1 (0,0 - 0,5) 0,1 (0,0 - 1,0) 99,7 (98,6 - 100,0) 100 25-44 0,7 (0,3 - 1,3) 0,3 (0,1 - 0,7) 99,1 (98,3 - 99,5) 100 45-64 2,6 (1,8 - 3,7) 0,3 (0,1 - 0,7) 97,1 (95,9 - 98,0) 100 Tuổi (năm) 65+ 2,9 (1,5 - 5,3) 0,1 (0,0 - 0,7) 97,0 (94,6 - 98,4) 100 Thành thị 0,7 (0,5 - 1,2) 0,2 (0,1 - 0,5) 99,0 (98,5 - 99,4) 100 Khu vực cư trú Nông thôn 1,4 (0,9 - 2,3) 0,2 (0,1 - 0,5) 98,3 (97,4 - 98,9) 100 Tiểu học hoặc thấp hơn 4,1 (2,7 - 6,2) 0,3 (0,1 - 0,9) 95,6 (93,5 - 97,1) 100 Trung học cơ sở 0,4 (0,2 - 0,9) 0,3 (0,1 - 0,8) 99,3 (98,7 - 99,6) 100 Trung học phổ thông 0,2 (0,0 - 1,4) 0,1 (0,0 - 0,5) 99,7 (98,8 - 99,9) 100 Trình độ học vấn2 Cao đẳng trở lên 0,2 (0,0 - 1,6) 0,0 (0,0 - 0,3) 99,7 (98,5 - 99,9) 100 Quản lý/Chuyên môn 0,6 (0,1 - 2,3) 0,0 99,4 (97,7 - 99,9) 100 Nhân viên văn phòng 0,0 0,0 100 100 Dịch vụ/Bán hàng 0,5 (0,2 - 1,2) 0,1 (0,0 - 0,3) 99,4 (98,7 - 99,7) 100 Nông nghiệp 2,0 (1,2 - 3,3) 0,3 (0,1 - 1,0) 97,7 (96,2 - 98,6) 100 Lâm nghiệp/Ngư nghiệp 7,8 (2,3 - 23,2) 0,0 92,2 (76,8 - 97,7) 100 Xây dựng/Khai mỏ 0,0 1,0 (0,1 - 6,8) 99,0 (93,2 - 99,9) 100 Sản xuất/Lái xe 0,0 0,3 (0,0 - 2,1) 99,7 (97,9 - 100,0) 100 Nghề nghiệp Khác 0,7 (0,1 - 4,6) 0,7 (0,1 - 4,7) 98,7 (94,8 - 99,7) 100 1Sử dụng không thường xuyên là sử dụng ít hơn hàng ngày. 2 Trình độ học vấn chỉ được báo cáo với những người trả lời từ 25 tuổi trở lên. Tỷ lệ người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên hút thuốc lá điếu hàng ngày, hút không thường xuyên và không hút thuốc lá điếu lần lượt là 19,5%, 4,3% và 76,2%. Tỷ lệ người hút thuốc lá điếu hàng ngày ở nam giới là 38,7% so với nữ giới là 1,2%. Tỷ lệ những người hút thuốc lá điếu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011 98 không thường xuyên ở nam giới là 8,1% và ở nữ giới là 0,2%. 52,6% nam giới và 98,6% nữ giới không hút thuốc lá điếu. Theo nhóm tuổi, tỷ lệ hút thuốc lá điếu hàng ngày cao nhất được tìm thấy ở nhóm tuổi 45-64 (26,5%), tiếp đó là nhóm tuổi 25-44 (23,3%) và thấp nhất ở nhóm 15-24 tuổi (5,5%). Tỷ lệ hút thuốc lá điếu không thường xuyên cao nhất ở nhóm tuổi 25-44 (5,5%) và thấp nhất ở nhóm 65 tuổi trở lên (2,7%). Không có sự khác biệt nào trong mô hình tần suất hút thuốc lá điếu theo khu vực cư trú. Phân bố theo trình độ học vấn, tỷ lệ hút hàng ngày cao nhất ở nhóm người tốt nghiệp trung học cơ sở (24,9%) và thấp nhất ở nhóm người có trình độ cao đẳng trở lên (15,7%). Ngược lại, tỷ lệ phần trăm hút thuốc không thường xuyên cao nhất ở nhóm người tốt nghiệp cao đẳng trở lên (5,8%) và thấp nhất ở nhóm trình độ tiểu học hoặc thấp hơn (2,4%). Theo nghề nghiệp, tỷ lệ hút thuốc hàng ngày cao nhất trong nhóm người làm nghề Lâm nghiệp/Ngư nghiệp (54,8%) và công nhân Xây dựng/Khai mỏ (54,7%) và thấp nhất ở nhóm nhân viên văn phòng (9,2%). Tỷ lệ phần trăm hút thuốc lá không thường xuyên cao nhất ở nhóm nghề Xây dựng/Khai mỏ (10,4%) và thấp nhất trong nhóm Lâm nghiệp/Ngư nghiệp (1,2%). Số điếu thuốc lá hút mỗi ngày Bảng 2 trình bày số điếu thuốc lá (thuốc lá cuốn nhà máy và thuốc lá cuốn tay) trung bình người hút thuốc lá hàng ngày đã sử dụng và phân bố người hút thuốc lá hàng ngày ở các nhóm theo số điếu thuốc hút mỗi ngày : ít hơn 5 điếu, từ 5-7 điếu, từ 10-14 điếu, từ 15-19 điếu, và >=20 điếu. Trong số những người hút thuốc lá điếu hàng ngày, 11,8% hút ít hơn 5 điếu mỗi ngày, 19,2% hút 5-9 điếu mỗi ngày, 32,1% hút 10- 14 điếu mỗi ngày, 7,6% hút 15-19 điếu/ngày và 29,3% hút hơn 20 điếu/ngày. Nam giới hút thuốc lá điếu hàng ngày sử dụng nhiều thuốc lá hơn nữ giới hút thuốc lá điếu hàng ngày. Trong số những người hút thuốc lá nhà máy hàng ngày, 32,2% nam giới và 26,3% nữ giới hút từ 10-14 điếu/ngày, 7,8% nam giới và 1,2% nữ giới hút từ 15-19 điếu/ngày, và 29,5% nam và 22,5% nữ hút hơn 20 điếu/ngày. Tỷ lệ phần trăm những người hút thuốc lá nhà máy hàng ngày hút nhiều hơn 20 điếu/ngày tăng dần từ 14% ở nhóm tuổi 15-24 đến 31,3% ở nhóm tuổi 25-44 và 34,1% ở nhóm tuổi 45-64, rồi giảm xuống 22,1% ở nhóm tuổi 65 trở lên. Phân bố tỷ lệ phần trăm của những người hút thuốc lá điếu hàng ngày theo số điếu thuốc hút mỗi ở nông thôn và thành thị tương tự nhau. Những người hút 10-14 điếu/ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (thành thị: 34,2%; nông thôn: 31%) và những người hút 15-19 điếu/ngày chiếm tỷ lệ thấp nhất (thành thị: 6,6%; nông thôn: 8,1%). Theo trình độ học vấn, tỷ lệ những người hút thuốc lá điếu hàng ngày hút nhiều hơn 20 điếu/ngày cao nhất ở những người có trình độ tiểu học hoặc thấp hơn (36,3%) và thấp nhất ở những người có bằng cao đẳng trở lên (17,4%). Theo nghề nghiệp, tỷ lệ những người hút thuốc lá nhà máy hút nhiều hơn 20 điếu/ngày cao nhất được tìm thấy trong nhóm người làm nghề Lâm nghiệp/Ngư nghiệp (41,9%) và thấp nhất trong nhóm nhân viên văn phòng. Bảng 2: Phân bố tỷ lệ phần trăm của những người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên hút thuốc lá điếu hàng ngày theo số điếu hút mỗi ngày, giới tính và một số đặc điểm nhân khẩu học – GATS (Việt Nam), (2010). Phân bố số điếu thuốc hút trung bình mỗi ngày1 Đặc trưng nhân khẩu học Số điều thuốc hút trung bình mỗi ngày 1 <5 5-9 10-14 15-19 ≥20 TC Mean (95% CI) Phần trăm (Khoảng tin cậy 95%) Chung 13,5 (12,6 - 14,4) 11, 8 (9,8 - 14,1) 19,2 (16,8 - 21,9) 32,1 (29,3 - 35,1) 7,6 (5,9 - 9,7) 29,3 (26,3 - 32,4) 100 Tuổi 15-24 11,0 (8,2 - 13,8) 12, 5 (7,0 - 21,4) 28,0 (19,6 - 38,2) 35,3 (26,2 - 45,5) 10,3 (4,7 - 21,1) 14,0 (7,9 - 23,5) 100 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học 99 Phân bố số điếu thuốc hút trung bình mỗi ngày1 Đặc trưng nhân khẩu học Số điều thuốc hút trung bình mỗi ngày 1 <5 5-9 10-14 15-19 ≥20 TC 25-44 13,7 (12,6 - 14,9) 10, 0 (7,6 - 13,0) 15,9 (12,8 - 19,5) 37,1 (32,8 - 41,6) 5,7 (4,2 - 7,9) 31,3 (27,3 - 35,6) 100 45-64 14,8 (13,3 - 16,2) 13, 3 (10,2 - 17,2) 19,1 (15,3 - 23,6) 23,4 (19,5 - 27,7) 10,2 (7,4 - 13,9) 34,1 (29,4 - 39,1) 100 (năm) 65+ 10,7 (8,7 - 12,7) 20, 0 (12,7 - 30,2) 31,0 (21,2 - 42,9) 21,9 (14,3 - 32,1) 5,0 (1,5 - 15,6) 22,1 (14,0 - 33,0) 100 Thành thị 13,2 (12,3 - 14,1) 11, 7 (9,4 - 14,5) 17,5 (14,4 - 21,0) 34,2 (30,4 - 38,3) 6,6 (4,9 - 8,9) 30,0 (26,3 - 33,9) 100 Khu vực cư trú Nông thôn 13,7 (12,4 - 14,9) 11, 8 (9,1 - 15,1) 20,2 (16,9 - 23,8) 31,0 (27,2 - 35,1) 8,1 (5,8 - 11,3) 28,9 (24,9 - 33,3) 100 Tiểu học hoặc thấp hơn 15,6 (13,4 - 17,7) 10, 9 (7,7 - 15,1) 16,8 (12,4 - 22,4) 30,3 (24,9 - 36,4) 5,7 (3,5 - 9,3) 36,3 (29,6 - 43,6) 100 Trung học cơ sở 13,3 (12,3 - 14,3) 12, 6 (9,8 - 16,0) 17,0 (13,6 - 21,0) 32,2 (28,1 - 36,6) 7,6 (5,6 - 10,2) 30,6 (26,5 - 35,0) 100 Trung học phổ thông 14,0 (12,3 - 15,8) 9,7 (6,2 - 14,6) 19,9 (13,6 - 28,0) 30,4 (22,6 - 39,4) 6,8 (3,5 - 12,8) 33,3 (25,8 - 41,8) 100 Trình độ học vấn2 Cao đẳng trở lên 12,1 (10,3 - 13,9) 11, 1 (6,5 - 18,4) 25,6 (18,4 - 34,4) 35,4 (27,6 - 44,1) 10,4 (6,3 - 16,7) 17,4 (11,8 - 24,8) 100 Quản lý/Chuyên môn 13,6 (11,4 - 15,8) 8,9 (4,6 - 16,5) 23,5 (15,1 - 34,6) 28,8 (20,5 -