Đặt vấn đề: Chấn thương và tử vong do tai nạn giao thông đường bộ là một trong những mối quan tâm
hàng đầu ở nhiều quốc gia. Tai nạn giao thông (TNGT) và chấn thương là chủ đề chính được thảo luận ở các
thành phố lớn, bao gồm thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Tại Việt Nam, số các trường hợp chấn thương
trong một năm (2007) có thể đạt 115.666 vụ và tử vong do tai nạn giao thông có thể đạt 4.040 vụ (2007)(3)
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh; gánh
nặng về sức khỏe, kinh tế, ảnh hưởng của tai nạn giao thông lên cuộc sống hàng ngày của người bị tai nạn giao
thông và gia đình họ. Qua đó, đề xuất giải pháp nhằm hạn chế số vụ tai nạn giao thông, cải thiện tình trạng giao
thông đường bộ.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định tính (2 phỏng vấn sâu đại diện Ban An toàn giao thông
TP.HCM và Phòng Cảnh sát giao thông huyện Củ Chi, 05 thảo luận nhóm cộng đồng tại Củ Chi), kết hợp hồi
cứu số liệu tại Ban An toàn giao thông TP.HCM, 3 bệnh viện tại TP.HCM (Chợ Rẫy, Chấn thương chỉnh hình,
Trưng Vương)
Kết quả: 5 nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông thuộc về ý thức người dân: lưu thông không đúng
phần đường, vi phạm tốc độ, không chú ý quan sát, tránh/ vượt không đúng qui định, bộ hành qua đường không
đúng qui định (Báo cáo của Ban An toàn giao thông). Số nhập viện, chấn thương, tử vong ở các bệnh viện lần
lượt là: Chợ Rẫy (26.023; 18.355; 1.129), Chấn thương chỉnh hình (11.962; 11.960; 2), Trưng Vương (508;
2.042; 8). 3 nhóm giải pháp chính hạn chế tai nạn giao thông: truyền thông nâng cao nhận thức, thực thi xử phạt
nghiêm các trường hợp vi phạm, cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng.
Kết luận: Tai nạn giao thông ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất, tinh thần và kinh tế của người bị
thương và người thân trong gia đình. Giảm tai nạn giao thông cần huy động sự góp sức của lãnh đạo chính
quyền, các ban ngành đoàn thể và toàn thể cộng đồng.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu về giao thông và sức khỏe của người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 30
NGHIÊN CỨU VỀ GIAO THÔNG VÀ SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI DÂN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM, NĂM 2011
Lê Hoàng Ninh*, Lê Vinh*, Phùng Đức Nhật*, Dương Thị Minh Tâm*, Điền Ngọc Trang*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Chấn thương và tử vong do tai nạn giao thông đường bộ là một trong những mối quan tâm
hàng đầu ở nhiều quốc gia. Tai nạn giao thông (TNGT) và chấn thương là chủ đề chính được thảo luận ở các
thành phố lớn, bao gồm thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Tại Việt Nam, số các trường hợp chấn thương
trong một năm (2007) có thể đạt 115.666 vụ và tử vong do tai nạn giao thông có thể đạt 4.040 vụ (2007)(3)
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh; gánh
nặng về sức khỏe, kinh tế, ảnh hưởng của tai nạn giao thông lên cuộc sống hàng ngày của người bị tai nạn giao
thông và gia đình họ. Qua đó, đề xuất giải pháp nhằm hạn chế số vụ tai nạn giao thông, cải thiện tình trạng giao
thông đường bộ.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định tính (2 phỏng vấn sâu đại diện Ban An toàn giao thông
TP.HCM và Phòng Cảnh sát giao thông huyện Củ Chi, 05 thảo luận nhóm cộng đồng tại Củ Chi), kết hợp hồi
cứu số liệu tại Ban An toàn giao thông TP.HCM, 3 bệnh viện tại TP.HCM (Chợ Rẫy, Chấn thương chỉnh hình,
Trưng Vương)
Kết quả: 5 nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông thuộc về ý thức người dân: lưu thông không đúng
phần đường, vi phạm tốc độ, không chú ý quan sát, tránh/ vượt không đúng qui định, bộ hành qua đường không
đúng qui định (Báo cáo của Ban An toàn giao thông). Số nhập viện, chấn thương, tử vong ở các bệnh viện lần
lượt là: Chợ Rẫy (26.023; 18.355; 1.129), Chấn thương chỉnh hình (11.962; 11.960; 2), Trưng Vương (508;
2.042; 8). 3 nhóm giải pháp chính hạn chế tai nạn giao thông: truyền thông nâng cao nhận thức, thực thi xử phạt
nghiêm các trường hợp vi phạm, cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng.
Kết luận: Tai nạn giao thông ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất, tinh thần và kinh tế của người bị
thương và người thân trong gia đình. Giảm tai nạn giao thông cần huy động sự góp sức của lãnh đạo chính
quyền, các ban ngành đoàn thể và toàn thể cộng đồng.
Từ khóa: Giao thông, giao thông và sức khỏe
ABSTRACT
THE AFFECT OF TRANSPORTATION ON THE HEALTH OF CITIZENS
IN HO CHI MINH CITY, VIETNAM, 2011
Le Hoang Ninh, Le Vinh, Phung Duc Nhat, Duong Thi Minh Tam, Dien Ngoc Trang.
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 30 – 34
Background: Injuries and deaths caused by road traffic accidents constitute a major concern of many
countries. Traffic accidents and injuries is a key topic of discussion in big cities, including Ho Chi Minh City. In
Viet Nam, the number of injuries in 2007 was 115,666 and deaths caused by traffic accidents during that same
year amounted to 4,040.
Objectives: To determine the causes of traffic accidents in Ho Chi Minh city, the effect of traffic accidents on
peopleʹs health and the economic impact of traffic accidents on victimsʹ daily lives and their families. To make
recommendations on how to reduce the number of injuries and to improve road safety.
* Viện Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Ths.Dương Thị Minh Tâm ĐT: 0903172012 Email: duongthiminhtam@ihph.org.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 31
Methodology: Qualitative research, in‐depth interviews with a representative of the Transportation Dept. of
Ho Chi Minh City and a representative of the Police Dept of Cu Chi district and five focus group discussions in
communities in Cu Chi district, combined with a document review at the Board for Traffic Safety in the
Transportation Dept. of HCM City and in three hospitals in HCM City (Cho Ray, Orthopedics and Trung
Vuong).
Results: The five main causes of traffic accidents are: Traveling the wrong way along the road, excessive
speed, carelessness, making improper turns while on the road, and improper pedestrian crossing (reported by the
Transportation Dept. of HCM City). The total number of hospital admissions, injuries, and deaths caused by
traffic accidents are 26,023, 18,355 and 1,129 at Cho Ray; 11,962, 11,960 and 2 at Orthopedics; 508, 2,042 and 8
at Trung Vuong. Ways to reduce the number of injuries and deaths are to communicate with and educate people
on rules of road transport, to enforce the current laws and regulations and to improve infrastructure.
Conclusion: Traffic accidents adversely affect peopleʹs physical and mental health and they also have a huge
monetary impact on the injured and their families. Actions by local authorities and community members are
required to reduce the number of injuries and deaths caused by traffic accidents.
Keywords: Traffic, trafic and health
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hầu hết các đô thị đông dân ở Đông Nam Á
phải đối mặt với các vấn đề giao thông như ô
nhiễm không khí gây ra bởi khói xe, ùn tắc giao
thông, không tuân thủ nghiêm chỉnh luật lệ giao
thông, chấn thương và tai nạn giao thông.
Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống ở thành
phố Hồ Chí Minh năm 2009 được thực hiện bởi
Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh
dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt
Nam đã chỉ ra rằng nhìn chung người dân than
phiền về tình trạng giao thông và không cảm
thấy thoải mái với vấn đề giao thông công cộng.
Chỉ 50,25% người dân cảm thấy thoải mái khi
tham gia giao thông và 34% không thoải mái với
tình trạng giao thông(2). Chấn thương do tai nạn
giao thông là một trong những chủ đề chính
được đưa ra thảo luận nhiều ở các thành phố
lớn, bao gồm thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả
thống kê số liệu tử vong do tai nạn thương tích
năm 2005‐2006 cho thấy, tai nạn giao thông là
nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong các loại
hình tai nạn thương tích: Trong một năm, cứ
100.000 dân thì có khoảng 45 người bị tử vong
do tai nạn thương tích. Trong đó có khoảng 20
người tử vong do tai nạn giao thông(1). Tại thành
phố Hồ Chí Minh, số các trường hợp chấn
thương trong một năm (2007) có thể đạt 115.666
vụ và tử vong do tai nạn giao thông có thể đạt
4.040 vụ (2007)(3).
Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng an toàn giao thông, chấn thương
và tử vong do tai nạn giao thông trong năm 2011
như thế nào? Gánh nặng của tai nạn giao thông
lên sức khỏe của người bị tai nạn và người thân
trong gia đình người bị tai nạn ra sao?
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Mô tả thực trạng an toàn giao thông đường
bộ năm 2011 tại thành phố Hồ Chí Minh, ảnh
hưởng của tai nạn giao thông lên cuộc sống của
người dân và ước tính chi phí phải trả khi bị
chấn thương do tai nạn giao thông gây ra.
Mục tiêu cụ thể
Xác định các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao
thông tại thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2011.
Xác định những gánh nặng về sức khỏe,
kinh tế, ảnh hưởng của tai nạn giao thông lên
cuộc sống hàng ngày của người bị tai nạn giao
thông và gia đình họ.
Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế số vụ tai
nạn giao thông và cải thiện tình trạng giao thông
đường bộ.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 32
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu định tính, kết hợp hồi cứu số
liệu
Thời gian thực hiện
02/2012‐06/2012
Địa điểm
Thành phố Hồ Chí Minh
Dân số chọn mẫu
Đại diện Ban An toàn giao thông thành
phố Hồ Chí Minh, Phòng Cảnh sát giao thông
huyện Củ Chi và cộng đồng người dân tại
huyện Củ Chi.
Phương pháp thu thập số liệu
Tiến hành hồi cứu số liệu tại Ban An toàn
giao thông TP.HCM và tại 3 bệnh viện tại
TP.HCM (Chợ Rẫy, Chấn thương chỉnh hình,
Trưng Vương).
Thực hiện 01 phỏng vấn sâu đại diện Ban An
toàn giao thông TP.HCM và 01 phỏng vấn sâu
đại diện Phòng Cảnh sát giao thông huyện Củ
Chi; 05 thảo luận nhóm cộng đồng tại Củ Chi.
Công cụ thu thập số liệu
Bộ công cụ hồi cứu số liệu từ Ban An toàn
giao thông và từ các bệnh viện.
Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu và thảo luận
nhóm (nội dung được thiết kế cụ thể, rõ ràng,
phù hợp với từng mục tiêu nghiên cứu và từng
nhóm đối tượng).
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tình hình an toàn giao thông và tai nạn giao thông năm 2011
Số trường hợp bị thương và chết do TNGT
Hình 1: Tai nạn giao thông tại TP. HCM năm 2011
Thống kê năm 2011 về tai nạn giao thông cho
thấy tại TP.HCM hầu hết các vụ tai nạn đều xảy ra
trên đường bộ (74 vụ tai nạn, 33 người bị thương
và 65 người chết), không có tai nạn nào được ghi
nhận tại đường sắt và đường thủy nội địa.
Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông
Trong 5 nguyên nhân chính gây TNGT thuộc
về ý thức của người dân thì lưu thông không
đúng phần đường qui định xếp hạng thứ nhất
(153 người bị thương, 192 người chết); tiếp đến
là vi phạm tốc độ (62 người bị thương, 112 người
chết). Nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến tai
nạn là việc bộ hành qua đường không đúng qui
định (51 người chết) .
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 33
Hình 2: Nguyên nhân gây TNGT thuộc về ý thức của người dân
Gánh nặng tai nạn giao thông
Bảng 1: Tổng số trường hợp nhập viện, chấn thương,
tử vong do TNGT
Bệnh viện Số nhập
viện
Số bị
thương
Số tử
vong
Chợ Rẫy 26.023 18.355 1.129
Chấn thương chỉnh hình 11.962 11.960 2
Cấp cứu Trưng Vương 508 2.042 8
Năm 2011, số trường hợp nhập viện vì
TNGT ở bệnh viện Chợ Rẫy là 26.023 vụ, cao
hơn gấp đôi so với bệnh viện Chấn thương
chỉnh hình và gấp 5 lần so với bệnh viện Cấp
cứu Trưng Vương. Số trường hợp tử vong ở Chợ
Rẫy cũng cao hơn rất nhiều so với 2 bệnh viện
còn lại, điều này là do bệnh viện Chợ Rẫy là
tuyến đầu trong điều trị chấn thương do TNGT
nên đa số các ca bệnh nặng và từ tuyến tỉnh đều
được chuyển đến đây.
Bảng 2: Tổng số vụ tại nạn giao thông và chi phí điều
trị theo ngày ở bệnh viện
Ngày BV Chợ Rẫy BV Chấn thương
chỉnh hình
Số ca bị
thương
Chi phí điều
trị/ ngày
Số ca bị
thương
Chi phí điều
trị/ ngày
01/03/2012 54 87.007.588 46 28.921.028
15/03/2012 45 240.278.182 34 21.205.324
30/03/2012 56 114.502.053 33 14.951.046
Tùy thuộc vào đặc tính các loại tổn thương do
tai nạn giao thông mà chi phí điều trị sẽ khác nhau.
Thống kê chi phí điều trị theo ngày trên bệnh nhân
ở những bệnh viện khác nhau cho thấy:
Tại bệnh viện Chợ Rẫy, chi phí điều trị mỗi
ngày cho một ca chấn thương do TNGT dao
động từ 1.600.000 ‐ 5.300.000 VNĐ.
Tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình chi
phí điều trị mỗi ngày cho một ca chấn thương do
TNGT dao động từ 453.000 – 628.000 VNĐ.
Nguyên nhân dẫn đến tình hình TNGT gia
tăng
Nhận thức về luật giao thông kém
“Thứ nhất là do nhậu, say xỉn. Đàn ông
thường nhậu xong thì không có tự chủ được khi
đi về, sẽ gây tai nạn. Thứ hai là những cái xe lớn
chạy trên đường vào buổi tối. Người lái xe vượt
đèn đỏ tại các giao lộ vào buổi tối, gây tai nạn
cho các xe đi ngược chiều” (nữ, Tân An Hội).
“Học sinh đi hàng hai, hàng ba trên đường;
thỉnh thoảng xe máy đi đằng sau kéo đẩy xe
đằng trước. Học sinh không tuân thủ luật giao
thông và đèn tín hiệu. Nhiều nam sinh đua xe
khoảng 9 giờ tối và gây ra tai nạn (nữ, Tân Phú
Trung).
Cơ sở hạ tầng yếu kém
“Cơ sở hạ tầng cho giao thông ở thành phố
Hồ Chí Minh không phù hợp với nhu cầu vì số
lượng xe cơ giới gia tăng quá nhanh” (Ban An
toàn giao thông). “Chúng ta không có đủ đèn tín
hiệu giao thông, chỉ có khoảng 600 đèn giao
thông, hơn 3600 đường giao lộ”(Phòng cảnh sát
giao thông).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 34
Ảnh hưởng của tai nạn giao thông lên sức
khỏe của nạn nhân và gia đình
“Một điều rõ ràng là người vi phạm cũng
khổ mà người bị liên quan cũng khổ, cả hai bên
đều khổ. Thí dụ anh đi ô tô, anh gây tai nạn cho
người khác thì anh cũng phải mất cái gì đó. Và
người bị tai nạn đó cũng mất sức khỏe, tài sản
thế nào”. (cảnh sát giao thông). “Bản thân gia
đình người thân của người bị TNGT đó cũng bị
ảnh hưởng chứ, tức là về vấn đề kinh tế, tổn
thương về tinh thần, rồi mất thời gian để chăm
sóc cho cái người bị TNGT đó” (người dân, thị
trấn Củ Chi).
Giải pháp giảm tai nạn giao thông
Kiến nghị từ phía chính quyền
“Có 3 nhóm giải pháp chính, thứ nhất là
nhóm tuyên truyền, đầu tiên phải tuyên truyền,
giáo dục về các qui định pháp luật để người
tham gia giao thông hiểu và thực hiện cho đúng.
Nếu muốn người tham gia giao thông có văn
hóa giao thông cao thì phải đi từ hệ thống giáo
dục. Thứ hai là công tác cưỡng chế thi hành
pháp luật: đã có luật rồi, bây giờ là chấp hành
thế nào. Thứ ba cũng quan trọng là cải thiện cơ
sở hạ tầng, muốngiảm TNGT ngoài ý thức của
người dân thì cơ sở hạ tầng cũng cần phải tốt”
(đại diện chính quyền).
Kiến nghị từ phía người dân
“Biển báo giao thông nên được trang bị đầy
đủ. Những đường ngã ba, ngã tư cần phải được
phát quang, cho nó không mất tầm nhìn” (nữ,
thị trấn Củ Chi).
“Nên có nhiều cảnh sát giao thông đứng trên
đường, người lái xe thấy như vậy sẽ biết sợ”;
“Đánh thuế lên rượu bia thì người dân sẽ giảm
sử dụng, vì thế mà giảm được TNGT” (nữ, Tân
An Hội).
KẾT LUẬN
TNGT ở thành phố HCM là vấn đề y tế công
cộng cần được xem xét từ các góc nhìn khác
nhau không chỉ khu trú trong lĩnh vực chăm sóc
sức khỏe. Thương tật và tử vong do TNGT gây
ra nhiều gánh nặng cho người bị nạn và thân
nhân của họ. Thân nhân phải mất thời gian, công
sức để chăm sóc người bị thương trong khi nằm
viện và sau khi xuất viện. Chi phí điều trị cho
một trường hợp bằng số tiền công lao động một
tháng của công nhân. Do đó, TNGT dẫn đến đói
nghèo cho nạn nhân và gia đình của họ do chi
phí điều trị và mất đi lao động chính trong nhà.
Ngoài ra, nó cũng gây ảnh hưởng lớn về sức
khỏe tâm thần cho người thân nếu người bị nạn
không trở lại bình thường sau điều trị chấn
thương sọ não nặng. Để giải quyết các vấn đề
liên quan đến TNGT cần có sự tham gia của
nhiều ban ngành đoàn thể, y tế, cộng đồng, đại
diện chính quyền địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thu Huyền (2006). Báo cáo tình hình tử vong do tai
nạn giao thông trên toàn quốc 2005‐2006. Cục Y tế dự phòng
và Môi trường. Tr. 56‐67.
2. Phùng Đức Nhật và cộng sự (2009). Nghiên cứu chất lượng
cuộc sống của người dân tại TP.HCM, năm 2009. Đề tài cấp cơ
sở. Viện Y tế Công cộng. Tr. 67‐87.
3. Sở GTVT (2008). Báo cáo của Sở Giao thông vận tải thành phố
Hồ Chí Minh năm 2008. Tr. 34‐56.
Ngày nhận bài báo: 15/5/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/6/2014
Ngày bài báo được đăng: 14/11/2014