Nghiên cứu tổn thương mắt và các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân vảy nến tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011-2012

Mở đầu: Vảy nến có thể có nhiều bệnh lý đi kèm trong đó tổn thương mắt chiếm khoảng 10%. Hiện nay có rât ít tài liệu nói về vấn đề này trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Đề tài được nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ tổn thương mắt cũng như khảo sát các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân vảy nến. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tổn thương mắt và các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân vảy nến đến khám tại bệnh viện Da Liễu, Tp. Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 140 bệnh nhân vảy nến đến khám tại Bệnh Viện Da Liễu Tp. Hồ Chí Minh. Kết quả: Tỉ lệ tổn thương mắt là 65%, trong đó đục thể thủy tinh 23,6%, chiếm 13,6% ở bệnh nhân ≤ 50 tuổi, viêm màng bồ đào 2,9%, khô mắt 37,1%, bệnh lý mi mắt 32,9%, Glaucoma 0,7%. Các yếu tố của bệnh vảy nến có liên quan đến tổn thương mắt quan trọng nhất là PASI, chỉ số đánh giá độ nặng bệnh vảy nến, liên quan có ý nghĩa thống kê với đục thể thủy tinh, khô mắt, bệnh lý mi mắt. Kê tiếp là dạng lâm sàng vảy nến đặc biệt đỏ da toàn thân thường đi kèm nhiều bệnh lý mắt, vảy nến khớp có liên quan đến viêm màng bồ đào, thương tổn da trên mặt liên quan bệnh lý mi mắt. Đặc biệt các yếu tố này ảnh hưởng nhiều đến nhóm bệnh nhân ≤ 50 tuổi. Kết luận: Tỉ lệ tổn thương mắt trên bệnh nhân vảy nến là 65%, đục thể thủy tinh 23,6%, viêm màng bồ đào 2,9%, khô mắt 37,1%, bệnh lý mi mắt 32,9%. Các yếu tố liên quan gồm PASI, dạng lâm sàng vảy nến, sang thương vảy nến trên mặt, thuốc lá.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tổn thương mắt và các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân vảy nến tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 311 NGHIÊN CỨU TỔN THƯƠNG MẮT VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TRÊN BỆNH NHÂN VẢY NẾN TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2011-2012 Trần Kim Phượng,* Lê Ngọc Diệp** TÓM TẮT Mở đầu: Vảy nến có thể có nhiều bệnh lý đi kèm trong đó tổn thương mắt chiếm khoảng 10%. Hiện nay có rât ít tài liệu nói về vấn đề này trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Đề tài được nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ tổn thương mắt cũng như khảo sát các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân vảy nến. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tổn thương mắt và các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân vảy nến đến khám tại bệnh viện Da Liễu, Tp. Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 140 bệnh nhân vảy nến đến khám tại Bệnh Viện Da Liễu Tp. Hồ Chí Minh. Kết quả: Tỉ lệ tổn thương mắt là 65%, trong đó đục thể thủy tinh 23,6%, chiếm 13,6% ở bệnh nhân ≤ 50 tuổi, viêm màng bồ đào 2,9%, khô mắt 37,1%, bệnh lý mi mắt 32,9%, Glaucoma 0,7%. Các yếu tố của bệnh vảy nến có liên quan đến tổn thương mắt quan trọng nhất là PASI, chỉ số đánh giá độ nặng bệnh vảy nến, liên quan có ý nghĩa thống kê với đục thể thủy tinh, khô mắt, bệnh lý mi mắt. Kê tiếp là dạng lâm sàng vảy nến đặc biệt đỏ da toàn thân thường đi kèm nhiều bệnh lý mắt, vảy nến khớp có liên quan đến viêm màng bồ đào, thương tổn da trên mặt liên quan bệnh lý mi mắt. Đặc biệt các yếu tố này ảnh hưởng nhiều đến nhóm bệnh nhân ≤ 50 tuổi. Kết luận: Tỉ lệ tổn thương mắt trên bệnh nhân vảy nến là 65%, đục thể thủy tinh 23,6%, viêm màng bồ đào 2,9%, khô mắt 37,1%, bệnh lý mi mắt 32,9%. Các yếu tố liên quan gồm PASI, dạng lâm sàng vảy nến, sang thương vảy nến trên mặt, thuốc lá. Từ khóa: Đục thể thủy tinh, PASI, vảy nến, viêm màng bồ đào ABTRACT STUDY ON EYE INJURY AND RISK FACTORS IN PATIENTS WITH PSORIASIS EXAMINED IN DERMATOLOGY HOSPITAL, HO CHI MINH CITY, YEAR 2011-2012 Tran Kim Phuong, Le Ngoc Diep * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 311 - 317 Background: Ocular manifestations are one of several systemic symptoms of psoriasis, and occur in about 10% of patients. There have been very few reports on this association, both in Vietnam and elsewhere. Objectives: This study aims to assert the prevalence and risk factors of ocular comorbidities in psoriatic patients presenting at the Ho Chi Minh City Dermatology Hospital. Patients and methods: in a crossectional study with 140 patients. Patients were interviewed and examined by a dermatologist. All patients were then examined by a single ophthalmologist to find ocular abnormalities. Results: ocular disorders were present in 65% of patients, including cataract (23.6%), uveitis (2.9%), dry eye (37.1%), eyelid disorders (32.9%), glaucoma (0.7%). PASI, the severity index of psoriasis, is significantly associated with cataract, dry eye, and eyelid disorders. Psoriasis arthritis is found to be associated with uveitis, * Lớp chuyên khoa II Da Liễu khóa 2010 - 2012 ** Bộ môn Da Liễu ĐHYD TPHCM Tác giả liên lạc: TS. Lê Ngọc Diệp ĐT: 0938106969 Email: drlengocdiep@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa 312 and facial involvement with eyelid disorders. Patients with erythroderma often have multiple ocular abnormalities. These associations are stronger in patients under 50 years old. Conclusions: 65% psoriatic patients have at least one coexisting ocular disease. The most common ocular comorbidities are cataract, uveitis, dry eye, eyelid disorders. Risk factors include PASI, clinical manifestations of psoriasis, facial involvement, and smoking. Keywords: Cataract, uveitis, PASI, psoriasis MỞ ĐẦU Vảy nến (psoriasis) là một bệnh da mạn tính rất thường gặp, xảy ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới, với tỉ lệ lưu hành dao động từ 0,1% – 11,8%. Hiện nay bệnh vẫn còn là một thách thức đối với y học do bệnh sinh phức tạp, chưa điều trị khỏi hoàn toàn và nhiều bệnh lý đi kèm, trong đó những tổn thương ở mắt chiếm khoảng 10%(9). Theo bài tổng quan về vảy nến mắt trên “Journal of the American Academy of Dermatology” xuất bản vào tháng 12/2011(9) thì bệnh vảy nến có nhiều biến chứng ở mắt và ảnh hưởng đến hầu như bất cứ phần nào của mắt, nhưng triệu chứng thường kín đáo nên dễ bị bỏ sót, hoặc đánh giá thấp, cả bác sĩ lẫn bệnh nhân đều thường ít để ý đến các triệu chứng ở mắt. Nhiều bệnh lý mắt trên bệnh nhân vảy nến là bệnh lý nặng gây giảm thị lực không hồi phục, nhưng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời có thể cải thiện được thị lực hoặc hạn chế giảm thị lực thêm. Hiện chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này tại Việt Nam, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu những tổn thương mắt trên bệnh nhân vảy nến, đồng thời khảo sát mối liên quan giữa bệnh lý mắt với tuổi, giới, thời gian mắc bệnh, dạng lâm sàng độ nặng của bệnh nhân vảy nến tại Bệnh Viện Da Liễu, từ đó giúp phát hiện sớm, điều trị kịp thời bệnh lý mắt đi kèm trên bệnh nhân vảy nến nhằm điều trị toàn diện và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân. Mục tiêu Mục tiêu tổng quát Xác định tỉ lệ các tổn thương mắt và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân vảy nến đến khám tại Bệnh Viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 8/2011 đến tháng 5/2012. Mục tiêu cụ thể - Xác định tỉ lệ chung các tổn thương mắt ở bệnh nhân vảy nến đến khám tại Bệnh Viện Da Liễu Tp. Hồ Chí Minh từ 8/2011-5/2012. - Xác định tỉ lệ của từng loại tổn thương mắt ở bệnh nhân vảy nến đến khám tại Bệnh Viện Da Liễu Tp. Hồ Chí Minh từ 8/2011-5/2012. - Phân tích mối liên quan giữa các tổn thương mắt với một số yếu tố của bệnh vảy nến như tuổi, giới, thời gian mắc bệnh, thuốc lá, độ nặng của bệnh (PASI), các dạng lâm sàng vảy nến, thương tổn da ở mặt. Tổng quan tài liệu Mối liên quan về phôi thai học giữa da và mắt(1): Về phương diện phôi thai học, da có nguồn gốc từ trung bì và ngoại bì. Đa số các thành phần của mắt (mi mắt, tuyến lệ, thể thủy tinh, dịch kính, kết mạc, củng mạc, giác mạc, võng mạc) đều xuất phát từ ngoại bì phôi. Trong khi đó lớp thượng bì của da cũng xuất phát từ ngoại bì phôi, mà vảy nến là bệnh lý đặc trưng bởi sự thay đổi trong sự phát triển và biệt hóa của lớp thượng bì. Do có cùng nguồn gốc phôi thai nên một số bệnh lý ở da trong đó có bệnh vảy nến có thể có liên quan nhiều đến mắt. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu Bệnh nhân vảy nến (ở tất cả các thể). Dân số chọn mẫu Bệnh nhân vảy nến ở tất cả các thể đến điều trị ngoại trú tại Khoa Khám Bệnh, hoặc điều trị nội trú tại Khoa Lâm Sàng I và Khoa Lâm Sàng II Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 313 Bệnh Viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 8/2011 đến hết tháng 5/2012. Cỡ mẫu Công thức tính cỡ mẫu là :     2 1 / 2 2 Z P 1 P n d    Với: Z: trị số từ phân phối chuẩn : xác suất sai lầm lọai 1 p: trị số ước tính của tỉ lệ (tỉ lệ bệnh nhân có tổn thương mắt trong số các bệnh nhân vảy nến). d: độ chính xác hay sai số cho phép chọn  = 0,05, do đó Z1-/2 = Z0,975 = 1,96 P = 0,1, dựa trên báo cáo của Rehal và cộng sự. D = 0,05     2 2 1,96 0.1 1 0.1 n 138.29 beänâ nâaân 0.05      Như vậy, số lượng bệnh nhân đưa vào nghiên cứu tối thiểu là 139 bệnh nhân. Tiêu chí chọn mẫu Tiêu chuẩn chọn bệnh - Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán vảy nến - Đồng ý tham gia nghiên cứu Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, các bệnh lý tự miễn - Bệnh nhân bị bất kỳ bệnh lý mắt nào trước khi bị vảy nến - Bệnh nhân có sử dụng corticoide trong vòng 6 tháng gần đây hoặc đã điều trị bằng quang trị liệu Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện; tất cả bệnh nhân vảy nến đến khám và nhập viện điều trị từ tháng 8/2011 đến tháng 5/2012 chúng tôi sẽ chọn những người thỏa đủ tiêu chí chọn mẫu vào nhóm nghiên cứu đến khi đủ số lượng. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang. Phương pháp tiến hành Tóm tắt qui trình tiến hành Bệnh nhân vảy nến đủ tiêu chuẩn và đồng ý tham gia nghiên cứu. Khám và thu thập thông tin theo mẫu bệnh án đã lập. Chuyển bệnh nhân đi khám mắt tại Bệnh Viện Mắt Tp. Hồ chí Minh (Được khám bởi một bác sĩ của Bệnh Viện Mắt TP. Hồ Chí Minh, đã có hợp đồng trước). Thu nhận phiếu thu thập số liệu và điền kết quả khám mắt vào mẫu bệnh án. Xử lý và phân tích số liệu - Số liệu thu thập được nhập và xử lí bằng phần mềm SPSS 11.5. - Các biến số định tính được mô tả bằng tần số và tỉ lệ %. - Các biến số định lượng có phân phối chuẩn được mô tả bằng giá trị trung bình + độ lệch chuẩn; các biến định lượng không có phân phối chuẩn được mô tả bằng giá trị trung vị (khoảng tứ phân vị). - Dùng test χ2 và phép kiểm Fisher’s để so sánh sự khác biệt giữa các biến định tính. - Dùng phép kiểm Student t-test để so sánh các biến định lượng. - Sự khác biệt được xem có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05 với độ tin cậy 95%. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa 314 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh Viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 08/2011 đến tháng 05/2012 với số lượng bệnh nhân là 140 người. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Đặc điểm dịch tễ n % Tuổi (trung bình ± độ lệch chuẩn) Tuổi chung cho 2 giới (39,4 ± 14,8 tuổi) Tuổi nam (42,1 ± 13,2 tuổi) Tuổi nữ (35,7 ± 16,3 tuổi) Giới Nam 82 58,6 Nữ 58 41,4 Bàng 2: Đặc điểm lâm sàng bệnh vảy nến của bệnh nhân nghiên cứu Đặc điểm lâm sàng n % Tuổi khởi phát bệnh (30,1 ± 14,0) Thời gian mắc bệnh (9,4 ± 8,3) Dạng lâm sàng vảy nến Vảy nến mảng 95 67,9 Vảy nến mủ 6 4,3 Vảy nến giọt 4 2,9 Vảy nến khớp 13 9,3 Đỏ da toàn thân 22 15,7 Thương tổn vảy nến ở mặt Không 61 43,6 Có 79 56,4 PASI Nhẹ (<10) 33 23,6 Trung bình (10-20) 66 47,1 Nặng (>20) 41 29,3 Nhận xét: tuổi khởi phát bệnh trung bình là 30,1 tuổi, với tuổi khởi phát bệnh nhỏ nhất là 2 tuổi, lớn nhất là 71 tuổi. Thời gian mắc bệnh vảy nến trung bình là 9,4 năm, ngắn nhất là 2 tháng và dài nhất là 40 năm. Dạng lâm sàng thường gặp nhất là vảy nến mảng chiếm 67,9%, kế đến là ĐDTT 15,7%, trong đó ĐDTT vảy nến thông thường 9,3%, ĐDTT vảy nến khớp 4,3%, ĐDTT vảy nến mủ 2,1%. Vảy nến khớp 9,3%, vảy nến mủ 4,3% và ít nhất là vảy nến giọt 2,9%. Trong 140 bệnh nhân có 19 ca có tổn thương khớp chiếm 13,5%. Có 56,4% bệnh nhân có sang thương ở mặt. 47,1% có PASI từ 10 – 20 (bệnh trung bình), 29,3% có PASI >20 (bệnh nặng), 23,6% có PASI < 10 (bệnh nhẹ). Đặc điểm các tổn thương mắt đi kèm Bảng 3: Tỉ lệ bệnh nhân có bệnh lý mắt Tổn thương mắt n % Tổn thương mắt chung 91 65 Đục thể thủy tinh 33 23,6 Đục nhân thể thủy tinh 24 17,2 Đục thể thủy tinh dưới bao 8 5,7 Đục vỏ 1 0,7 Viêm màng bồ đào 4 2,9 Glaucoma 1 0,7 Khô mắt 52 37,1 Bệnh lý mi mắt 46 32,9 Viêm bờ mi 25 17,9 Viêm tuyến bờ mi (tuyến meibomius) 18 12,9 Viêm bờ mi và tuyến bờ mi 3 2,1 Viêm giác mạc chấm nông 6 4,3 Viêm kết mạc mạn tính 5 3,6 Thoái hóa pha lê thể 1 0,7 Mộng thịt 3 2,1 Quặm 1 0,7 Nhận xét: 65% bệnh nhân có tổn thương mắt, 23,6% đục thể thủy tinh. Viêm màng bồ đào chiếm tỉ lệ 2,9%, glaucoma 0,7%. Khô mắt chiếm 37,1%, Bệnh lý mi mắt 32,9%. Mối liên quan giữa một số yếu tố của bệnh vảy nến với tổn thương mắt Mối liên quan giữa các yếu tố của bệnh vảy nến với tổn thương mắt Bảng 4: Mối liên quan giữa các yếu tố của bệnh vảy nến với tổn thương mắt Các yếu tố của bệnh vảy nến Tổn thương mắt chung p Không (n= 49) Có (n=91) n % n % Tuổi ≤ 50 tuổi 48 43,6 62 56,4 0,000 > 50 tuổi 1 3,3 29 96,7 Giới Nam 26 31,7 56 68,3 0,33 Nữ 23 39,7 35 60,3 Thời gian mắc bệnh vảy nến ≤5 năm 19 31,7 41 68,3 0,47 > 5 năm 30 37,5 50 62,5 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 315 Các yếu tố của bệnh vảy nến Tổn thương mắt chung p Không (n= 49) Có (n=91) n % n % Thuốc lá Không 46 41,1 66 58,9 0,003 Có 3 10,7 25 89,3 PASI < 10 22 66,7 11 33,3 0,000 10 – 20 21 31,8 45 68,2 > 20 6 14,6 35 85,4 Dạng lâm sang vảy nến Vảy nến (mảng, mủ, giọt) 45 42,9 60 57,1 0,002 Vảy nến khớp 3 23,1 10 76,9 ĐDTT 1 4,5 21 95,5 Thương tổn da trên mặt Không 32 52,5 29 47,5 0,000 Có 17 21,5 62 78,5 Nhận xét: tuổi và tổn thương mắt liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,001), các yếu tố khác có liên quan có ý nghĩa thống kê với tổn thương mắt gồm: thuốc lá (p=0,003), PASI (p<0,001), dạng lâm sàng vảy nến (p=0,002), thương tổn vảy nến ở vùng mặt (p<0,001). Mối liên quan giữa một số yếu tố của bệnh vảy nến với đục thể thủy tinh Bảng 5: Mối liên quan giữa một số yếu tố của bệnh vảy nến với đục thể thủy tinh Các yếu tố của bệnh vảy nến Đục thể thủy tinh p Không (n=107) Có (n=33) n % n % Tuổi ≤ 50 tuổi 95 86,4 15 13,6 0,000 > 50 tuổi 12 40 18 60 Giới Nam 56 68,3 26 31,7 0,007 Nữ 51 87,9 7 23,8 Thuốc lá Không 90 80,4 22 19,6 0,03 Có 17 60,7 11 39,3 PASI < 10 31 93,9 2 6,1 0,009 10 – 20 50 75,8 16 24,2 > 20 26 63,4 15 36,6 Dạng lâm sàng vảy nến Vảy nến (mảng, mủ, giọt) 86 81,9 19 18,1 0,006 Vảy nến khớp 10 76,9 3 23,1 ĐDTT 11 50 11 50 Nhận xét: tuổi có liên quan có ý nghĩa thống kê với đục thể thủy tinh (p < 0,001), một số yếu tố khác có liên quan có ý nghĩa thống kê với đục thể thủy tinh gồm: giới (p=0,007), thuốc lá (p=0,03), PASI (p=0,009), dạng lâm sàng vảy nến (p=0,006). Mối liên quan giữa một số yếu tố của bệnh vảy nến với khô mắt Bảng 6: Mối liên quan giữa một số yếu tố của bệnh vảy nến với khô mắt Các yếu tố của bệnh vảy nến Khô mắt p Không (n=88) Có (n=52) n % n % Tuổi ≤ 50 tuổi 76 69,1 34 30,9 0,003 > 50 tuổi 12 40 18 60 Thuốc lá Không 75 67 37 33 0,04 Có 13 46,4 15 53,6 PASI < 10 29 87,9 4 12,1 0,003 10 – 20 37 56,1 29 43,9 > 20 22 53,7 19 46,3 Dạng lâm sàng vảy nến Vảy nến (mảng, mủ, giọt) 67 63,8 38 36,2 0,91 Vảy nến khớp 8 61,5 5 38,5 ĐDTT 13 59,1 9 40,9 Thương tổn da trên mặt Không 40 65,6 21 34,4 0,55 Có 48 60,8 31 39,2 Nhận xét: các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với bệnh khô mắt gồm: tuổi (p=0,003), thuốc lá (p=0,04), PASI (p=0,003). Mối liên quan giữa một số yếu tố của bệnh vảy nến với bệnh lý mi mắt Bảng 7: Mối liên quan giữa một số yếu tố của bệnh vảy nến với bệnh lý mi mắt Các yếu tố của bệnh vảy nến Bệnh lý mi mắt p Không (n=94) Có (n=46) n % n % Thuốc lá Không 82 73,2 30 26,8 0,002 Có 12 42,9 16 57,1 PASI < 10 28 84,8 5 15,2 0,009 10 – 20 45 68,2 21 31,8 > 20 21 51,2 20 48,8 Dạng lâm sàng vảy nến Vảy nến (mảng, mủ, giọt) 78 74,3 27 25,7 0,002 Vảy nến khớp 8 61,5 5 38,5 ĐDTT 8 36,4 14 63,6 Thương tổn da trên mặt Không 51 83,6 10 16,4 0,000 Có 43 54,4 36 45,6 Nhận xét: các yếu tố có liên quan có ý nghĩa thống kê với bệnh lý mi mắt bao gồm: thuốc lá Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa 316 (p=0,002), PASI (p=0,009), dạng lâm sàng vảy nến (p=0,002), thương tổn vảy nến trên mặt (p<0,001). Mối liên quan giữa một số yếu tố của bệnh vảy nến với viêm màng bồ đào Đặc điểm lâm sàng của 4 trường hợp viêm màng bồ đào Đặc điểm về bệnh vảy nến: cả 4 trường hợp đều khởi phát bệnh sớm (3 ca khởi phát bệnh lúc < 20 tuổi, 1 ca khởi phát lúc 22 tuổi), thời gian mắc bệnh kéo dài > 10 năm (10 năm, 15 năm, 20 năm và 40 năm). Hiện tại cả 4 trường hợp đều bị đỏ da toàn thân trong đó có 3 bệnh nhân bị đỏ da toàn thân vảy nến khớp, 1 bệnh nhân bị đỏ da toàn thân vảy nến mủ, với PASI > 20 (23,6, 24,6, 27,8, và 32,4), cả 4 bệnh nhân đều đã từng hoặc đang được điều trị bằng methotrexate. Về đặc điểm bệnh mắt hiện tại cả 4 trường hợp đều bị viêm màng bồ đào trước, 2 bệnh nhân có kèm đục thể thủy tinh, 2 trường hợp kèm viêm bờ mi và 1 bệnh nhân viêm tuyến bờ mi. Thời gian bị viêm màng bồ đào lần lượt là 2, 3, 5, 7 năm nghĩa là thời gian từ lúc khởi phát bệnh vảy nến đến lúc viêm màng bồ đào là > 8 năm. Viêm màng bồ đào và vảy nến khớp có liên quan với nhau có ý nghĩa thống kê với p=0,008 (phép kiểm Fisher’s). BÀN LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy: 91 người (65%) có bệnh lý mắt đi kèm tương đương với nghiên cứu của Chandran là 67%(4). Theo Robison tỉ lệ bệnh mắt trong dân số chung tại Canada là 14,4%(10). Nghiên cứu này phát hiện 65% bệnh nhân vảy nến có bệnh lý mắt, tỉ lệ này cao hơn nhiều so với dân số chung có thể do bản thân bệnh vảy nến gây ra hoặc do các phương pháp điều trị tác động vào hoặc do cả hai yếu tố này. Các yếu tố có liên quan đến tổn thương mắt gồm: tuổi, thuốc lá, dạng lâm sàng, PASI, thương tổn da trên mặt. Thuốc lá làm suy giảm chức năng một số cơ quan thị giác và có thể gây nhiều bệnh lý mắt khác nhau(4), bên cạnh đó thuốc lá cũng làm nặng thêm tình trạng bệnh vảy nến(1). PASI liên quan có ý nghĩa thống kê với tổn thương mắt với p<0,001 tương đương với nghiên cứu của Chandran và cộng sự cho thấy độ nặng của bệnh vảy nến có liên quan đến đục thể thủy tinh(4). Tổn thương mắt là một bệnh lý đi kèm của bệnh vảy nến, cũng giống như những bệnh lý khác, bệnh lý mắt trên bệnh nhân vảy nến cũng liên quan đến độ nặng của bệnh. Đục thể thủy tinh là bệnh lý liên quan đến tuổi già, trong dân số chung chỉ thường gặp ở bệnh nhân > 60 tuổi với tỉ lệ 50% ở người > 65 tuổi, trong nghiên cứu này đục thể thủy tinh chiếm 13,6% ở bệnh nhân ≤ 50 tuổi đặc biệt khi PASI > 10, tương đương nghiên cứu của Chandran(5), chứng tỏ vảy nến có liên quan đến đục thể thủy tinh có thể do bản thân của bệnh hay do các biện pháp điều trị. Thuốc lá cũng có liên quan đến đục thể thủy tinh phù hợp với nghiên cứu của Katedra(6). Khô mắt chiếm tỉ lệ cao (37,1%) và sớm hơn người bình thường, theo Scot tỉ lệ bệnh khô mắt ở dân số chung là 14,4% trong đó chiếm 8,4% ở người 80 tuổi(8). Điều này cho thấy có thể vảy nến góp phần gây ra khô mắt do bản thân bệnh hay do các thuốc điều trị vảy nến như retinoide. Thuốc lá và PASI (p=0,003) cũng liên quan đến bệnh khô mắt. Bệnh lý mi mắt chiếm 32,9% đặc biệt có liên quan đến PASI (p=0,009), dạng lâm sàng đỏ da toàn thân (p=0,002), thương tổn da trên mặt (p<0,001). Khi có thương tổn da trên mặt, mảng da vảy nến có thể xuất hiện ở mi và bờ mi nên mi mắt dễ bị kích thích liên tục và kéo dài gây tình trạng viêm bờ mi, viêm tuyến bờ mi(9). Theo tác giả Berhard vảy nến mặt và mi mắt cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh vảy nến nặng(2). 2,9% viêm màng bồ đào trước, tỉ lệ này cao hơn nghiên cứu của Chandran và cs chỉ có 2%(4). Tỉ lệ viêm màng bồ đào trong nhóm bệnh nhân vảy nến có viêm khớp là 15,8% (3/19 bệnh nhân) phù hợp với báo cáo của Rehal và cộng sự với tỉ lệ viêm màng bồ đào trong vảy nến khớp từ 7 – Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 317 20%(9). Theo Linssen và cộng sự báo cáo tỉ lệ mới mắc cộng dồn của viêm màng bồ đào trước trong dân số chung ở Hà lan là 0,2%(7). Tỉ lệ 2,9% viêm màng bồ đào trong nghiên cứu gợi ý rằng có mối liên hệ giữa bệnh lý mắt này với bệnh vảy nến. Viêm màng bồ đào chiếm 10% nguyên nhân gây mù tại Mỹ, đây là bệnh lý nặng cần được chẩn đoán và điều trị khẩn bởi bác sĩ chuyên khoa mắt. Nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời viêm màng bồ đào có tiên lượng tương đối tốt, nhưng nếu điều trị trễ sẽ gây nhiều biến chứng trầm trọng như đục thể thủy tinh, glaucoma, phù võng mạc, mất thị lực
Tài liệu liên quan