Nghiên cứu này đã bước đầu xây dựng được quy trình nhân giống cây chùm ngây
ở giai đoạn vườn ươm tại địa phương. Xây dựng, thiết kế các mô hình ươm cây
chùm ngây với các tiêu chí kĩ thuật khác nhau như: Đất đóng bầu, tiêu chuẩn kích
thước bầu . Sau sáu tuần theo dõi, chăm sóc chúng tôi thu được kết quả về sinh
trưởng và phát triển của cây ở chỉ tiêu các loại đất thì chiều cao và đường kính
của cây theo thứ tự sau: Đất rừng > Đất ruộng > Đất cát vùng ven biển > Đất
vườn đồi.
Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F-AAS) được áp dụng để
xác định hàm lượng đồng, kẽm và mangan trong các mẫu lá cây chùm ngây
trồng ở khu vực thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Phương pháp này cho
giới hạn phát hiện thấp. Kết quả này cho thấy hàm lượng của đồng, kẽm và
mangan trung bình trong lá cây chùm ngây lần lượt là: (2,67 mg/kg tươi; 8,21
mg/kg tươi và 4,49 mg/kg tươi), nằm trong giới hạn cho phép theo quy định
46/BYT 2007.
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống từ hạt cây chùm ngây ở giai đoạn vườn ươm và xác định, đánh giá hàm lượng một số kim loại trong lá cây chùm ngây (moringa oleifera) trồng ở khu vực Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình bằng phương pháp quang phổ hấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
564
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG TỪ HẠT CÂY
CHÙM NGÂY Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM VÀ XÁC ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ
HÀM LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI TRONG LÁ CÂY CHÙM NGÂY
(MORINGA OLEIFERA) TRỒNG Ở KHU VỰC THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
TỈNH QUẢNG BÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ
NGUYÊN TỬ
Lê Thị Phương*, Nguyễn Thị Nhàn
Trần Thị Kim Cúc, Nguyễn Mậu Thành
Trường Đại học Quảng Bình
*Tác giả liên lạc: lethiphuong1007@gmail.com
TÓM TẮT
Nghiên cứu này đã bước đầu xây dựng được quy trình nhân giống cây chùm ngây
ở giai đoạn vườn ươm tại địa phương. Xây dựng, thiết kế các mô hình ươm cây
chùm ngây với các tiêu chí kĩ thuật khác nhau như: Đất đóng bầu, tiêu chuẩn kích
thước bầu. Sau sáu tuần theo dõi, chăm sóc chúng tôi thu được kết quả về sinh
trưởng và phát triển của cây ở chỉ tiêu các loại đất thì chiều cao và đường kính
của cây theo thứ tự sau: Đất rừng > Đất ruộng > Đất cát vùng ven biển > Đất
vườn đồi.
Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F-AAS) được áp dụng để
xác định hàm lượng đồng, kẽm và mangan trong các mẫu lá cây chùm ngây
trồng ở khu vực thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Phương pháp này cho
giới hạn phát hiện thấp. Kết quả này cho thấy hàm lượng của đồng, kẽm và
mangan trung bình trong lá cây chùm ngây lần lượt là: (2,67 mg/kg tươi; 8,21
mg/kg tươi và 4,49 mg/kg tươi), nằm trong giới hạn cho phép theo quy định
46/BYT 2007.
Từ khóa: Cây chùm ngây, đồng, kẽm và mangan, phương pháp F-AAS.
STUDY ON BUILDING PROCESS OF LIVESTOCK BREEDS FROM
NATIONAL GARDENS IN NURSING GARDENS AND DETERMINE,
EVALUATION THE METALS CONTENT IN BEL-OIL TREE
(MORINGA OLEIFERA), DONG HOI CITY, QUANG BINH PROVINCE
Le Thi Phuong*, Nguyen Thi Nhan
Tran Thi Kim Cuc, Nguyen Mau Thanh
Quang Binh University
*Corresponding Author: lethiphuong1007@gmail.com
ABSTRACT
Study on establishing a common cultivation process and determination of metals
in urban plant samples from Dong Hoi, based on the methods applied by Quang
Binh Province. This study started off planting seedlings with a local nursery.
The planting was based upon the design of widely excepted and applied seedling
models, including different criteria such as soil and soil quality, pot design and
standard measuring of growth. After six weeks, a detailed measurement of growth
and development of the plants took place. The measurements are presented in the
following order: agricultural soil > coastal sand > changed soil.
The flame atomic absorption spectrometry (F-AAS) is applied to determine the
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
565
copper, zinc and manganese in leaves of bel-oil tree growth at Dong Hoi City,
Quang Binh Province . The results showed limited absorption of the examined
metals. Average absorption of copper, zinc and manganese in the leaves of Bel-
oil tree was as follows: (2,67 mg/ kg fresh; 8,21 mg/kg fresh and 4,49 mg/kg fresh)
and within the allowed limits according to the regulation No.46/BYT 2007.
Keywords: Bel-oil tree, copper, zinc and manganese, F-AAS method.
TỔNG QUAN
Chùm ngây (Moringa oleifera) là loại
cây thân gỗ mềm, có chiều cao từ 5-10
m, cây có nguồn gốc từ Nam Á, hiện
được hơn 80 quốc gia trên thế giới
trồng và sử dụng. Cây chùm ngây chứa
hơn 90 chất dinh dưỡng tổng hợp bao
gồm 7 loại vitamin, 6 loại khóa ng chất,
18 loại acid amin, 46 chất chống oxy
hóa. Đặc biệt, lá chùm ngây còn chứa
nhiều dưỡng chất hơn cả quả và hoa.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học
tính theo trọng lượng, trong đó vitamin
C nhiều hơn trái cam 7 lần vitamin A
nhiều hơn củ cà rốt 4 lần, canxi nhiều
hơn sữa 4 lần, chất sắt nhiều hơn gấp 3
lần so với cải bó xôi, chất đạm nhiều
gấp đôi sữa chua và photpho nhiều hơn
trái chuối 3 lần. Chính vì thế nên lá
chùm ngây hiện được hai tổ chức thế
giới WHO và FAO xem như là giải
pháp tối ưu cho các bà mẹ thiếu sữa và
trẻ em suy dinh dưỡng, chùm ngây còn
dùng để dưỡng da, mỹ phẩm cao cấp
và lọc nước. Có thể nói rằng trong
nhiều năm qua, phong trào trồng cây
chùm ngây làm rau xanh tại Việt Nam
phát triển khá mạnh mẽ tại nhiều khu
vực trên cả nước, trong đó có Quảng
Bình. Tuy nhiên việc tạo cây con chùm
ngây thì chưa được quan tâm.
Thành phố Đồng Hới là một trong
những trung tâm du lịch của tỉnh
Quảng Bình nói riêng và các tỉnh miền
Trung nói chung. Là nơi chịu nhiều
hậu quả của chiến tranh để lại, những
tác hại của chất độc chiến tranh cùng
với các tác động của con người như sử
dụng phân bón hóa học, lạm dụng
thuộc bảo vệ thực vật, nên có nguy
cơ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
của cây trồng.
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguyên liệu
Hạt cây chùm ngây được chọn lọc và
đem ủ trước khi gieo, đem gieo hạt ở các
loại đất khác nhau (đất rừng, đất vườn
đồi, đất ruộng, đất cát ven biển) với vỏ
bầu cùng kích thước (15x25cm) và gieo
hạt ở đất rừng nhưng kích thước vỏ bầu
khác nhau (20x30cm; 15x25cm;
10x15cm). Sau đó chăm sóc, theo dõi
và đánh giá kết quả về sinh trưởng và
phát triển của cây ở chỉ tiêu các loại đất
và chỉ tiêu kích thước bầu về chiều cao
và đường kính của cây.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu - quan sát:
Tra cứu tài liệu liên quan về các
phương pháp nhân giống cây chùm
ngây, phương pháp thống kê; phương
pháp thu thập dữ liệu: từ thông tin trên
mạng Internet, tivi, sách tham khảo về
cây chùm ngây. Từ đó đưa ra những
nhận định tổng quan và vạch ra phương
án, giải pháp cụ thể cho việc xây dựng
quy trình nhân giống ở giai đoạn vườn
ươm.
Xác định, đánh giá hàm lượng Me
trong lá cây chùm ngây (Moringa
oleifera)
Thiết bị và hóa chất
Các ống nghiệm thủy tinh chịu nhiệt 30
ml có nắp xóa y; Cốc thủy tinh chịu
nhiệt, thể tích 100 ml, 250 ml, 1000 ml;
Bình định mức thủy tinh, thể tích 25
ml, 50 ml, 100 ml, 1000 ml.Thiết bị
quang phổ hấp thụ nguyên tử Zeenit
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
566
700P của hãng Analytik Jena (Đức)
tích hợp ba kỹ thuật ngọn lửa; Các
pipettes Eppendorf và đầu hút. Cân
phân tích, bếp điện, máy xay, lò vi
sóng, tủ sấy.
Các hóa chất sử dụng có độ tinh khiết
PA của Merck của Đức: Dung dịch
chuẩn gốc CuII, ZnII và MnII (1000 ± 2
ppm) chuyên dùng cho phép đo F-
AAS, axit HNO3, HCl và MgNO2 đặc,
nước cất hai lần.
Chuẩn bị mẫu
Mẫu lá cây chùm ngây được lấy theo
phương pháp tổ hợp, ở 4 khu vực trồng
trên 4 vùng đất đặc trưng khác nhau
theo thứ tự là: xã Lộc Ninh trồng trên
đất thịt, Phường Bắc Nghĩa trồng trên
đất sỏi-đồi; Phường Bắc Lý trồng trên
đất đỏ và xã Quang Phú trồng trên đất
cát pha và thuộc thành phố Đồng Hới
tỉnh Quảng Bình vào 2 đợt (đợt 1:
12/11/2017, đợt 2: 27/1/2018), mỗi đợt
gồm 4 mẫu. Các mẫu lá cây chùm
ngây được ký hiệu Cij, trong đó: i = 1
n (thứ tự đợt lấy mẫu), j = 1 m (vị
trí lấy mẫu). Mẫu lá cây chùm ngây
được chuyển về phòng thí nghiệm sau
khi lấy mẫu và được xử lý sơ bộ trước
khi tiến hành phân tích: Rửa lại lá bằng
nước cất một vài lần, để ráo nước, cân
khối lá tươi; sau đó cắt nhỏ bằng dao
inox, xay mịn, cho vào lọ PE, dán
nhãn, bảo quản nơi khô, thóa ng nếu
chưa tiến hành phân tích ngay.
Tiến hành phân tích
Hình 1. Quy trình xác định hàm lượng Me trong lá cây chùm ngây bằng
phương pháp F-AAS
Nghiên cứu tập trung vào sử dụng
phương pháp phân tích đồng, kẽm và
mangan trên thiết bị quang phổ hấp
thụ nguyên tử. Với dung dịch phân
tích được xử lý bằng kỹ thuật xử lý
mẫu ướt (phá mẫu bằng hỗn hợp
HNO3 và MgNO2). Quy trình xử lý
mẫu và phân tích đồng, kẽm và
mangan trong lá cây chùm ngây được
thực hiện theo các bước như Hình 1.
Phương pháp phân tích
Trong nghiên cứu này, áp dụng kỹ
thuật phân tích quang phổ hấp thụ
nguyên tử với kỹ thuật phá mẫu ướt.
Thực hiện tại Trung tâm Y tế dự phòng
(Khoa xét nghiệm) Quảng Bình và
chấp nhận những điều kiện hoạt động
của thiết bị đã được công bố, như nêu
ở Bảng 1.
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
567
Bảng 1. Điều kiện đo F-AAS xác định Me trong lá cây chùm ngây
Thông số Cu Zn Mn
λ (nm) 324,8 213,86 279,5
Khe đo (mm) 1,2 1,8 0,2
Chiều cao burner 6 5
Cường độ đèn
(mA)
3
7
Hỗn hợp khí đốt C2H2- KK C2H2- KK C2H2- KK
Kiểu đèn
Catot rỗng
đồng
Catot rỗng
kẽm
Catot rỗng mangan
Thời gian chờ (s) 5 5 5
Thời gian đo (s) 3 3 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Chọn lọc được các hạt có sức nảy mầm
cao từ nguồn giống tại trung tâm hạt
giống ở Công ty TNHH sản xuất
thương mại Hà Giang Phát, địa chỉ
56/26/9 đường số 27, phường Sơn Kỳ,
quận Tân Phú – TP.HCM. Thu thập,
phân loại, phối trộn được 4 loại đất nói
trên và chúng tôi chọn đất rừng chia
đều cho 3 tiêu chuẩn kích thước bầu
khác nhau. Xác định được tỷ lệ hạt nảy
mầm ở giai đoạn hai khá cao với tỷ lệ
74,3%. Tỷ lệ sống và phát triển sau khi
gieo hạt vào bầu đến 1 tuần là 97,9%
Sau khi chăm sóc, theo dõi cây đến
tuần thứ 2 tại vườn ươm cho kết quả
khá khả thi, đạt tiêu chuẩn cho phép
với: Chiều cao trung bình 15cm, đường
kính cổ rể là 0,19cm. Sau sáu tuần theo
dõi, chăm sóc chúng tôi thu được kết
quả về sinh trưởng và phát triển của
cây ở chỉ tiêu các loại đất thì chiều cao
và đường kính của cây theo thứ tự sau:
Đất rừng > Đất ruộng > Đất cát vùng
ven biển > Đất vườn đồi. Đồng thời ở
chỉ tiêu kích thước bầu thì chiều cao
cây theo thứ tự sau: Bầu 10x15cm > Bầu
15x25cm > Bầu 20x30cm; ngược lại đường
kính lại Bầu 10x15cm < Bầu 15x25cm < Bầu
20x30cm.
KẾT LUẬN
Qua quá trình thực hiện đề tài nghiên
cứu xây dựng quy trình nhân giống từ
hạt cây chùm ngây ở giai đoạn vườn
ươm. Chúng tôi rút ra được một số kết
luận sau:
Chọn hạt giống có sức sống cao, đồng
đều rồi đem ủ trước khi gieo. Khi ủ hạt
cần ủ trong giấy báo hoặc vải mềm rồi
để trong bóng tối, hàng ngày cần tưới
ẩm hạt nhưng không để động nước.
Sau khi thử nghiệm bốn loại đất chúng
tôi thấy ở đất rừng cây sinh trưởng và
pháp triển tốt nhất, đến đất ruộng, đến
đất cát ven biển và cuối cùng là đất
vườn đồi, nên chúng tôi chọn đất rừng
hoặc đất ruộng cho các nghiên cứu tiếp
theo.
Khi thay đổi kích thước bầu và giữ
nguyên đất rừng kết quả cho thấy cây
ở kích thước bầu 10x15cm cao nhất
nhưng đường kính nhỏ nhất, cho thấy
cây có sức sống yếu. Cây ở kích thước
bầu 20x30cm cây có chiều cao thấp
nhất nhưng đường kính lớn nhất, cây
có sức sống khỏe nhưng cây ở bầu có
kích thước 15x25cm thì cho chiều cao
cây và đường kính gần tương đương
với bầu có kích thước 20x30cm, cây lại
có sức sống tốt. Vậy chúng tôi chọn
bầu có kích thước 15x25cm để dùng tại
vườn ươm là tốt nhất.
Đã xây dựng đường chuẩn, khảo sát giới
hạn phát hiện và giới hạn định lượng đối
với các phép đo đồng, kẽm và mangan
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
568
cũng như khảo sát sơ bộ hàm lượng của
chúng trong mẫu lá cây chùm ngây cần
phân tích. Kết quả cho thấy, phương
pháp đạt giới hạn phát hiện thấp (0,0305
mg/L đối với Cu; 0,0631 mg/L đối với
Zn và 0,0986 mg/L đối với Mn )
Đã áp dụng phương pháp quang phổ
hấp thụ nguyên tử để xác định hàm
lượng đồng, kẽm và mangan trong 8
mẫu lá cây chùm ngây ở khu vực 4
xã, phường thành phố Đồng Hới, tỉnh
Quảng Bình. Kết quả cho thấy, hàm
lượng trung bình (mg/kg) của các
nguyên tố kim loại trong lá cây chùm
ngây là: 2,67 mg/kg đối với đồng; 8,21
mg/kg đối với kẽm; 4,49 mg/kg đối với
mangan. Với hàm lượng này thì đây
là loại thực phẩm có khả năng cung
cấp các vi lượng đồng, kẽm và
magan.
Đã so sánh hàm lượng trung bình của
đồng, kẽm và mangan trong lá cây
chùm ngây với quy định giới hạn tối đa
ô nhiễm sinh học và hóa học trong
thực phẩm do Bộ Y tế ban hành.
Cụ thể, hàm lượng trung bình của đồng
và kẽm ở các đợt khảo sát đều nằm
trong phạm vi cho phép và đạt tiêu
chuẩn về an toàn thực phẩm của tiêu
chuẩn Việt Nam. Riêng đối với
mangan thì nằm trong khoảng cho
phép của WHO.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NGUYỄN ĐĂNG ĐỨC, NGUYỄN TÔ GIANG, DƯƠNG NGHĨA BANG
(2016). Xác định hàm lượng kẽm trong một số loại rau xanh tại huyện Đại
Từ-tỉnh Thái Nguyên bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa
F-AAS. Tạp chí Hóa học và Ứng Dụng, số 4(36), tr.43-46, 2016.
NGUYỄN MẬU THÀNH, HOÀNG THỊ CẨM CHƯƠNG, NGUYỄN ĐỨC
VƯỢNG (2015). Xác định, đánh giá hàm lượng sắt và mangan trong nước
giếng sinh hoạt tại một vài hộ dân trên địa bàn xã Lộc Ninh - Đồng Hới -
Quảng Bình. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, ĐHSP Đà Nẵng, 15(02), tr.21-
25.
NGUYỄN MẬU THÀNH, TRẦN ĐỨC SỸ, NGUYỄN THỊ HOÀN (2015). Phân
tích và đánh giá hàm lượng sắt trong hàu ở khu vực sông Nhật Lệ, thị trấn
Quán Hàu - Quảng Bình. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, ĐHSP Huế,1(33),
tr.111-117.
PHẠM LUẬN (2006), Phương pháp phân tích phổ nguyên tử, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia, Hà Nội.
TRẦN QUÝ HIỂN (CHỦ BIÊN) (2011). Hoạt động giáo dục nghề phổ thông -
Nghề làm vườn. Nhà xuất bản Giáo dục.