Đặt vấn đề: Hẹp niệu đạo ở nữ là 1 trong những nguyên nhân hiếm gặp trong các trường hợp bế tắc dòng
ra ở đường tiểu dưới. Tại bệnh viện Bình Dân, chúng tôi bước đầu áp dụng tạo hình niệu đạo nữ bằng vạt niêm
mạc âm đạo.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả tạo hình niệu đạo nữ bằng vạt niêm mạc âm đạo.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả 8 trường hợp tạo hình niệu đạo nữ bằng vạt
niêm mạc âm đạo.
Kết quả: RUV trước và sau phẫu thuật 1 tháng là 88,13 ±28,02ml và 20,63 ±17,81ml, Niệu dòng đồ trước
và sau phẫu thuật 1 tháng là 9,13 ± 4,00ml/s và 17,68 ±3,68ml/s, IPSS trước phẫu thuật 20,25 ± 5,28, sau phẫu
thuật 1 tháng là 7,25 ±2,31, và 3 tháng là 8,57 ±5,32; QoL trước phẫu thuật 4,88 ±0,64, sau phẫu thuật 1 tháng
1,88 ±0,64, và sau 3 tháng 2,14 ±1,46. Tỉ lệ thành công chung là 87,5% (7/8 trường hợp).
Kết luận: Tạo hình niệu đạo nữ bằng vạt niêm mạc âm đạo là một phương pháp khả thi. Phương pháp này
giúp cho bệnh nhân nữ cải thiện chất lượng cuộc sống do những rối loạn đường tiểu dưới và phải nong niệu đạo
định kỳ.
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân 8 trường hợp tao hình niệu đạo nữ bằng vạt niêm mạc âm đạo tại Bệnh viện Bình Dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 2012 243
NHÂN 8 TRƯỜNG HỢP TAO HÌNH NIỆU ĐẠO NỮ BẰNG VẠT NIÊM
MẠC ÂM ĐẠO TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
Vũ Văn Ty*, Trà Anh Duy*, Lê Nguyễn Minh Hoàng*, Nguyễn Đức Duy**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hẹp niệu đạo ở nữ là 1 trong những nguyên nhân hiếm gặp trong các trường hợp bế tắc dòng
ra ở đường tiểu dưới. Tại bệnh viện Bình Dân, chúng tôi bước đầu áp dụng tạo hình niệu đạo nữ bằng vạt niêm
mạc âm đạo.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả tạo hình niệu đạo nữ bằng vạt niêm mạc âm đạo.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả 8 trường hợp tạo hình niệu đạo nữ bằng vạt
niêm mạc âm đạo.
Kết quả: RUV trước và sau phẫu thuật 1 tháng là 88,13 ±28,02ml và 20,63 ±17,81ml, Niệu dòng đồ trước
và sau phẫu thuật 1 tháng là 9,13 ± 4,00ml/s và 17,68 ±3,68ml/s, IPSS trước phẫu thuật 20,25 ± 5,28, sau phẫu
thuật 1 tháng là 7,25 ±2,31, và 3 tháng là 8,57 ±5,32; QoL trước phẫu thuật 4,88 ±0,64, sau phẫu thuật 1 tháng
1,88 ±0,64, và sau 3 tháng 2,14 ±1,46. Tỉ lệ thành công chung là 87,5% (7/8 trường hợp).
Kết luận: Tạo hình niệu đạo nữ bằng vạt niêm mạc âm đạo là một phương pháp khả thi. Phương pháp này
giúp cho bệnh nhân nữ cải thiện chất lượng cuộc sống do những rối loạn đường tiểu dưới và phải nong niệu đạo
định kỳ.
Từ khóa: Hẹp niệu đạo, tạo hình niệu đạo nữ, vạt niêm mạc âm đạo.
ABSTRACT
VAGINAL MUCOSA FLAP INLAY FEMALE URETHROPLASTY AT BINH DAN HOSPITAL. AN 8
CASES REPORT
Vu Van Ty, Tra Anh Duy, le Nguyen Minh Hoang, Nguyen Duc Duy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3- 2012: 244 - 249
Introduction: Urethral stricture is a rare cause of female bladder outlet obstruction. At Binh Dan hospital,
we peform initially vaginal mucosa flap inlay female urethoplasty.
Objective: To evaluate outcomes of vaginal mucosa flap inlay female urethoplasty.
Patients and methods: A case-series report for 8 female patients with urethral stricture.
Results: RUV before and after surgery 1 month were 88.13 ±28.02ml and 20.63 ±17.81ml; uroflowmetry
before and after surgery 1 month were 9.13 ±4.00 ml/s and 17.68 ±3.68ml/s, IPSS before surgery 20.25 ±5.28,
after surgery 1 month 2.31 ±7.25, and 8.57 ±5.32 (after 3 months); QoL before surgery 4.88 ±0.64, after surgery 1
month 1.88 ±0.64, and 1.46 ±2.14 (after 3 months). Overall success rate was 87.5%(7/8 cases).
Conclusion: Vaginal mucosa flap inlay female urethoplasty is a feasible method. This procedure can improve
QoL in female patients due to LUTS and periodic urethral dilation.
Key words: Urethral stricture, female urethroplasty, vaginal mucosa flap inlay.
* Bệnh viện Bình Dân Tp.HCM ** Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ
Tác giả liên lạc: BS. Trà Anh Duy ĐT: 0939222494 Email: traanhduy@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 2012 244
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hẹp niệu đạo ở nữ là 1 trong những nguyên
nhân hiếm gặp trong các trường hợp bế tắc
dòng ra ở đường tiểu dưới, chiếm khoảng 4-
13%(1).Tuy nhiên chúng lại gây ảnh hưởng
không nhỏ đến cuộc sống và tâm lý của BN.
Những yếu tố thuận lợi đưa đến tình trạng hẹp
niệu đạo ở nữ thường là do chấn thương hoặc
có nguồn gốc do thầy thuốc (đặt thông niệu đạo
kéo dài, xạ trị vùng chậu, sinh nở, các phẫu
thuật cắt túi thừa niệu đạo, dò niệu đạo, PT điều
trị tiểu không kiểm soát)(18). Gần đây, sự bất cẩn
của thầy thuốc cho nong niệu đạo ở những bệnh
nhân có rối loạn đường tiểu dưới dẫn đến tình
trạng xơ hóa niệu đạo chảy máu(12). Tuy
nhiên,cũng có những trường hợp vô căn(1).
Theo y văn, những phương pháp điều trị
hẹp niệu đạo ở nữ vẫn chủ yếu là nong niệu đạo
và xẻ trong niệu đạo cho những đoạn hẹp ngắn.
Tuy nhiên tỉ lệ tái hẹp cao và có thể tạo ra thêm
các vòng xơ chai quanh niệu đạo(21,22). Mặc dù
các số liệu hiện tại chưa đưa ra được sự thống
nhất trong điều trị ban đầu đối với hẹp NĐ ở
nữ,nhưng phải đánh giá đúng lúc thời điểm
thích hợp can thiệp PT.
PT tạo hình NĐ trên thế giới hiện nay có rất
nhiều phương pháp (sử dụng vạt niêm mạc tại
chỗ hoặc mảnh ghép niêm mạc tự do) được báo
cáo thành công với số lượng trường hợp
ít(2,12,21,22,26). Tuy nhiên, những phương pháp này
đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, kiến thưc và kinh
nghiệm trong việc tạo hình.
Tại bệnh viện Bình Dân, chúng tôi bước đầu
áp dụng phương pháp tạo hình niệu nữ bằng
vạt niêm mạc âm đạo 8 trường hợp. Kết quả
bước đầu của phương pháp mang lại hiệu quả
trong việc điều trị hẹp niệu đạo cho bệnh nhân
nữ.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Từ tháng 8/2011 đến 4/2012 chúng tôi tiến
hành tạo hình niệu đạo bằng vạt niêm mạc âm
đạo những bệnh nhân nữ điều trị tại bệnh viên
Bình Dân được chẩn đoán xác định hẹp niệu
đạo thỏa các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn chọn bệnh(12,21,22,26)
Đặt thông niệu đạo >14F thất bại.
Niệu dòng đồ có Qmax <12ml/s.
Có dấu hiệu tắc nghẽn niệu đạo trên phim
VCUG, loại trừ hẹp cổ bàng quang.
ALĐBQ: Pdetrusor max >20 cm H2O (>40).
Thiết kế nghiên cứu
Tiến cứu mô tả 8 trường hợp (case-series) tạo
hình niệu đạo bằng vạt niêm mạc âm đạo được
thực hiện tại BV Bình Dân từ tháng 8/2011 đến
tháng 4/2012
Cách thức thực hiện
Tất cả bệnh nhân đều tan phiền với triệu
chứng cảm giác căng tức hạ vị, đi tiểu gắt, tia
nước tiểu yếu, tiểu gấp và tiểu nhiều lần. Bệnh
nhân được khai thác tiền căn và bệnh sử, đánh
giá thang điểm IPSS. Tiến hành thăm khám và
đặt thông niệu đạo thăm dò 16F sẽ không vào
được bàng quang. Bệnh nhân được làm các chỉ
định: Đo niệu dòng đồ, áp lực đồ bàng quang,
chụp bàng quang niệu đạo lúc đi tiểu. Bệnh
nhân thỏa các tiêu chuẩn mới được chẩn đoán
xác định hẹp niệu đạo và được đưa vào mẫu
nghiên cứu tạo hình niệu đạo bằng vạt niêm
mạc âm đạo. Bệnh nhân được giải thích rõ về
phương pháp phẫu thuật và đồng ý tham gia.
Quy trình phẫu thuật
Bệnh nhân được tê tủy sống và nằm tư thế
sản phụ khoa.
Đặt thông Foley 16F thăm dò vào niệu đạo
để đánh giá chiều dài niệu đạo, vị trí hẹp, mức
độ hẹp.
Rạch niêm mạc thành trước âm đạo hình
chữ U ngược, chiều dài khoảng 3-4cm, chiều
rộng khoảng 1-1,5cm. Tiến hành tách niêm mạc
khỏi lớp dưới niêm.
Tách thành dưới niệu đạo ra khỏi thành
trước âm đạo. Cắt xẻ niệu đạo ở vị trí 6h qua
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 2012 245
khỏi chỗ hẹp đến vị trí cách cổ BQ 1cm (đã đánh
giấu trước).
Xoay vạt niêm mạc âm đạo lên đắp vào
phần NĐ đã được xẻ.
Khâu nối đỉnh vạt niêm mạc âm đạo vào
đỉnh vị trí xẻ niệu bằng vicryl 5.0. Tiếp tục khâu
nối hai cạnh bên vạt niêm mạc và niệu đạo cho
đến miệng niệu đạo.
Tiến hành đặt thông thăm dò sao cho đường
kính niệu đạo sau tạo hình 26-28F.
Lưu thông niệu đạo 16F.
Chèn gạc âm đạo.
Theo dõi hậu phẫu
Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng chảy
máu sau phẫu thuật.
Rút gạc âm đạo sau 24 giờ và và rút gạc khi
tình trạng chảy máu ổn định.
Rút thông niệu đạo sau 2 tuần.
Tái khám đánh giá sau 1,3,6 tháng.
Hình 1: Hình Xquang VCUG của bệnh nhân hẹp
niệu đạo đoạn giữa kèm theo có túi thừa bàng quang
do tắc nghẽn lâu ngày.
Hình 2: Rạch niêm mạc thành trước âm đạo hình chữ
U ngược.
Hình 3: Xẻ niệu đạo mặt bụng vị trí 6 giờ.
Hình 4: Sau khi nối vạt niêm mạc âm đạo vào mặt
bụng niệu đạo.
Đánh giá kết quả
Dựa vào thang điểm IPSS và thang điểm
chất lượng cuộc sống (QoL).
Đo niệu dòng đồ và thể tích nước tiểu tồn
lưu sau phẫu thuật 1 tháng.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của BN được chọn lựa
Tuổi: độ tuổi của BN từ 32t – 79t.
Thời gian mắc bệnh thay đổi từ 3 năm đến
20 năm.
Xét nghiệm tiền phẫu khác: bình thường.
Áp lực đồ bàng quang
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 2012 246
Bảng 1: Áp lực đồ bàng quang trước phẫu thuật.
Trước ĐT
P detrusor max 108,125 ± 28,65cm H2O (70 – 150)
V nước tiển tồn dư 88,125 ± 28,02ml (50 - 130)
Thể tích BQ 250,37 ± 120,766ml
Compliance BQ Bt hoặc giảm
Thời gian PT trung bình khoảng 105ph,
lượng máu mất không đáng kể.
Không có tai biến nào trong và ngay sau PT.
Thời gian theo dõi trung bình khoảng 4,7
tháng.
Hiệu quả điều trị
Bảng 2: Thang điểm IPSS trước và sau điều trị 1 và
3 tháng.
Mức độ rối loạn theo
IPSS
Trước ĐT Sau 1
tháng
Sau 3
tháng
RL nhẹ 0 5 5
RL trung bình 3 3 1
RL nặng 5 0 1
Tổng số BN (n) 8 8 7
Tổng điểm IPSS (X ±
SD)
20,25 ±
5,284
7,25 ±
2,314
8,571 ±
5,318
Bảng 3: Mức độ cải thiện QoL.
Trước ĐT Sau 1
tháng
Sau 3
tháng
Số BN 8 8 7
Tổng điểm QoL (X ±
SD)
4,875 ±
0,64
1,875 ±
0,64
2,142 ±
1,46
Bảng 4: Thể tích nước tiểu tồn lưu và Niệu dòng đồ.
Trước ĐT Sau 1 tháng
Thể tích nước tiển tồn
dư (ml)
88,125 ± 28,02
(50 - 130)
20,625 ± 17,81
(0 - 50)
Niệu dòng đồ
(ml/s)
9,13 ± 4,003
(3,4-16,6)
17,675 ± 3,684
(12,2-22,4)
Sau phẫu thuật
Tình trạng rối loạn đường tiểu dưới: cải
thiện rõ, chỉ còn 2 trường hợp còn rối loạn.
Một trường hợp hẹp tái phát. Bệnh nhân bị
tiểu khó tăng dần sau 3 tháng và bí tiểu. bệnh
nhân đã được mở bàng quang ra da và tạo hình
niệu đạo bằng niêm mạc miệng sau 1 tháng.
Tỉ lệ thành công chung là 87,5% (7/8 trường
hợp).
BÀN LUẬN
Dịch tễ
Hẹp niệu đạo là một bệnh lý hiếm gặp ở phụ
nữ. Theo nghiên cứu hồi cứu, ước tính chỉ có 3-
8% phụ nữ đến phòng khám niệu than phiền có
rối loạn đi tiểu được chẩn đoán là tắc nghẽn(3).
Trong mẫu dân số nhỏ, chỉ cò từ 4-13% trong số
phụ nữ được chẩn đoán bế tắc dòng ra là hẹp
niệu đạo thực sự cần được can thiệp(2,9,15). Với
những con số này, tỷ lệ hẹp niệu đạo thực sự ở
phụ nữ có than phiền về rối loạn đi tiểu sẽ là
0,1-1%(1).
Hẹp niệu đạo của phụ nữ là thường do thầy
thuốc, kết quả từ việc nong niệu đạo trước đó,
đặt thông niệu đạo kéo dài hoặc chấn thương
dẫn đến xơ hóa, do phẫu thuật niệu đạo (túi
thừa, rò niệu đạo, tiểu không kiểm soát khi gắng
sức), chấn thương (gãy xương vùng chậu), bức
xạ vùng chậu, hoặc viêm niệu đạo- bàng quang
cấp hoặc mạn tính dẫn đến xơ hóa. Bên cạnh đó,
những báo cáo về những trường hợp hiếm của
hẹp niệu đạo như lao niệu đạo(9), loạn dưỡng âm
hộ(22), xơ hóa lichen(20), carcinoma niệu đạo(3),
polyp fibroepithelial niệu đạo(30), leiomyoma
niệu đạo(18), sau cắt bướu bàng quang ngã niệu
đạo(15), sacrococcygeal Teratoma(16), hoặc tạo
hình chuyển giới(4).
Chẩn đoán
Việc chẩn đoán hẹp niệu đạo thường khó
khăn vì triệu chứng đặc hiệu kém cho tắc nghẽn
niệu đạo ở phụ nữ(6,23). Bệnh nhân thường than
phiền về tiểu nhiều lần và tiểu gấp. Ngoài ra,
bệnh nhân cũng than phiền về các triệu chứng
như tiểu khó, tiểu ngắt quãng, tiểu gắt, tiểu
không kiểm soát, nhiễm trùng tiểu tái phát, hoặc
tiểu đau. Hẹp niệu đạo ở phụ nữ hiếm khi gây
bí tiểu, suy thận, thận ứ nước, hoặc viêm thận-bể
thận(12,23). Khai thác tiền sử như chấn thương
vùng chậu, phẫu thuật vùng chậu, hoặc nong
niệu đạo. Việc thăm khám bằng tay tiết niệu
sinh dục và vùng chậu cần được chút ý thường
đòi hỏi một sự kết hợp với nội soi và X quang
để chẩn đoán được hẹp niệu đạo.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 2012 247
Sự kết hợp của niệu dòng đồ với hình ảnh
học chụp bàng quang niệu đạo lúc đi tiểu
(VCUG), có thể cung cấp thông tin bổ sung về
mức độ hẹp, vị trí hẹp và chiều dài đoạn hẹp.
Hẹp thường xảy ra ở niệu đạo đoạn xa hoặc lỗ
tiểu. Hình ảnh cho cổ bàng quang bị giãn rộng.
Mặc dù các hình ảnh có thể hữu ích, nhiều phụ
nữ cảm thấy khó khăn để đi tiểu đứng, và hình
ảnh sẽ không rõ nếu chụp ở tư thế ngồi. Khi
VCUG không chẩn đoán ra, nội soi bàng quang
thường được chỉ định. Soi bàng quang kết hợp
với nong niệu đạo thăm dò bằng cách que nong
từ nhỏ đến lớn có thể giúp xác định mức độ hẹp
niệu đạo. Một số hẹp thấy rõ ràng qua nội soi
niệu đạo bàng quang chít hẹp chu vi, tương tự
như hẹp niệu đạo ở nam giới.
Điều trị
Hẹp niệu đạo ở nữ giới là một bệnh hiếm
gặp. Do đó, cho đến nay vẫn chưa có phác đồ
chuẩn trong việc điều trị bệnh lý này. Thông
thường, nong niệu đạo được xem là lựa chọn
điều trị đầu tiên cho bệnh nhân(1,12,28). Những báo
cáo gần đây đề nghị nên sử dụng phương pháp
ít xâm hại trước như nong niệu đạo và xẻ trong
niệu đạo và áp dụng phương pháp tạo hình
niệu đạo cho những trường hợp hẹp niệu đạo
tái phát(2,21,28). Tuy nhiên, tỉ lệ tái hẹp cao và tình
trạng xơ hóa quanh niệu đạo ngày càng nghiêm
trọng hơn. Điều này khiến cho hẹp niệu đạo
càng phức tạp(22). Chính vì vậy, có nên can thiệp
ngay từ đầu khi chẩn đoán ra bệnh hay không.
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, 6 trường
hợp đều hẹp tái phát sau nong niệu đạo nhiều
lần, chỉ có 2 trường mới được chẩn đoán và
được tạo hình sớm.
Kỹ thuật tạo hình niệu đạo bằng vạt niêm
mạc đã chứng minh hiệu quả và an toàn và là
lựa chọn điều trị cho hầu hết chít hẹp niệu đạo
nữ. Để có được kết quả tốt, việc lấy một vạt
niệm mạc đủ rộng rất quan trọng. Một trong
những ưu điểm của thành trước âm đạo là máu
nuôi tốt và độ di động tự do cao nên cho phép
huy động vạt niêm mạc mà không bị hoại tử
mô. Phương pháp này được nhiều tác giả áp
dụng mạng lại hiệu quả cao. Theo Schwender và
cs đánh giá đường kính trung bình của niệu đạo
trước phẫu thuật 9,25F tăng lên 16,5F sau phẫu
thuật(26). Tất cả các bệnh nhân đều cải thiện các
triệu chứng đi tiểu mà không xảy ra biến chứng.
Gormley và cs báo cáo thành công 12 trường
hợp với tỉ lệ tái hẹp rất thấp(3). trong nghiên cứu
của chúng tôi, tỉ lệ thành công là 87,5%. Tương
đương với những tác giả trên. Chỉ có một bệnh
nhân tái hẹp và đã được phẫu thuật tạo hình
niệu đạo bằng niêm mạc miệng.
KẾT LUẬN
Tạo hình niệu đạo nữ bằng vạt niêm mạc âm
đạo là một phương pháp khả thi và có thể ứng
dụng trong điều trị hẹp niệu đạo ở phụ nữ.
Phương pháp này giúp cho bệnh nhân nữ cải
thiện chất lượng cuộc sống do những rối loạn đi
tiểu và phải nong niệu đạo định kỳ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ackerman AL, Blaivas J, Anger JT (2010). Female Urethral
Reconstruction. Curr Bladder Dysfunct Rep; 5:225–232.
2. Berglund RK, Vasavada S, Angermeier K, Rackley R (2006). Buccal
mucosa graft urethroplasty for recurrent stricture of female
urethra. Urology.; 67(5):1069-71.
3. Carr LK, Webster GD (1996). Bladder outlet obstruction in women.
Urol Clin North Am; 23:385–391.
4. Cavadas PC, Landin L (2005). Treatment of urethral stricture in a
femaleto- male transsexual with a tubulized flap from the labia
minora. J Reconstr Microsurg, 21:153–156.
5. Desai S, Libertino JA, Zinman L (1973). Primary carcinoma of the
female urethra. J Urol; 110:693–695.
6. Farrar DJ, Osborne JL, Stephenson TP, et al. (1975). A urodynamic
view of bladder outflow obstruction in the female: factors
influencing the results of treatment. Br J Urol 1975, 47:815–822.
7. Gormley EA (2010). Vaginal flap urethroplasty for female urethral
stricture disease. Neurourol Urodyn.;29 Suppl 1:S42-5.
8. Groutz A, Blaivas JG, Chaikin DC: Bladder outlet obstruction in
women: definition and characteristics. Neurourol Urodyn;19:213–
220.
9. Indudhara R, Vaidyanathan S, Radotra BD (1992). Urethral
tuberculosis.Urol Int; 48:436–438.
10. Kuo HC (2005). Videourodynamic characteristics and lower
urinary tract symptoms of female bladder outlet obstruction.
Urology, 66:1005–1009.
11. Keegan KA, Nanigian DK, Stone AR (2008). Female urethral
stricture disease. Curr Urol Rep.;9(5):419-23.
12. Merimsky E (1985): Retention secondary to urethral stricture in the
female. Urology 1985, 26:598.
13. Migliari R, Leone P, Berdondini E, De Angelis M, Barbagli G,
Palminteri E (2006). Dorsal buccal mucosa graft urethroplasty for
female urethral strictures. J Urol.; 176(4 Pt 1):1473-6.
14. Montorsi F, Salonia A, Centemero A, Guazzoni G, Nava L, Da
Pozzo LF, Cestari A, Colombo R, Barbagli G, Rigatti P (2002).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 2012 248
Vestibular flap urethroplasty for strictures of the female urethra.
Impact on symptoms and flow patterns. Urol Int.; 69(1):12-6.
15. Nielsen KT, Christensen MM, Olesen S (1989). Urethral strictures
after transurethral bladder tumor resection. Scand J Urol Nephrol,
23:81–83.
16. Nieuwenhuijs JL, De Jong TP (2003). Two cases of unusual urethral
complications after resection of sacrococcygeal teratoma. J Pediatr
Surg, 38:E14–E15.
17. Nitti VW, Tu LM, Gitlin J (1999). Diagnosing bladder outlet
obstruction in women. J Urol; 161:1535–1540.
18. Ozel B, Ballard C: Urethral and paraurethral leiomyomas in the
female patient. Int Urogynecol J Pelvic Floor Dysfunct;17:93–95.
19. Önol FF, Antar B, Köse O, Erdem MR, Önol ŞY (2011). Techniques
and results of urethroplasty for female urethral strictures: our
experience with 17 patients. Urology.; 77(6):1318-24.
20. Pugliese JM, Morey AF, Peterson AC (2007). Lichen sclerosus:
review of the literature and current recommendations for
management. J Urol, 178:2268–2276.
21. Rehder P, Glodny B, Pichler R, Exeli L, Kerschbaumer A,
Mitterberger MJ (2010).Dorsal urethroplasty with labia minora
skin graft for female urethral strictures. BJU Int.;106(8):1211-4.
22. Romero Perez P, Schiefenbusch Munne E, Lobato Encinas JJ, Mira
Llinares A (1990). Female urethral stenosis caused by vulvar
dystrophy. Arch Esp Urol, 43:341–346.
23. Romero Perez P, Mira Llinares A (1995). Renal and ureteral
complications of urethral stenosis. Actas Urol Esp, 19:432–440.
24. Rees DL,Whitfield HN, Islam AK, et al. (1975). Urodynamic
findings in adult females with frequency and dysuria. Br J Urol,
47:853–860.
25. Sharma GK, Pandey A, Bansal H, Swain S, Das SK, Trivedi S,
Dwivedi US, Singh PB (2010). Dorsal onlay lingual mucosal graft
urethroplasty for urethral strictures in women. BJU Int.;
105(9):1309-12.
26. Santucci RA, Payne CK, Anger JT, Saigal CS (2008). Office dilation
of the female urethra: a quality of care problem in the field of
urology. J Urol.; 180(5):2068-75.
27. Schwender CE, Ng L, McGuire E, Gormley EA (2006). Technique
and results of urethroplasty for female stricture disease. J Urol.;
175(3 Pt 1):976-80.
28. Smith AL, Ferlise VJ, Rovner ES (2006). Female urethral strictures:
successful management with long-term clean intermittent
catheterization after urethral dilatation. BJU Int.; 98(1):96-9.
29. Santucci RA, Payne CK, Anger JT, Saigal CS (2008). Office dilation
of the female urethra: a quality of care problem in the field of
urology. J Urol, 180:2068–2075.
30. Yamashita T, Masuda H, Yano M, et al. (2004). Female urethral
fibroepithelial polyp with stricture. J Urol; 171:357.