Trở ngại trong giao tiếp ngoại ngữ nói chung và trong tiếng Nhật nói riêng là vấn đề đang
gặp phải của rất nhiều người học ngoại ngữ. Trong việc học tiếng Nhật cũng vậy, ngữ pháp
và từ vựng chính là nền tảng, còn giao tiếp lại chính là cái hồn. Có thể nói, để tiến bộ và dễ
dàng sử dụng tiếng Nhật một cách thành thạo thì giao tiếp là một phần quan trọng không thể
thiếu. Hiện nay, đối với người học tiếng Nhật thì việc khó khăn nhất chính là khả năng sử
dụng tiếng Nhật trong cuộc sống. Từ chính tầm quan trọng này, chúng tôi quyết định chọn
đề tài “Nghiên cứu về những trở ngại trong giao tiếp tiếng Nhật của sinh viên Viện Công
nghệ Việt - Nhật”. Đứng từ góc nhìn của sinh viên, chúng tôi muốn tìm ra phương pháp học
tập đúng đắn để giúp các bạn sinh viên đang theo học tại Viện Công nghệ Việt - Nhật (VJIT)
sẽ trở nên giao tiếp tốt hơn.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu về những trở ngại trong giao tiếp tiếng Nhật của sinh viên Viện công nghệ Việt - Nhật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1083
NGHIÊN CỨU VỀ NHỮNG TRỞ NGẠI TRONG GIAO TIẾP
TIẾNG NHẬT CỦA SINH VIÊN VIỆN CÔNG NGHỆ
VIỆT - NHẬT
Nguyễn Thị Ngọc Hà
Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Phạm Huỳnh Anh Việt, CN. Tiết Thụy Tường Vy
TÓM TẮT
Trở ngại trong giao tiếp ngoại ngữ nói chung và trong tiếng Nhật nói riêng là vấn đề đang
gặp phải của rất nhiều người học ngoại ngữ. Trong việc học tiếng Nhật cũng vậy, ngữ pháp
và từ vựng chính là nền tảng, còn giao tiếp lại chính là cái hồn. Có thể nói, để tiến bộ và dễ
dàng sử dụng tiếng Nhật một cách thành thạo thì giao tiếp là một phần quan trọng không thể
thiếu. Hiện nay, đối với người học tiếng Nhật thì việc khó khăn nhất chính là khả năng sử
dụng tiếng Nhật trong cuộc sống. Từ chính tầm quan trọng này, chúng tôi quyết định chọn
đề tài “Nghiên cứu về những trở ngại trong giao tiếp tiếng Nhật của sinh viên Viện Công
nghệ Việt - Nhật”. Đứng từ góc nhìn của sinh viên, chúng tôi muốn tìm ra phương pháp học
tập đúng đắn để giúp các bạn sinh viên đang theo học tại Viện Công nghệ Việt - Nhật (VJIT)
sẽ trở nên giao tiếp tốt hơn.
Từ khóa: trở ngại, giao tiếp, giao tiếp tiếng Nhật, sinh viên, phương pháp.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng
thì việc học ngoại ngữ là một xu hướng toàn cầu mà bất kỳ người trẻ nào cũng đang theo
đuổi. Và đặc biệt, tiếng Nhật đang dần trở nên thịnh hành ở hầu hết mọi nơi, tại Việt Nam
ngoài các trường đại học thì hầu như tất cả các hệ thống giáo dục cũng đã đưa tiếng Nhật
vào chương trình giảng dạy, trở thành ngoại ngữ chính. Mặt khác, hiện nay các doanh
nghiệp Nhật Bản đang đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam về tất cả các lĩnh vực, do đó nhu cầu
cần nguồn nhân lực biết tiếng Nhật và sử dụng thành thạo tiếng Nhật là rất lớn. Học tiếng
Nhật không chỉ quan trọng ở việc học ngữ pháp và từ vựng, điều cần nhất đó chính là mang
vốn từ và ngữ pháp áp dụng vào cuộc sống. Đối với sinh viên VJIT, điều khó khăn lớn nhất
trong việc học tiếng Nhật là gặp nhiều trở ngại trong quá trình giao tiếp.
1.1 Khái niệm giao tiếp
Trong tiếng Nhật 会話 (Kaiwa) có ý nghĩa là giao tiếp, hội thoại hay còn gọi là sự nói chuyện.
Giao tiếp là hành động truyền tải ý đồ, ý tứ của một chủ thể (có thể là một cá thể hay một
nhóm) tới một chủ thể khác thông qua việc sử dụng các dấu hiệu, biểu tượng và quy tắc
1084
giao tiếp mà cả hai bên cùng hiểu. Theo Patrick Harlan thì「コミュニケーションの基本は、お
互いに「わかり合っている」という意識。」(Nền tảng của giao tiếp là chúng ta ý thức được
việc phải hiểu rõ lẫn nhau – tạm dịch). Còn theo Eitaro Kono – giám đốc điều hành Dịch vụ
Kinh doanh Toàn cầu tại IBM Nhật Bản, một chuyên gia về đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực cho rằng「対顧客にも言えることですが、意識的に相手と言葉を揃えることが大切です。つ
まり、相手の方 言を真似ることです。その人の口癖や、その会社で流通する独特な社内用語、
業界用語を自分の ものにするだけでコミュニケーションは飛躍的に向上し、一体感・連帯感が
高まります。」(Có thể nói đối với khách hàng thì điều quan trọng là ý thức được việc điều
chỉnh ngôn từ đối với họ. Nói cách khác là bắt chước họ. Chỉ cần bản thân chọn những câu
cửa miệng mà khách hay nói, hoặc những từ đặc trưng, từ chuyên ngành của công ty khách
hàng, thì việc giao tiếp sẽ cải thiện nhanh chóng, tạo cảm giác đồng nhất và đoàn kết sẽ
tăng lên - tạm dịch).
1.2 Vai trò của giao tiếp tiếng Nhật
Giao tiếp tiếng Nhật có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những người đang học tiếng Nhật
nói chung và sinh viên nói riêng. Nếu người học có thể giao tiếp và sử dụng thông thạo tiếng
Nhật thì sẽ có nhiều lợi thế cho bản thân. Đơn cử như việc hiện nay, các nhà đầu tư Nhật
Bản đang đầu tư mạnh vào thị trường tiềm năng như Việt Nam. Họ yêu cầu những ứng viên
không chỉ giỏi về chuyên môn mà sử dụng tốt tiếng Nhật trong quá trình làm việc là kỹ năng
bắt buộc. Bởi trước đó, tất cả các tập đoàn lớn đều phỏng vấn bằng tiếng Nhật cho hầu hết
các vị trí mà họ tuyển dụng. Vì vậy, khả năng giao tiếp tiếng Nhật tốt sẽ là yếu tố hấp dẫn
các nhà tuyển dụng. Không chỉ dừng lại ở Việt Nam, với những nơi khác trên thế giới, người
học vẫn có thể tự tin sử dụng tiếng Nhật, khi mà tiếng Nhật giữ một vị trí quan trọng trong
danh sách các ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.
2 NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TRỞ NGẠI TRONG GIAO TIẾP TIẾNG NHẬT
CỦA SINH VIÊN VJIT
2.1 Về mặt chủ quan
2.1.1 Yếu tố về tâm lý
Với mỗi cá nhân, tâm lý là một phần quyết định người đó có thể tự tin trong giao tiếp hay
không. Đối với rất nhiều người đang học tiếng Nhật nói chung và sinh viên VJIT nói riêng,
dường như việc “chiến thắng” tâm lý sợ hãi và lo lắng khi bắt đầu trò chuyện với người nước
ngoài hay với bất kỳ ai bằng tiếng Nhật là một điều khó khăn. Rõ nhất có lẽ là việc ngần ngại
trong giao tiếp. Theo nghiên cứu thì các vấn đề nêu trên sẽ hình thành một triệu chứng có
tên tiếng Anh là Social Phobia. Dù cho sinh viên có thể học tốt kiến thức nền nhưng luôn
mang một tâm lý ngại ngùng và bối rối khi trao đổi vấn đề của mình với giảng viên và mọi
người xung quanh. Yếu tố tâm lý chính là tác nhân dẫn đến việc thiếu tự tin trong giao tiếp
của sinh viên VJIT.
1085
2.1.2 Vốn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp
Học ngoại ngữ thì không thể không có từ vựng và ngữ pháp. Từ vựng và ngữ pháp là sự bắt
đầu của việc học ngoại ngữ, giao tiếp là cầu nối và được coi là sự thành công của người
học. Ở Việt Nam, hầu như mọi người bắt đầu việc học từ vựng và ngữ pháp dựa trên giáo
trình みんなの日本語 (Minna No Nihongo). Trong giáo trình Minna no Nihongo có tổng cộng
50 bài sơ cấp và sơ trung cấp về từ vựng và ngữ pháp tiếng Nhật cho người ở trình độ sơ
cấp và sơ trung cấp. Nếu người học có thể nắm chắc 50 bài này thì việc giao tiếp sẽ trở nên
dễ dàng hơn. So với tiếng Việt thì cấu trúc ngữ pháp trong một câu tiếng Nhật sẽ bị đảo
ngược. Vì từ vựng và cấu trúc là nền tảng cơ bản của việc học tiếng Nhật và càng học lên
cao sẽ càng phức tạp hơn. Khi người học không nắm chắc và không ôn luyện thường
xuyên, thì sẽ không có vốn từ và không thể sắp xếp thành một câu hoàn chỉnh để giao tiếp
với mọi người xung quanh. Nếu học thuộc các cấu trúc ngữ pháp nhưng không áp dụng vào
thực tế và thường lầm tưởng rằng mình đã thuộc ngữ pháp. Điều này lại chính là lỗ hỗng lớn
trong việc học và nhớ ngữ pháp. Bởi trong tiếng Nhật, ngữ pháp và từ vựng có rất nhiều
mẫu câu với cách đọc và viết giống nhau, đòi hỏi người học phải áp dụng vào thực tế để
không quên những kiến thức mà mình đã học.
2.1.3 Phát âm và khả năng nghe
Khả năng nghe - nói là hai yếu tố luôn song hành cùng nhau. Nghe là phần quan trọng trong
Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) được tổ chức vào tháng 7 và tháng 12 hàng năm. Nghe và
nói cũng đòi hỏi người học phải luyện tập rất nhiều. Đặc biệt khi giao tiếp với người bản xứ,
thông thường thì họ sẽ nói nhanh, hơn nữa khi giao tiếp tiếng Nhật tùy từng ngữ cảnh và
cách nói khác nhau, đối với từ vựng sẽ bị biến âm và đối với ngữ pháp có thể được chia
sang thể ngắn, thể lịch sự... Việc phát âm cũng rất quan trọng. Trong tiếng Nhật, hầu như
người học thường không phát âm đúng và gặp khó khăn với việc phát âm chữ “つ”. Việc
phát âm sai chữ “つ” là trường hợp gặp phải ở rất nhiều người, bình thường thì việc phát âm
lỗi nhỏ như vậy sẽ không thành vấn đề, nhưng trong kinh doanh hoặc trong những ngành
nghề về dịch thuật và ngôn ngữ, dù là người nước ngoài cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều về độ
tín nhiệm trong công việc và ấn tượng của đối phương.
2.1.4 Giữa các sinh viên chưa hình thành thói quen nói tiếng Nhật
Việc học và sử dụng tiếng Nhật trong trường học là rất cần thiết. Nhưng hiện nay, trong môi
trường học tập, các sinh viên VJIT vẫn chưa hình thành thói quen sử dụng tiếng Nhật ở
trường lớp. Các bạn sinh viên đang bị giới hạn bởi suy nghĩ rằng, chỉ cần áp dụng vào bài
học được giảng dạy và trao đổi với thầy cô trên giảng đường là được. Vì suy nghĩ như vậy,
nên việc trao đổi với bạn bè và mọi người ở bên ngoài lớp học bằng tiếng Nhật trông thật kỳ
lạ. Điều đó là sai lầm khi tại VJIT, các thầy cô luôn luôn hỗ trợ và xung quanh là môi trường
được đào tạo bằng tiếng Nhật, việc sử dụng tiếng Nhật trong giao tiếp thông thường sẽ có
ích, từ đó có thể luyện tập kiến thức mà các bạn đã được học ngay trên lớp. Hơn nữa, ưu
thế ở VJIT là có rất nhiều giảng viên người bản xứ nhưng sinh viên hầu như rất ngại đi học
1086
giờ của giảng viên người Nhật. Vì giảng viên người Việt sẽ hỗ trợ cho các sinh viên về ngữ
pháp và từ vựng nên việc tham gia các buổi học với giảng viên người Nhật sẽ có lợi hơn cho
các bạn sinh viên.
2.1.5 Sự yêu thích tiếng Nhật
Học một ngoại ngữ, ngoài sự cố gắng thì cần có cả niềm đam mê. Yếu tố quan trọng nhất là
sự yêu thích của bản thân người học dành cho tiếng Nhật. Đây là yếu tố tiên quyết cho
không chỉ đối với việc học tiếng Nhật mà với bất kỳ ngôn ngữ nào khác, việc bản thân sinh
viên có dành trọn đam mê và sự yêu thích của mình hay không mới là điều quan trọng. Gặp
phải những vấn đề khó khăn trong quá trình học, người học sẽ dễ cảm thấy chán nản và bỏ
cuộc nhưng nếu mang trong mình sự yêu thích, sở hữu vốn từ vựng tốt thì cho dù là ngữ
pháp mới cũng sẽ dễ dàng hiểu được đối phương đang nói về vấn đề gì. Việc đó cũng sẽ
khiến bản thân người học trở nên thích thú với tiếng Nhật hơn.
2.2 Về mặt khách quan
2.2.1 Phân bố tiết học tiếng Nhật đối với sinh viên từng khóa
Hiện tại, VJIT đào tạo sinh viên 4 khóa. Đối với sinh viên khóa 2017 và sinh viên khóa 2018
sẽ kết thúc việc học tiếng Nhật ở cuối năm 3, các tiết học được phân bố tập trung vào
chuyên ngành, cũng như dành thời gian cho các bạn sinh viên năm cuối thực tập. Đối với
sinh viên khóa 2018, từ Nhật ngữ 10 theo phân bố chương trình học Nhật ngữ của VJIT sẽ
không tính vào điểm tích lũy. Đây là nguyên nhân chính khiến sinh viên lơ là, không còn tập
trung vào việc học tiếng Nhật như thời gian ban đầu. Và coi việc học tiếng Nhật không quan
trọng như trước nữa. Sinh viên khóa 2019 và sinh viên khóa 2020, số tiết học tiếng Nhật
trong 01 tuần bao gồm 09 tiết, chia thành 03 buổi học/01 tuần. Còn với sinh viên khóa 2018,
tiết học tiếng Nhật giảm còn 01 tuần gồm 06 tiết với 02 buổi học. Và sinh viên khóa 2017 đã
không còn học tiếng Nhật ở trường. Cả sinh viên 02 khóa 2017, 2018 sẽ bị trống 01 năm
không học tiếng Nhật theo khung chương trình đào tạo. Khi việc học tiếng Nhật bị gác lại,
nhiều sinh viên sẽ quên và thậm chí không còn nhớ các kiến thức trong 03 năm mình đã
được đào tạo kỹ càng từ thầy cô. Gác lại 01 năm đồng nghĩa với việc không được giao tiếp
và đào tạo chuyên sâu vào tiếng Nhật nữa. Điều này ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến chất
lượng đào tạo của VJIT.
2.2.2 Câu lạc bộ tiếng Nhật không được đẩy mạnh
Tại VJIT các bạn sinh viên đã tạo ra câu lạc bộ tiếng Nhật từ năm 2018. Thời gian đầu, câu
lạc bộ hoạt động với mục đích giúp các bạn sinh viên đang theo học tại viện, ngoài giờ học ở
lớp, các bạn sẽ có thêm một nơi để trao dồi kiến thức và khả năng giao tiếp tiếng Nhật của
mình. Không phủ nhận hiệu quả mà câu lạc bộ mang lại vì đã có những bạn sinh viên trở
nên giao tiếp tốt hơn sau khi tham gia câu lạc bộ. Tạo điều kiện cho các bạn được tiếp xúc
với người Nhật, trò chuyện về những chủ đề được mang đến trong mỗi buổi giao lưu. Nhưng
hiện nay, câu lạc bộ không còn hoạt động mạnh như trước. Số lượng sinh viên đã giảm đi
rất nhiều. Việc giao tiếp tiếng Nhật cũng dần trở nên mờ nhạt trong mỗi buổi giao lưu.
1087
3 GIẢI PHÁP ĐỂ GIÚP SINH VIÊN NÂNG CAO KHẢ NĂNG GIAO TIẾP
3.1 Cần sự tự tin trong giao tiếp
Với tiếng Nhật, người học nên thoải mái và đừng quá đặt nặng vấn đề phải đúng ngữ pháp,
đúng câu chữ. Điều quan trọng là đừng sợ nói sai. Sợ nói sai là vấn đề thường gặp ở tất cả
các bạn sinh viên VJIT. Ngay cả với những bạn sinh viên khóa 2017, 2018 dù đã có kiến
thức nền khá tốt nhưng mỗi khi có vấn đề cần trao đổi với các thầy cô, giảng viên người
Nhật thì tình trạng chung là các bạn rất sợ nói sai khiến thầy cô không hiểu. Nếu cứ giữ suy
nghĩ như vậy, thì việc học giao tiếp sẽ trở thành rào cản khó vượt qua được. Với bất kỳ ai,
từ những ngày đầu khi mới bắt đầu học, việc giao tiếp cũng sẽ gặp khó khăn và có cảm giác
ngại ngùng nhưng thật ra nói sai cũng chính là một điểm tốt. Khi nói sai, người khác sẽ
không chỉ trích bạn mà họ sẽ góp ý, dạy cho bạn cách nói và diễn đạt đúng để bản thân có
thể khắc phục lỗi sai đó và để những lần tiếp theo bạn sẽ trở nên tốt hơn, tự tin hơn. Không
chỉ là trong môi trường học tập, ở ngoài cuộc sống, hãy kết bạn với người bản xứ, hãy học
hỏi và trao đổi với họ, chắc chắn họ sẽ giúp bạn, bởi ngoại ngữ là phương tiện kết nối mọi
người với nhau. Khi giao tiếp hãy giữ một tâm lý thoải mái, lấy việc trao đổi tiếng Nhật với
mọi người xung quanh coi nó như một niềm vui.
3.2 Trau dồi ngữ pháp và từ vựng
Trong tiếng nhật, động từ được chia thành rất nhiều thể với những cách sử dụng khác nhau.
Điều này cũng là khó khăn đối với người học tiếng Nhật, do đó người học cần ghi nhớ. Khi
học ngữ pháp, ngoài việc luyện tập bằng cách làm bài tập, để có thể luyện phản xạ nhanh và
thói quen giao tiếp, nếu gặp bất kỳ mẫu câu nào mới, người học cũng nên tự đặt ví dụ về
mỗi mẫu ngữ pháp mà mình đã học. Làm như vậy thường xuyên thì việc ghi nhớ ngữ pháp
cũng trở nên dễ dàng và người học sẽ có hứng thú đối với việc học ngữ pháp. Khi học ngoại
ngữ, người Việt Nam thường quan niệm rằng, học ngữ pháp là quan trọng nhất, nhưng thật
ra đối với ngoại ngữ thì từ vựng mới là quan trọng nhất. Chỉ cần có từ vựng thì dù trong bất
kỳ ngữ cảnh nào, người học cũng vẫn có thể giao tiếp, nếu có ngữ pháp mà không có từ
vựng thì bạn cũng sẽ không thể truyền tải hết thông tin mà bạn muốn nói. Đơn cử cho việc
học từ vựng bằng cách: khi nhìn các sự vật, hiện tượng bạn hãy nhớ lại xem trong tiếng
Nhật nó là gì? Phân chia từ vựng thành những chủ đề mà mình yêu thích; ở mỗi từ vựng mà
bạn học hãy tạo ra ngữ cảnh riêng, làm như vậy sẽ dễ dàng hiểu về ý nghĩa và cách dùng từ
chính xác trong từng trường hợp. Khi học từ, nên đọc to thành tiếng để có thể ghi nhớ được
cách phát âm ở mỗi từ.
3.3 Áp dụng giáo trình Shadowing và Marugoto để cải thiện khả năng nghe và nói
tiếng Nhật
Nghe và nói là hai phạm trù luôn đi song song với nhau. Nghe để tiếp nhận thông tin và nói
đề truyền đạt thông tin. Trong quá trình học, hai bộ giáo trình trên, không đơn thuần chỉ là
việc học ngữ pháp và từ vựng mà nó còn mang đến cho người học những trải nghiệm thú vị
thông qua việc trao đổi, giao lưu, tìm hiểu về nền văn hóa, con người, phong tục tập quán,...
của đất nước “mặt trời mọc”.
1088
3.3.1 Giáo trình Marugoto
Giáo trình Marugoto được biên soạn bởi Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản với 06 cấp độ tiếng
Nhật theo Chuẩn giáo dục tiếng Nhật Japan Foundation. Tựa đề Marugoto, có nghĩa là “trọn
vẹn”, chứa đựng thông điệp về sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ và văn hóa. Giáo trình này
giới thiệu những tình huống giao tiếp thực tế, giúp người học trải nghiệm nhiều khía cạnh đa
dạng của văn hóa Nhật Bản và đặc trưng trong đời sống của người Nhật một cách trọn vẹn.
Trong giáo trình Marugoto, ở mỗi chủ đề được chia thành hai bài học. Người học sẽ nhìn
hình và nói về nội dung sẽ học trong bài. Xem phần “can-do” để biết mình nắm được những
nội dụng gì sau mỗi bài học. Người học sẽ nghe nhiều cuộc hội thoại theo ngữ cảnh. Bên
cạnh việc hiểu được nội dung cuộc hội thoại, thì việc hiểu được mạch hội thoại và nhận biết
những lối diễn đạt thường dùng cũng rất quan trọng. Được nghe băng, chỉ vào tranh hay
hình minh họa tương ứng để hiểu nội dung. Tập nói thầm theo khi nghe. Người học cần cố
gắng ghi nhớ những từ vựng cần thiết. Giáo trình sử dụng nhiều tranh và hình minh họa để
người học có thể hiểu nội dung bài học một cách dễ dàng và thú vị hơn. Quan sát các hình
ảnh mô tả đời sống văn hóa Nhật Bản. So sánh với đất nước của mình và với bản thân, sau
đó thảo luận ý kiến trên lớp. Suy nghĩ về dạng thức và ý nghĩa của những câu xuất hiện
trong đoạn hội thoại và phát triển quy luật của chúng. Sử dụng những mẫu câu thông dụng
vừa học trong đoạn hội thoại để luyện nói theo cặp. Cuối cùng, sau mỗi bài học, hãy tự đánh
giá xem mình đã hoàn thành các “can-do” của bài chưa và ghi nhận xét.
3.3.2 Giáo trình Shadowing
Giáo trình phù hợp với trình độ mà ta vẫn nói là “đọc thì dễ hiểu, nhưng nói cho trôi chảy lại
khó”. Trước khi shadowing, hãy nghe thử hoặc đọc lời thoại, xác nhận trước nội dung hội
thoại, ý nghĩa của từng từ, những chỗ chưa nghe được. Hãy vừa nghe, vừa dùng mắt dõi
theo lời thoại. Phương pháp này gọi là “đọc đồng bộ”. Lúc này đừng nói gì cả. Hãy tập trung
vào việc nghe và xác nhận từng chữ. Trong cùng một câu cũng có chỗ nhanh, chỗ chậm,...
Ngoài ra, vừa nghe, vừa kiểm tra và xác định rõ những điểm cần lưu ý như âm dài, âm ngắt.
Với những bài hội thoại tốc độ nhanh, hãy nhẩm lại và đọc thành tiếng mà không nhìn lời
thoại. Kiểm tra xem thực tế mình đã nói đúng hay chưa. Việc luyện tập này là để nói với tốc
độ tự nhiên và người học sẽ quen miệng hơn. Shadowing là phương pháp học tập tuy có
phần mệt mỏi trí óc, ban đầu sẽ khó khăn với người học nhưng đổi lại khi đã quen dần thì
việc luyện tập này, giúp người học phản xạ nhanh, lưu loát, nhận biết tình huống tốt và âm
điệu của từng câu nói sẽ trở nên chuẩn hơn.
3.4 Chương trình đào tạo và câu lạc bộ
Với tiêu chí của VJIT là sinh viên được đào tạo song song chuyên ngành và tiếng Nhật, việc
gác lại tiếng Nhật 01 năm đối với sinh viên khóa 2017 và khóa 2018 là điều gây tiếc nuối,
đặc biệt là các bạn sinh viên có niềm đam mê với việc học tiếng Nhật. Vì thế, VJIT cần thay
đổi và phân bố lại khung chương trình đào tạo để phù hợp với sinh viên từng khóa.
Câu lạc bộ chính là sân chơi, là nơi để mọi người cùng nhau vui với tiếng Nhật và áp dụng
kiến thức mà mình đã học để trao đổi, trò chuyện về những vấn đề trong cuộc sống. Câu lạc
bộ nên có thay đổi phương châm hướng đến đó là tạo cho các bạn một môi trường tràn
1089
ngập niềm yêu thích tiếng Nhật và trong các buổi giao lưu nên sử dụng hoàn toàn 100%
bằng tiếng Nhật để giao tiếp.
4 KẾT LUẬN
Cùng với xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam đã và đang giao lưu mở rộng quan hệ với các
nước trên thế giới về mọi mặt, đặc biệt là Nhật Bản. Tầm quan trọng của việc giao tiếp
tiếng Nhật đang cần được quan tâm và phát triển tại các cơ sở giáo dục. Nhận thấy được
tính cần thiết, trong bài nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra và làm rõ thực trạng hiện nay,
sinh viên tại VJIT vẫn đang gặp trở ngại trong giao tiếp tiếng Nhật. Nghiên cứu này sẽ là
tiền đề cho chúng tôi đi sâu vào tìm kiếm, sử dụng và phát triển thêm về những phương
pháp phù hợp nhằm khắc phục tình trạng khó khăn của vấn đề trên và giúp những người
đang học ngoại ngữ nói chung và sinh viên VJIT nói riêng có thể tự tin giao tiếp và sử
dụng tiếng Nhật một cách tốt nhất, mang việc giao tiếp tiếng Nhật trở nên thoải mái và dễ
dàng đến với mọi người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] The Japan Foundaton (2019). Giáo trình Marugoto – ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản
về hoạt động giao tiếp. NXB. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
[2] Nhiều tác giả. (2013). Giáo trình Shadowing Nihongo Wo Hanasou (シャドーイング日
本語を話そう). NXB. Văn hóa Thông tin.
[3] https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh-sach-ngon-ngu-theo-tong-so-nguoi-su-dung