Nghiên cứu tạo tiêu bản sử dụng lâu dài một số loại trứng giun, sán, ấu trùng ký sinh trùng đường ruột

Đặt vấn đề: Số lượng học sinh, sinh viên ngày càng tăng, mẫu bệnh phẩm thu thập được ngày càng ít đi, hao hụt qua quá trình giảng dạy thực hành ký sinh trùng(KST) ngày càng nhiều, do đó cần có một kỹ thuật bảo quản tiêu bản lâu dài. Mục tiêu: Xây dựng được kỹ thuật lưu giữ KST lâu dài trong bệnh phẩm ướt lên tiêu bản và ứng dụng vào thực tế. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng kết quả. Kết quả: 700 tiêu bản của 7 loại KST được làm ra với 77% là tiêu bản không khô và 88,29% là tiêu bản đẹp sau 1 năm quan sát. Có 100 tiêu bản được đưa vào sử dụng để lấy ý kiến phản hồi, 90% đơn vị nhận xét là đáp ứng tốt nhu cầu. Qui trình thực hiện tiêu bản tối ưu: phương pháp Ritchie được lựa chọn để xử lý mẫu phân, dung dịch bảo quản là formaline 10%, thể tích mẫu sử dụng là 10‐15 µl, sử dụng keo phủ là Baumme Canada với thể tích 80µl, thời gian chờ khô keo tốt nhất là 21‐30 ngày ở nhiệt độ phòng. Kết luận: Đã xây dựng được kỹ thuật lưu giữ KST lâu dài trong bệnh phẩm ướt lên tiêu bản

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tạo tiêu bản sử dụng lâu dài một số loại trứng giun, sán, ấu trùng ký sinh trùng đường ruột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  256 NGHIÊN CỨU TẠO TIÊU BẢN SỬ DỤNG LÂU DÀI   MỘT SỐ LOẠI TRỨNG GIUN, SÁN, ẤU TRÙNG   KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT  Nguyễn Hồ Phương Liên*, Trịnh Tuyết Huệ*, Võ Thị Mỹ Dung*, Nguyễn Thị Tường Vân*, Phạm Trương Trúc Giang*, Nguyễn Nhật Minh Thư* TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Số lượng học sinh, sinh viên ngày càng tăng, mẫu bệnh phẩm thu thập được ngày càng ít đi, hao hụt qua quá trình giảng dạy thực hành ký sinh trùng(KST) ngày càng nhiều, do đó cần có một kỹ thuật bảo quản tiêu bản lâu dài. Mục tiêu: Xây dựng được kỹ thuật lưu giữ KST lâu dài trong bệnh phẩm ướt lên tiêu bản và ứng dụng vào thực tế. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng kết quả. Kết quả: 700 tiêu bản của 7 loại KST được làm ra với 77% là tiêu bản không khô và 88,29% là tiêu bản đẹp sau 1 năm quan sát. Có 100 tiêu bản được đưa vào sử dụng để lấy ý kiến phản hồi, 90% đơn vị nhận xét là đáp ứng tốt nhu cầu. Qui trình thực hiện tiêu bản tối ưu: phương pháp Ritchie được lựa chọn để xử lý mẫu phân, dung dịch bảo quản là formaline 10%, thể tích mẫu sử dụng là 10‐15 µl, sử dụng keo phủ là Baumme Canada với thể tích 80µl, thời gian chờ khô keo tốt nhất là 21‐30 ngày ở nhiệt độ phòng. Kết luận: Đã xây dựng được kỹ thuật lưu giữ KST lâu dài trong bệnh phẩm ướt lên tiêu bản. Từ khóa: Tiêu bản KST đường ruột, KST đường ruột, bệnh phẩm. ABSTRACT  STUDY TO MAKING INTESTINAL PARASITES LAMELLA WHICH USE LONG TERM Nguyen Ho Phuong Lien, Trinh Tuyet Hue, Vo Thi My Dung,   Nguyen Thi Tuong Van, Pham Truong Truc Giang, Nguyen Nhat Minh Thu  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 256 ‐ 262  Background: The number of student increase day by day, the less lamella is since teaching parasitology. Therefore, we need to create a new technic that helps to keep lamella in good condition. Purpose: create the new technic that keeps parasites long term from wet medical waste on lamella and apply the result. Methods: Applied research. Results: 700 lamellas from 7 kinds of parasites with 77% wet lamella. 88.29% these lamellas remain good condition after 1 year. 100 lamellas were issued for get the feedback. 90% of them are meeting the purpose. The process: method Richie was used for dispose specimen, maintenance’s solution is 10 – 15 µl of formalin 10% and 80 µl Baume Canada. The length of dry lamella change from 21 to 30 days in room temperature. Conclusion: we just have created the new technique that keeps parasites long term from wet medical waste on lamella. Keywords: intestinal parasites lamella, intestinal parasites, medical waste. * Bộ môn Xét Nghiệm ‐ Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.  Tác giả liên lạc: CN Nguyễn Hồ Phương Liên  ĐT: 0903144575  Email: phuonglien20051977@gmail.com  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 257 ĐẶT VẤN ĐỀ  Nhiễm  ký  sinh  trùng  (KST)  hiện  nay  nói  chung đang có xu hướng tăng lên phần lớn là  do KST  từ động vật qua người, nhưng nhiễm  ký sinh trùng đường ruột (KSTĐR) lại đang có  xu  hướng  giảm  đi  trong  cộng  đồng(2,3,4). Việc  chẩn  đoán  và  phát  hiện  bệnh  do  KSTĐR  thường  đi  sau  các  chẩn  đoán  khác  không  rõ  nguyên nhân và không  đáp ứng  điều  trị, kéo  theo đó nguồn bệnh phẩm thu thập được ngày  càng  ít  đi. Trong  thực  hành KSTĐR,  phương  pháp  giảng  dạy  lý  thuyết  suông  không  hiệu  quả bằng “nhìn  tận mắt,  sờ  tận  tay” vậy nên  để hiệu quả, dễ nhớ, ấn tượng và lôi cuốn học  sinh, sinh viên cần phải có bệnh phẩm, có tiêu  bản mẫu.  Tiêu  bản  phục  vụ  giảng  dạy  thực  hành KSTĐR chính  là các  loại trứng giun sán,  ấu trùng  được lưu giữ trên lame.   Tại  bộ môn Xét Nghiệm,  tiêu  bản  soi  tươi  KSTĐR sau khi học xong phải bỏ đi do chưa áp  dụng được kỹ  thuật bảo quản  tiêu bản  lâu dài.  Trước  tình  hình  số  lượng  học  sinh,  sinh  viên  ngày càng tăng, mẫu bệnh phẩm thu thập được  ngày càng ít đi, hao hụt qua quá trình giảng dạy  ngày càng nhiều, chúng tôi nhận thấy tiêu bản là  vấn đề bức thiết.   Đứng  trước những  lí do  đó,  chúng  tôi  tiến  hành  nghiên  cứu  phát  triển  kỹ  thuật  lưu  giữ  KST lâu dài trong bệnh phẩm ướt(1) lên tiêu bản  với đề tài “ Nghiên cứu tạo tiêu bản sử dụng lâu  dài  một  số  loại  trứng  giun,  sán,  ấu  trùng  KSTĐR” với hy vọng HS‐SV được học, được tận  mắt  nhìn  thấy  những  hình  ảnh  KST  trên mà  không bị lạc hậu với những kiến thức đang đổi  mới hằng ngày. Bên cạnh những tiến bộ về khoa  học  kỹ  thuật  cập  nhật  liên  tục  trên  internet  chúng  tôi  mong  muốn  thực  hiện  đề  tài  này  nhằm góp một phần vào công việc dạy và học  hiện  tại,  bổ  sung  thêm một  số  lượng  tiêu  bản  mới,  thật,  rõ, đẹp do chính mình  làm  ra. Đồng  thời lưu trữ được những bệnh phẩm và tiêu bản  thuộc  loại  bệnh  hiếm  làm  tài  liệu  nghiên  cứu  khoa học và giảng dạy cũng như trau dồi nghiệp  vụ và giúp đỡ được các đồng nghiệp trong công  tác  giảng  dạy  KST  nói  riêng.  Hy  vọng  rằng  những  tiêu  bản  của  chúng  tôi  là  một  trong  những giáo cụ trực quan thật sự cần thiết trong  công việc dạy và học KST ĐR.  Mục  tiêu  nghiên  cứu:Xây  dựng  được  kỹ  thuật lưu giữ KST lâu dài trong bệnh phẩm ướt  lên tiêu bản.  ĐỐI TƯỢNG‐PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Phương pháp nghiên cứu  Nghiên cứu ứng dụng.  Thời gian thực hiện  Từ tháng 5/2009 đến tháng 12/2012  Dân số mục tiêu  Mẫu phân, mẫu bệnh phẩm KST đường ruột  dương tính từ các bệnh viện trong thành phố và  các tỉnh lân cận gởi về bộ môn Xét nghiệm.  Cỡ mẫu  700  tiêu  bản  chia  đều  cho  7  loại  trứng,  ấu  trùng giun sán đường ruột.  Tiêu chí đưa vào Những mẫu phân dương tính với KSTĐR tại  các bệnh viện được gởi về bộ môn Xét nghiệm  trong vòng 24 giờ.  Tiêu chí loại ra Những mẫu phân dương tính có mỡ, nhiều  nhầy nhớt.  Phương pháp thực hiện  Thu  thập  bệnh  phẩm  (tìm  nguồn  bệnh  phẩm từ các bệnh viện trong thành phố và các  tỉnh lân cận).  Xử lý bệnh phẩm (Ritchie, lắng trọng lực, làm rã tự nhiên)(1) Mẫu phân dương  tính  sau khi  được  lọc bã  thô sẽ được làm phương pháp tập trung Ritchie  đối với những mẫu dương  tính  (+) nhằm mục  đích phong phú hóa KST. Đối với những mẫu  dương  tính  (++)  trở  lên xử  lý bằng cách vớt bã  thô rồi  lắng  trọng  lực để  tách bỏ cặn, cát  trong  phân. Đối với mẫu đốt sán và con trưởng thành  sau khi nhận mẫu về cho vào NaCl 0,85% để 1  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  258 tuần  chờ  rã  tự nhiên,  sau  đó nghiền hổ  trợ và  loại bỏ bã thô.  Lên tiêu bản bằng kỹ thuật làm tiêu bản vĩnh viễn Dùng  Micropipette  hút  8‐15µl  dung  dịch  mẫu đã xử lý lên tấm lame sạch. Đậy giọt dung  dịch  bằng  lamelle  15x15mm  và  chờ  khô  tự  nhiên.  Sau  đó  hút  70‐90µl  dung  dịch  keo  Baumme Canada đã pha  loãng  lên  trên  lamelle  vừa  đậy. Tiếp  tục dùng  lamelle 22x22  đậy nhẹ  nhàng lên lamelle nhỏ và để khô tự nhiên.  Kiểm tra và theo dõi độ bền và độ ổn định,  các yếu tố hình thái, cấu trúc,của tiêu bản.  Triển  khai  thực  nghiệm  tiêu  bản mẫu  cho  một số trường, đơn vị đang làm công tác giảng  dạy KSTĐR.  Xin  ý  kiến  phản  hồi  từ  các  đơn  vị  thực  nghiệm.Tổng kết ý kiến phản hồi và kết luận  Xử lý số liệu: Phần mềm Stata 11.0.  KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN  Bảng 1: Mô tả đặc điểm Đặc điểm N(%) Loại tiêu bản Trứng giun đũa 100 (14,29%) Trứng giun tóc 100 (14,29%) Trứng giun móc 100 (14,29%) Trứng giun kim 100 (14,29%) Trứng sán dải bò heo 100 (14,29%) Trứng sán lá gan nhỏ 100 (14,29%) Ấu trùng giun lươn 100 (14,29%) Loại mẫu ban đầu Phân dương tính với KST 500 (71,43%) Đốt sán 50 (7,14%) Đặc điểm N(%) Con trưởng thành 50 (7,14%) Tăm bông quệt hậu môn 100 (14,29%) PP xử lý mẫu PP Ritchie 368 (52,57%) Lắng trọng lực 232 (33,14%) Rã tự nhiên 100 (14,29%) Điều kiện để khô Nhiệt độ PTN 386 (55,14%) 40oC 314 (44,86%) DD bảo quản Formaline 10% 537 (76,71%) F2AM 163 (23,29%) Thể tích mẫu 8-10 µl 242 (34,57%) 10-15 µl 393 (56,14%) >15 µl 65 (9,29%) Loại keo phủ ngoài Baumme Canada 550 (78,57%) Entellan 150 (21,43%) Thể tích keo phủ ngoài 70 µl 211 (31,14%) 80 µl 442 (63,14%) 90 µl 47 (6,71%) Thời gian chờ khô keo 2-6 ngày 247 (25,29%) 7-20 ngày 166 (23,71%) 21-30 ngày 287 (41,00%) Bảng  1  cho  thấy  mẫu  phân  dương  tính  chiếm 71,43%, phương pháp xử  lý mẫu Ritchie  chiếm  52,57%,  lắng  trọng  lực  chiếm  33,14%.  Điều kiện để khô keo ở nhiệt độ phòng (55,14%)  và  40oC  (44,86%).  Dung  dịch  bảo  quản  Formaline 10% chiếm đa số (76,71%). Với 3 mức  độ  thể  tích  hút  mẫu,  10‐15µl  chiếm  56,14%).  Trong  khi  đó  thể  tích  keo  phủ  ngoài  80µl  là  63,14%.  Thời  gian  chờ  khô  keo  từ  21‐30  ngày  (41%) so với 2‐6 ngày (25,29%).  Bảng 2: Mô tả độ khô nền tiêu bản theo thời gian Bảng 2 cho  thấy độ khô nền  tiêu bản sau 1  tháng đạt 82,43%, sau 1 năm tỉ lệ này giảm còn  77,71%. Sự chênh lệch này là 4,6% cho thấy rằng  các tiêu bản làm ra có độ ổn định tương đối cao.  Thời gian Không khô N (%) Keo ăn nhẹ vào mép 5-10% N (%) Keo ăn rộng vào mép lame >10% N(%) 1 Tháng 577 (82,43%) 66 (9,43%) 57 (8,14%) 6 Tháng 555 (79,29%) 79 (11,29%) 66 (9,42%) 1 Năm 544 (77,71%) 83 (11,86%) 73 (10,43%) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 259 Bảng 3: Mô tả chất lượng tiêu bản theo thời gian Thời gian Đẹp N (%) Trứng, ấu trùng vỡ N (%) Trứng ấu trùng biến dạng teo N (%) Trứng, ấu trùng biến dạng dạng phình N (%) 1 Tháng 631 (90,14%) 38 (5,43%) 17 (2,43%) 14 (2,00%) 6 Tháng 622 (88,86%) 38 (5,43%) 23 (3,29%) 17 (2,43%) 1 Năm 618 (88,29%) 38 (5,43%) 23 (3,43%) 20 (2,86%) Bảng 3 cho thấy chất lượng của tiêu bản ít bị  biến đổi trong 1 năm khảo sát. Trong tháng đầu  tỉ lệ tiêu bản đẹp là 90,14% đến 1 năm tỉ lệ này là  88,29%, sự chênh  lệch  là 1,85%. Sự thay đổi chỉ  xảy ra ở dạng  teo hoặc dạng phình, và sau khi  tiêu bản đã ổn định sau 1 tháng thì không xảy ra  trường hợp trứng hoặc ấu trùng bị vỡ.  Biểu đồ 1: Mô tả tỉ lệ lame không khô theo loại tiêu bản Biểu  đồ này  cho  thấy:  có 2  loại  tiêu bản bị  giảm tỉ lệ không khô theo thời gian là giun kim  và  giun móc.  Trong  tháng  đầu  tỉ  lệ  tiêu  bản  không khô nhiều nhất là giun kim với hơn 90%  và thấp nhất là giun lươn hơn 70%. Sau 1 năm tỉ  lệ  tiêu bản không khô nhiều nhất  là ở  tiêu bản  giun đũa với hơn 80% và thấp nhất là giun móc  70%. Ngoài  ra  ta  còn  thấy  các  tiêu  bản  trứng  giun đũa, tóc, trứng Taenia sp, sán lá gan nhỏ và  ấu trùng giun lươn có tỉ lệ không khô không đổi  trong suốt 1 năm.  Biểu đồ 2: Mô tả tiêu bản đẹp theo thời gian Biểu  đồ này  tương  tự  cho  thấy  tỉ  lệ  lame  đẹp cũng chỉ giảm ở  tiêu bản  trứng giun móc  và  giun  kim.  Trong  tháng  đầu  tiên,  tỉ  lệ  đạt  tiêu chuẩn đẹp  ở  tiêu bản  trứng giun móc và  giun kim là 100% nhưng sau 1 năm chỉ còn vào  khoảng hơn 90%.Trong khi đó các tiêu bản các  loại khác không thay đổi trong suốt thời gian 1  năm  Bảng 4: Mối liên hệ giữa đặc điểm lame và độ khô Đặc điểm 1 Tháng 6 Tháng 1 Năm RR (KTC95%) RR (KTC 95%) RR (KTC 95%) PP xử lý Để rã tự nhiên 1 1 1 Lắng trọng lực 1,02 (0,94- 1,11) 1,00 (0,92- 1,09) 0,99 (0,91- 1,09) PP Ritchie 1,15 (1,05- 1,25)** 1,16 (1,07- 1,26)** 1,19 (1,09- 1,30)*** DD bảo quản Formaline 10% 1 1 1 F2AM 0,86 (0,78- 0,95)* 0,88 (0,79- 0,98)* 0,90 (0,01- 1,00) Thể tích mẫu 8-10 µl 1 1 1 10-15 µl 1,07 (0,99- 1,15) 1,05 (0,97- 1,13) 1,02 (0,94- 1,10) >15 µl 0,49 (0,36- 0,67)*** 0,43 (0,31- 0,61)*** 0,40 (0,28- 0,57)*** Loại keo phủ ngoài Baumme Canada 1 1 1 Entelant 0,74 (0,07- 0,32) 0,76 (0,67- 0,86)*** 0,78 (0,68- 0,88)*** Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  260 Đặc điểm 1 Tháng 6 Tháng 1 Năm RR (KTC95%) RR (KTC 95%) RR (KTC 95%) Thể tích keo phủ ngoài 70 µl 1 1 1 80 µl 1,09 (1,02- 1,15)* 1,12 (1,05- 1,19)** 1,15 (1,09- 1,23)*** 90 µl 0,15 (0,72- 0,32)*** 0,16 (0,07- 0,33)*** 0,16 (0,07- 0,33)*** Thời gian chờ khô keo 2-6 ngày 1 1 1 7-20 ngày 0,92 (0,83- 1,01) 0,87 (0,78- 0,96) 0,81 (0,72- 0,91) 21-30 ngày 1,27 (1,19- 1,25)*** 1,27 (1,19- 1,35)*** 1,27 (1,19- 1,35)*** Điều kiện để khô Nhiệt độ PTN 1 1 1 40oC 0,89 (0,83- 0,96)* 0,92 (0,85- 0,99)* 0,96 (0,88- 1,04) p: *:<0,05; **: <0.01: ***: <0,001. Bảng  4  cho  thấy mối  liên  quan  giữa  độ  khô của tiêu bản và các đặc điểm tạo tiêu bản  như sau.  Về phương pháp xử  lý: có mối  liên hệ giữa  phương pháp xử lý và độ khô. Trong đó khi sử  dụng  phương  pháp  Ritchie  có  khả  năng  tạo  lame không khô cao gấp 1,15 lần so với phương  pháp lắng trọng lực trong tháng đầu tiên và tăng  lên 1,19  lần sau 1 năm. Tuy nhiên không có sự  khác biệt giữa phương pháp để  rã  tự nhiên và  phương pháp lắng trọng lực.   Về dung dịch bảo quản: có mối liên hệ giữa  dung  dịch  bảo  quản  và  độ  khô  của  tiêu  bản  trong  đó khi  sử dụng dung dịch F2AM  có khả  năng tạo tiêu bản không khô chỉ bằng 0,86 lần so  với  sử  dụng  dung  dịch  Formaline  10%  trong  tháng đầu tiên. Tuy nhiên sau 1 năm thì sự khác  biệt không còn ý nghĩa thống kê.  Thể  tích mẫu:  có mối  liên  hệ  giữa  thể  tích  mẫu và  độ khô  của  tiêu bản. Trong  đó những  tiêu bản có  thể  tích mẫu  được  lấy hơn 15µl  có  khả năng tạo lame không khô thấp chỉ bằng 0,49  lần  so  với  tiêu  bản  chỉ  sử  dụng  8‐10µl  trong  tháng đầu tiên và giảm còn 0,40 lần sau 1 năm.  Điều này  cho  thấy  độ khô  của  lame không  ổn  định khi sử dụng thể tích mẫu >15µl.   Loại keo phủ ngoài: bảng  trên cho  thấy khi  sử  dụng  loại  keo  phủ  Entellan  và  Baumme  Canada thì độ khô của nền tiêu bản không có sự  khác biệt trong tháng đầu tiên. Tuy nhiên sau 6  tháng thì độ khô của tiêu bản sử dụng Entellan  giảm còn 0,76 lần so với Baumme Canada và sau  1 năm thì tăng lên thành 0,78 lần.  Thể tích keo phủ ngoài: ta thấy sử dụng thể  tích phủ ngoài là 80 µl là tốt nhất vì khi đó khả  năng  tạo  tiêu  bản  không  khô  cao  hơn  khi  sử  dụng  thể  tích 70µl ở bất cứ  thời điểm quan sát  nào  trong 1 năm. Và khi sử dụng  thể  tích 90µl  thì  khả năng  tạo  lame  không  khô  rất  thấp  chỉ  0,15 lần so với sử dụng thể tích 70µl ở tháng đầu  tiên và giữ ổn định ở các tháng tiếp theo.  Thời gian chờ khô keo: bảng trên đồng thời  cho ta thấy khả năng tạo lame không khô ở tiêu  bản  có  thời gian  chờ keo khô  từ 21‐30 ngày  là  cao nhất và duy  trì  ổn  định  trong  suốt 1 năm,  trong đó khả năng  tạo  tiêu bản không khô khi  thời gian chờ khô keo từ 21‐30 ngày cao gấp 1,27  lần so với phương pháp chờ 2‐6 ngày.  Điều kiện chờ khô keo: ta thấy khi chờ khô  keo ở điều kiện 40oC  thì khả năng  tạo  tiêu bản  không khô chỉ bằng 0,89 lần so với khi sử dụng  chờ khô  ở nhiệt  độ phòng  thí nghiệm. Và  sau  thời gian 1 năm thì sự khác biệt này không còn ý  nghĩa thống kê  Bảng 5: Mối liên hệ giữa đặc điểm tạo tiêu bản và chất lượng tiêu bản Đặc điểm 1 Tháng 6 Tháng 1 Năm RR (KTC95%) RR (KTC 95%) RR (KTC 95%) PP xử lý Ritchie 1 1 1 Lắng trọng lực 1,01 (0,95- 1,06) 0,98 (0,93- 1,04) 0,99 (0,93- 1,05) Để rã tự nhiên 0,96 (0,89- 1,04) 0,97 (0,89- 1,05) 0,98 (0,90- 1,06) DD bảo quản Formaline 10% 1 1 1 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 261 Đặc điểm 1 Tháng 6 Tháng 1 Năm RR (KTC95%) RR (KTC 95%) RR (KTC 95%) F2AM 0,94 (0,88- 1,00) 0,96 (0,89- 1,02) 0,97 (0,90- 1,03) Thể tích mẫu 8-10 µl 1 1 1 10-15 µl 1,11 (1,04- 1,17)*** 1,08 (1,02- 1,15)** 1,08 (1,02- 1,14)* >15 µl 0,78 (0,65- 0,93)* 0,74 (0,62- 0,90)** 0,72 (0,60- 0,88)*** Loại keo phủ ngoài Baumme Canada 1 1 1 Entellan 0,77 (0,69- 0,85)*** 0,78 (0,70- 0,86)*** 0,78 (0,71- 0,87)*** Thể tích keo phủ ngoài 70 µl 1 1 1 80 µl 1,02 (0,97- 1,06) 1.04 (1,01- 1,08)* 1,05 (1,01- 1,10)* 90 µl 0,50 (0,37- 0,69)*** 0,52 (0,38- 0,70)*** 0,52 (0,38- 0,71)*** Thời gian chờ khô keo 2-6 ngày 1 1 1 7-20 ngày 1,06 (0,9901,13) 1,01 (0,95- 1,09) 0,99 (0,93- 1,07) 21-30 ngày 1,24 (1,17- 1,30)*** 1,24 (1,18- 1,30)*** 1,24 (1,17- 1,30)*** Điều kiện để khô Nhiệt độ PTN 1 1 1 40oC 0,90 (0,86- 0,96)*** 0,93 (0,88- 0,98)* 0,94 (0,89- 0,99)* p: *:<0,05; **: <0.01: ***: <0,001 Bảng 5 cho thấy mối liên hệ giữa tạo tiêu bản  đẹp (không vỡ, không phình và teo) và các đặc  điểm khi  tạo  tiêu bản. Trong  đó không có mối  liên  hệ  giữa  chất  lượng  tiêu  bản  và  phương  pháp  xử  lý  cũng  như  là  dung  dịch  bảo  quản.  Tuy nhiên bảng cũng cho  thấy một số mối  liên  quan như sau.  Thể tích mẫu: So với phương pháp sử dụng  thể  tích mẫu  8‐10µl  thì phương pháp  sử dụng  10‐15µl  có khả năng  tạo  tiêu  bản  đẹp  cao  gấp  1,11  lần  trong  tháng đầu  tiên và khả năng này  giảm còn 1,08 lần sau 1 năm. Trong khi đó việc  sử dụng thể tích mẫu >15µl chỉ có khả năng tạo  tiêu bản đẹp bằng 0,78 lần so với sử dụng 2‐10µl  trong tháng đầu tiên và giảm xuống còn 0,72 lần  sau 1 năm.   Loại keo phủ ngoài: cũng tương tự khả năng  tạo  tiêu bản không khô, khả năng  tạo  tiêu bản  đẹp khi sử dụng keo Entellan thấp hơn hẳn khi  sử dụng Baumme Canada. Trong khi tháng đầu  tiên khả năng này chỉ bằng 0,77 lần và hầu như  không đổi sau 1 năm quan sát.  Thể tích keo phủ ngoài: Trong trường hợp  này  các  tiêu  bản  khi  sử  dụng  nhiều  thể  tích  phủ ngoài thì khả năng tạo tiêu bản đẹp giảm  hẳn. Trong  đó  ta  thấy khả năng  tạo  tiêu bản  đẹp khi sử dụng 90µl chỉ vào khoảng hơn 0,50  lần  so với  sử dụng 70µl  trong  suốt  thời khảo  sát. Và tối ưu nhất để tạo tiêu bản đẹp là sử thể  tích  phủ  ngoài  là  80µl,  khi  đó  khả  năng  tạo  tiêu bản đẹp cao bằng 1,04  lần so với  thể  tích  phủ ngoài là 70µl ở tháng thứ 6 và tăng lên1,05  lần ở thời điểm 1 năm.  Thời gian chờ khô keo: thời gian đợi khô keo  từ 21‐30 ngày có khả năng  tạo  tiêu bản đẹp và  ổn định nhất, khi đó khả năng tạo tiêu bản đẹp  cao gấp 1,27 lần khi thời gian chờ khô keo là 2‐6  ngày trong suốt thời gian quan sát.  Điều kiện  chờ khô keo: Điều kiện nhiệt  độ  ảnh hưởng đến khả năng tạo tiêu bản đẹp, trong  đó ở những tiêu bản được để ở nhiệt độ 40oC thì  khả năng  tạo  tiêu bản đẹp chỉ bằng 0,90 so với  để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm trong tháng đầu  tiên và tăng lên 0,94 lần sau 1 năm quan sát.  Bảng 6: Mô tả phản hồi từ các đơn vị sử dụng tiêu bản (n=10) Đặc điểm N(%) Thời gian sử dụng 3 Tháng 1 (10%) 6 Tháng 3 (30%) 1 Năm 4 (40%) >1 Năm 2 (20%) Mục tiêu sử dụng Giảng dạy 9 (90%) Nghiên cứu 1 (10%) Đang sử dụng tiêu bản Có 9 (90%) Không 1 (10%) Nguyên nhân ngừng sử dụng(n=1) Mất 1 (100%) Mức độ đáp ứng nhu cầu Tốt 9 (90%) Không tốt 1 (10%) Mức độ thẩm mỹ chung Đẹp 6 (60%) Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  262 Đặc điểm N(%) Trung bình 3 (30%) Không đẹp 1 (10%) Độ khô trước khi sử dụng Hoàn toàn không khô 6 (60%) Khô 5-10% 4 (40%) Độ khô sau khi sử dụng Hoàn toàn không khô 3 (30%) Khô 5-10% 1 (10%) Khô 10-30% 1 (10%) Khô 30-50% 1 (10%) Khô >50% 3 (30%) Chất lượng tiêu bản Đẹp, rõ 7 (70%) Biến dạng nhưng vẫn nhận ra 3 (30%) Có 100 tiêu bản được chia đều cho 10 đơn vị  để  lấy ý phản hồi. Trong số 10 đơn vị sử dụng  tiêu bản có 20% đơn vị đã sử dụng trên 1 năm và  có 90% đơn vị sử dụng vào mục đích giảng dạy  10% còn lại phụ vụ vào nhu cầu nghiên cứu. Bên  cạnh đó sau thời gian sử dụng 90% đánh giá là  tiêu bản đã đáp ứng được nhu cầu và 10% đánh  giá chưa tốt.  Nhận xét về  tiêu bản:  có  60%  đơn vị 
Tài liệu liên quan