Nhà cộng đồng truyền thống các dân tộc xã Hồng Hạ huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế với biến đổi khí hậu

1. Có thể những tình tiết/ sự kiện mà tôi trình bày sau đây là quá nhỏ, quá cụ thể/ chi tiết so với một vấn đề quá lớn, quá hấp dẫn đang nóng lên trên thực tiễn và trên các diễn đàn khoa học hiện nay: Vấn đề biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, ngẫm cho cùng để có những “kịch bản” những “chiến lƣợc” chống biến đổi khí hậu mang tầm “vĩ mô” đạt kết quả lớn thì cũng cần có những câu chuyện mang tính “vi mô” trong cách tiếp cận truyền thông về vấn đề này. Xuất phát từ ý nghĩ đó, trong bài báo này, tôi xin nhắc lại/ quảng bá cho một trong nhiều hoạt động/ nghiên cứu mang tính ứng dụng thành công của Dự án “Nâng cao năng lực thích ứng và sinh kế bền vững của cộng đồng nhằm đối phó với thảm họa tự nhiên ở miền Trung Việt Nam” của trƣờng Đại học Nông lâm Huế (Việt Nam) và khoa Sau Đại học nghiên cứu Môi trƣờng toàn cầu – Đại học Kyoto (Nhật Bản): Hoạt động “Xây dựng nhà cộng đồng truyền thống có sự tham gia của ngƣời dân”7

pdf4 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 149 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhà cộng đồng truyền thống các dân tộc xã Hồng Hạ huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế với biến đổi khí hậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
74 NHÀ CỘNG ĐỒNG TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC XÃ HỒNG HẠ HUYỆN A LƢỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TS. NGUYỄN XUÂN HỒNG ĐHKH HUẾ 1. Có thể những tình tiết/ sự kiện mà tôi trình bày sau đây là quá nhỏ, quá cụ thể/ chi tiết so với một vấn đề quá lớn, quá hấp dẫn đang nóng lên trên thực tiễn và trên các diễn đàn khoa học hiện nay: Vấn đề biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, ngẫm cho cùng để có những “kịch bản” những “chiến lƣợc” chống biến đổi khí hậu mang tầm “vĩ mô” đạt kết quả lớn thì cũng cần có những câu chuyện mang tính “vi mô” trong cách tiếp cận truyền thông về vấn đề này. Xuất phát từ ý nghĩ đó, trong bài báo này, tôi xin nhắc lại/ quảng bá cho một trong nhiều hoạt động/ nghiên cứu mang tính ứng dụng thành công của Dự án “Nâng cao năng lực thích ứng và sinh kế bền vững của cộng đồng nhằm đối phó với thảm họa tự nhiên ở miền Trung Việt Nam” của trƣờng Đại học Nông lâm Huế (Việt Nam) và khoa Sau Đại học nghiên cứu Môi trƣờng toàn cầu – Đại học Kyoto (Nhật Bản): Hoạt động “Xây dựng nhà cộng đồng truyền thống có sự tham gia của ngƣời dân”7 2. Nhà cộng đồng ở xã Hồng Hạ, huyện A Lƣới, tỉnh Thừa Thiên Huế: Công trình không phải của riêng ai Trên con đƣờng tỉnh lộ 49 đi từ thành phố Huế lên huyện A Lƣới đến khoảng km 44 (trụ sở làm việc của các cơ quan ban ngành xã Hồng Hạ), nhìn về bên phải giữa những ngôi nhà cao tầng làm bằng bê tong cốt sắt có sự hiện diện của ngôi nhà sàn làm bằng gỗ, tranh, tre xây cất theo lối truyền thống. Đó là ngôi nhà cộng đồng của các dân tộc (Cơ tu, Tà ôi, Bru-Vân Kiều) xã Hồng Hạ. Ngôi nhà này đƣợc khởi công xây dựng từ tháng 3/2007 và khánh thành vào tháng 9/2007 theo phƣơng pháp có sự tham gia (PRA) giữa ngƣời dân, nhà nghiên cứu và nhà tài trợ (trong đó đặc biệt đề cao vai trò của ngƣời dân). Là một ngôi nhà làm bằng các nguyên liệu tại chỗ (có sẵn ở địa phƣơng (tranh, tre, gỗ, nứa, mây), thông qua những kinh nghiệm truyền đời của ngƣời dân, với các công cụ thô sơ nhƣ rìu, rựa, nhƣng qua gần 7 năm, ngôi nhà vẫn trụ vững trƣớc khí hậu thất thƣờng/ hà khắc của miền núi miền Trung Việt Nam. Hiện nay ngôi nhà vẫn là niềm tự hào của ngƣời dân trong xã về việc giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hóa của cha ông, của dân tộc. Ngƣời Cơ tu, Tà ôi (Pacoh, Tà ôi, Pa hy), ngƣời Bru-Vân Kiều trong xã Hồng Hạ vẫn thƣờng xuyên đến ngôi nhà này hoạt động sản xuất (dệt Dzèng), tập huấn/ hội thảo, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí Những ngƣời già vẫn thƣờng đến đây để hoài niệm, để sống về quá khứ, kể cho lớp trẻ nghe về những thăng trầm, biến đổi của dân tộc. Có không ít những ngƣời khách ở ngoài địa phƣơng, ở ngoài nƣớc với nhiều thành phần/ mục đích khác nhau đến tham quan ngôi nhà nhằm ngẫm suy về những giá trị văn hóa cội nguồn trƣớc cơn lốc công phá/ khẳng định của những yếu tố văn hóa mới, của biến đổi khí hậu. 3. Hoạt động cho công cuộc bảo tồn trƣớc biến đổi khí hậu: Những kinh nghiệm từ phía ngƣời dân 7 Dự án “Nâng cao năng lực thích ứng và sinh kế bền vững của cộng đồng nhằm đối phó với thảm họa tự nhiên ở miền Trung Việt Nam” giai đoạn 2006-2009 giữa trƣờng ĐHNL Huế với ĐH Kyoto có các hoạt động nghiên cứu và hoạt động kỷ thuật / chuyển giao, ứng dụng. Hoạt động “Xây dựng nhà cộng đồng” là hoạt động nghiên cứu ứng dụng. Từ kết quả của hoạt động này đã có cuốn sách“Xây dựng nhà cộng đồng truyền thống có sự tham gia của ngƣời dân ở miền núi miền Trung Việt Nam” do Nxb CTQG xuất bản năm 2008 75 Bảy năm (2007-2013) là khoảng thời gian không dài đối với một công trình kiến trúc. Nhƣng qua bảy năm mà vẫn tồn tại/ hiện hữu đối với một công trình đƣợc xây dựng hoàn toàn bằng nguyên vật liệu dễ bị mục nát theo thời gian nhƣ ngôi nhà cộng đồng truyền thống ở xã Hồng Hạ lại là một điều cần đƣợc tính tới/ suy ngẫm. Nhớ về những tranh luận, hiến kế của ngƣời dân cho việc ra đời của một ngôi nhà sàn theo đúng cổ xƣa, chúng ta càng kinh ngạc bởi những kinh nghiệm/ kiến thức bản địa quý báu của cha ông. Để có những kết quả hữu ích cho hành động bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, trong quá tình phục dựng, sử dụng nhà cộng đồng, ngƣời dân xã Hồng Hạ đã có những kinh nghiệm / động thái sau: Bảng tổng hợp động thái/ kinh nghiệm làm và sử dụng nhà cộng đồng truyền thống ở xã Hồng Hạ Công việc Kinh nghiệm Ghi chú 1. Tìm kiếm ý tƣởng làm nhà sàn truyền thống Những ngƣời già, chủ gia đình, chủ dòng họ, già làng. Đi nhiều nơi để tham khảo, học hỏi, trao đổi 2. Thời gian làm Từ tháng 2 đến tháng 8 âm lịch (mùa khô) 3. Địa điểm làm Nhiều ngƣời đƣợc hƣởng lợi, thoáng đãng, bằng phẳng, tránh làn gió mạnh Trung tâm xã 4. Chọn nguyên vật liệu - Tranh: già, phơi khô, đánh dày, lợp dày - Tre, lồ ô: phần gốc thẳng, ít mắt, chặt vào buổi chiều, các ngày trăng lặn, mùa không ra măng, ngâm bùn trƣớc khi sử dụng - Mây: mây vòi, không quá già, quá non - Giang: lóng dài, không sâu, không già, không non - Gỗ: Có độ bền cao, không mối mọt, suôn thẳng, không phạm dấu hiệu tâm linh xấu (sét đánh, cụt ngọn, nhiều u, mắt), khi chôn cột phải có đá, thuốc chống mọt Cụ thể: kiền, chò, mít nài, 5. Công cụ, kỹ thuật làm Rìu, rựa, làm theo kỷ thuật thủ công, chỉ số kỷ thuật dựa theo kinh nghiệm dân gian Là chỉ số/ thƣớc đo của tay, thân,lóng tay 6. Hoạt động sử dụng Luôn có ngƣời trông coi, luôn có hơi ngƣời, hơi lửa (mái) đƣợc xông (khói), xây dựng quy ƣớc những điều đƣợc và không đƣợc thực hiện ở nhà cộng đồng 7. Đảm bảo tính lâu bền Làm hàng rào khuôn viên, gây quỹ bảo tồn, trồng cây bản địa thay thế, sử dụng một số phƣơng pháp/ kỷ thuật mới trong chống mối mọt, luôn điều hành duy tu, bảo dƣỡng Xuất hiện trong bối cảnh hiện nay 76 Những kinh nghiệm quý báu đó hiện còn đƣợc lƣu giữ khá đậm nét trong ngƣời dân, nhất là ngƣời già ở xã Hồng Hạ. Đó cũng là những gì thuộc về “văn hóa phi vật thể” của ngƣời Tà ôi, Cơ tu, Bru-Vân kiều cần phải đƣợc lƣợng hóa, trân trọng giữ gìn trong bối cảnh có quá nhiều sự thay đổi, biến động của tự nhiên, xã hội hiện nay. 4. Nghịch lý giữa nhận thức và hành động về biến đổi khí hậu: Suy nghĩ về kênh truyền thông Trong diễn văn đọc tại buổi lễ khánh thành nhà cộng đồng các dân tộc xã Hồng Hạ vào tháng 9 năm 2007, ông Chủ tịch xã lúc bấy giờ có một ý rất đúng là “Bà con các dân tộc trong xã chúng ta đã khó nhọc phục dựng ngôi nhà sàn truyền thống. Đây là một thắng lợi của chúng ta.Nhƣng để giữ đƣợc ngôi nhà lâu dài mới là quan trọng khó khăn đối với mỗi chúng ta trong thời gian tới”. Lời cảnh báo đó cũng là lời tiên đoán cho những công trình mang tính “dễ bị tổn thƣơng” nhƣ công trình nhà sàn truyền thống xã Hồng Hạ. Hiện tại (năm 2013) dù có những cố gắng nhất định nhƣng ngôi nhà cũng đã phải tu bổ lại nóc, sửa sang/ gia cố lại sàn, vách, và chính quyền xã đang tích cực huy động các nguồn lực để lợp lại mái. Sự xuống cấp, hƣ hỏng của ngôi nhà đƣợc làm bằng những nguyên vật liệu “không bền vững” nhƣ ngôi nhà các dân tộc xã Hồng Hạ là một điều không cƣỡng lại nổi qua thời gian. Tuy nhiên nhận thức/ cách nhìn nhận về nguyên nhân hiện tƣợng xuống cấp có tính quy luật này của ngôi nhà lại khá đa dạng, nhiều chiều trong ngƣời dân xã Hồng Hạ. Điều đó đƣợc phản ánh qua kết quả điều tra Xã hội học nhỏ của chúng tôi về nguyên nhân xuống cấp của ngôi nhà nhƣ sau8: Bảng tổng hợp ý kiến về nguyên nhân xuống cấp nhà cộng đồng Stt Nguyên nhân Số ý kiến Nam Nữ 1 Thời gian 15/15 15/15 2 Thảm họa thiên nhiên 15/15 13/15 3 Biến đổi khí hậu 11/15 8/15 4 Ý thức con ngƣời 12/15 10/15 Kết quả điều tra trên chỉ là những gì lien quan đến việc tìm hiểu/ lý giải cho sự xuống cấp của ngôi nhà sàn cộng đồng ở xã Hồng Hạ. Dù thế một vấn đề cần đƣợc trao đổi ở đây là kênh truyền thông về nhận thức/ quan niệm biến đổi khí hậu ở một xã vùng núi9. Đối với vấn đề này, chúng tôi cho rằng: - Kênh truyền thông về biến đổi khí hậu ở vùng núi trong thời gian qua còn có quá nhiều vấn đề cần đƣợc tháo gỡ (phƣơng pháp, nội dung, chiến lƣợc truyền thông) - Thành phần xã hội có nhận thức/ hiểu về biến đổi khí hậu cao ở vùng núi thƣờng tập trung ở một số cán bộ/ những ngƣời đƣợc tiếp cận nhiều thông tin về vấn đề này. Nhận thức của đại đa số ngƣời dân vùng núi về biến đổi khí hậu là chƣa cao, chƣa nhiều. 8Số ngƣời mà chúng tôi hỏi ý kiến là 30 ngƣời. Trong đó tỷ lệ cán bộ và dân thƣờng là 50/50, nam và nữ là 50/50 9Hiện nay biến đổi khí hậu đƣợc xem là một vấn đề có tính toàn cầu. Hậu quả/ tác động biến đổikhí hậu là hết sức nặng nề cho toàn nhân loại nhƣng do điều kiện khác nhau, nhận thức về biến đổi khí hậu trong từng thành phần dân cƣ trong vùng miền/ khu vực địa lý là khác nhau. Ở những thành phần xã hội đƣợc tuyên truyền nhiều, ở những vũng trũng thấp, vùng biểnnhận thức về biến đổi khí hậu thƣờng cao hơn các đối tƣợng về vùng miền khác 77 - Không có đƣợc những thông tin cần thiết nên không phân biệt đƣợc một cách chính xác, đầy đủ các khái niệm biến đổi khí hậu, thay đổi thời tiết – khí hậu, thảm họa tự nhiên để có những hành động đúng/ tích cực từ phía cộng đồng các dân tộc ở vùng núi. Nhƣ vậy công tác truyền thông về biến đổi khí hậu cho ngƣời dân ở vùng núi là một công việc hết sức cần thiết và mang ý nghĩa.Tuy nhiên thực tế cho thấy, trong thời gian qua còn quá thiếu các kênh truyền thông nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho ngƣời dân vùng núi. 5. Chống biến đổi khí hậu: Bài học từ câu chuyện phục dựng nhà cộng đồng truyền thống ở xã Hồng Hạ Những tình tiết của “Nhà cộng đồng các dân tộc xã Hồng Hạ với biến đổi khí hậu” mà chúng tôi đã nêu ở trên cho thấy: Thứ nhất: Biến đổi khí hậu và chống biến đổi khí hậu là vấn đề có tính toàn cầu hiện nay. Hậu quả mà biến đổi khí hậu đƣa lại cho hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái nhân văn trong thời gian gần đây là hết sức nặng nề . Nhiều tổ chức quốc tế, nhiều quốc gia đã đƣa ra những “kịch bản”, những “chiến lƣợc” nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên nhận thức của con ngƣời ở các quốc gia, các khu vực địa lý, và trong từng thành phần xã hội đói với biến đổi khí hậu lại không giống nhau. Việc cập nhật các thông tin để phân định rạch ròi tính đồng nhất, tính dị biệt trong các khái niệm biến đổi khí hậu, thảm họa tự nhiên, thay đổi thời tiết – khí hậu, là không giống nhau nên có những nhận thức và hành động không giống nhau. Ngƣời dân ở vùng núi thƣờng đồng nhất biến đổi khí hậu với thảm họa tự nhiên diễn ra dồn dập, nặng nề/khốc liệt. Thứ hai: Hơn lúc nào hết, những thông tin/ kiến thức về biến đổi khí hậu cần phải đƣợc phổ biến trên một diện rộng, đậm đặc, mang tính thời sự, chính trị Thực tế hiện nay cho thấy: các kênh thông tin, hình thức thông tin về vấn đề này là chƣa nhiều, chƣa phong phú, dƣờng nhƣ chỉ cho/ dành riêng những tầng lớp bậc trung, bậc cao trong xã hội. Điều đó đƣợc minh chứng ở xã Hồng Hạ trong thời gian qua ngƣời dân ở đây biết, hiểu, quan tâm về vấn đề biến đổi khí hậu không nhiều, không cao, thƣờng đồng nhất biến đổi khí hậu với thảm họa tự nhiên. Thứ ba: Chống biến đổi khí hậu là công việc không phải của một riêng ai trong bối cảnh toàn cầu có những thay đổi thất thƣờng nhƣ hiện nay. Điều đó có nghĩa các tổ chức quốc tế, các chính phủ phải huy động tối đa các nguồn lực cho công việc này. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy trong biến đổi khí hậu, ngƣời dân (và đặc biệt là ngƣời dân nghèo) là ngƣời trực tiếp phải gánh chịu những hiệu quả nặng nề nhất và chính họ cũng là những ngƣời có khá nhiều kinh nghiệm trong chống biến đổi khí hậu nhƣ hình nhƣ họ lại không mặn mà/đứng ngòai cuộc trong chiến lƣợc chống biến đổi khí hậu. Thực tế đó cho thấy điều cần phải làm hiện nay là tích cực tác động đến ngƣời dân,làm cho ngƣời dân hiểu/vào cuộc và huy động đƣợc sức mạnh chống biến đổi khí hậu từ phía ngƣời dân, từ phía cộng đồng. Tài liệu tham khảo 1. Trƣờng ĐHNL ĐH Huế và khoa Sau Đại học Nghiên cứu Môi trƣờng toàn cầu – ĐH Kyoto (2008). Xây dựng nhà cộng đồng truyền thống có sự tham gia của ngƣời dân ở vùng núi miền Trung Việt Nam.Nxb Chính trị quốc gia – HN. 2. PGS.TS Vũ Văn Tuấn – Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trong lĩnh vực bảo tồn di sản. Tài liệu mạng
Tài liệu liên quan