Tổng quan: Nhiều nghiên cứu trong nước cũng như ngoài nước đã thực hiện mổ nội soi viêm phúc mạc ruột thừa. Ở trong nước, chưa có nghiên cứu đối chứng giữa mổ NS và mổ mở. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi viêm phúc mạc ruột thừa, so sánh với mổ mở. Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân: Tất cả bệnh nhân viêm phúc mạc ruột thừa được phẫu thuật từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010. Loại trừ: có thai trên 6 tháng; sốc nhiễm khuẩn; HIV dương tính; suy tim; rối loạn đông máu nặng; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; u bướu. Phương pháp: nghiên cứu tiền cứu, mô tả hàng loạt ca. Chẩn đoán dựa vào thời gian đau, phản ứng thành bụng và bạch cầu cao. Phẫu thuật: 3 lỗ vào (10mm, 10mm, 5mm) cho phẫu thuật nội soi; đường rạch da 4 -7cm cho phẫu thuật mở. Xử lý thương tổn giống nhau giữa 2 nhóm: cắt ruột thừa không vùi gốc, dẫn lưu. Chăm sóc hậu phẫu giống nhau giữa 2 nhóm. Kết quả: Trong thời gian trên, chúng tôi ghi nhận 2481 trường hợp viêm ruột thừa được phẫu thuật, trong đó có 897 (36,15%) trường hợp viêm phúc mạc. Chỉ tính viêm phúc mạc, phẫu thuật nội soi là 743 trường hợp, chiếm tỉ lệ 82,83 % (chuyển mổ mở là 93 trường hợp, chiếm tỉ lệ 12,51%); mổ mở là 154 trường hợp, chiếm tỉ lệ 18,74 % (viêm phúc mạc 73, apxe 81). Tỉ lệ nam nữ gần bằng nhau, tuổi trung bình ở nam là 35, ở nữ là 37
7 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu viêm phúc mạc ruột thừa: Nội soi và mổ mở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2011 193
NGHIÊN CỨU VIÊM PHÚC MẠC RUỘT THỪA: NỘI SOI VÀ MỔ MỞ
Văn Tần*, Hoàng Danh Tấn*, Nguyễn Văn Việt Thành*
TÓM LƯỢC
Tổng quan: Nhiều nghiên cứu trong nước cũng như ngoài nước đã thực hiện mổ nội soi viêm phúc mạc
ruột thừa. Ở trong nước, chưa có nghiên cứu đối chứng giữa mổ NS và mổ mở.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi viêm phúc mạc ruột thừa, so sánh với mổ mở.
Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân: Tất cả bệnh nhân viêm phúc mạc ruột thừa được
phẫu thuật từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010. Loại trừ: có thai trên 6 tháng; sốc nhiễm khuẩn; HIV
dương tính; suy tim; rối loạn đông máu nặng; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; u bướu... Phương pháp: nghiên
cứu tiền cứu, mô tả hàng loạt ca. Chẩn đoán dựa vào thời gian đau, phản ứng thành bụng và bạch cầu cao.
Phẫu thuật: 3 lỗ vào (10mm, 10mm, 5mm) cho phẫu thuật nội soi; đường rạch da 4 -7cm cho phẫu thuật mở.
Xử lý thương tổn giống nhau giữa 2 nhóm: cắt ruột thừa không vùi gốc, dẫn lưu. Chăm sóc hậu phẫu giống
nhau giữa 2 nhóm.
Kết quả: Trong thời gian trên, chúng tôi ghi nhận 2481 trường hợp viêm ruột thừa được phẫu thuật, trong
đó có 897 (36,15%) trường hợp viêm phúc mạc. Chỉ tính viêm phúc mạc, phẫu thuật nội soi là 743 trường hợp,
chiếm tỉ lệ 82,83 % (chuyển mổ mở là 93 trường hợp, chiếm tỉ lệ 12,51%); mổ mở là 154 trường hợp, chiếm tỉ
lệ 18,74 % (viêm phúc mạc 73, apxe 81). Tỉ lệ nam nữ gần bằng nhau, tuổi trung bình ở nam là 35, ở nữ là 37.
Kết quả Mổ NS Mổ mở p
Thời gian mổ trung bình (phút) 70,38 (30-100) 65 (30-140) 0,08
Biến chứng * 3,09% (23/743) 4,54% (7/154) 0,36
Mổ lại * 0,26% (2/743) 1,29% (2/154) 0,08
Thời gian TB phải chích thuốc giảm đau sau mổ 2,2 ngày (1-3) 3,3 ngày (2-4) 0,09
Thời gian nằm viện TB sau mổ 4,3 ngày (2-38) 5 ngày (3-25) 0,08
Kết luận: Mặc dù thời gian mổ dài hơn, tốn kém nhiều, mổ nội soi có lợi hơn mổ mở nhờ ít biến chứng, ít
đau, sẹo nhỏ, nằm viện ngắn.
Từ khoá: VPM ruột thừa: nội soi và mổ mở.
ABSTRACT
STUDY THE PERITONITIS OF APPENDIX: LAPAROSCOPIC AND OPENED OPERATION
Van Tan, Hoang Danh Tan, Nguyen Van Viet Thanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 193 – 198
Background: Many studies in our country and in the foreigners are practiced for peritonitis of appendix. In
our country, for peritonitis, there is no randomized study between laparoscopic and open operation.
Objective: To evaluate the results of laparoscopy and laparotomy of appendiceal peritonitis
Patients and methods: Patients: All patients having peritonitis of appendix are studied from 1st January,
2009 to 30th October 2010, excluded patients had Pregnant > 6 months, patients in shock state on admission,
* Bệnh viện Bình Dân
Tác giả liên lạc: GS.Văn Tần, Email: binhdanhospital@hcm.vnn.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 194
patients had HIV (+), patients had COPD, patients had severe coagulation defect Method: It is a prospective
study, series cases report. The diagnosis based on the abdominal pain, tenderness of RLQ with high WBC.
Laparoscopy 3 holes (10mm, 10mm, 5mm) and laparotomy 4-7cm on the right iliac fossa: remove the appendix,
suture the base, lavage of the right iliac fossa, and drainage. Recovery and post op are the same.
Results: During this time, we operated 897 cases (36.15%) of peritonitis of appendix/2481 cases
appendicitis, LA 743 cases (82.83%; conversion 93 cases, 12.51%), OA 154 cases (18.74 %). Male/female is the
same, the middle age 35 for male, 37 for female.
Variabilities LA OA p
Time of procedure (minute) 70.38 (30-100) 65 (30-140) 0.08
Morbidity 3.09% (23/743) 4.54% (7/154) 0.36
Reoperation 0.26% (2/743) 1.29% (2/154) 0.08
Pain post-op using to antalgic injection 2.2 days (1-3) 3.3 days (2-4) 0.09
Middle time of hospital stay in post-op. 4.3 days (2-38) 5 days (3-25) 0.08
Conclusion: Besides the time operation, the cost, the intraabdominal abcesses, LA has benefice of less
complications, less pain, small scar, and hospital stay are short.
Keywords: Appendiceal peritonitis: open and laparoscopy.
TỔNG QUAN
Hiện nay, trong và ngoài nước, nhiều nơi đã
thực hiện mổ nội soi viêm phúc mạc ruột
thừa(1,12,13,14,16,16,20,24,25). Ở nước ngoài, nhiều nghiên
cứu đối chứng cho thấy mổ nội soi có lợi hơn,
dù tỉ lệ chuyển mổ mở còn cao (12-13%) và thời
gian mổ dài hơn. Ưu điểm được ghi nhận: biến
chứng ít, ngày nằm viện ngắn, thời gian hồi
phục sau mổ nhanh, sẹo nhỏ, ít đau, kháng sinh
sử dụng ít hơn... nhưng apxe tồn lưu thì nhiều
hơn(22). Ở trong nước, chưa có nghiên cứu so
sánh giữa mổ NS và mổ mở.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi trong
viêm phúc mạc ruột thừa, so sánh với mổ mở.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng: chọn bệnh, thời gian từ lúc
khởi đau đến lúc nhập viện > 24 giờ; khám
thấy phản ứng thành bụng ở hố chậu phải,
đau dội hay có khối ở hố chậu phải; bạch cầu
cao, đa nhân trung tính > 75%. Loại trừ, bệnh
nhân có thai trên 6 tháng(4); sốc nhiễm khuẩn
khi nhập viện; HIV dương tính; apxe giữa các
quai ruột (viêm phúc mạc 2 thì); u ruột
thừa; bệnh tim; rối loạn đông máu nặng
VPM ruột thừa gồm có viêm ruột thừa hoại
tử đã vỡ, mủ ở vùng hố chậu phải đến vùng
tiểu khung và viêm phúc mạc toàn diện. Bệnh
nhân phải được hồi sức bằng dịch truyền và
kháng sinh phổ rộng vài giờ trước khi phẫu
thuật.
Đường vào: Đối với mổ nội soi, 3 lỗ vào (1
ngay dưới rốn 10mm, 1 ở vùng hố chậu phải
10mm, 1 ở vùng hố chậu trái 5mm). Đối với mổ
mở, đường rạch da là 5-7cm ở hố chậu phải,
tương ứng với điểm đau nhất, đường rạch xiên
(Mc Burney) hoặc ngang (Rocky-Davis). Tách cơ
vừa phải.
Phẫu thuật: Trước khi phẫu tích ruột thừa,
lấy dịch mủ làm xét nghiệm vi sinh và hút hết
dịch mủ trong xoang phúc mạc. Quay bàn mổ
cho bệnh nằm đầu thấp, nghiêng trái. Dùng gạc
nhỏ cuộn tròn đẩy ruột non sang trái và lên cao
để bộc lộ manh tràng và ruột thừa. Nếu ruột
thừa bình thường thì tìm bệnh lý khác (viêm
hạch mạc treo, túi thừa hồi tràng...). Nắm thân
ruột thừa kéo lên, nếu mạc treo dính chặt vào
manh tràng hay phúc mạc sau thì tách mạc treo
nhẹ nhàng rồi kẹp qua gốc ruột thừa, kẹp mạc
treo và mạch máu rồi cắt, buộc. Dùng kẹp thứ
hai kẹp gần kẹp thứ nhất, cắt gốc ruột thừa, lấy
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2011 195
ruột thừa ra. Buộc hoặc khâu gốc ruột thừa,
không vùi, Trong trường hợp gốc ruột thừa
mủn, hoặc cứng thì khâu manh tràng. Xem lại
vùng phẫu tích, hút, lau sạch mô, chất bẩn, cầm
máu cẩn thận, đặt dẫn lưu mềm, trổ ra hố chậu
phải (một đường khác). Nếu mủ nhiều lan ra hố
chậu thì có thể rửa với một ít betadine pha
loãng, hút sạch, lau khô, dẫn lưu kín - hút, đóng
bụng.
Mổ mở cũng như mổ nội soi, chỉ khác ở
đường rạch da. Đường rạch da ngay trên vùng
đau hay điểm đau. Không tách từng lớp cơ quá
sâu. Khâu cơ từng lớp, khâu da thưa hay để hở
(khâu thì hai).
Chăm sóc hậu phẫu: Bệnh nhân ở phòng hồi
tỉnh một vài giờ rồi chuyển hậu phẫu theo dõi.
Thời gian hậu phẫu, bệnh nhân được xem lại
ống dẫn lưu, vết mổ, siêu âm bụng, nếu tình
trạng chung ổn, siêu âm không có gì thì cho
xuất viện. Đa số bệnh nhân mổ viêm phúc mạc
ruột thừa nằm viện hậu phẫu từ 5 đến 10 ngày.
Tỷ lệ mổ nội soi trong apxe ruột thừa thấp hơn
trong viêm phúc mạc do dính nhiều, khó phẫu
tích. Ngoài ra, có 5% trường hợp u manh tràng
nhưng được chẩn đoán trước mổ là apxe ruột
thừa. Tỷ lệ chuyển mổ mở khá cao, 7% trong
viêm phúc mạc, 20% trong apxe. Trường hợp
nằm viện sau mổ trên 10 ngày, nếu không vì
bệnh khác thì thường có biến chứng.
KẾT QUẢ
Từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010,
chúng tôi có 2481 trường hợp viêm ruột thừa
được phẫu thuật, trong đó có 897 trường hợp
viêm phúc mạc, chiếm tỉ lệ 36,15 %. Chỉ tính các
trường hợp viêm phúc mạc, phẫu thuật nội soi
là 743 trường hợp, chiếm tỉ lệ 82,83 % (chuyển
mổ mở là 93 trường hợp, chiếm tỉ lệ 12,51 %,);
mổ mở là 154 trường hợp, chiếm tỉ lệ 18,74 %
(viêm phúc mạc 73, apxe 81). Nam chiếm
48,71%, nữ 51,29%. Tuổi trung bình ở nam là 35,
ở nữ là 37.
Bảng 1: Tuổi và phái
Tuổi Nam Nữ Tổng
<20 13 10 23
Tuổi Nam Nữ Tổng
20-39 229 198 427
40-59 140 163 303
60-79 49 73 122
≥ 80 6 16 22
Tổng 437 460 897
Bảng 2: Lâm sàng
Lâm sàng Số ca Tỉ lệ
Đau hố chậu phải 872 97,21
Đau bụng dưới từ HCP 625 69,67
Đau, đề kháng khắp bụng 48 5,35
Sốt cao > 39oC 58,00
Sốt vừa > 38oC 40,00
Bảng 3: Công thức máu
Công thức máu Số ca Tỉ lệ
Bạch cầu tăng trung bình (<15K/uL) 867 96,65
Bạch cầu đa nhân trung tính cao (> 75%) 852 98,26
Bảng 4: Chẩn đoán hình ảnh
Chẩn đoán hình ảnh Số
ca
Tỉ lệ Thấy tổn thương
SA bụng 165 18,39 68%
CT scan bụng 39 3,34 87%
Bảng 5: Xử lý tổn thương
Xử lý tổn thương Mổ NS Mổ mở
Thám sát ổ bụng 100% 100%
Cắt RT không vùi gốc 98% 72%
Cắt RT vùi gốc 2% 26%
Chỉ dẫn lưu (không cắt ruột thừa) 0% 3%
Bảng 6: Kết quả
Kết quả Mổ NS Mổ mở p
Thời gian mổ trung bình
(phút)
70,38 (30-
100)
65 (30-140) 0,08
Biến chứng * 3,09%
(23/743)
4,54%
(7/154)
0,36
Mổ lại * 0,26%
(2/743)
1,29%
(2/154)
0,08
Thời gian TB phải chích
thuốc giảm đau sau mổ
2,2 ngày (1-
3)
3,3 ngày (2-
4)
0,09
Thời gian nằm viện TB sau
mổ
4,3 ngày (2-
38)
5 ngày (3-
25)
0,08
* Chi tiết cụ thể ở các bảng sau
Chi phí mổ nội soi đắt hơn mổ mở 800 ngàn
(tiền khấu hao máy móc).
Chúng tôi đồng ý rằng những trường hợp
nằm viện sau mổ < 10 ngày là không có biến
chứng. Với qui ước này, có 648/743 trường hợp
(87,31%) phẫu thuật nội soi không có biến
chứng; và có 85/154 trường hợp (55,19%) phẫu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 196
thuật mở không có biến chứng.
Trong 164 trường hợp có biến chứng (nằm
viện sau mổ > 10 ngày), thì phẫu thuật nội soi
là 95 và mổ mở là 69. Tỉ lệ biến chứng ở nhóm
phẫu thuật nội soi là 12,78% (95/743), nhóm
mổ mở là 44,80% (69/154). Tóm tắt 2 nhóm
này như sau:
Nội soi (n=95) Mổ mở (n=69) p
Tổng số 95 69
Nam/nữ 40/55 40/29 0,044
Tuổi TB 48,56 (16-82) 46,14 (17-91) 0,134
Số ngày đau
TB
3,26 (1-14) 5,83 (1-30)
Bệnh kèm 7 (nang BT 2; tiểu
đường 2; Lạc nội
mạc TC 1; thai 20
W 1; u nhầy RT
1)
5 (K bọng đái 1;
tiểu đường 1, tâm
thần 1; TBMMN 1;
u mỡ tiền PM 1)
Bạch cầu TB 15,18 (5,37-23) 15,03 (3,92-31) 0,712
Neu % TB 81,02 (66-95,6) 77,02 (32,5-94) 0,324
Siêu âm Bình thường
34,61%
Dịch ổ bụng
19,23%
Apxe 15,38%
VRT cấp 23,07%
Bình thường
48,27%
Dịch ổ bụng
17,24%
Apxe 17,24%
VRT cấp 10,34%
0,082
Chẩn đoán
sau mổ
Apxe 33
VPM toàn bộ 12
VPM khu trú 50
Apxe 42
VPM toàn bộ 11
VPM khu trú 16
<0,001
Thời gian mổ 70,38 (30-100) 65 (30-140) 0,089
RT vị trí khó Sau manh tràng 5 Sau mang tràng 4
Tiểu khung 1
0,600
Cắt được RT 95/95 68/69 0,239
GPB Viêm cấp 12,5%
Hoại tử 62,5%
Mủ 25,00%
Viêm cấp 10,00%
Hoại tử 66,66%
Mủ 23,33%
0,961
Cấy VT mọc 80,76% 76,74% 0,622
Loại VT E coli 75% (ESBL
28%)
Enterobacter
8,33%
Proteus 16,66%
E coli 75,75%
(ESBL 24%)
Enterobacter
9,09%
Proteus 6,06%
Klebsiella 3,03%
Pantoea 3,03%
Staphylo 3,03%
0,972
Số loại KS
dùng TB
2,4 loại (1-4) 2 loại (1-4) 0,125
Số ngày
dùng KS TB
10,5 (7-16) 11,76 (6-18) 0,187
Số ngày nằm
HP TB
10,5 (10-38) 13,01 (10-25) 0,175
Biến chứng Apxe tồn lưu 2 – NTVM 1 0,788
Nội soi (n=95) Mổ mở (n=69) p
mổ lại
NTVM 3 (đều NS
chuyển mở)
Bung thành bụng 1
Chảy máu vết mổ 1
Có 26/95 (27,36%) trường hợp mổ nội soi
phải chuyển mở. Trong số chuyển mổ mở, apxe
ruột thừa chiếm 57,69% (15/26), viêm phúc mạc
chiếm 42,30% (11/26).
Tử vong: mổ nội soi 1 trường hợp tử vong.
Nam 50 tuổi, Trần Hoàng Đ, bệnh án số
210/00434, nhập viện ngày 02/01/2010, Apxe ruột
thừa, mổ nội soi ngày 14/1/010, chuyển mổ mở,
cắt ruột thừa, dẫn lưu. Nằm viện 12 ngày, tử
vong do nhiễm khuẩn.
Bảng 7: Biến chứng
Biến chứng Mổ NS (n=743) Mổ mở
(n=154)
p
Apxe tồn lưu mổ lại 2 0 0,51
Nhiễm khuẩn vết mổ 21
(12 chuyển mở)
5 0,77
Chảy máu vết mổ 0 1 0,02
Bung thành bụng mổ
lại
0 1 0,02
Tổng 23 (3,09%) 7(4,54%) 0,36
Ngoài 30 ca có biến chứng hậu phẫu có quan
trực tiếp đến cuộc mổ như apxe tồn lưu, nhiễm
khuẩn vết mổ, chảy máu vết mổ, bung thành
bụng... 134 trường hợp còn lại (nằm viện ≥ 10
ngày) đều có các biến chứng gián tiếp hoặc nội
khoa khác.
Nếu xếp 93 trường hợp nội soi chuyển mở
cắt ruột thừa vào nhóm phẫu thuật mở thì tỉ lệ
nhiễm khuẩn vết mổ ở nhóm mổ mở (kể cả nội
soi chuyển mở) là 6,88% (17/247) cao hơn nhóm
nội soi (không chuyển mở) 1,38% (9/650), khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Bảng 8: Mổ lại
Mổ lại NS (n=743) Mổ mở
(n=154)
p
Hút dịch – Dẫn lưu (apxe
tồn lưu)
2 0 0,51
Khâu cầm máu vết mổ 0 1 0,02
Khâu lại thành bụng
(bung thành bụng)
0 1 0,02
Tổng 2 (0,26%) 2 (1,29%) 0,08
Thời gian nghỉ công tác khi ra viện: chúng
tôi cho nghỉ 1 tuần rồi tái khám, nếu bình
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2011 197
thường hay gần bình thường thì không nghỉ
nữa.
BÀN LUẬN
Ngày nay, bác sĩ phẫu thuật cũng như đa số
bệnh nhân đều muốn mổ nội soi để điều trị
viêm phúc mạc ruột thừa.
Thời gian mổ nội soi (70,38 phút) dài hơn so
với mổ mở (65 phút) nhưng khác biệt không có
ý nghĩa (p = 0,089).
Trong số 93 trường hợp nội soi phải chuyển
mở cắt ruột thừa, có 54 bệnh nhân apxe (58,06%)
và 39 bệnh nhân viêm phúc mạc (41,93%). Như
vậy, tỉ lệ chuyển mổ mở ở apxe ruột thừa cao
hơn viêm phúc mạc có ý nghĩa thống kê (p =
0,02). Ở 154 trường hợp mổ mở từ đầu, có 81
bệnh nhân apxe, nhiều hơn số bệnh nhân viêm
phúc mạc là 73 (nhưng khác biệt không có ý
nghĩa, p = 0,36). Lý do chính là phẫu thuật apxe
ruột thừa có nhiều khó khăn, phức tạp hơn
(dính nhiều, ruột thừa thường ở vị trí sau manh
tràng) mổ viêm phúc mạc.
Khi chẩn đoán apxe ruột thừa, không nên
mổ khẩn(3,26). Siêu âm, CT cho biết kích thước ổ
apxe. Nếu đường kính apxe từ 4-6cm, nhất là
khi bệnh nhân sốt cao nên chọc hút quả ngả túi
cùng hay qua da dưới sự hướng dẫn của siêu
âm(21) dùng kháng sinh phổ rộng ngả tĩnh mạch.
Nếu apxe nhỏ, không đau nhiều thì dùng kháng
sinh là đủ. Nếu bệnh nhân tiếp tục sốt và bạch
cầu tăng cao thì cần mổ cắt ruột thừa(10). Trong
trường hợp điều trị nội khoa, cần soi đại tràng
trong vài ngày tới vì có 5% là ung thư(23). Nguy
cơ tái phát viêm ruột thừa khoảng 15-25% cho
nên phải cắt ruột thừa sau 6 tuần. Như vậy,
không như viêm phúc mạc ruột thừa (phải mổ
ngay), apxe ruột thừa không nên mổ ngay.
Mổ mở cắt ruột thừa thường khá đơn giản,
trừ trường hợp ruột thừa ở vị trí khó. Trong
trường hợp này, phẫu thuật nội soi tỏ ra có
ưu thế. Semm(19) đã cắt ruột thừa nội soi trước
cắt túi mật nội soi nhiều năm nhưng không
phổ biến. Các nghiên cứu đối chứng giữa nội
soi và mổ mở cắt ruột thừa có giá trị khoa học
không cao do không thể thực hiện phương
pháp mù đôi, nên không bảo đảm tính khách
quan của người nghiên cứu(6,8,9,15,18). Tổng kết
39 nghiên cứu so sánh ở người lớn(Error! Reference
source not found.,7,11,17,27) cho thấy, mổ nội soi có thời
gian phẫu thuật dài hơn và tốn kém hơn.
Nhiễm khuẩn vết mổ ở phẫu thuật nội soi ít
hơn một nửa so với mổ mở, nhưng apxe tồn
lưu thì gấp 3.
Ở nghiên cứu viêm phúc mạc này, tỉ lệ biến
chứng chung giữa hai nhóm khác biệt không có
ý nghĩa (3,09% ở nhóm nội soi, 4,54% ở nhóm
mổ mở, p = 0,36). Tuy nhiên, tỉ lệ biến chứng ở
vết mổ (nhiễm khuẩn vết mổ, chảy máu vết mổ,
bung thành bụng) ở nhóm mổ mở cao hơn có ý
nghĩa so với nhóm mổ nội soi (p = 0,02). Apxe
tồn lưu gặp nhiều hơn ở nhóm mổ nội soi
nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p = 0,54). Tỉ
lệ mổ lại ở nhóm mổ mở (1,29%) có cao hơn
nhóm nội soi (0,26%) nhưng khác biệt chưa có ý
nghĩa (p = 0,08). Tuy nhiên, do biến chứng ở vết
mổ của nhóm mổ mở cao hơn có ý nghĩa so với
nhóm nội soi nên tỉ lệ mổ lại do biến chứng ở
vết mổ (chảy máu, bung thành bụng) cũng cao
hơn có ý nghĩa (p = 0,02).
Có 1 trường hợp tử vong ở nhóm phẫu thuật
nội soi, chuyển mổ mở. Trường hợp này là apxe
RT và tử vong do nhiễm khuẩn huyết.
Các lợi ích khác của mổ nội soi viêm phúc
mạc đã được ghi nhận là ít đau sau mổ, chỉ đau
trong ngày đầu, thời gian nằm viện giảm,
nhưng còn tuỳ thuộc vào ruột thừa đã vỡ hay
chưa. Thời gian trở lại công tác rút ngắn.
Ở nghiên cứu này, số ngày trung bình phải
dùng thuốc giảm đau dạng chích ở nhóm mổ
mở (3,3 ngày) có dài hơn nhóm mổ nội soi (2,2
ngày) nhưng khác biệt chưa có ý nghĩa (p =
0,09); số ngày nằm viện trung bình sau mổ cũng
tương tự (5 ngày; 4,3 ngày, p = 0,08). Thời gian
nghỉ công tác như nhau giữa 2 nhóm. Chi phí
cuộc mổ nội soi đắt hơn mổ mở 800 ngàn đồng
cho mỗi trường hợp.
Trên thực tế, ở người có tổng trạng vừa
hoặc ốm, từ 15-45 tuổi, bị viêm phúc mạc,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 198
phẫu thuật nội soi không mang lại nhiều lợi
ích so với mổ mở.
Phẫu thuật nội soi tỏ ra rất có ưu thế ở phụ
nữ mập, khi chưa được định bệnh(5) do giá trị
nội soi chẩn đoán và xử trí các thương tổn khác
(1/3 trường hợp ở nhóm bệnh nhân này chẩn
đoán trước mổ không đúng).
KẾT LUẬN
Tuy thời gian mổ NS viêm phúc mạc ruột
thừa có dài hơn mổ mở và tốn kém hơn, nhưng
mổ NS có lợi hơn mổ mở nhờ ít đau, ít biến
chứng vết mổ, ngày nằm viện ngắn, sẹo nhỏ,
nhất là ở phụ nữ mập, chưa được định bệnh.
Riêng apxe tồn lưu thì mổ NS cao hơn mổ
mở, một vấn đề cần lưu ý.
Khuyến cáo
Apxe RT không nên mổ cấp cứu ngay nên
trì hoãn ít nhất là 12 giờ, theo dõi với:
Kháng sinh điều trị vi khuẩn hiếu khí và
hiếm khí, chích, dịch truyền.
Khám hố chậu phải xem các vấn đề sau:
mức độ đau, đường kính apxe và sốt
3-6 giờ sau sử dụng kháng sinh, mức độ đau
và sốt bớt, đường kính không tăng thì tiếp tục
điều trị kháng sinh. Có thể xuyên thích apxe, lấy
bớt mủ và luôn tiện soi tươi để thay đổi kháng
sinh và cấy mủ làm kháng sinh đồ.
3-6 giờ, đường kính tăng hay 2 yếu tố kia
tăng, thì chuẩn bị mổ.
Sau 12 giờ, mọi yếu tố đều giảm thì tiếp tục
điều trị kháng sinh 3-5 ngày, cho xuất viện, 6
tuần sau trở lại chụp hình đại tràng, nhất là ở
người trên 50 tuổi, có thể gặp ung thư manh
tràng hay đại tràng khoảng 5%. Chuẩn bị mổ cắt
ruột thừa nguội hay cắt ½ đại tràng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ball CG, Kortbeek JB, Kirpatrick AW et al (2004). LA for
complicated appendicitis. Surg Endosc 18: 969-973.
2. Bresciani C, Perez RO, et al (2005). Laparoscopic versus standard
appendectomy outcome and cost comparisons in the private
sector. J Gastrointest Surg 9: 1174.
3. Brown CV, Abrishami M, Muller M et al (2003). Appendiceal
abscess. Immediate operation or percutaneous drainage. Am
Surg 69: 829.
4. Cohen-Kerem R, Railton C, Oren D et al (2005). Pregnacy
outcome following non-obstetric surgical intervention. Am J
Surg 190: 467.
5. Corneille MG, Steigelman MB, Myers JG et al (2007).
Laparoscopic appendectomy is superior to open appendectomy
in obese patients. Am J Surg 194: 877.
6. Fingerhut A, Millat B, Borrie F (1999). Laparoscopy versus open
appendectomy. Time to decide. World J Surgery 23: 835.
7. Golub R, Siddiqui F, Pohd D (1998). Laparoscopy versus open
appendectomy. A meta-analysis. J am. Coll. Surg 186: 545.
8. Guller U, Hervey S, Purves H et al (2004). Laparoscopy versus
open appende