Tóm tắt. Kết quả điều tra thực trạng cơ giới hóa khâu làm đất trồng lúa nước ở
huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy: Trong những năm qua, việc cơ
giới hóa khâu làm đất trồng lúa trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến tích
cực, góp phần nâng cao năng suất lao động và sản lượng nông nghiệp. Tuy nhiên,
do chưa có quy hoạch phát triển cụ thể, dẫn đến việc phân bố máy không đều; một
số loại máy chưa phù hợp với đặc điểm của địa bàn; nhiều người dân mua máy
nhưng chưa làm chủ được kỹ thuật sử dụng nên làm giảm hiệu quả và tuổi thọ của
máy, gây nhiều lãng phí. Mặt khác, do đất canh tác của các hộ còn manh mún, hệ
thống thủy lợi và giao thông nội đồng còn nhiều bất cập. Tất cả các yếu tố đó đã
làm chậm quá trình cơ giới hóa sản xuất lúa nước. Trên cơ sở đó, đề xuất một số
giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả cơ giới hóa khâu làm đất trồng lúa nước
ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
8 trang |
Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 07/06/2022 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả cơ giới hóa khâu làm đất trồng lúa nước ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
145
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠ GIỚI HÓA KHÂU LÀM ĐẤT
TRỒNG LÚA NƯỚC Ở HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Phan Hòa, Hồ Nhật Phong, Nguyễn Thị Thúy Hằng
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
Tóm tắt. Kết quả điều tra thực trạng cơ giới hóa khâu làm đất trồng lúa nước ở
huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy: Trong những năm qua, việc cơ
giới hóa khâu làm đất trồng lúa trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến tích
cực, góp phần nâng cao năng suất lao động và sản lượng nông nghiệp. Tuy nhiên,
do chưa có quy hoạch phát triển cụ thể, dẫn đến việc phân bố máy không đều; một
số loại máy chưa phù hợp với đặc điểm của địa bàn; nhiều người dân mua máy
nhưng chưa làm chủ được kỹ thuật sử dụng nên làm giảm hiệu quả và tuổi thọ của
máy, gây nhiều lãng phí. Mặt khác, do đất canh tác của các hộ còn manh mún, hệ
thống thủy lợi và giao thông nội đồng còn nhiều bất cập. Tất cả các yếu tố đó đã
làm chậm quá trình cơ giới hóa sản xuất lúa nước. Trên cơ sở đó, đề xuất một số
giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả cơ giới hóa khâu làm đất trồng lúa nước
ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Từ khóa: Cơ giới hóa, giải pháp, kỹ thuật, làm đất, lúa nước.
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp. Các máy làm đất trồng lúa của các
nước có nền công nghiệp phát triển đã du nhập vào Việt Nam khá sớm. Nhờ có máy làm
đất đã giảm nhẹ cường độ lao động cho người nông dân, đảm bảo thời vụ gieo trồng,
tăng năng suất và hiệu quả kinh tế, góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương công
nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn mà Đảng và Nhà nước đề ra.
Phú Vang là một huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên
Huế, có diện tích trồng lúa 7.320,5 ha. Hiện nay, mặc dù huyện Phú Vang đã có chiến
lược và những định hướng phát triển nông nghiệp nhưng chưa có quy hoạch và giải
pháp cụ thể. Sự đầu tư máy móc, thiết bị để cơ giới hóa nông nghiệp còn mang tính tự
phát. Việc quản lý, sử dụng cũng như bảo dưỡng máy móc, thiết bị của người nông dân
còn nhiều hạn chế. Hệ thống thủy lợi và giao thông nội đồng còn nhiều bất cập. Tất cả
các yếu tố đó đã làm chậm quá trình cơ giới hóa sản xuất cây lúa nước.
146
Để đáp ứng tính thời vụ trong sản xuất lúa nước, nâng cao năng suất lao động và
giá trị nông sản, sử dụng hợp lý và hiệu quả các máy móc, thiết bị hiện có và từng bước
trang bị thêm, cần phải có nghiên cứu tổng quan để đưa ra một số giải pháp hợp lý về
khoa học - kỹ thuật, về kinh tế cũng như về các chủ trương chính sách khác.
Xuất phát từ yêu cầu trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: "Thực trạng và giải
pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả cơ giới hóa khâu làm đất trồng lúa nước ở huyện Phú
Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế".
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia.
- Phương pháp xử lý số liệu thống kê.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Tình hình trang bị, sử dụng máy làm đất trồng lúa nước ở huyện Phú Vang
Hiện nay, ở huyện Phú Vang, vấn đề cơ giới hóa nông nghiệp, trong đó có khâu làm
đất đã được lãnh đạo huyện và bà con nông dân quan tâm, chú trọng hơn trước. Nhiều loại
máy làm đất như cày, bừa, phay đã được nhiều nông dân đầu tư, bước đầu nâng cao năng
suất lao động, rút ngắn thời gian làm đất, cơ bản đảm bảo thời vụ, mở ra triển vọng về lĩnh
vực cơ giới hóa khâu làm đất lúa nước. Tuy nhiên, do điều kiện ở Phú Vang, đồng ruộng
có diện tích nhỏ hẹp, manh mún, giao thông, thủy lợi nội đồng và nhiều yếu tố khác
chưa đảm bảo nên máy móc chưa phát huy hiệu quả.
3.1.1. Khâu cày đất
Cày đất là công đoạn đầu tiên trong quy trình canh tác và thường là công việc
nặng nhọc nhất. Hiện nay trên đồng ruộng Phú Vang vẫn tồn tại hai hình thức cày đất,
đó là cày trâu kéo và cày máy.
Ở những xã như Phú Mậu, Phú Dương, Phú Thượng,... điều kiện kinh tế còn khó
khăn, diện tích đất canh tác ít, manh mún, kích thước lô thửa nhỏ, thủy lợi, giao thông
nội đồng chưa đảm bảo nên người nông dân chủ yếu sử dụng cày trâu kéo.
Ở những xã như Phú Lương, Phú Xuân, Vinh Thái, điều kiện kinh tế phát triển,
diện tích đất canh tác nhiều, kích thước lô thửa lớn, thủy lợi, giao thông nội đồng thuận
tiện nên người nông dân chủ yếu sử dụng cày máy. Đa số đều dùng máy kéo hiệu
Kubota, Yanma, Mitsubishi... công suất từ 17 - 33 CV được nhập từ Nhật Bản, Trung
Quốc liên hợp với cày chảo (3 - 5 chảo). Qua điều tra xử lý số liệu, mức độ đầu tư máy
147
kéo liên hợp với cày chảo trên một hộ sản xuất nông nghiệp tại các xã này thể hiện ở
biểu đồ hình 1
0.003
0.011
0.009
0.016
0.008
0.010
0.006
-
0.002
0.004
0.006
0.008
0.010
0.012
0.014
0.016
0.018
P.Thanh P.Xuân P.Hồ P.Lương P.Đa V.Thái V.Hà
Hình 1. Biểu đồ mức độ đầu tư máy kéo liên hợp với cày chảo để cày đất
trên hộ nông nghiệp của một số xã thuộc huyện Phú Vang
3.1.2. Khâu làm nhuyễn bùn
Đất sau khi cày được làm nhuyễn để gieo hoặc cấy. Ở các xã như Phú Lương,
Phú Hồ, Vinh Thái, tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm nhuyễn bùn đạt từ 90 - 95%. Các xã
còn lại có tỷ lệ cơ giới hóa thấp hơn.
Trong khâu này, người dân chủ yếu sử dụng máy kéo cầm tay liên hợp với máy
phay có công suất từ 12 - 18 CV do Trung Quốc và Việt Nam sản xuất.
0.05
0.02
0.03
0.05
0.06
0.05
0.03
0.11
0.24
0.05
0.08
0.05
0.01 0.01
0.02
0.01
-
0.05
0.10
0.15
0.20
0.25
P.Thanh P.Mậu P.Dương P.Thượng P.Mỹ P.An P.Xuân P.Hồ P.Lương P.Đa V.Thái V.Hà P.Diên V.Xuân V.Thanh V.An
Hình 2. Biểu đồ mức độ đầu tư máy kéo cầm tay liên hợp với máy phay
để làm nhuyễn bùn ở các xã thuộc huyện Phú Vang
Xã
Máy/h
Xã
Máy/h
148
Về bộ phận di động, đa số các xã thuộc huyện Phú Vang nằm ven biển hoặc ven
đầm phá, địa hình đều có vùng cao, vùng thấp. Ở những vùng cao, đồng ruộng thường
có nền cứng hoặc nền trung bình nên sử dụng bánh phụ; ở những vùng thấp, ruộng
thường lầy thụt nên sử dụng bánh phao.
3.13. Khâu trang phẳng ruộng trước khi gieo cấy
Trang phẳng mặt đồng là công đoạn cuối cùng trước khi gieo cấy. Tại các xã
thuộc huyện Phú Vang, nông dân thường dùng tấm ván gỗ kéo sau máy kéo cầm tay
hoặc dùng trục gỗ kéo sau trâu để trang phẳng ruộng trước khi gieo cấy.
3.1.4. Tình hình phân bố công suất động lực máy làm đất trồng lúa ở huyện
Phú Vang
Quá trình điều tra cho thấy, mức độ phân bố công suất động lực cho khâu làm
đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Vang trung bình là 13,38 CV/10ha, cụ thể ở các xã
được thể hiện trên hình 3.
11.95 10.86 12.35
21.61 22.37
12.07
17.93
34.21
43.65
14.59
17.58
13.77
5.30
9.47 10.84 9.14
-
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
P.Thanh P.Mậu P.Dương P.Thượng P.Mỹ P.An P.Xuân P.Hồ P.Lương P.Đa V.Thái V.Hà P.Diên V.Xuân V.Thanh V.An
Hình 3. Biểu đồ công suất động lực máy làm đất trồng lúa trên đơn vị diện tích
ở các xã thuộc huyện Phú Vang
3.1.5. Ảnh hưởng của cơ giới hóa khâu làm đất trồng lúa nước đến sản xuất
nông nghiệp ở huyện Phú Vang
Qua điều tra nghiên cứu, thấy rằng cơ giới hóa khâu làm đất có tác động lớn đến
quá trình sản xuất nông nghiệp. Hình 4 trình bày các tác động chính ảnh hưởng đến sản
xuất nông nghiệp, đó là: Đảm bảo thời vụ, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản
phẩm, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và phát triển ngành nghề.
Xã
CV/10ha
13.3
8
149
44
53
14 16 15
29
19
36 38
48
12 14
33 32
18
10 9 11 9
16
5 5 6 5 3
0
10
20
30
40
50
60
Đảm bảo thời vụ Tăng năng suất
lao động
Tăng chất lượng
sản phẩm
Góp phần chuyển
đổi cơ cấu NN
Phát triển ngành
nghề
%
Tác động rất nhiều
Tác động nhiều
Tác động trung bình
Ít tác động
Không tác động
Hình 4. Đánh giá tác động của cơ giới hóa khâu làm đất trồng lúa đến quá trình sản xuất nông
nghiệp tại huyện Phú Vang
Từ kết quả trên hình 4, chúng ta có nhận xét: Người nông dân ở đây đã nhận
thức được tầm quan trọng của vấn đề cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng do
nhiều nguyên nhân, đặc biệt là hạn chế về vốn và khoa học kỹ thuật nên việc đầu tư máy
móc chưa đáp ứng yêu cầu.
3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển cơ giới hóa khâu làm đất
trồng lúa nước ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
3.2.1. Thuận lợi
- Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước mà trước hết là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Hiện
nay đang có chủ trương tập trung ruộng đất, tạo những lô thửa lớn, thuận lợi cho việc cơ giới
hóa nông nghiệp. Đồng thời còn có chính sách cho người nông dân vay vốn dài hạn với lãi
suất ưu đãi để mua máy phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp.
- Mặt bằng dân trí ở nông thôn ngày càng cao, đời sống nhân dân ngày càng
được cải thiện, nên việc cơ giới hóa nông nghiệp trong đó có cơ giới hóa khâu làm đất
được người dân quan tâm nhiều hơn. Một số nông dân do cần cù lao động, chịu khó học
hỏi, sống tiết kiệm, tích lũy được một số vốn, có chí làm giàu đang đầu tư mua máy để
làm dịch vụ cơ giới hóa khâu làm đất trồng lúa.
- Nhiều tiến bộ kỹ thuật về công nghệ, máy móc được nghiên cứu, phổ biến,
chuyển giao cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp nói chung và khâu làm đất trồng
lúa nói riêng.
- Huyện Phú Vang đang thực hiện chủ trương phát triển kinh tế theo hướng công
nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ và phát triển nông nghiệp toàn diện, trong đó đẩy mạnh cơ
giới hóa kết hợp với tích tụ ruộng đất là một nội dung quan trọng trong quá trình phát triển.
150
3.2.2. Khó khăn
- Huyện Phú Vang có địa hình phức tạp, thời tiết không thuận lợi, lũ lụt thường
xuyên xảy ra. Thời gian sử dụng máy trong một năm rất ngắn, thường từ 20 - 35
ngày/năm.
- Quy mô sản xuất của hộ nông dân còn hạn chế, diện tích lô thửa nhỏ, manh
mún và mặt đồng không bằng phẳng; thủy lợi, giao thông nội đồng chưa đảm bảo cho
máy móc di chuyển và hoạt động.
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phú Vang chưa phát triển, phần lớn
lao động sống bằng nông nghiệp, rất ít nơi có ngành nghề phụ. Công tác khuyến nông,
khuyến công trong sản xuất nông nghiệp còn nặng về giống, kỹ thuật sản xuất cây, con
mà chưa thật sự chú trọng lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp.
- Phần lớn nông dân còn nghèo, vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp còn hạn
chế và những người có điều kiện lại chưa mạnh dạn đầu tư mua máy để cơ giới hóa
nông nghiệp.
- Trình độ nghiên cứu, thiết kế và công nghệ chế tạo các loại máy móc nông
nghiệp ở trong nước còn hạn chế. Công tác dịch vụ sau bán máy chưa tốt.
- Vấn đề bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, công nhân cho ngành cơ khí nông nghiệp
còn nhiều bất cập. Nhà nước chưa có những chính sách quan tâm thỏa đáng đến đội ngũ
cán bộ kỹ thuật công tác ở địa bàn nông nghiệp, nông thôn.
3.3. Các giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả cơ giới hóa khâu làm đất trồng lúa
nước tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Làm đất trồng lúa là khâu quan trọng, mất nhiều thời gian và phụ thuộc nhiều
vào thời tiết, điều kiện đồng ruộng, ảnh hưởng đến thời vụ, năng suất và sản lượng thu
hoạch. Để nâng cao hiệu quả cơ giới hóa khâu làm đất trồng lúa nước tại huyện Phú
Vang cần phải thực hiện một số giải pháp kỹ thuật chủ yếu sau:
- Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách tích tụ ruộng đất, đảm bảo mỗi thửa ruộng
tối thiểu có diện tích là 1000m2. Với diện tích này sẽ tạo điều kiện cho các loại máy làm
đất làm việc đạt năng suất cao, giảm thời gian quay đầu bờ.
- Đẩy mạnh công tác quy hoạch và phát triển hệ thống giao thông nội đồng với
bề rộng đường tối thiểu là 3m để xe, máy có thể đi lại dễ dàng; củng cố và hoàn thiện hệ
thống kênh mương thủy lợi đảm bảo chủ động trong việc tưới, tiêu nước.
- Tích cực hơn nữa trong công tác khuyến công, cung cấp đầy đủ thông tin về
các loại máy làm đất để nông dân có thể lựa chọn các kiểu máy phù hợp với điều kiện
cụ thể của địa phương mình. Hiện tại, đối với khâu cày đất thì những xã như Phú Mậu,
Phú Dương, Phú Mỹ, Phú Thượng có kích thước lô thửa nhỏ, đồng ruộng không bằng
151
phẳng nên chọn máy kéo cầm tay 12-18 CV liên hợp với cày một, hai lưỡi. Những xã
như Phú Lương, Phú Đa, Vinh Thái, có kích thước lô thửa lớn, điều kiện địa hình
thuận lợi nên chọn máy kéo 27- 33 CV liên hợp với cày chảo. Đối với khâu làm nhuyễn
bùn nên sử dụng máy kéo cầm tay liên hợp với máy phay do Việt Nam hoặc Trung Quốc
chế tạo.
- Tuyên truyền và vận động nông dân áp dụng quy trình làm đất hợp lý. Đối với
vụ hè - thu nên sử dụng quy trình làm đất trực tiếp bằng máy kéo tay liên hợp với máy
phay. Đối với vụ đông - xuân nên sử dụng quy trình làm đất cày phơi ải, sau đó làm tơi
nhuyễn bằng phay hoặc bừa.
- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lao động nông thôn trở thành những người
công nhân sử dụng máy có tay nghề vững vàng, biết vận hành và chăm sóc bảo
dưỡng máy đúng kỹ thuật. Khi có những thiết bị mới, kỹ thuật mới cần tổ chức tập
huấn kịp thời.
- Củng cố và hoàn thiện các dịch vụ bảo hành, sửa chữa, cung ứng phụ tùng, vật
tư, nhiên liệu cho máy móc hoạt động kịp thời.
- Về công tác quản lý, ở cấp huyện và mỗi xã cần phải có tối thiểu 1 biên chế
theo dõi về lĩnh vực cơ khí nông nghiệp. Nên nhân rộng mô hình “Tổ dịch vụ cơ giới
hóa sản xuất lúa”. Đây là hình thức liên doanh hợp tác có hiệu quả trong khâu cơ giới
hóa sản xuất nông nghiệp hiện nay.
- Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách cho nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi
để mua máy móc thiết bị cơ giới hóa nông nghiệp nói chung và máy làm đất nói riêng.
Đồng thời, cần phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề để thu hút lao
động nông thôn khi đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn.
4. Kết luận
Qua quá trình thực hiện đề tài , chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
- Điều tra được thực trạng cơ giới hóa khâu làm đất trồng lúa trên địa bàn huyện
Phú Vang, thấy được những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình
phát triển cơ giới hóa khâu làm đất trồng lúa nước.
- Đề suất một số giải pháp kỹ thuật cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa
phương nhằm nâng cao hiệu quả cơ giới hóa khâu làm đất trồng lúa nước tại huyện Phú
Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đây là những giải pháp chung cho cả huyện, tùy theo điều kiện thực tế như quy
mô sản xuất, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng địa phương để triển khai áp
dụng các giải pháp một cách thiết thực và hiệu quả.
152
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đức Dũng, Máy và thiết bị nông nghiệp, Tập I, Nxb. Hà Nội, 2005.
2. Phan Hòa, Lý thuyết tính toán máy canh tác, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế,
2009.
3. Phan Hiếu Hiền, Cơ giới hóa canh tác và công nghệ sau thu hoạch, Trường Đại học
Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh, 2006.
4. Đinh Vương Hùng, Báo cáo kết quả dự án xây dựng một số mô hình nông hộ áp dụng
cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, 2006.
5. Báo cáo kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp, thủy sản của huyện Phú Vang, tỉnh
Thừa Thiên Huế, 2006.
6. Báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2010 và kế hoạch, nhiệm vụ sản xuất nông
nghiệp năm 2011. Ủy ban Nhân dân huyện Phú vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, 2011.
7. Niên giám thống kê huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, 2009.
STUDY ON SITUATION AND TECHNICAL SOLUTIONS
TO ENHANCE THE EFFECT OF MECHANIZATION OF PADDY SOIL
PREPARATION IN PHU VANG DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE
ơPhan Hoa, Ho Nhat Phong, Nguyen Thi Thuy Hang
College of Agriculture and Forestry, Hue University
Abstract. Results from the investigation into the mechanizing of paddy soil
preparation in Phu Vang district, Thua Thien Hue province showed that this is a
positive process which has increased the labor productivity and yield in this area
for the last few years. However, because of lack in specific development plans and
the machine distribution is irregular - some machines is not suitable for regional
characteristic - many farmers having machines do not understand the techniques
well. As a result, it is a waste that they could not use the machines effectively
reducing their time of use. Furthermore, the soil cultivation of the farmer household
is small and the irrigation system and interior field transportation have
disadvantages. All of these have caused the mechanization of rice production
activities to be slow. This study suggested some technical solutions to enhancing
the effects of mechanization of paddy soil preparation in Phu Vang district, Thua
Thien Hue Province.
Keywords: mechanization, paddy, soil preparation, solutions, technical.