Cơ sở: Đánh giá nguy cơ bệnh động mạch vành (ĐMV) có vai trò quan trọng trong dự phòng bệnh tim
mạch trong tương lai của người bệnh. Tuy nhiên, nghiên cứu đánh giá nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm tới theo
thang điểm Framingham ở Việt Nam còn chưa được quan tâm.
Mục tiêu: Ước tính nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 năm tới theo thang điểm Framingham ở những người
đến khám tại Bệnh viện Việt-Tiệp, Hải Phòng.
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang có phân tích.
Kết quả: Trong nghiên cứu này, 500 người có độ tuổi từ 20 đên 80 (nam 170, nữ 330) đã được khám lâm
sàng, đo huyết áp, định lượng cholesterol toàn phần, HDL-C và đánh giá nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm tới theo
thang điểm Framingham. Kết quả của nghiên cứu cho thấy: Nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm tới là: 6,17 ± 6,06%,
trong đó nam (10,7 ± 6,86%) cao hơn so với nữ (3,83 ± 4,4%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Nguy cơ bệnh
ĐMV 10 năm tới tăng theo độ tuổi (p < 0,05). Nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm tới ở nhóm THA, tăng TC, giảm
HDL-C và có hút thuốc lá (HTL) (lần lượt là: 8,61 ± 6,82%; 7,91 ± 6,66%; 7,25 ± 6,0% và 11,89 ± 7,37%) cao
hơn so với người không THA, không tăng TC, không giảm HDL-C và không HTL (lần lượt là: 4,09 ± 4,88 %;
4,74± 5,55 %; 6,04 ± 6,29 % và 4,77 ± 5,08 %) có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm tới ở nam cao
hơn so với nữ phân theo tuổi, THA, tăng TC, giảm HDL-C và có HTL với p < 0,001.
Kết luận: Nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm tới theo Framingham tăng lên theo tuổi, nguy cơ cao hơn ở nhóm
THA, tăng TC, giảm HDL-C và có HTL có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Trong đó, nguy cơ bệnh ĐMV ở nam
cao hơn so với nữ (p < 0,001).
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ước tính nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm tới theo thang điểm Framingham qua 500 trường hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 38
NGHIÊN CỨU ƯỚC TÍNH NGUY CƠ BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH
TRONG 10 NĂM TỚI THEO THANG ĐIỂM FRAMINGHAM
QUA 500 TRƯỜNG HỢP
Nguyễn Hồng Huệ*, Nguyễn Đức Công**
TÓM TẮT
Cơ sở: Đánh giá nguy cơ bệnh động mạch vành (ĐMV) có vai trò quan trọng trong dự phòng bệnh tim
mạch trong tương lai của người bệnh. Tuy nhiên, nghiên cứu đánh giá nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm tới theo
thang điểm Framingham ở Việt Nam còn chưa được quan tâm.
Mục tiêu: Ước tính nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 năm tới theo thang điểm Framingham ở những người
đến khám tại Bệnh viện Việt-Tiệp, Hải Phòng.
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang có phân tích.
Kết quả: Trong nghiên cứu này, 500 người có độ tuổi từ 20 đên 80 (nam 170, nữ 330) đã được khám lâm
sàng, đo huyết áp, định lượng cholesterol toàn phần, HDL-C và đánh giá nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm tới theo
thang điểm Framingham. Kết quả của nghiên cứu cho thấy: Nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm tới là: 6,17 ± 6,06%,
trong đó nam (10,7 ± 6,86%) cao hơn so với nữ (3,83 ± 4,4%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Nguy cơ bệnh
ĐMV 10 năm tới tăng theo độ tuổi (p < 0,05). Nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm tới ở nhóm THA, tăng TC, giảm
HDL-C và có hút thuốc lá (HTL) (lần lượt là: 8,61 ± 6,82%; 7,91 ± 6,66%; 7,25 ± 6,0% và 11,89 ± 7,37%) cao
hơn so với người không THA, không tăng TC, không giảm HDL-C và không HTL (lần lượt là: 4,09 ± 4,88 %;
4,74± 5,55 %; 6,04 ± 6,29 % và 4,77 ± 5,08 %) có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm tới ở nam cao
hơn so với nữ phân theo tuổi, THA, tăng TC, giảm HDL-C và có HTL với p < 0,001.
Kết luận: Nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm tới theo Framingham tăng lên theo tuổi, nguy cơ cao hơn ở nhóm
THA, tăng TC, giảm HDL-C và có HTL có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Trong đó, nguy cơ bệnh ĐMV ở nam
cao hơn so với nữ (p < 0,001).
Từ khoá: Bệnh động mạch vành, thang điểm Framingham.
ABSTRACT
STUDYING THE ESTIMATION OF CORONARY RISK
IN 10 YEARS BY FRAMINGHAM POINT SCORES IN 500 PATIENTS
Nguyen Hong Hue, Nguyen Duc Cong
*Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 38 - 44
Bacground: The estimation of coronary risk plays an important role to prevent cardiovascular disease in
future. However, in Viet Nam, there was a few studies in the estimation of coronary risk in 10 years by
Framingham point scores.
Objectives: The estimation of coronary risk in 10 years by Framingham point scores in outpatients at Viet
Tiep Hospital.
Methods: Cross-sectional descriptive, analysis, prospective study.
Results: In this study, 500 patients from 20 to 80 years old (170 male, 330 female), have examined, taken
blood pressure measure, cholesterol total measure, HDL-c and estimated the coronary risk in 10 years by
* Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng, ** Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Đức Công, ĐT: 0982160860 Email:
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 39
Framingham point scores. The result showed: The coronary risk in 10 years was 6.17±6.06% and male was
10.7±6.86 (%) higher than female 3.83±4.4 (%) with statistical significance (p < 0.001). The coronary risk in 10
years increased with age (p < 0.05). The coronary risk in 10 years in patients with hypertension, hypercholesterol,
low HDL-c, and smoke [were: 8.61±6.82 (%); 7.91±6.66 (%); 7.25±6.0 (%) and 11.89±7.37 (%)] higher than
patients without hypertension, hypercholesterol, low HDL-c and smoke [were: 4.09±4.88 (%); 4.74±5.55 (%);
6.04 ± 6.29 (%) and 4.77±5.08 (%)] with statistical significance (p < 0.001). The coronary risk in 10 years in male
was higher than female with age, hypertension, hypercholesterol, low HDL-c and smoke (p < 0.001).
Conclusions: The coronary risk in 10 years by Framingham point scores increased with age, and it was high
in patients with hypertension, hypercholesterol, low HDL-c and smoke (p < 0.001). The coronary risk in 10 years
in male was higher than female (p < 0.001).
Key words: Coronary artery disease, Framingham point scores.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, bệnh tim mạch đang có xu hướng
tăng nhanh trên phạm vi toàn thế giới, nhất là ở
các nước phát triển và đang phát triển. Trong
đó, bệnh động mạch vành (ĐMV) là bệnh
thường gặp và có tỉ lệ tử vong cao. Ở Việt Nam,
cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã
hội, bệnh ĐMV ngày càng phổ biến và đã trở
thành vấn đề thời sự. Theo Phạm Gia Khải và
cộng sự (năm 2000) quan sát thấy tỉ lệ bệnh nhân
mắc bệnh ĐMV điều trị tại viện Tim mạch quốc
gia tăng lên qua từng năm. Năm 1994 tỉ lệ đó là
3,42%, 1995 là 5% và 1996 là 6,05%(9). Theo Trần
Văn Dương, năm 1998 tỉ lệ mắc bệnh ĐMV
chiếm 9,5% các bệnh tim mạch và tỉ lệ tử vong là
11,2%. Tổ chức Y tế Thế giới (World Health
Organization: WHO) thống kê năm 2010 sẽ có
100.000 bị bệnh này(3).
Mặc dù các nước phát triển đã có những kế
hoạch Phòng chống bệnh rất tích cực và bệnh
ĐMV đã được kìm hãm đáng kể nhưng do sự
tích lũy về dân số, tuổi và tỷ lệ mắc bệnh mới
nên bệnh suất và tử suất do bệnh ĐMV vẫn
chiếm 1 tỉ lệ hàng đầu trong mô hình bệnh tật
(12). Đây là loại bệnh lý có nhiều diễn biến phức
tạp với nhiều biến chứng nặng nề, nguy hiểm đe
doạ đến tính mạng người bệnh và gây tốn kém
rất nhiều trong theo dõi và điều trị. Thang điểm
Framingham là một thang điểm đánh giá nguy
cơ bệnh ĐMV được nhiều nghiên cứu trên thế
giới sử dụng trong công tác ước tính bệnh ĐMV
trong tương lai. Để ước tính bệnh ĐMV theo
thang điểm này người ta dựa vào một số nguy
cơ chủ yếu sau: tuổi, giới, HDL-C, CT, hút thuốc
lá và trị số huyết áp tâm thu (HATT). Chính vì
sự gia tăng, mức độ nguy hiểm của bệnh ĐMV
nên việc phòng chống bệnh này là rất cần thiết
trong cộng đồng. Đã có nhiều nghiên cứu trên
thế giới về nguy cơ bệnh ĐMV, nhưng mức độ
nguy cơ bệnh ĐMV ở Việt Nam trong 10 năm
tới là bao nhiêu vẫn còn là câu hỏi để những
người hoạch định chính sách y tế ở Việt Nam
quan tâm. Để có những bằng chứng khoa học
giúp ước tính bệnh ĐMV và các biến chứng do
bệnh ĐMV gây nên, giúp cho những người
hoạch định chính sách y tế chuẩn bị kế hoạch
phòng chống bệnh ĐMV cho 10 năm tới. Chúng
tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu:
Ước tính nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 năm tới theo
thang điểm Framingham ở những người đến khám
tại Bệnh viện Việt-Tiệp, Hải Phòng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm 500 bệnh nhân
(170 nam và 330 nữ) có độ tuổi trung bình:
55,9 ± 12,9 được lấy từ các phòng khám
chuyên khoa: Tim mạch, Hô hấp, Tiêu hóa,
Nội tiết của phòng khám bệnh đa khoa Bệnh
viện Việt Tiệp, Hải Phòng trong thời gian từ
tháng 8/2007 đến tháng 5/2008.
Các bệnh nhân phải có đủ các chỉ tiêu đánh
giá nguy cơ bệnh ĐMV theo thang điểm
Framingham: tuổi, giới, HDL-C, cholesterol toàn
phần (TC), hút thuốc lá và trị số HATT. Loại trừ
các trường hợp sau đây:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 40
- Bệnh nhân đã có chẩn đoán xác định là
bệnh ĐMV.
- Bệnh nhân không có đủ các chỉ tiêu đánh
giá nguy cơ bệnh ĐMV theo thang điểm
Framingham.
- Bệnh nhân đang có các bệnh cấp hoặc mạn
tính ảnh hưởng nhất thời đến kết quả xét
nghiệm lipid máu, ảnh hưởng nhất thời đến con
số huyết áp (như: tiêu chảy mất nước, suy kiệt
nặng...) và có bệnh tiên lượng tử vong gần (ung
thư, xơ gan).
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Tiến cứu, cắt ngang mô tả có phân tích.
Cỡ mẫu lựa chọn
Dựa vào công thức tính cỡ mẫu của dịch tễ
học mô tả, dựa trên tỉ lệ mắc bệnh đã trong cộng
đồng, cỡ mẫu được tính theo công thức:
2
2
/2-1
d
)p1(xpxZ
n
* Trong đó:
n: Cỡ mẫu cần nghiên cứu.
Z21-/2: giá trị giới hạn tương ứng với độ tin cậy.
(Z21-/2 = 1,96 nếu độ tin cậy là 95%).
p: tần suất ước lượng mắc bệnh ĐMV trong quần thể (Theo
nghiên cứu Viện tim mạch 1991, tỷ lệ bệnh ĐMV ở Việt Nam
vào khoảng 3,0%. Với tốc độ gia tăng của BĐMV như hiện nay
tính đến thời điểm nghiên cứu sẽ khoảng 8,0%).
d2: độ chính xác mong muốn (= 0,03).
Theo công thức trên cỡ mẫu nghiên cứu là:
471
03,0
92,008,096,1
2
2
xxN
Từ đó chúng tôi lấy cỡ mẫu cho nghiên cứu
này là 500 người.
Nội dung nghiên cứu
Các đối tượng nghiên cứu được hỏi về tiền
sử, bệnh sử, các yếu tố nguy cơ, khám lâm sàng
và cận lâm sàng toàn diện và ghi chép đầy đủ
vào mẫu bệnh án nghiên cứu.
Đo huyết áp theo hướng dẫn của JNC VI
Bệnh nhân được ngồi trên ghế, lưng được
nâng thẳng, tay được để trần và nâng ngang
tim. Bệnh nhân nên ngưng hút thuốc và uống cà
phê trong 30 phút trước khi đo. Đo huyết áp sau
khi nghỉ ngơi ít nhất 5 phút. Ghi lại cả HATT
(lần xuất hiện đầu tiên của tiếng đập Korotkoff)
và HATTr (lúc biến mất tiếng đập Korotkoff).
Lấy trung bình của 2 số đo hoặc nhiều hơn, đo
cách nhau 2 phút. Chẩn đoán THA nguyên phát
dựa theo tiêu chuẩn JNC VII (Joint National
Committee) được gọi là THA nguyên phát khi
huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc
huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg.
Định lượng cholesterol toàn phần (TC) và
HDL-C
Mẫu máu được lấy vào buổi sáng khi nhịn
đói ít nhất 12 giờ tại phòng sinh hóa bằng
máy OLYMPUS-AU 600 tại Bệnh viện Việt
Tiệp, Hải Phòng.
Đánh giá nguy cơ BĐMV theo thang điểm
Framingham
Dựa vào 5 yếu tố (tuổi, mức HDL-C, CT, hút
thuốc lá, trị số huyết áp tâm thu) để tính nguy
cơ bệnh ĐMV trong 10 năm tới là bao nhiêu
phần trăm. Từ đó, đánh giá mức độ nguy cơ
như sau:
- Rất cao: trên 30%
- Cao: 20 đến 30%
- Trung bình: 10 đến 20%
- Thấp: dưới 10%
Xử lý số liệu
Các số liệu được quản lý trên máy vi tính và
được xử lý theo các thuật toán thống kê sử dụng
trong y sinh học với phần mềm SPSS 15.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Phân bố tuổi của nhóm nghiên cứu
Tuổi Chung (n = 500)
Nam
(n = 170)
Nữ
(n = 330)
P (nam,
nữ)
20 - 39, n(%) 56 (11,2) 21 (12,35) 35 (10,61) > 0,05
40 - 49, n(%) 96 (19,2) 30 (17,65) 66 (20,0) > 0,05
50 - 59, n(%) 139 (27,8) 40 (23,53) 99 (30,0) > 0,05
60 - 69, n(%) 130 (26,0) 48 (28,24) 82 (24,85) > 0,05
70-79, n(%) 79 (15,8) 31 (18,24) 48 (14,55) > 0,05
Trung bình, 55,91 ± 56,61 ± 55,55 ± > 0,05
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 41
Tuổi Chung (n = 500)
Nam
(n = 170)
Nữ
(n = 330)
P (nam,
nữ)
năm 12,86 13,68 12,43
* Qua bảng 1 ta thấy: Tuổi trung bình của
đối tượng nghiên cứu là: 55,91 ± 12,86 (năm).
Không có sự khác biệt tuổi trung bình giữa
nam và nữ cũng như tỷ lệ khi phân độ tuổi
của 2 giới (p > 0,05).
Bảng 2: Phân bố số YTNC chính trên từng bệnh
nhân
Số
YTNC
Chung
(n = 500)
Nam
(n =170)
Nữ
(n =330)
P
(nam,
nữ)
0 81 (16,20) 12 (7,06) 69 (20,91) < 0,001
1 120 (24,00) 41 (24,12) 79 (23,94) > 0,05
2 186 (37,20) 63 (37,06) 123 (37,27) > 0,05
3 91 (18,20) 37 (21,76) 54 (16,36) > 0,05
4 20 (4,00) 15 (8,82) 5 (1,52) < 0,001
5 2 (0,40) 2 (1,18) 0 (0,00)
* Qua bảng 2 ta thấy: Tỷ lệ người có 4 YTNC
bệnh ĐMV ở nam (8,82%) cao hơn so với nữ
(1,52%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
- Tỷ lệ nữ không có YTNC (20,91%) cao hơn so
với nam (7,06%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Bảng 3: Nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm tới ở đối tượng
nghiên cứu theo tuổi
Nguy cơ 10 năm tới (%) Độ tuổi
Chung Nam Nữ
P (nam,
nữ)
20 - 39 1,63 ± 2,00 2,67 ± 3,02 <1,00 ± 0,00 < 0,001
40 - 49 3,17 ± 4,78 7,30 ± 6,90 1,29 ± 0,82 < 0,001
50 - 59 4,36 ± 4,86 9,65 ± 5,39 2,22 ± 1,79 < 0,001
60 - 69 8,03 ± 5,50 13,06 ± 4,14 5,09 ± 3,80 < 0,001
70 - 79 13,15 ± 6,72 17,13 ± 6,22 10,58 ± 5,74 < 0,001
Tổng 6,17 ± 6,06 10,70 ± 6,86 3,83 ± 4,40 < 0,001
p < 0,05 < 0,05 < 0,05
* Qua bảng 3 ta thấy:
- Tỷ lệ nguy cơ bệnh ĐMV 10 tới tăng dần
theo tuổi có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
- Tỷ lệ nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm tới ở nam
phân theo từng độ tuổi cao hơn so với nữ có ý
nghĩa thống kê (p < 0,001).
Bảng 4: Nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm tới ở bệnh nhân có và không có THA
Chung Nam Nữ
Nhóm THA Điểm tổng
cộng
Nguy cơ 10
năm tới (%)
Điểm tổng
cộng
Nguy cơ 10
năm tới (%)
Điểm tổng
cộng
Nguy cơ 10 năm
tới (%)
P (nam,
nữ)
THA (n = 233) 15,37 ±4,05 8,61 ± 6,82 12,85 ± 3,35 14,56 ± 6,95 16,38 ± 3,86 6,22 ± 5,09 < 0,001
Không THA (n = 267) 7,84 ± 6,25 4,09 ± 4,88 9,36 ± 5,44 8,25 ± 5,58 6,90 ± 6,55 1,48 ± 1,29 < 0,001
p < 0,001 < 0,001 < 0,001
* Qua bảng 4 ta thấy:
- Nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 năm tới ở đối
tượng THA (8,61 ± 6,82%) cao hơn so với người
không THA (4,09 ± 4,88%) có ý nghĩa thống kê
(p < 0,001).
- Nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm tới ở nhóm
THA nam cao hơn so với nữ có ý nghĩa thống kê
(p < 0,001).
Bảng 5: Nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm tới ở bệnh nhân tăng và không tăng CT
Chung Nam Nữ Nhóm
TC
Điểm tổng
cộng
Nguy cơ 10
năm tới (%)
Điểm tổng
cộng
Nguy cơ 10
năm tới (%)
Điểm tổng
cộng
Nguy cơ 10
năm tới (%)
P
(nam, nữ)
Tăng CT (n = 225) 14,53 ± 4,00 7,91 ± 6,66 12,68 ± 2,70 13,32 ± 6,48 15,40 ± 4,22 5,37 ± 5,04 < 0,001
Không tăng CT (n = 275) 8,67 ± 7,01 4,74 ± 5,55 9,27 ± 5,81 8,78 ± 6,52 8,34 ± 7,59 2,51 ± 3,23 < 0,001
p < 0,001 < 0,001 < 0,001
* Qua bảng 5 ta thấy: Nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 năm tới ở
đối tượng tăng CT (7,91 ± 6,66%) cao hơn đối
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 42
tượng không tăng CT (4,74± 5,55%) có ý nghĩa
thống kê.
Nguy cơ bệnh ĐMV ở nam nhóm tăng
TC cao hơn so với nữ có ý nghĩa thống kê
(p < 0,001).
Bảng 6: Nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm tới ở bệnh nhân giảm và không giảm HDL-C
Chung Nam Nữ Nhóm
HDL-C
Điểm tổng
cộng
Nguy cơ 10
năm tới (%)
Điểm tổng
cộng
Nguy cơ 10
năm tới (%)
Điểm tổng
cộng
Nguy cơ 10
năm tới (%)
P (nam,
nữ)
Giảm HDL-C (n = 27) 12,09 ± 5,96 7,25 ± 6,00 10,50 ± 5,11 10,33 ± 6,22 13,41 ± 6,37 4,69 ± 4,48 < 0,001
Không giảm HDL-C (n = 473) 11,21 ± 6,60 6,04 ± 6,29 10,75 ± 5,03 10,76 ± 6,98 11,44 ± 7,23 3,75 ± 4,39 < 0,001
p < 0,001 < 0,001 < 0,001
* Qua bảng 6 ta thấy:
- Nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 năm tới ở đối
tượng giảm HDL-C (7,25 ± 6,00%) cao hơn đối
tượng không giảm HDL-C (6,04 ± 6,29%) có ý
nghĩa thống kê (p < 0,001).
- Nguy cơ bệnh ĐMV ở nhóm giảm HDL-
C nam cao hơn so với nữ có ý nghĩa thống kê
(p < 0,001).
Bảng 7: Nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm tới ở bệnh nhân có và không HTL
Chung Nam Nữ P (nam, nữ)
Nhóm HTL Điểm tổng
cộng
Nguy cơ 10
năm tới (%)
Điểm tổng
cộng
Nguy cơ 10
năm tới (%)
Điểm tổng
cộng
Nguy cơ 10 năm
tới (%)
Có HTL (n = 98) 12,35 ± 4,11 11,89 ± 7,37 11,83 ± 3,82 12,34 ± 7,33 17,44 ± 3,40 7,44 ± 6,65 < 0,001
Không HTL (n = 402) 11,05 ± 6,98 4,77 ± 5,08 9,48 ± 5,86 8,90 ± 5,85 11,45 ± 7,19 3,73 ± 4,29 < 0,001
p < 0,001 < 0,001 < 0,001
* Qua bảng 7 ta thấy:
- Nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 năm tới ở đối
tượng có HTL (11,89 ± 7,37 %) cao hơn đối tượng
không giảm HDL-C (4,77 ± 5,08 %) có ý nghĩa
thống kê (p < 0,001).
- Nguy cơ bệnh ĐMV ở nhóm có HTL
nam cao hơn so với nữ có ý nghĩa thống kê
(p < 0,001).
BÀN LUẬN
Nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 năm tới theo
thang điểm Framingham ở toàn bộ nhóm
nghiên cứu là 6,17 ± 6,06% và tăng theo tuổi có ý
nghĩa thống kê (p < 0,001). Nguy cơ cao nhất ở
độ tuổi 70-79. Kết quả của nghiên cứu này giống
nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài
nước. Nguyễn Thị Anh Phương trong nghiên
cứu “Tìm hiểu ứng dụng phần mềm
Cardiologique của chương trình Framingham
trong dự báo nguy cơ bệnh mạch vành ở người
Việt Nam” cho thấy tỉ lệ bệnh ĐMV tăng dần
theo tuổi và cao nhất ở tuổi 60-74(10). Hoàng Văn
Quý(6) cũng cho thấy tỉ lệ mắc BĐMV tăng dần
theo tuổi. Điều này chứng tỏ tuổi là một YTNC
của bệnh ĐMV và là một YTNC không thể thay
đổi được bằng can thiệp y học. Đây là 1 YTNC
có giá trị trong dự báo và tiên lượng bệnh ĐMV.
So sánh với kết quả nghiên cứu trong bài “Nguy
cơ bệnh tim không thay đổi trong 10 năm tới”
các nhà nghiên cứu đã so sánh dữ liệu của 8726
người tham gia khảo sát NHAMES) thấy:
Nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm < 10% là 76,4%
Nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm 10-20% là 11,0%
Nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm > 20% là 13,0%.
Theo ATP III thì:
Nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm < 10% là 56,3%
Nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm 10-20% là 34,1%
Nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm > 20% là 9,5%.
Như vậy, nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 năm
tới trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn 2
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 43
nghiên cứu trên. Điều này cũng hợp lý khi tỉ lệ
bệnh ĐMV ở nước ta thấp hơn các nước phát
triển. Theo nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy
nguy cơ BĐMV ở nữ giới theo thang điểm
Framingham là 3,83 ± 4,4% và tăng theo tuổi có
ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Nguyễn Thị Dung
thì độ tuổi 20-29 và 30-39 thì nguy cơ bệnh ĐMV
trong 10 năm tới thấp chỉ chiếm 1,0%, từ 50-59 là
1,5%, từ 60-69 là 3,5%(11).
Ước tính nguy cơ bệnh ĐMV ở nam giới
theo thang điểm Framingham theo nghiên cứu
của chúng tôi là 10,7 ± 6,86% và tăng theo tuổi
có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy nguy
cơ bệnh ĐMV ở nam cao hơn nữ có ý nghĩa
thống kê ở mọi lứa tuổi (p < 0,001). Nguy cơ ở
nam là 10,7 ± 6,86% và nguy cơ ở nữ là 3,83 ±
4,4%. Kết quả này phù hợp với nhiều kết quả
nghiên cứu trong và ngoài nước: theo như
nghiên cứu của Framingham(5) theo dõi trong 10
năm trên 5251 người da trắng thấy các biến cố
mạch vành ở nam là 8,0% và ở nữ là 2,8%. Theo
nghiên cứu của Jing Liu, Yuling Hong và CS(7)
thì tỉ lệ BĐMV là 1,5% ở nam và 0,6% ở nữ (p <
0,05). Keil U cũng đã chỉ ra là gia tăng BĐMV ở
phụ nữ trong 10 năm muộn hơn nam giới và
nguy cơ ở phụ nữ ít hơn(8). Theo nghiên cứu của
Nguyễn Thị Dung(11) thì nguy cơ bệnh ĐMV ở
nam là 11,0% và nữ là 1,0%.
RLLM là một trong những yếu tố khởi đầu
cho quá trình hình thành và phát triển VXĐM
và BĐMV. Theo nghiên cứu của Vrentzos GE và
CS(14) khi nghiên cứu 234 bệnh nhân có RLLM
thấy phần trăm nguy cơ bệnh ĐMV # 20% theo
thang điểm Framingham. Nguy cơ bệnh ĐMV
trong 10 năm tới ở bệnh nhân có tăng CT là: 7,91
± 6,66%, cao hơn đối tượng có CT bình thường
(4,74 ± 5,55%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,001),
nguy cơ ở nam và nữ có tăng CT cao hơn nam
và nữ không tăng CT có ý nghĩa thống kê và
nguy cơ ở nam cao hơn nữ có ý nghĩa thống kê
(tất cả p < 0,001). Kết quả nghiên cứu này phù
hợp với nhiều nghiên cứu: theo Castelli WP(2)
trong nghiên cứu theo dữ liệu 35 năm của
Framingham Heart Study đã chỉ ra rằng CT và
LDL-C phải được xem xét khi đánh giá nguy cơ
bệnh ĐMV. Washio M và CS đã nghiên cứu 433
bệnh nhân ở Nhật Bản cho thấy THA, ĐTĐ,
giảm HDL-C và tăng TG là YTNC bệnh ĐMV và
tăng TG là YTNC bệnh ĐMV nổi bật với nam
giới(15). Nguy cơ BĐMV trong 10 năm tới ở bệnh
nhân có giảm HDL-C là: 7,25 ± 6%, cao hơn bệnh
nhân có HDL-C bình thường (6,04 ± 6,29%) và
nguy cơ ở nam cao hơn nữ có ý nghĩa thống kê
(p < 0,001). Satoh H khi nghiên cứu đàn ông trẻ
và trung niên ở Nhật Bản thấy giảm HDL-C và
tăng đường máu được xác định là YTNC quan
trọng cho bệnh ĐMV và phối hợp những YTNC
này càng làm tăng nguy cơ BĐMV. Theo nghiên
cứu của Wilson PW(16) thấy tăng CT kết hợp với
giảm HDL-C dẫn đến tăng tần suất nhồi máu cơ
tim ở cả 2 giới nam và nữ. THA lâu dài theo
Lukomski PA sẽ