Hệ thống đổ sợi tự động có nhiệm vụ tháo dỡ búp sợi
đã quấn đủ sợi ra khỏi băng máy và đặt lõi búp sợi
vào băng máy sợi con thay thế cho các thao tác thủ
công. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu, tính toán
một số thông số kỹ thuật quan trọng và kiểm bền trục
chính cơ cấu công tác trong hệ thống đổ sợi tự động
máy sợi con loại 500 cọc. Kết quả nghiên cứu được
ứng dụng để thiết kế cơ cấu công tác của hệ đổ sợi tự
động, đáp ứng yêu cầu chu trình làm việc được đặt ra
của hệ thống.
7 trang |
Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thiết kế cơ cấu công tác hệ thống đổ sợi máy sợi con, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội nghị toàn quốc lần thứ 7 về Cơ điện tử - VCM-2014
VCM-2014
Nghiên cứu thiết kế cơ cấu công tác hệ thống đổ sợi máy sợi con
Research and design the operating mechanism of spinning
machine in doffing system
Phạm Văn Hùng, Hoàng Văn Gợt, Nguyễn Xuân Chung
Viện Nghiên cứu Cơ khí, Bộ Công Thương
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
e-Mail: hungphv@narime.gov.vn, gotnarime@yahoo.com.vn, ngxchung@gmail.com
Tóm tắt
Hệ thống đổ sợi tự động có nhiệm vụ tháo dỡ búp sợi
đã quấn đủ sợi ra khỏi băng máy và đặt lõi búp sợi
vào băng máy sợi con thay thế cho các thao tác thủ
công. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu, tính toán
một số thông số kỹ thuật quan trọng và kiểm bền trục
chính cơ cấu công tác trong hệ thống đổ sợi tự động
máy sợi con loại 500 cọc. Kết quả nghiên cứu được
ứng dụng để thiết kế cơ cấu công tác của hệ đổ sợi tự
động, đáp ứng yêu cầu chu trình làm việc được đặt ra
của hệ thống.
Từ khóa: Hệ thống đổ sợi, máy sợi con, tính toán
thiết kế
Abstract
The function of Automation doffing system is to take
down bobbins from warping creel and built-up it on
spinning machine bed to replace manual operation. In
this paper, authors have presented research result and
calculating for main technical parameters and strength
test for operating mechanism engine shaft with 500
bobbins of automation doffing system. The research
results were applied for designing of automation
doffing operating mechanism to meet the requirement
by the system.
Keywords: Doffing system, spinning machine,
economic design.
1. Phần mở đầu
Hiện nay, các máy sợi con được sử dụng tại các dây
chuyền kéo sợi tại Việt Nam đều được nhập từ nước
ngoài và có hai loại: loại máy đổ sợi thủ công, tức là
sau khi kết thúc quá trình kéo sợi thì việc lấy búp sợi
và lắp lõi sợi vào máy sợi con do con người thao tác
bằng tay; loại máy có hệ thống đổ sợi tự động tức là
các thao tác thủ công như trên đều được tự động hóa.
Việc tự động hóa khâu đổ sợi cho máy sợi con có ý
nghĩa to lớn về giảm số lượng công nhân vận hành,
tăng thời gian hoạt động của máy, giảm nhiều thời
gian phụ và các chi phí khác trong sản xuất.
Cơ cấu đổ sợi là cơ cấu công tác của hệ thống đổ sợi
tự động thực hiện nhiệm vụ tháo dỡ búp sợi ra khỏi
giá cọc sợi và cấp lõi sợi vào giá cọc máy sợi con,
theo một chu trình đổ sợi xác định. Trong giới hạn
của bài báo này, nhóm tác giả nêu phương pháp tính
toán, thiết kế cơ cấu công tác cho hệ thống đổ sợi của
máy sợi con, phục vụ cho việc đầu tư nâng cấp cho số
lượng lớn máy sợi con đang sử dụng đổ sợi thủ công,
thay thế sản phẩm nhập khẩu.
2. Nội dung chính và kết quả nghiên cứu
2.1. Cấu tạo và chức năng của hệ thống đổ sợi
[3],[4],[5],[6],[7]
Cấu tạo hệ thống đổ sợi được mô tả trên H1, gồm các
bộ phận chính sau:
1-Giá suốt sợi máy sợi con: băng để lắp hệ thống cọc
sợi; 2-Giá đỡ máy sợi con: khung chính của máy sợi
con; 3-Băng truyền búp sợi: băng để vận chuyển búp;
4-Cơ cấu nâng- hạ: cơ cấu thực hiện nâng, hạ giá kẹp
búp sợi; 5-Giá kẹp búp sợi: giá để kẹp búp , lõi búp
sợi; 6-Trục dẫn động: trục chính để dẫn chuyển động
quay và tịnh tiến ; 7-Khớp nối trục dẫn: khớp nối các
đoạn trục dẫn; 8-Bộ truyền vít me –đai ốc: tạo chuyển
động quay và tính tiến cho trục dẫn; 9-Động cơ-giảm
tốc: là động cơ chính, giảm tốc truyền động cho bộ
truyền vít me-đai ốc; 10-Cơ cấu xoay giá kẹp: cơ cấu
làm xoay bộ phận công tác (vào và ra) một góc 150
nhờ xi lanh khí nén. Hệ thống đổ sợi được điều khiển
bởi bộ điều khiển khả lập trình PLC Simatic S7-200-
226 của Simens và các modun mở rộng, đảm bảo việc
giám sát vị trí và điều khiển hoạt động các cơ cấu
chính xác, ổn định theo chu trình đổ sợi yêu cầu.
Hội nghị toàn quốc lần thứ 7 về Cơ điện tử - VCM-2014
VCM-2014
H. 1 Cấu tạo hệ thống đổ sợi
1- Giá suốt sợi máy sợi con, 2- Giá đỡ máy sợi con, 3- Băng truyền búp sợi;4- Cơ cấu nâng-hạ; 5- Giá kẹp búp sợi; 6- Trục
dẫn động; 7- Giá đỡ cơ cấu đổ sợi;8- Bộ truyền vít me-đai ốc; 9- Động cơ–giảm tốc;10-Cơ cấu xoay giá kẹp
2.2. Cơ cấu công tác hệ thống đổ sợi [1],[5],[6],[7]
2.2.1. Nguyên lý hoạt động
H. 2 Sơ đồ nguyên lý cơ cấu công tác
1 – Động cơ; 2 – Khớp nối; 3 – Hộp giảm tốc; 4 – Bộ truyền đai; 5 – Bộ truyền xích; 6 – Bộ truyền vít me đai ốc; 7 – Trục
dẫn;8 – Xy lanh; 9 – Trục truyền; 10 – Cơ cấu nâng hạ; 11 – Cơ cấu mở góc; 12 – Giá kẹp
a) Chức năng: cơ cấu công tác của hệ thống đổ sợi
gồm hai bộ phận chính: cơ cấu nâng - hạ và cơ cấu
xoay giá kẹp có nhiệm vụ mang lõi sợi từ băng tải vận
chuyển lõi và búp sợi lên vị trí cắm lõi sợi trên giá cọc
sợi của máy sợi con và lấy búp sợi từ giá cọc sợi máy
sợi con xuống băng tải vận chuyển búp và lõi sợi.
Trong quá trình hoạt động thì cụm nâng- hạ và cụm
xoay giá kẹp có sự liên động chặt chẽ với nhau theo
lệnh điều khiển đã được lập trình. Hệ thống khí nén
được sử dụng để điều khiển cơ cấu công tác với hai
chức năng: tạo chuyển động xoay góc cơ cấu nâng –
hạ và giải phóng lõi sợi khỏi tay kẹp khi đã đặt vào vị
trí xác định.
b) Nguyên lý hoạt động: sơ đồ H.2 được mô tả như
sau: động cơ (1) truyền chuyển động tới bộ vít me-đai
ốc (6) được nối với trục dẫn (7) thông qua hộp giảm
tốc (3) và các bộ truyền ngoài (4), (5). Nhờ trục dẫn
(7) có chuyển động tịnh tiến theo chiều dọc trục, theo
đó cơ cấu nâng- hạ (10) gắn trên trục di chuyển đưa
giá kẹp (12) nâng lên hay hạ xuống theo cao độ của
các vị trí làm việc. Xy lanh khí nén (8) thông qua trục
truyền (9) tác động đến cơ cấu mở góc (11) làm xoay
cơ cấu (10) đưa giá (12) đến các vị trí chờ.
2.2.2.Yêu cầu thiết kế
Cơ cấu công tác được thiết kế thỏa mãn yêu cầu sau:
Đảm bảo độ bền, độ cứng vững của hệ thống;
Đạt độ chính xác chuyển vị của giá kẹp.
2.2.3. Xác định vị trí chuyển vị giá kẹp lõi sợi
Chuyển vị của giá kẹp được xác định theo chu trình
đổ sợi và được thực hiện qua 2 bước:
Bước 1:
Chuyển vị giá kẹp ở bước 1 được mô tả trên H 3
Hội nghị toàn quốc lần thứ 7 về Cơ điện tử - VCM-2014
VCM-2014
H. 3 Sơ đồ chuyển vị giá kẹp bước 1
Chu trình đổ sợi bắt đầu từ vị trí chờ của giá kẹp:
Điểm xuất phát của giá kẹp từ vị trí 1 đi xuống 1’ để
kẹp lõi trên băng tải sau đó di chuyển về vị trí 1,
giàn mở góc tới vị trí 2, di chuyển lên 2’, ép giàn
vào 3 đi xuống 3’(nhả lõi tại vị trí trung gian) , di
chuyển lên 3” và ép giàn vào 4 và di chuyển
xuống 4’ (vị trí kẹp búp sợi trên giá cọc sợi), kẹp
xong di chuyển lên vị trí 4”, giàn mở góc 5 và
di xuống vị trí 2, ép giàn vào vị trí 1 và đi xuống vị
trí 1’ để nhả búp sợi vào băng tải, sau đó giá đi lên vị
trí chờ 1’. Đến đây kết thúc chuyển vị của giá kẹp
bước 1 và chuyển sang bước 2.
Bước 2:
Chuyển vị giá kẹp bước 2 được mô tả trên H4:
H. 4 Sơ đồ chuyển vị giá kẹp bước 2
Từ vị trí 1, giàn mở góc tới 2, di chuyển lên 2’,
ép giàn vào vị trí 3 và đi xuống 3’ (kẹp lõi sợi)
và đi lên 3”’, giàn ép vào vị trí 4” xuống 4’
để nhả lõi vào giá cọc sợi sau đó đi lên 4, giàn mở
góc di chuyển tới 5’, đi xuống vị trí 2 và ép giàn
vào vị trí 1 (vị trí chờ). Đến đây kết thúc chuyển vị
bước 2 và cũng là kết thúc chu trình đổ sợi.
2.2.4. Tính toán cơ cấu công tác [1],[2],[5],[6],[7]
2.2.4.1. Cơ cấu nâng-hạ
a) Nguyên lý hoạt động (H 5)
H. 5 Sơ đồ nguyên lý nâng hạ giá kẹp
1 - Giá kẹp; 2- Thanh truyền 1; 3 - Thanh truyền 2; 4- Cụm
dẫn động cơ khí; 5- Trục đẫn động
Cơ cấu bao gồm hai thanh truyền (2), (3) được liên
kết với nhau qua khớp II, làm việc theo nguyên lý mô
tả tại H 3 như sau: khớp I chuyển động tịnh tiến ra
vào nhờ trục dẫn động (5) thông qua cụm dẫn động cơ
khí (4), thanh truyền (2) lắc xung quanh khớp IV, giá
kẹp (1) được nâng lên và hạ xuống tới độ cao tính
toán tùy theo chiều chuyển động tịnh tiến của trục (5).
Chuyển động nâng lên của giá kẹp (1) khi lắp lõi sợi
vào máy sợi con hoặc hạ xuống khi tháo búp sợi ra
khỏi máy sợi con.
b) Tính toán thông số
Thông tin đầu vào: thời gian đi hết hành trình: t = 60s;
Chiều dài lõi sợi l1 = 210mm; Chiều cao của giá lõi
sợi trên giá cọc sợi (3) l2 = 210mm; Chiều cao của giá
lõi trên giá trung gian và trên băng tải l3 = 30mm;
Khoảng cách từ tâm quay tới mặt băng tải là 70mm;
Khoảng cách từ tâm quay tới giá trung gian là
550mm; Khoảng cách từ tâm quay tới giá cọc sợi con
là 580mm.
Từ đó ta tính được độ cao các điểm dừng của giá kẹp
so với tâm quay, giá trị cho tại bảng 1:
Bảng 1. Giá trị độ cao giá kẹp tương ứng với các vị trí
chuyển vị
Điểm dừng Độ cao (mm)
Vị trí 1’ H1’= 250
Vị trí 1 và 2 H1= 290
Vị trí 3’ H3’=720
Vị trí 3 H3=760
Vị trí 4’ H4’=790
Vị trí 4 H4=830
Vị trí 4” H4’’=990
Sơ đồ tính toán (Xem H 6)
Hội nghị toàn quốc lần thứ 7 về Cơ điện tử - VCM-2014
VCM-2014
h
H
a
a
b
A
B
C
D
c
H. 6 Sơ đồ động học cơ cấu nâng –hạ giá kẹp
Theo khảo sát ta có a = b = 575mm
Trong tam giác ACD ta có trung tuyến DB = ½ AC
nên tam giác ADC là tam giác vuông.
Trong tam giác ACD có AC2 = AD2 + DC2
4a2 = H2 + c2 (1)
c2 = 4a2 – H2
=>
2 24c a H (2)
Lần lượt thay các giá trị của H vào công thức (2) ta
được các giá trị của c cho tại bảng 2:
Bảng 2. Giá trị tương quan giữa H và c
H (mm) c (mm)
H1’=250 c1’=1120
H1=290 c1=1100
H3’=720 c3’=895
H3=760 c3=860
H4’=790 c4’=835
H4=830 c4=795
H4”=990 c4”=585
Bảng 3.Thông số dịch chuyển ứng với các vị trí làm
việc của giá kẹp
Vị trí Độ dịch chuyển Δc
Từ 1 tới 1’ Δc= c1’ - c1= 20mm
Từ 1 tới 3 Δc = c1 – c3= 240mm
Từ 3 tới 3’ Δc = c3’ – c3= 35mm
Từ 3’ tới vị trí 4 Δc = c3’ – c4= 100mm
Từ 4 tới 4’ Δc = c4’ – c4= 40mm
Từ 4’ tới 4” Δc = c4’ – c4”= 250mm
Từ 4” về 1 Δc = c1 – c4”= 515mm
Từ 3’ tới 4” Δc = c3’ – c4”= 310mm
Từ 4” tới 4’ Δc = c4’ – c4”= 250mm
c) Tính bền cơ cấu
Với máy sợi con 500 cọc thì cơ cấu nâng hạ bao gồm
7 mô đun, mỗi mô đun có 36 cọc. Do các cọc phân bố
đều trên giá kẹp nên tải trọng mà các mô đun phải
chịu là như nhau, do đó để tính toán bền với toàn bộ
cơ cấu nâng hạ ta qui về tính toán với một mô đun.
Lược đồ một mô đun cơ cấu nâng hạ mô tả trên H7.
H. 7 Sơ đồ động lực học cơ cấu nâng – hạ
1,2 – Thanh truyền; 3 – Gối đỡ trượt, xoay; B,D-Gối xoay;
C - Điểm gá giá kẹp búp sợi; O –Trục dẫn
Cơ cấu nâng hạ là một cơ cấu 4 khâu, có lược đồ như
hình 8 với lực F là tổng hợp trọng lực, lực ép của
thanh kẹp quy đổi về khớp cầu C và khâu 1 quay đều
quanh khớp D.
Phương trình cân bằng trên khâu 1:
x x
2 1 0 1X R R 0 (3)
y y
2 1 0 1 1Y R R G 0 (4)
x y
1 21 21 21
aM(D) G. cos R .acos R .a.sin M 0
2
(5)
H. 8 Sơ đồ phân tích lực
Hội nghị toàn quốc lần thứ 7 về Cơ điện tử - VCM-2014
VCM-2014
Phương trình cân bằng trên khâu 2:
x x
12 32X R R 0 (6)
y y
32 12 2Y R R F G 0 (7)
x y
12 12 12 32M(A) R .acos R .asin M M F.2acos 0 (8)
Phương trình cân bằng trên khâu 3:
x
2 3X R 0 (9)
y
0 3 2 3Y N R 0 (10)
2 3M ( A ) M 0 (11)
Giải phương trình có kết quả:
x x x x x
21 12 2 3 3 2 0 1R R R R R 0
y 1
0 1 1
GR ( 2 F ) c o t g G
2
y y 1
1 2 2 1
GR R ( 2 F ) co t g
2
y y 1
3 2 2 3 2
GR R F G ( 2 F ) co t g
2
1
21 1 2
GM M a co s
2
Thay số với các giá trị: a = 575 mm; G1= 136 N;
G2=85N; F = 138 N; góc α = 150 ta có giá trị của các
lực: ;
Như vậy các lực có chiều ngược lại.
Tính bền thanh truyền cơ cấu nâng hạ: sơ đồ phân tích
lực như H8, ta nhận thấy từ lược đồ có thể coi thanh
truyền là dầm chịu uốn ngang phẳng.
Biểu đồ mô men tương ứng
H. 9 Biểu đồ mô men tác dụng lên thanh ABC
Mmax= y23R .a.cos đạt max khi α = 15
0 tương ứng
với giá kẹp hạ thấp nhất.
Thay số với a = 575 (mm),
Ta có: Mmax = 597,43.575.cosα = 331.819 (Nmm)
Trị số ứng xuất pháp: σmax = Mmax/Wx =
331.819 /(46x20) = 360,67 (N/mm2).
Giới hạn bền với vật liệu CT38 có [σ] = 490 N/mm2.
Ta thấy: σmax < [σ] = 360,67 < 490 (N/mm2).
Kiểm nghiệm có kết quả tương tự khi kiểm tra phân tố
ở trạng thái trượt thuần túy và kiểm tra với phân tố ở
trạng thái ứng suất phẳng.
2.2.4.2. Cơ cấu xoay giá kẹp
a) Sơ đồ nguyên lý
Nguyên lý hoạt động của cơ cấu xoay giá kẹp được
mô tả trên H 10 như sau: trục chính (7) chuyển động
tịnh tiến và xoay quanh quanh khớp quay 0. Khi trục
chính di chuyển, đẩy tay quay (3) quay một góc α sẽ
đẩy (kéo) thanh kéo (6) một đoạn a.sinα làm thanh
kéo (6) xoay một góc β, chiều cao thanh kẹp (6) thay
đổi một đoạn bằng h (1-cos β). Sự thay đổi của thanh
kéo tác động làm thanh truyền (5) quay một góc γ, do
thanh truyền (5) gắn cứng với cụm nâng giá kẹp (2),
nên giá kẹp cũng xoay một góc tương tứng là γ quanh
khớp quay (1).
a
h
b
H. 10 Sơ đồ nguyên lý xoay giá kẹp búp sợi
1 - Khớp quay; 2 - Cụm nâng giá kẹp; 3 – Tay quay; 4 -
Bản lề; 5 -Thanh truyền; 6 -Thanh kéo; 7 - Trục chính.
b) Tính toán thông số
Tính chọn xy lanh khí nén:
Sơ đồ tính lực, mô men của cơ cấu mở góc thể hiện
trên H11.
Xét góc nghiêng α của cụm nâng giá kẹp bất kỳ, gọi
lực F là phản lực tác dụng vào trục chính, G1, G2
trọng lực của cụm xoay giá kẹp và thanh truyền, do
thực tế trọng lực của tay quay và thanh kéo rất nhỏ so
với các lực còn lại nên bỏ qua.
Các thông số của xy lanh khí nén được lựa chọn trên
cơ sở tính toán lực ép lớn nhất (Fmax)
Tính toán hành trình xi lanh mở góc:
Trong tam giác CC’B: h = a.sinα
Trong tam giác EDD’: h = c.sinβ
Trong tam giác EFF’: FF’ = 2.e.sinβ
Trong tam giác OFF’: OF’2=OF2 +FF’2 –
2OF.FF’.cos(180-β/2)
Đặt: OF’ = f’. Biến đổi lượng giác, ta có:
2 2 2 2' 4. .sin 2. . .sin
2
f f e e f
Với các thông số được xác định: f0 = 945 mm; a = 380
mm; b =195 mm; c = 125mm, e = 110 mm thì ta có
góc α tương ứng với các vị trí tháo búp, tiếp lõi sợi
trên băng tải, giá trung gian, giá cọc trên máy sợi con
và kết quả tương ứng lần lượt là (bảng 4):
Bảng 4. Kết quả tính toán góc mở
α 1 = 110 β1 = 35,50 f1’ = 1005,7 mm
α 2 = 00 β1 =00 f1’ = 945 mm
α 3 = 40 β3 =12,240 f3’ = 968,2 mm
Hội nghị toàn quốc lần thứ 7 về Cơ điện tử - VCM-2014
VCM-2014
Hành trình xi lanh tương ứng khi giá kẹp dỡ lõi búp,
và cấp búp sợi trên băng tải, giá trung gian và máy sợi
con:
s1 = f1’ – f0 = 1005,7 – 945 = 60,7 mm
s2 = f2’ – f0 = 945 – 945 = 0 mm
s3 = f3’ – f0 = 968,2 – 945 = 23,2 mm
Chọn xi lanh khí nén: hành trình s = 75 mm
Tính đường kính xi lanh khí nén.
Sơ đồ động lực học được thể hiện như H 11.
H. 11 Sơ đồ động lực học cơ cấu xoay giá kẹp búp sợi
Tổng mô men tại khớp quay B:
G2.a1cosα -F2cosα.a + G1.n.sinα = 0
Tổng mô men tại bản lề E, do γ rất nhỏ nên ta có:
F.e – F2.c.cosβ = 0
Rút ra: 1 2 1( . .sin . . os ). . os
. . os
G n G a c c cF
e a c
Kết quả tính lực kẹp thể hiện trong bảng 5:
Bảng 5: Kết quả tính lực kẹp
α 0 n (mm) F (N) F2 (N)
α 1 = 110 250 1575 1701,3
α 2 = 00 653 20,5 18
α 3 = 40 786 1776 1599
Thay số với a = 380 mm; b =195 mm; c = 125mm, e =
110 mm, a1 =214 mm
G1 = 1492 N (bao gồm cả búp sợi khi cuốn đầy) ; G2
= 32 N.
Vậy Fmax khi α = α 3 = 40
Fmax = 1776 N
Để tính áp suất khí nén cho cơ cấu kẹp, ta tiến hành
xác định lực kẹp cần thiết, và diện tích bề mặt kẹp
chặt.
Áp suất khí nén dùng trong nhà máy: 5 bar
Ta có: Fp
S
(N/mm2)
với S_diện tích hiệu dụng của xi lanh khí nén,
S=πd2/4 (mm2)
Đường kính xi lanh khí nén d:
4 4.177, 6 6,725
. 5.
Fd
p
(cm) = 67,25 mm.
Từ kết quả tính toán trên và để phù hợp với catalog
nhà sản xuất, ta lựa chọn xi lanh khí nén dẫn động với
các thông số như sau: mã hiệu xi lanh: STNC-TGU-
80x75-LB; đường kính xi lanh: 80 mm; hành trình xi
lanh: 75 mm; áp suất làm việc: 0,1÷0,9 MPa; áp suất
làm việc tối đa: 1,35 MPa; nhiệt độ làm việc: -
50÷700C; tốc độ píttông: 50÷800 mm/s.
Tính bền trục dẫn:
Như phân tích ở phần trên, trục dẫn chịu lực nén dọc
trục là chủ yếu, với các thông số đầu vào theo kết quả
tính toán được: Fmax= 1776 N; dsb= 25 mm; Vật liệu:
C45 với [σ]=600 N/mm2
Kiểm nghiệm độ bền của trục: σmax = Fmax/W = 4.1776
/(252.π) = 3,6 (N/mm2)
Ta nhận thấy: σmax<< [σ] = 3,6 << 600 (N/mm2).
Chọn lại kích thước trục có mặt cắt ngang như H12
[7]:
H. 12 Mặt cắt ngang trục
Ứng suất pháp lớn nhất:
σmax = Fmax/W = 4.1776/([252-192]π) = 8,52(N/mm2)
<[σ] = 8,52 < 600 (N/mm2). Như vậy, trục thỏa mãn
điều kiện bền.
VCM-2014
3. Chạy thử nghiệm
Cơ cấu đã được chế tạo, lắp đặt và chạy thử nghiệm
trong điều kiện thí nghiệm, kết quả cho thấy hệ thống
hoạt động tốt đạt được các chức năng về kỹ thuật đổ
sợi và điều khiển tự động. Kết quả chạy thử cơ cấu
công tác của hệ thống đổ sợi cho tại bảng 6.
Bảng 6. Kết quả chạy thử nghiệm
TT Các thông số Kết quả
1 Độ cao nâng giàn kẹp Hmax 1200 mm
2 Góc mở giàn kẹp αmax 150
3 Thời gian mở góc giàn kẹp 3 s
4 Thời gian kẹp lõi sợi 11 s
5 Thời gian nhả lõi sợi 0,5 s
6 Tổng thời gian thực hiện 1 chu
trình đổ sợi
5 ph
7 Độ chính xác nhả lõi sợi vào
các vị trí
Chính xác
H. 13 Lắp đặt cơ cấu công tác và chạy thử nghiệm
4. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu thiết kế nêu trên, có thể kết
luận như sau:
Phương pháp tính toán do nhóm tác giả đề xuất là
cơ sở quan trọng để tính toán thiết kế các thông
số chính của cơ cấu công tác của hệ đổ sợi tự
động máy sợi con;
Kết quả tính toán được ứng dụng để thiết kế, chế
tạo cơ cấu công tác của hệ thống đổ sợi tự động
máy sợi con loại 500 cọc. Cơ cấu đã được chạy
thử nghiệm, đạt được các chức năng yêu cầu về
công nghệ và điều khiển.
Tài liệu tham khảo
[1] Đinh Gia Tường, Nguyễn Xuân Lạc, Trần
Doãn Tiến, Nguyên lý máy, Nhà xuất bản ĐH
& THCN, 1970;
[2] Lê Quang Minh, Nguyễn Văn Vượng, Sức bền
vật liệu, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2009;
[3] Trần Văn Quyến, Trịnh Thị Minh Ninh, Trần
Công Thế, Trần Nhật Chương; Công nghệ kéo
sợi bông và sợi hóa học. Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội, 1994;
[4] Nguyễn Minh Hà; Công nghệ kéo sợi. Nhà
xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh,
2002;
[5] Phạm Văn Hùng, Hoàng Văn Gợt, Thuyết
minh đề tài KHCN cấp Nhà nước - Nghiên cứu
thiết kế, chế tạo hệ thống đổ sợi tự động cho
máy sợi con, Viện Nghiên cứu Cơ khí (2012).
[6] Phạm Văn Hùng, Hoàng Văn Gợt, Một số giải
pháp nâng cao độ tin cậy cơ khí hệ thống đổ
sợi máy sợi con, Tạp chí Cơ khí Việt Nam, số
5 năm 2014.
[7] HONGJI Famous Tradenmark of China, Model
SXF 1578 Ring spinning machine.
Phạm Văn Hùng nhận bằng
Kỹ sư chế tạo máy tại trường
Đại học Bách khoa Hà Nôi năm
1983, bằng Thạc sỹ kỹ thuật tại
Học viện Kỹ thuật Quân sự năm
2005. Anh công tác tại Viện
Nghiên cứu Cơ khí, Bộ Công
Thương từ năm 1983, đã tham
gia nghiên cứu nhiều đề tài
khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước về lĩnh vực sản xuất
xi măng, sản xuất bia, nhiệt điện. Hiện nay là Giám
đốc Trung tâm Thiết kế và Công nghệ chế tạo máy,
Viện nghiên cứu Cơ khí.
Hoàng Văn Gợt nhận bằng kỹ
sư chế tạo máy năm 1980 tại
nước Nga (Liên Xô cũ), bằng
Thạc sỹ kỹ thuật năm 1999 và
bằng Tiến sỹ kỹ thuật năm 2002
tại Trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội, năm 2012 được Nhà
nước phong hàm P.Giáo sư. Anh
công tác tại Viện Nghiên cứu Cơ
khí (NARIME) từ năm 1980, đã
tham gia nghiên cứu nhiều đề tài khoa học cấp Bộ,
cấp Nhà nước về lĩnh vực sản xuất xi măng, phân bón,
sản xuất bia, nhiệt điện; tham gia giảng dạy và đào tạo
NCS tại Trung tâm đào tạo sau đại học, Viện
NARIME.
Nguyễn Xuân Chung nhận
bằng kỹ sư cơ khí tại trường
Đại học Công nghiệp Thái
Nguyên năm 1993, bằng Thạc
sỹ kỹ thuật tại trường Đại học
Bách khoa Hà Nội năm 2000,
là nghiên cứu sinh từ năm
2012 tại Trung tâm đào tạo sau
đại học của Viện Nghiên cứu
Cơ khí. Hiện nay anh công tác, giảng dạy tại trường
Đại học Công nghiệp Hà Nội, chức vụ Trưởng khoa
Cơ khí.