Nghiên cứu thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực y tế dự phòng tỉnh Cà Mau năm 2012

Đặt vấn đề: Dự phòng tích cực, chủ động là nhiệm vụ trọng tâm để bảo đảm công bằng, hiệu quả trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân được chỉ rõ trong chiến lược quốc gia y tế dự phòng của Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Tuy vậy, ở nước ta hiện đang có sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực y tế đối với khu vực YTDP, tuyến y tế cơ sở, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Nguyên nhân có thể do đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, chất lượng thấp và cơ cấu chưa hợp lý. Mục tiêu: Xác định số lượng cơ cấu và trình độ cán bộ y tế dự phòng tỉnh Cà Mau năm 2012 và xác định nhu cầu về số lượng và trình độ cán bộ y tế dự phòng tỉnh Cà Mau đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tà được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2013 trên 538 cán bộ danh sách lương đến tháng 12 năm 2012 đang công tác tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh Cà Mau. Nôi dung nghiên cứu bao gồm thống kê số lượng, trình độ và cơ cấu nhân lực theo tuyến và theo khu vực công tác và phỏng vấn cán bộ chuyên môn theo bộ câu hỏi soạn sẵn. Kết quả: Tỷ lệ cán bộ y tế dự phòng trên 10.000 dân là 4,36; Tỷ lệ bác sỹ/10.000 dân là 1,19; Tỷ lệ dược sỹ/10.000 dân là 0,07. Cán bộ trung cấp chiếm tỷ lệ 45,3%, đại học và cao đẳng 31,8% và sau đại học 11,3%. Tổng số 147 Bác sĩ bao gồm 27,3% trình độ đại học, 16.82% BSCKII, 41,2% BSCKI và 11,2% thạc sĩ. Nhu cầu cần đào tạo sau đại học: y tế công cộng 21,6%, y học dự phòng 13,1%, quản lý 19,4%, điều trị 25,1%, chuyên khoa cấp I là 50%, chuyên khoa cấp II là 16,7%, thạc sĩ 28,8%, tiến sĩ 4,5%. Cán bộ trung cấp có nhu cầu đào tạo bác sĩ đa khoa 23,9%, bác sĩ y tế dự phòng 16,5%, đại học khác 22,3%. Nhu cầu về số lượng cán bộ cho hệ y tế dự phòng Cà Mau: Giai đoạn 2013‐2015 cần tuyển tối thiểu 130, tối đa 233 cán bộ; giai đoạn 2016‐2020 tuyển 44 cán bộ bổ sung số cán bộ nghỉ hưu. Kết luận: Nhân lực y tế dự phòng của tỉnh Cà Mau năm 2012 chưa đáp ứng nhu cầu. Việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng, phân bổ và đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ y tế dự phòng tỉnh Cà Mau để đáp ứng nhu cầu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là rất cần thiết.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực y tế dự phòng tỉnh Cà Mau năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 98 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ  DỰ PHÒNG TỈNH CÀ MAU NĂM 2012  Đặng Hải Đăng*, Phạm Thị Tâm**  TÓM TẮT   Đặt vấn đề: Dự phòng tích cực, chủ động là nhiệm vụ trọng tâm để bảo đảm công bằng, hiệu quả trong sự  nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân được chỉ rõ trong chiến lược quốc gia y tế dự phòng của  Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Tuy vậy, ở nước ta hiện đang có sự thiếu hụt nghiêm  trọng nguồn nhân lực y tế đối với khu vực YTDP, tuyến y tế cơ sở, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Nguyên  nhân có thể do đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, chất lượng thấp và cơ cấu chưa hợp lý.  Mục tiêu: Xác định số lượng cơ cấu và trình độ cán bộ y tế dự phòng tỉnh Cà Mau năm 2012 và xác định  nhu cầu về số lượng và trình độ cán bộ y tế dự phòng tỉnh Cà Mau đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.  Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tà được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2013 trên 538 cán  bộ danh sách lương đến tháng 12 năm 2012 đang công tác tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh Cà Mau. Nôi dung  nghiên cứu bao gồm thống kê số  lượng, trình độ và cơ cấu nhân  lực theo tuyến và theo khu vực công tác và  phỏng vấn cán bộ chuyên môn theo bộ câu hỏi soạn sẵn.   Kết quả: Tỷ lệ cán bộ y tế dự phòng trên 10.000 dân là 4,36; Tỷ lệ bác sỹ/10.000 dân là 1,19; Tỷ lệ dược  sỹ/10.000 dân là 0,07. Cán bộ trung cấp chiếm tỷ lệ 45,3%, đại học và cao đẳng 31,8% và sau đại học 11,3%.  Tổng số 147 Bác sĩ bao gồm 27,3% trình độ đại học, 16.82% BSCKII, 41,2% BSCKI và 11,2% thạc sĩ. Nhu cầu  cần đào tạo sau đại học: y tế công cộng 21,6%, y học dự phòng 13,1%, quản lý 19,4%, điều trị 25,1%, chuyên  khoa cấp I là 50%, chuyên khoa cấp II là 16,7%, thạc sĩ 28,8%, tiến sĩ 4,5%. Cán bộ trung cấp có nhu cầu đào tạo  bác sĩ đa khoa 23,9%, bác sĩ y tế dự phòng 16,5%, đại học khác 22,3%. Nhu cầu về số lượng cán bộ cho hệ y tế dự  phòng Cà Mau: Giai đoạn 2013‐2015 cần tuyển tối thiểu 130, tối đa 233 cán bộ; giai đoạn 2016‐2020 tuyển 44  cán bộ bổ sung số cán bộ nghỉ hưu.  Kết luận: Nhân lực y tế dự phòng của tỉnh Cà Mau năm 2012 chưa đáp ứng nhu cầu. Việc xây dựng kế  hoạch tuyển dụng, phân bổ và đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ y tế dự phòng tỉnh Cà Mau để đáp ứng nhu  cầu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là rất cần thiết.   Từ khóa: Nhân lực, Y tế dự phòng,  ABSTRACT  THE STUDY ON CURRENT SITUATION AND NEEDS OF HUMAN RESOURCES IN PREVENTIVE  MEDICINE SECTOR, CA MAU PROVINCE, 2012  Dang Hai Dang, Pham Thi Tam  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 98 – 103  Background: It has been clearly indicated that active and proactive prevention medicine is the central task to  ensure equity and efficiency in the protection, care and improvement of the people’s health in National Strategy on  Preventive Medicine  towards  2010  and Orientations  towards  2020. However,  human  resources  in  Vietnam’s  preventive medicine sector have not met the increasing needs of people who lived in the far and remote areas yet. The  causes of these problems might be lack of quantity, low capacity and unreasonable structure of human resources.   Objectives:To describe the quantity, quality and distribution of preventive medicine manpower in 2012 and to  * Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Cà Mau   **Trường Đại học Y Dược Cần Thơ  Tác giả liên lạc: BS. CKII. Đặng Hải Đăng     ĐT: 0913785113  Email:haidangcm2004@yahoo.com  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  99 estimate needs for preventive medicine workforce towards 2015 and orientations towards 2020 in Ca Mau province.   Methodology:A  cross‐sectional  study was  conducted on 538 preventive medicine  staff  in Ca Mau  from  January  to  June  2013,  according  to  the  salary  listing  of  preventive medicine workforce  in Ca Mau  province  towards December, 2012. It studies on statistics for health workforce’s quantity, levels and structure by sections  and work areas. The professionals were interviewed according to a prelisted questionnaire.   Results:Rate of preventive medicine staff per 10,000 of the population is 4.36; the prevalence of doctors over  10,000 populations is 1.19; the prevalence of pharmacists over 10,000 populations is 0.07. The proportions of staff  at tertiary education, university and college, and postgraduate are 45.3%, 31.8% and 11.3% respectively. Of 147  medical doctors, there are 27.3% at university education, 16.82% at grade II specialty education, 41.2% at grade  I specialty education and 4 at master degrees  (11.2%). The need  for postgraduate programs: 21.6%  for public  health major, 13.1% for preventive medicine major, 19.4% for management major, 25.1% for medical treatment  major, 50% for grade I specialty, 16.7 % for grade II specialty, 28.8% for master degrees and 4.5% for doctoral  degrees.  Staff  at  tertiary  education  needs  education  and  training  for  general  physicians  (23.9%),  preventive  medicine physicians (16.5%) and other universities (22.3%). The demand  for number of officials at preventive  medicine sector in Ca Mau province is: between 130 and 233 new recruits in the period of 2013‐2015, 44 new  recruits to replace retired staff in the period of 2016‐2020.   Conclusion:Ca Mau province preventive medicine workforce in 2012 did not meet the demands. This study  results  served  as  the  background  of  recruitment  planning,  allocation  and  improvement  of  human  resource  effectiveness in Ca Mau in order to satisfy the needs towards 2015 and orientations towards 2020.  Key words: human resource, preventive medicine, workforce  ĐẶT VẤN ĐỀ  Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người  và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao  sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo. Đầu  tư cho lĩnh vực này là đầu tư cho phát triển, thể  hiện bản chất tốt đẹp của một chế độ(10).   Quan điểm của Đảng về lĩnh vực y tế là dự  phòng tích cực, chủ động là nhiệm vụ trọng tâm  để bảo đảm công bằng, hiệu quả trong sự nghiệp  bảo  vệ,  chăm  sóc  và  nâng  cao  sức  khỏe  nhân  dân(7). Tuy nhiên,  còn nhiều  bất  cập  cần  được  giải  quyết  từ  trung  ương  đến  đại  phương  là  thiếu hụt nguồn lực y tế dự phòng, để góp phần  hoàn  thành nhiệm vụ bảo vệ và  chăm  sóc  sức  khỏe  nhân  dân  trong  công  cuộc  hiện  đại  hóa,  công nghiệp hóa và hội nhập quốc  tế. Cà Mau,  nhân  lực  y  tế  dự  phòng  đang  gặp  nhiều  khó  khăn và chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ  và hoàn thiện.   Để  đánh giá  thực  trạng và nhu  cầu nguồn  lực y  tế  tại  thời điểm năm 2012,  làm cơ sở xây  dựng kế hoạch, đề xuất chiến lược và chính sách  phù hợp cho việc phát triển nguồn lực hệ y tế dự  phòng  đến năm  2015 và  định hướng  đến năm  2020. Chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu về  thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực y tế dự  phòng tỉnh Cà Mau năm 2012” với các mục tiêu  cụ thể như sau:   Mô tả thực trạng các nguồn nhân lực tại các  cơ sở y tế dự phòng tỉnh Cà Mau năm 2012.  Xác định nhu cầu nguồn nhân lực tại các cơ  sở y tế dự phòng tỉnh Cà Mau đến năm 2015 và  định hướng đến năm 2020.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng  Cán bộ đang công tác tại các đơn vị hệ y tế  dự phòng  trên địa bàn  tỉnh Cà Mau. Thời gian  nghiên cứu từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 06  năm 2012  Phương pháp nghiên cứu  Thiết kế nghiên cứu  Mô tả cắt ngang.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 100 Cỡ mẫu  Tất cả cán bộ  làm công  tác y  tế dự phòng  bao gồm 538 người trong danh sách lương đến  31/12/2011.  Phương pháp thu thập số liệu  Phỏng  vấn  theo  bộ  câu  hỏi,  thống  kê  số  liệu có sẵn.  Phương pháp xác định nhu cầu  Căn  cứ  vào  Thông  tư  Liên  tịch  số  08/2007/TTLT‐BYT‐BNV,  ngày  05/6/2007  của  Bộ Y tế ‐ Bộ Nội vụ, hướng dẫn định mức biên  chế  sự  nghiệp  trong  các  cơ  sở  y  tế  Nhà  nước(1,7).   KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Thực trạng cơ cấu cán bộ YTDP  Cơ cấu cán bộ YTDP/10.000 dân  Tổng số cán bộ  (CB)  làm công  tác y  tế dự  phòng tại tỉnh Cà Mau năm 2012 là 538 người  (trong số đó có 147 bác sĩ và 19 dược sĩ). Với  tổng  dân  số  của  tỉnh  Cà  Mau  là  1.232.000  người thì tổng số CB YTDP/10.000 dân là 4,36,  trong đó có 1,19 bác sĩ/10.000 dân và 0,07 dược  sĩ/10.000 dân (bảng 1).  Bảng 1: Cơ cấu cán bộ YTDP/10.000 dân tại tỉnh Cà  Mau năm 2012  Cấp độ chuyên môn Số lượng Số lượng/10.000 dân Bác sĩ 147 1,19 Dược sĩ 19 0,07 Tổng số CBYT 538 4,36 Cơ  cấu  cán  bộ  làm  công  tác  chuyên môn  52,8%,  hành  chính  và  quản  lý  37,5%  và  xét  nghiệm  9,7%.  Cán  bộ  làm  công  tác  quản  lý,  hành chính tại  tuyến  tỉnh chiếm  tỷ  lệ cao hơn  cán  bộ  làm  công  tác  quản  lý,  hành  chính  tại  tuyến  huyện,  42,3%  (101)  so  với  33,8%  (101).  Ngược  lại,  tỷ  lệ  cán  bộ  làm  chuyên  môn  ở  tuyến  huyện  chiếm  tỷ  lệ  cao  hơn  con  số  ở  tuyến  tỉnh,  57,2%  (271)  so  với  47,3%  (113)  (Bảng 2).   Đối với  cơ  cấu  theo  trình  độ  chuyên môn  trên  toàn  tỉnh,  tỷ  lệ  cán bộ  có  trình  độ  trung  cấp chiếm tỷ lệ cao nhất (45,3%) trong khi tỷ lệ  bác  sĩ, dược  sĩ  lần  lượt  là  27,3% và  1,7%. Cơ  cấu  trình  độ  chuyên  môn  tại  tuyến  tỉnh  và  huyện không có sự khác biệt lớn. Tỷ lệ cán bộ  có trình độ từ đại học trở lên chiếm dưới 50%  (Bảng 2).  Bảng 2: Cơ cấu cán bộ theo bộ phận và trình độ, và  theo tuyến tại Cà Mau năm 2012, tần số và (%)  Tỉnh (n=239) Huyện (n=299) Tổng (n=538) Cơ cấu các bộ phận Quản lý, hành chính 101 (42,3) 101 (33,8) 202 (37,5) Chuyên môn 113 (47,3) 271 (57,2) 284 (52,8) Xét nghiệm 25 (10,4) 27 (9,0) 52 (9,7) Cơ cấu theo trình độ Bác sĩ 66 (27,6) 81 (27,1) 147 (27,3) Dược sĩ 5 (2,1) 4 (1,3) 9 (1,7) Đại học khác 40 (16,7) 36 (12,0) 76 (14,1) Trung cấp 98 (41,0) 146 (48,8) 244 (45,3) Sơ cấp 2 (0,8) 7 (3,4) 9 (1,7) Khác 28 (11,7) 25 (8,7) 53 (9,9) Trên toàn tỉnh, trình độ chuyên môn của 147  bác sỹ làm công tác dự phòng chủ yếu là bác sỹ  đa  khoa  (58,5%),  kế  đến  là  bác  sỹ  có  trình  độ  chuyên  khoa  I  về  điều  trị  (17,7%)  và  bác  sỹ  chuyên khoa  I về dự phòng  (17,0%). Trong khi  đó,  tỷ  lệ bác  sỹ  có  trình  độ  cao học và  chuyên  khoa II là không đáng kể. Trong số 66 bác sỹ làm  công  tác y  tế dự phòng  tại  tuyến  tỉnh, 40,9%  là  bác sỹ đa khoa, 25,8% là bác sỹ CKI về điều trị,  trong khi chỉ có 19,5% có trình độ bác sỹ CKI về  dự phòng và dưới 10% có trình độ CKII. Trong  số 81 bác sỹ đang làm việc tại tuyến huyện, chưa  có  ai  đã  qua  đào  tạo  cao  học  và  bác  sỹ CKII;  72,8% là bác sỹ đa khoa và 14,8% có trình độ CKI  về dự phòng (Bảng 3).  Bảng 3: Trình độ chuyên môn của bác sĩ đang công  tác YTDP tại Cà Mau năm 2012, tần số và (%)  Chất lượng cán bộ Tỉnh (n=66) Huyện (n=81) Tổng (n=147) Bác sĩ CKII DP 5 (7,6) 0 (0) 5 (3,4) Bác sĩ CKII ĐT 1 (1,5) 0 (0) 1 (0,7) Thạc sĩ Y 2 (3,0) 0 (0) 2 (1,4) Bác sĩ CKIDP 13 (19,7) 12 (14,8) 25 (17,0) Bác sĩ CKI ĐT 17 (25,8) 9 (11,1) 26 (17,7) Bác sĩ Đa khoa 27 (40,9) 59 (72,8) 86 (58,5) Bác sĩ DP 1 (1,5) 1 (1,2) 2 (1,4) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  101 Nhu cầu đào tạo cán bộ y tế dự phòng   Trong số 222 cán bộ đại học có nhu cầu đào  tạo, nhu cầu đào  tạo cao nhất  là chuyên khoa  cấp  I  (50%), kế đến  là  thạc  sĩ  (28,8%), chuyên  khoa cấp II (16,7%) và tiến sĩ (4,5%). Trong đó,  nhu  cầu  đào  tạo  chuyên khoa  cấp  I  tại  tuyến  huyện cao hơn tuyến tỉnh (57,1% so với 42,7%).  Ngược  lại nhu cầu đào  tạo  thạc sỹ,  tiến sỹ và  chuyên  khoa  II  ở  tuyên  tỉnh  cao  hơn  tuyến  huyện (Bảng 4).  Trong số 188 cán bộ có trình độ trung cấp có  nhu  cầu  đào  tạo, nhu  cầu  cao nhất  là bác  sỹ đa  khoa  (23,9%), kế đến  là bác sỹ YHDP  (16,5%) và  dược sỹ (14,4%). Nhìn chung, tuyến huyện có nhu  cầu  đào  tạo  ở  cấp  độ này  cao hơn  ở  tuyến  tỉnh.  Ngoài ra, nhu cầu đạo tạo đại học cho các ngành  nghề khác cũng chiếm tỷ lệ khá cao (22,3%).  Bảng 4: Nhu cầu đào tạo cho cán bộ đang làm công  tác y tế dự phòng tại Cà Mau, tần số và (%)  Của cán bộ có trình độ đại học Tỉnh (n=110) Huyện (n=112) Tổng (n=222) Chuyên khoa cấp I 47 (42,7) 64 (57,1) 111 (50,0) Chuyên khoa cấp II 19 (17,3) 18 (16,1) 37 (16,7) Thạc sĩ 35 (31,8) 29 (25,9) 64 (28,8) Tiến sĩ 9 (8,2) 1 (0,9) 10 (4,5) Của cán bộ có trình độ trung cấp Tỉnh (n=89) Huyện (n=99) Tổng (n=188) Bác sĩ đa khoa 20 (22,5) 25 (25,3) 45 (23,9) Bác sĩ YTDP 11 (12,4) 20 (20,2) 31 (16,5) Cử nhân YTCC 12 (13,5) 6 (6,1) 18 (9,6) Bác sĩ điều trị 2 (2,3) 3 (3,0) 5 (2,7) Cử nhân xét nghiệm 7 (7,9) 13 (13,1) 20 (10,6) Dược sĩ 15 (16,9) 12 (12,1) 27 (14,4) Đại học khác 22 (24,7) 20 (20,2) 42 (22,3) Bảng 5: Nhu cầu cần tuyển thêm CBYTDP giai đoạn  2013‐2015, và 2016‐2020  Tuyến Yêu cầu Từ 2013 - 2015 Cần tuyển 2013 - 2015 Cần tuyển 2016 - 2020 Tối thiểu Tối đa Hiện có Hưu Tối thiểu Tối đa Tỉnh 242 298 208 17 51 107 28 Huyện 337 384 259 1 71 126 16 Tổng số 579 682 467 18 130 233 44 Theo  Thông  tư  Liên  tịch  số  08/2007/TTLT‐ BYT‐BNV, yêu cầu số  lượng cán bộ y  tế cho cả  tỉnh Cà Mau là từ 579‐682 cán bộ. Tuy nhiên, số  cán  bộ  hiện  có  thấp  hơn  yêu  cầu  này. Vì  thế,  trong giai  đoạn 2013  ‐ 2015 nhu  cầu CB YTDP  cần  tuyển  thêm  là  130  –  233  người,  trong  đó  tuyến tỉnh cần tuyển thêm tối thiểu  là 51 người  và tuyến huyện là 71 người; và giai đoạn 2016 ‐  2020 cần tuyển thêm 44 người.  BÀN LUẬN  Số lượng cán bộ y tế dự phòng hiện có là 538,  trong biên chế là 467, so với định biên Thông tư  08 liên tịch Bộ Nội vụ ‐ Bộ Y tế là 579 ‐ 682, như  vậy thiếu từ 130 ‐ 233 biên chế.  Số cán bộ y tế dự phòng/10.000 dân là 4,36 cao  hơn nghiên  cứu  của Đoàn Phước Thuộc  tại Đắk  Lắk năm 2010 là 2,6(5). Nghiên cứu của Khưu Minh  Cảnh  tại  Cần  Thơ  năm  2010  là  3,7(3),  thấp  hơn  nghiên cứu của Nguyễn Minh Tùng  tại Bạc Liêu  năm 2011 là 5,96(9), Thấp hơn nghiên cứu Nguyễn  Hoàng Lên tại Cần Thơ năm 2010 là 4,38(6). Tỷ lệ  bác sĩ cao hơn một số tỉnh trong khu vực do ngành  y tế và chính quyền các cấp quan tâm công tác y tế  dự phòng trong thời gian gần đây.  Cơ  cấu  bộ  phận  chuyên môn  (52,8%),  xét  nghiệm (9,7%), quản lý và hành chính chiếm cao  tới  (37,5%). So với nghiên  cứu  của Khưu Minh  Cảnh:  Cơ  cấu  bộ  phận  xét  nghiệm  (5,9%),  chuyên  môn  cao  (77,8%)  và  hành  chính  (16,3%)(3).  So  sánh  với  Thông  tư  liên  tịch  số  08/2007/TTLT‐BYT‐BNV của Bộ Y  tế và Bộ Nội  vụ hướng dẫn  định mức  tỷ  lệ  cơ  cấu bộ phận  chuyên  môn  60‐65%,  xét  nghiệm  (20%  tuyến  tỉnh, 10% tuyến huyện), quản lý hành chính 15‐ 20%(1). Cà Mau cơ cấu mất cân đối, cán bộ thuộc  lĩnh  vực  chuyên môn,  xét  nghiệm  chiếm  tỷ  lệ  thấp  không  đạt  qui  định  theo  Thông  tư  08/2007/TTLT‐BYT‐BNV.  Quản  lý,  hành  chính  chiếm  tỷ  lệ  cao  (37,5%)  sẽ  ảnh  hưởng  đến  các  hoạt động chuyên môn.   Tỷ  lệ  bác  sĩ, dược  sĩ  tuyến  tỉnh  lần  lượt  là  27,6%,  2,1%;  tuyến  huyện  là  27,1%,  1,3%. Tỉnh  chưa đạt theo qui định Chuẩn quốc gia y tế dự  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 102 phòng  (bác  sĩ  phải  đạt  30%,  xét  nghiệm  20%).  Huyện đạt tỷ lệ bác sĩ (>20%); không đạt tiêu chí  cán bộ xét nghiệm phải >10% (hiện tại là 9%)(1).  Theo dự thảo Quy hoạch phát triển nhân lực và  hệ thống đào tạo y tế đến năm 2020 của Vụ Khoa  học và Đào tạo ‐ Bộ Y tế(2) các chỉ tiêucần đạt đến  năm 2020: Đạt 100% nhân  lực  trình  độ đại học  lĩnh vực y tế dự phòng, 1,83 cán bộ y tế trình độ  đại  học/10.000  dân  và  1,33  bác  sĩ  y  tế  dự  phòng/10.000 dân.  Nhu cầu  đào  tạo  liên  tục  trình độ  từ đại  học trở lên  Nhu cầu đào  tạo  trình độ đại học: nhu cầu  chuyên ngành đào tạo sau đại học điều trị chiếm  25,7%, y tế công cộng 21,6%, quản lý 19,4%, y tế  dự  phòng  13,1%,  khác  20,3%. Nghiên  cứu  của  Khưu Minh Cảnh  nhu  cầu  đào  tạo:  y  tế  công  cộng 44,2%, y học dự phòng 30%(3). Theo Trịnh  Yên Bình và Ngô Văn Toàn tỷ lệ bác sĩ 16% và kỹ  thuật viên  là 11% bác  sĩ  chuyên khoa YTCC  là  4,5%(10). Nhu cầu đào  tạo chuyên khoa cấp 2  là  16,7%, chuyên khoa cấp 1 là 50%, thạc sĩ 28,8%,  tiến  sĩ  4,5%.  So  sánh  kết  qủa  nghiên  cứu  của  Hoàng  Khải  Lập  chuyên  khoa  cấp  I  là  62%,  chuyên khoa cấp II là 17,5%, tiến sĩ 3,4%, dịch tễ  học (30,1%), y tế công cộng (24,4%)(4). Từ kết quả  trên cho thấy xu hướng Cà Mau có nhu cầu đào  tạo  chuyên khoa  cấp  I  là  cao nhất,  đến  thạc  sĩ,  chuyên khoa II và tiến sĩ.   Nhu cầu đào tạo trình độ trung cấp: bác sĩ đa  khoa 23,9%, bác sĩ dự phòng 16,5%, cử nhân y tế  công cộng 9,6%, đại học khác 22,3%. Qua số liệu  trên có ý nghĩa trong lập kế hoạch hàng năm cho  tỉnh  trong công  tác huấn  luyện nhằm nâng cao  khả năng  thực hành  để hoạt  động  có hiệu quả  hơn trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân  cho hệ dự phòng.   Nhu  cầu  đào  tạo  theo  Thông  tư  08/2007/TTLT‐BYT‐BNV  Nhu  cầu  giai  đoạn  2013‐2015  cần  tuyển  từ  130 đến 233 cán bộ. Trong đó đã có bổ sung 18  cán bộ về hưu nhưng chưa tính đến cán bộ nghỉ  việc hoặc chuyển công tác. Như vậy nhu cầu đến  năm 2020 cần bổ sung thêm 44 cán bộ về hưu.   Về  cơ  cấu  chuyên môn  52,8%,  xét  nghiệm  9,7%, còn  lại quản  lý, hành chính,  tạp vụ chiếm  37,5. So với Thông tư liên tịch 08 bộ phận chuyên  môn  từ  60‐65%,  xét nghiệm  20%, quản  lý hành  chính  từ  15‐20%(1).  Cà  Mau  còn  thiếu  cán  bộ  chuyên môn,  xét  nghiệm  và  thừa  cán  bộ  hành  chính. Số lượng cán bộ y tế dự phòng bằng 12,4%  tổng  số biên chế  toàn ngành y  tế,  tương  đương  với khu vực đồng bằng sông Cửu Long (12%)(10),  thấp hơn so với cả nước (12,9%)(8). Số lượng thấp  có thể do thu nhập từ  lương và  làm thêm ngoài  giờ hệ điều trị cao hơn dự phòng và cũng chưa có  chế độ chính sách khích lệ đúng mức.   KẾT LUẬN  Thực trạng về nguồn lực y tế dự phòng  Số lượng cán bộ toàn tỉnh là 538 cán bộ, chiếm  4,36/10.000 dân  (trong biên chế 467 cán bộ). Bác  sĩ/10.000 dân là 1,19. Dược sĩ/10.000 dân là 0,07.  Cơ  cấu  các  bộ  phận:  Quản  lý  hành  chính  chiếm tỷ lệ 37,5%, chuyên môn chiếm 52,8%, xét  nghiệm 9,7%.   Nhu cầu nguồn lực y tế dự phòng  Nhu cầu cần đào tạo cán bộ đại học: Chuyên  ngành  y  tế  công  cộng  21,6%;  y  học  dự  phòng  13,1%;  quản  lý  19,4%;  điều  trị  25,1%;  chuyên  khoa khoa  cấp  I  là 50%;  chuyên khoa  cấp  II  là  16,7%;  thạc sĩ 28,8%;  tiến sĩ 4,5%. Nhu cầu đào  tạo các bộ trung cấp: Bác sĩ đa khoa 23,9%, bác sĩ  y tế dự phòng 16,5%, đại học khác 22,3%.   Nhu cầu về số  lượng cán bộ cho hệ y tế dự  phòng Cà Mau: Giai  đoạn 2013‐2015 cần  tuyển  từ 130 đến 233 cán bộ, giai đoạn 2016‐2020 tuyển  44 cán bộ.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Bộ Chính trị (2005). Nghị quyết 46‐NQ/TW. ngày 23‐02‐2005  về công tác bảo vệ. chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân  trong tình hình mới.Hà Nội. Tr. 4‐9.  2. Bộ Y tế (2007). Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong  các cơ sở y tế Nhà nước. Thông tư Liên tịch số 08/2007/TTLT‐ BYT‐BNV. ngày 05/6/2007 của Bộ Y tế ‐ Bộ Nội vụ. Hà Nội. Tr.  8‐9.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  103 3. Bộ Y  tế  (2011). Hội nghị sơ kết 6  tháng đầu năm. nhiệm vụ  trọng  tâm 6  tháng cuối năm 2011; phương hướng kế hoạch  phát triển sự nghiệp y tế năm 2012. Hà Nội. Tr. 2‐4.  4. Chính  phủ  (2006).  Quyết  định  số  255/2006/QĐ‐TTg.  ngày  09/11/2006  về  việc  phê  duyệt Chiến  lược  quốc  gia  y  tế  dự  phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.  Hà Nội. Tr. 5‐8.  5. Đoàn Phước Thuộc (2012). Thực trạng và nhu cầu n
Tài liệu liên quan