Nghiên cứu cơ sở khoa học và pháp lý về công tác thu hồi đất, bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư. Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu về tình hình thực hiện thu hồi
đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án nạo vét, kè bờ Đông sông Vân trên địa
bàn phường Nam Bình, phường Ninh Phong - thành phố Ninh Bình. Điều tra thực
trạng giá đất bồi thường và các chính sách hỗ trợ, tái định cư của dự án nạo vét, kè bờ
Đông sông Vân trên địa bàn phường Nam Bình, phường Ninh Phong - thành phố Ninh
Bình. Đánh giá những khó khăn và thực trạng đời sống của người dân địa phương khi
bị thu hồi đất. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất,
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
10 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thực trạng thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án nạo vét, kè bờ Đông sông Vân thuộc các phường Nam Bình, Ninh Phong trên địa bàn Thành phố Ninh Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu thực trạng thu hồi đất, bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư của dự án nạo vét, kè bờ
Đông sông Vân thuộc các phường Nam Bình,
Ninh Phong trên địa bàn thành phố Ninh Bình
Đoàn Thu Linh
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý đất đai; Mã số 60 85 01 03
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hà Thành
Năm bảo vệ: 2013
Abstract. Nghiên cứu cơ sở khoa học và pháp lý về công tác thu hồi đất, bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư. Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu về tình hình thực hiện thu hồi
đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án nạo vét, kè bờ Đông sông Vân trên địa
bàn phường Nam Bình, phường Ninh Phong - thành phố Ninh Bình. Điều tra thực
trạng giá đất bồi thường và các chính sách hỗ trợ, tái định cư của dự án nạo vét, kè bờ
Đông sông Vân trên địa bàn phường Nam Bình, phường Ninh Phong - thành phố Ninh
Bình. Đánh giá những khó khăn và thực trạng đời sống của người dân địa phương khi
bị thu hồi đất. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất,
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Keywords. Địa chính; Quản lý đất đai; Thu hồi đất.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước đang trong quá trình phấn đấu xây dựng nền kinh
tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
của nước ta quyết định chiến lược cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội 10 năm
đầu của thế kỉ 21 là "Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp cùng với chiến lược củng cố, phát triển hội nhập
kinh tế quốc tế" Đối với việc thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
và xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đất đai có
vai trò rất quan trọng bởi nó được là một tư liệu sản xuất đặc biệt của ngành
nông nghiệp, là tài sản có giá trị mà bất kỳ ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ
cần có. Việc quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả có ý nghĩa vô cùng to
lớn quyết định tới sự thành bại về kinh tế và ổn định chính trị, phát triển xã hội
cả trước mắt và lâu dài. Tuy nhiên đất đai lại là nguồn tài nguyên có hạn nên cần
phải có chính sách quản lý và sử dụng một cách tiết kiệm, khoa học và đạt hiệu
quả cao.
Việc xây dựng các công trình, các cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, cầu
cống, các nhà máy xí nghiệp, các khu công nghiệp, khu chế xuất,...để phục vụ cho quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải có một diện tích không nhỏ mặt bằng
sạch. Chính vì thế, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện xây dựng
các công trình quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia công cộng, phát triển kinh tế là
một khâu quan trọng, then chốt phục vụ cho quá trình phát triển và là điều tất yếu
không thể tránh khỏi.
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc xây
dựng và tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Tuy nhiên, đất
đai và công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đang là vấn đề
hết sức nhạy cảm và phức tạp, ảnh hưởng đến nhiều mặt của phát triển kinh tế - xã hội
và đời sống của dân cư ở các địa phương. Do đó, thực tế công tác bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư vẫn còn nhiều vướng mắc và tồn tại gây nhiều bức xúc trong nhân dân.
Thành phố Ninh Bình với diện tích 46,71 km2, cách thủ đô Hà Nội 93km về
phía Nam, là một đầu mối giao thông quan trọng của hệ thống đường cao tốc Ninh
Bình - Thanh Hóa, Ninh Bình - Cầu Giẽ và Ninh Bình - Hải Phòng - Hạ Long; đồng
thời nằm ở vị trí giao điểm của quốc lộ 1A với 2 quốc lộ 10 và quốc lộ 38B đi qua các
tỉnh vùng duyên hải Bắc Bộ. Bên cạnh đó, thành phố Ninh Bình cũng là nơi có nhiều
di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: khu du lịch sinh thái
Tràng An, núi Non Nước, núi Kỳ Lân, đền thờ Trương Hán Siêu,
Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá ở Ninh Bình đang diễn ra khá
nhanh, kinh tế ngày càng phát triển. Việc sử dụng đất để triển khai các dự án phát triển
các khu công nghiệp, khu du lịch hay mở mang cầu, đường ở thành phố một mặt đem
lại những lợi ích rõ rệt về kinh tế, về hạ tầng đô thị, cải thiện chất lượng cuộc sống
người dân, tuy nhiên cũng gây không ít khó khăn cho một bộ phận không nhỏ người
dân do bị mất đi nguồn tư liệu sản xuất đặc biệt là đất đai và nguồn thu nhập ổn định
của gia đình. Mặt khác, tình trạng nhiều người dân không nhận tiền bồi thường dẫn
đến khiếu kiện kéo dài, gây cản trở tiến độ giải phóng mặt bằng làm ảnh hưởng tới tiến
độ thực hiện các dự án.
Chính vì thế, việc điều tra xã hội học, khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá có cơ
sở khoa học công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ, tái định cư ở địa bàn thành phố
Ninh Bình có ý nghĩa lớn, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để bổ sung, hoàn
thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nhằm góp
phần đảm bảo lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi, góp
phần thiết lập trật tự, kỷ cương pháp luật, hạn chế tranh chấp, khiếu kiện về đất đai
trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu của mình
là: “Nghiên cứu thực trạng thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của
dự án nạo vét, kè bờ Đông sông Vân thuộc các phường Nam Bình, Ninh
Phong trên địa bàn thành phố Ninh Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ thực trạng thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự
án nạo vét, kè bờ Đông sông Vân và đánh giá những tác động của nó đến đời
sống của người dân khi bị thu hồi đất.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về
công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và pháp lý về công tác thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu về tình hình thực hiện thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án nạo vét, kè bờ Đông sông Vân trên địa
bàn phường Nam Bình, phường Ninh Phong - thành phố Ninh Bình.
- Điều tra thực trạng giá đất bồi thường và các chính sách hỗ trợ, tái định
cư của dự án nạo vét, kè bờ Đông sông Vân trên địa bàn phường Nam Bình,
phường Ninh Phong - thành phố Ninh Bình.
- Đánh giá những khó khăn và thực trạng đời sống của người dân địa
phương khi bị thu hồi đất.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất,
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian nghiên cứu: đề tài thực hiện nghiên cứu cụ thể đối
với dự án nạo vét, kè bờ Đông sông Vân thuộc phường Nam Bình, phường Ninh
Phong - thành phố Ninh Bình.
Phạm vi nội dung nghiên cứu: đề tài chủ yếu tập trung vào nghiên cứu
thực trạng và đánh giá hiệu quả của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất ở dự án nói trên, cụ thể về mặt chuyển dịch cơ cấu lao
động, cơ hội việc làm và điều kiện nơi ở tái định cư của người dân sau khi bị thu
hồi đất.
5. Cơ sở tài liệu thực hiện đề tài
- Các văn bản chính sách, pháp luật liên quan tới bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư của nước ta (Luật đất đai 2003 và các văn bản dưới luật).
- Các báo cáo về công tác quản lý đất đai của địa phương, các số liệu
thống kê về kinh tế-xã hội và đất đai ở khu vực nghiên cứu.
- Các giáo trình, tài liệu chuyên ngành.
- Các báo cáo đề tài, công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư ở Việt Nam.
- Số liệu phỏng vấn hộ gia đình về việc bồi thường, hỗ trợ việc làm, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: vấn đề nghiên cứu được đặt trong mối
quan hệ tổng quan, được tiếp cận từ nhiều phía; cụ thể là tiếp cận từ tổng thể tới
chi tiết; từ lý luận, phương pháp luận tới thực tiễn; từ chính sách, pháp luật tới
thực tế triển khai thực hiện chính sách và thi hành pháp luật.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: đây là phương pháp quan
trọng, nhằm hai mục đích: một là thu thập những tài liệu, số liệu, các báo cáo về
kinh tế-xã hội, về đất đai, về công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư của thành phố Ninh Bình nói chung, và các thông tin cụ thể về dự án nạo vét,
kè bờ Đông sông Vân; hai là khảo sát địa bàn nghiên cứu, quan sát điều kiện
sống và sự thay đổi cuộc sống của người dân có đất bị thu hồi thuộc dự án. Các
ý kiến sơ bộ của cán bộ địa phương, của người dân về vấn đề nghiên cứu cũng
sẽ được thu thập.
- Phương pháp điều tra xã hội học: đây là phương pháp quan trọng, được
sử dụng với mục đích thu thập các số liệu, thông tin cụ thể, chuyên sâu về điều
kiện sống và sự thay đổi cuộc sống của các hộ gia đình trước và sau thu hồi đất
cho dự án. Học viên đã thực hiện cuộc điều tra xã hội học (từ tháng 5 đến tháng
6 năm 2013), và tổng số hộ điều tra, phỏng vấn được là 100 hộ, tập trung ở các
phường Nam Bình (50 hộ) và Ninh Phong (50 hộ). Các số liệu thu thập được là
dữ liệu cần thiết để có thể thực hiện đánh giá hiệu quả thực tế của công tác thu
hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân.
- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh: Thông qua các công cụ tính
toán trong phần mềm excel để thực hiện thống kê, phân tích các số liệu thu thập
được về điều kiện kinh tế-xã hội, về những sự thay đổi trong công việc, nơi ở,
thu nhập, của các hộ gia đình bị thu hồi đất thuộc dự án nạo vét, kè bờ Đông
sông Vân thuộc phường Nam Bình, phường Ninh Phong - thành phố Ninh Bình.
Qua đó, thực hiện so sánh về sự thay đổi điều kiện sống của hộ gia đình trước và
sau khi bị thu hồi đất.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu về thu hồi đất, bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư.
Chương 2: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố
Ninh Bình và thực trạng thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án
nạo vét, kè bờ Đông sông Vân.
Chương 3: Đánh giá hiệu quả của việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư đến đời sống của người dân tại dự án nạo vét, kè bờ Đông sông Vân
và và đề xuất một số giải pháp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo về tình hình sử dụng đất nông
nghiệp xây dựng các khu công nghiệp và đời sống việc làm của người có đất bị
thu hồi.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo kiểm tra thi hành Luật Đất đai.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo đề tài “Nghiên cứu những vấn
đề kinh tế đất trong thị trường bất động sản”.
4. CARE Quốc tế tại Việt Nam - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt
Nam (2005), Quản lý và sử dụng đất đai ở nông thôn Miền Bắc nước ta, NXB
Lao động - Xã hội.
5. Chu Văn Cấp (2009), Một số vấn đề xã hội nảy sinh từ tác động của chính sách
thu hồi đất đối với nông dân trong quá trình CNH, HĐH.
6. Chính phủ (1998), Nghị định số 22/1998/NĐ-CP về việc đền bù thiệt hại khi
Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích
quốc gia, lợi ích công cộng.
7. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP “Hướng dẫn thi hành Luật
đất đai”.
8. Chính phủ (2004), Nghị định số 188/2004/NĐ-CP “về phương pháp xác định
giá đất và khung giá các loại đất”.
9. Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP “Về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi nhà nước thu hồi đất”.
10. Chính phủ (2004), Nghị định 123 /2007/NĐ-CP "Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất".
11. Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP "Quy định bổ sung về việc
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử
dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai”.
12. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009
của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi
đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
13. Đào Trung Chính, Đặng Hùng Võ, Nguyễn Thanh Trà (2013), “Đánh giá thực
tiễn triển khai công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định
của pháp luật” Tạp chí khoa học và phát triển, 11(3), tr. 328-336.
14. Phan Trung Hiền (2011), Nghiên cứu giải quyết những khó khăn trong giải
phóng mặt bằng khi thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành
phố Cần Thơ.
15. Nguyễn Thị Khuy (2004), Tìm hiểu đánh giá việc thực hiện chính sách đền bù
thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn quận Thanh
Xuân - thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp
I, Hà Nội.
16. Bạch Song Lân (2002), Nghiên cứu, đánh giá thực hiện chính sách đền bù thiệt
hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn đô thị thị xã Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình,
Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
17. Nguyễn Đức Minh (2001), “Quy hoạch đất đai và thị trường bất động sản”, Hội
thảo Một số vấn đề hình thành và phát triển thị trường bất động sản Việt Nam
ngày 15-16/11/2001, Hà Nội.
18. Trần Thị Ngọc Minh (2010), Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở
ngoại thành Hà Nội.
19. Ngân hàng Phát triển Châu Á, Cẩm nang về tái định cư (Hướng dẫn thực
hành).
20. Ngân hàng Thế giới (2009), Nghiên cứu về cơ chế xác định giá đất phục vụ bồi
thường giải phóng mặt bằng tại Việt Nam.
21. Phạm Đức Phong (2002), “Mấy vấn đề then chốt trong việc đền bù và giải
phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam (2002), Hội thảo Đền bù và
giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam ngày 12 - 13 tháng 9 năm
2002, Hà Nội.
22. Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Ninh Bình (2012), Số liệu thống kê
đất đai năm 2012 thành phố Ninh Bình.
23. Quốc hội nước VNDCCH (1953), Luật Cải cách ruộng đất.
24. Quốc hội nước VNDCCH (1987), Luật Đất đai, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
25. Quốc hội nước CHXHCNVN (1993), Luật Đất đai, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
26. Quốc hội nước CHXHCNVN (2003), Luật Đất đai, NXB Bản đồ, Hà Nội.
27. Quốc hội nước CHXHCNVN (1998), Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của
Luật Đất đai, NXB Bản đồ, Hà Nội.
28. Quốc hội nước CHXHCNVN, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Đất
đai (2001), NXB Bản đồ, Hà Nội
29. Đặng Thái Sơn (2002), Đề tài nghiên cứu xã hội học về chính sách đền bù giải
phóng mặt bằng và tái định cư, Viện Nghiên cứu Địa chính - Tổng cục Địa
chính.
30. Amanda D.Carlier, Trần Thanh Sơn (2005), Khu vực tư nhân và vấn đề đất đai
(Quỹ đất, chi phí liên quan và quản lý).
31. Thủ tướng Chính phủ (1959), Nghị định số 151/TTg ngày 15/04/1959 về quy
định tạm thời về thể lệ trưng dụng ruộng đất.
32. UBND tỉnh Ninh Bình (2007), Quyết định số 1948/2007/QĐ-UBND ngày
21/8/2007 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc quy định đơn giá nhà cửa, vật
kiến trúc, cây cối hoa màu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
33. UBND tỉnh Ninh Bình (2008), Quyết định số 366/2008/QĐ-UBND ngày
22/02/2008 về điều chỉnh đơn giá nhà cửa, vật kiến trúc và nội thất trên địa bàn
tỉnh Nình Bình.
34. UBND tỉnh Ninh Bình (2008), Quyết định số 2332/QĐ-UBND ngày
24/12/2008 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt giá các loại đất trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2009.
35. UBND tỉnh Ninh Bình (2009), Quyết định số 423/2009/QĐ-UBND ngày
29/4/2009 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch
chi tiết bờ Đông sông Vân.
36. UBND tỉnh Ninh Bình (2009), Quyết định số 691/QĐ-UBND ngày 07/7/2009
của UBND tỉnh Ninh Bình về việc ban hành quy định đơn giá, chính sách bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện GPMB khu bờ Đông sông Vân, thuộc
phường Nam Bình, phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình.
37. UBND tỉnh Ninh Bình (2009), Quyết định số 27/2009/QĐ-UBND ngày
16/10/2009 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc Ban hành quy định chính sách
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình.
38. UBND thành phố Ninh Bình (2012), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã
hội năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013.
39. Viện Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh (2008), Thực trạng đời sống kinh tế xã
hội các hộ gia đình sau tái định cư: vấn đề và giải pháp.
40. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2006), Chính sách thu hút đầu tư
vào thị trường bất động sản Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.