Kỹ thuật nuôi trồng nấm sò

KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG NẤM SÒ 1. ĐẶC TÍNH SINH HỌC 1.1. Tên khoa học Nấm sò (bào ngư): Pleurotus, có nhiều loại, màu sắc khác nhau, có khả năng thích nghi với các điều kiện nhiệt độ. 1.2. Đặc điểm hình thái Nấm có dạng phễu lệch, mọc đơn lẻ hoặc thành cụm tập trung bao gồm 3 phần: mũ, phiến và cuống. Đến giai đoạn trưởng thành nấm sò sẽ phát tán bào tử, nhờ gió bào tử bay đi khắp mọi nơi, gặp điều kiện môi trường thích hợp sẽ hình thành sợi nấm và phát triển thành quả thể nấm 1.3. Nhiệt độ Nấm sò có nhiều loại và chịu được biên độ về nhiệt độ khá cao. - Nhiệt độ thích hợp giai đoạn phát triển của hệ sợi. + Nhóm nấm sò chịu lạnh từ 13 - 200C + Nhóm nấm sò chịu nhiệt từ 24-280C - Nhiệt độ thích hợp giai đoạn phát triển quả thể: + Nhóm nấm sò chịu lạnh từ 13-200C. + Nhóm nấm sò chịu nhiệt từ 25-300C. 1.4. Độ ẩm - Độ ẩm cơ chất (giá thể trồng) từ: 60-65%. - Độ ẩm không khí để nấm phát triển từ: 80-85%.

doc6 trang | Chia sẻ: thuychi11 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật nuôi trồng nấm sò, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG NẤM SÒ 1. ĐẶC TÍNH SINH HỌC 1.1. Tên khoa học Nấm sò (bào ngư): Pleurotus, có nhiều loại, màu sắc khác nhau, có khả năng thích nghi với các điều kiện nhiệt độ. 1.2. Đặc điểm hình thái Nấm có dạng phễu lệch, mọc đơn lẻ hoặc thành cụm tập trung bao gồm 3 phần: mũ, phiến và cuống. Đến giai đoạn trưởng thành nấm sò sẽ phát tán bào tử, nhờ gió bào tử bay đi khắp mọi nơi, gặp điều kiện môi trường thích hợp sẽ hình thành sợi nấm và phát triển thành quả thể nấm 1.3. Nhiệt độ Nấm sò có nhiều loại và chịu được biên độ về nhiệt độ khá cao. - Nhiệt độ thích hợp giai đoạn phát triển của hệ sợi. + Nhóm nấm sò chịu lạnh từ 13 - 200C + Nhóm nấm sò chịu nhiệt từ 24-280C - Nhiệt độ thích hợp giai đoạn phát triển quả thể: + Nhóm nấm sò chịu lạnh từ 13-200C. + Nhóm nấm sò chịu nhiệt từ 25-300C. 1.4. Độ ẩm - Độ ẩm cơ chất (giá thể trồng) từ: 60-65%. - Độ ẩm không khí để nấm phát triển từ: 80-85%. 1.5. Dinh dưỡng Nấm sò sử dụng trực tiếp nguồn Xenlulo có thể bổ sung thêm các phụ gia giàu chất đạm, khoáng, vitamin trong giai đoạn xử lý nguyên liệu. 1.6. Thời vụ: Tháng 9 - tháng 4 năm sau 2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TRỒNG NẤM SÒ TRÊN RƠM RẠ 2.1. Sơ đồ quy trình công nghệ: Rơm rạ làm ướt trong nước vôi Ủ đống Đảo lần 1 -Chỉnh ẩm Đảo lần 2 - Băm nguyên liệu Đóng bịch, cấy giống Ươm sợi Rạch, treo bịch Chăm sóc, thu hái chế biến 1 2 3 4 5 6 7 8 2.2. Giải thích quy trình công nghệ: 2.2.1. Rơm rạ làm ướt trong nước vôi - Nguyên liệu: rơm rạ, bông phế thải, sử dụng rơm để nuôi trồng sẽ tốt hơn rạ. - Rơm rạ được phơi khô kịp thời, triệt để, không dùng rơm rạ bị ẩm, mốc, mùn mục. Hoà 4kg vôi với 1000 lít nước cho rơm rạ vào ngâm nước, dẫm đạp cho rơm rạ ngậm đủ nước và sạch vớt lên để ráo nước. Trong quá trình làm nhiều lần có thể thay nước vôi theo tỷ lệ trên. 2.2.2. Ủ đống - Chuẩn bị địa điểm ủ, kệ lót, nilon quây xung quanh đống ủ, cọc thông khí, - Xếp đống xong dùng nilon hoặc bạt quây kín xung quanh đống ủ để hở phía đáy đống ủ 15 cm, phía trên đống ủ khoảng 1/3 diện tích bề mặt ở chính giữa. - Kích thước đống ủ rộng 1,5m; cao 1,5m; dài tuỳ theo số lượng rơm rạ. - Đống ủ được nén chặt, quây nilon xung quanh buộc chặt và che mưa trên đỉnh đống ủ (Thời gian ủ từ 3 - 4 ngày). 2.2.3. Đảo lần 1- Chỉnh độ ẩm - Sau 3-4 ngày ủ kiểm tra nhiệt độ bên trong đống ủ, từ 75-800C là đạt yêu cầu, tiến hành đảo đống ủ lần 1 - Rỡ toàn bộ đống ủ ra cho hả hết hơi nóng, đống ủ chia ra 2 phần: Phần 1: Toàn bộ phía ngoài và nóc của đống ủ. Phần 2: Toàn bộ giữa đống ủ - Sau khi rỡ đống ủ xong kiểm tra độ ẩm của nguyên liệu: + Vắt chặt nguyên liệu thấy có nước nhỏ thành giọt chậm là được. + Nếu vắt nguyên liệu thấy có nước chảy thành giọt liên tục hoặc thành từng dòng cần tung rộng nguyên liệu ra phơi. Trong quá trình phơi cần đảo liên tục tránh cho nguyên liệu bị khô cục bộ. + Nếu vắt chặt không có nước nhỏ giọt nguyên liệu bị khô cần bổ sung độ ẩm đồng đều bằng nước vôi loãng (pH = 8). - Chỉnh ẩm xong xếp nguyên liệu vào kệ đống ủ: Phần 2 cho ra phía ngoài. Phần 1 cho vào giữa đống ủ. Dùng tay ấn thật chặt. Sau đó quây nilon buộc chặt. 2.2.4. Đảo lần 2 và băm ngắn rơm rạ - Sau khi đảo đống ủ lần 1 3-5 ngày thì đảo lần 2 - Cách đảo: tương tự như lần 1 - Kiểm tra nhiệt độ đống ủ đạt 75 - 800C, ổn định không tăng lên nữa. - Trường hợp rơm rạ cứng và dài dùng dao băm ngắn thành từng đoạn nhỏ khoảng 10-15cm. - Khi rỡ đống ủ xong kiểm tra độ ẩm của nguyên liệu lần cuối: + Vắt chặt nguyên liệu thấy có nước rỉ mạnh ra tay hoặc nhỏ chảy từ 1-2 giọt là được. + Nếu nguyên liệu quá khô hoặc quá ướt cần chỉnh lại giống như đảo lần 1. - Chỉnh ẩm xong xếp nguyên liệu lên đống như cũ ủ tiếp 3-4 ngày. 2.2.5. Đóng bịch - cấy giống - Chuẩn bị: túi nilon PP có kích thước 35 x 45cm (6kg/1 tấn nguyên liệu). + Bông nút: 6kg/1 tấn nguyên liệu. + Chun buộc: 1 gói 0,5kg. 200 - 250 g/1 tấn nguyên liệu + Giống nấm: 40kg/1 tấn nguyên liệu. - Trước khi cấy giống cần kiểm tra nguyên liệu lần cuối nếu đáp ứng được các điều kiện sau thì cấy giống: + Rơm rạ chín mềm đều, có màu nâu sẫm + Nguyên liệu có độ ẩm chuẩn: vắt thấy có nước rỉ mạnh ra tay hoặc nhỏ chảy từ 1-2 giọt là được. + Nguyên liệu có mùi dễ chịu. - Cho 1 lớp nguyên liệu 3-4cm vào túi nilon đã gấp đáy vuông, rắc 1 lớp giống nấm xung quanh sát với thành túi, các lớp sau 6-7cm. Cứ làm như vậy cho đủ 3 lớp, lớp trên cùng rắc giống đều bề mặt. Sau đó lấy 1 lượng bông khô bằng miệng cốc cho vào miệng túi và dùng dây chun buộc giữ miệng túi lại. Trọng lượng mỗi túi 2,5 - 3kg. 1 tấn rơm rạ thường đóng được từ 700 - 750 túi, nếu túi nhỏ hơn thì lượng bịch sẽ tăng lên. 2.2.6. Ươm bịch - Bịch nấm đã được cấy giống chuyển vào khu vực ươm, khu vực ươm bịch cần thoáng, sạch sẽ, không để ánh sáng chiếu trực tiếp, không bị mưa dột, đề phòng chuột phá hoại, duy trì nhiệt độ từ 22 - 250C. Nếu trời nắng, nhiệt độ không khí > 280C thì đặt bịch nọ cách bịch kia 1-2cm. Nếu trời lạnh thị đặt các bịch sát nhau. Thời gian ươm bịch từ 20-30 ngày cho đến khi sợi nấm ăn kín trắng toàn bộ bịch nấm, làm cho bịch nấm rắn chắc và sợi nấm ăn vào nguyên liệu tạo thành khối màu trắng đều từ trên miệng xuống đáy túi. 2.2.7. Rạch và treo bịch - Sau khi thấy sợi nấm đã ăn kín đáy túi 3-4 ngày thì chuyển sang khu vực nhà nuôi. Bịch nấm đã trắng đều dùng dao nhọn sắc rạch 6-8 vết rạch xung quanh bịch nấm (các vết rạch so le và đều nhau), kích thước vết rạch từ 1,5 - 2cm. Gỡ nút bông ra, buộc chặt miệng túi lại (số nút bông xé nhỏ tơi, đem phơi sấy để dùng lại lần sau). - Chuẩn bị nhà treo bịch: Nhà treo bịch nấm sò (nhà chịu lực) có xà ngang để treo bịch. - Khi treo bịch quay miệng túi xuống phía dưới mỗi dây treo từ 6 - 8 bịch, dây cách dây 30cm. Phụ thuộc vào điều kiện diện tích nhà để phân bổ treo bịch cho hợp lý tiện chăm sóc đi lại để thu hái nấm. 2.2.8. Chăm sóc và thu hái nấm - Khi bịch được rạch và treo trong thời gian từ 8 - 10 ngày. Nấm bắt đầu xuất hiện ở các vết rạch. Việc chăm sóc tưới nấm hàng ngày phụ thuộc vào thời tiết ở thời điểm đó, miễn sao bảo đảm nấm có nhiệt độ và độ ẩm phù hợp để phát triển có chất lượng nấm tốt và năng suất cao. - Thu hái nấm: Nấm sò mọc thành cụm nên khi thu hái hái cả cụm. Hái nấm đúng độ tuổi (có đường kính mũ nấm từ 3 - 4cm). Khi nhìn thấy “làn khói trắng” bay ra từ cây nấm đó là các bào tử nấm phát tán (Nấm quá già ở giai đoạn trưởng thành). Thời gian thu hái kéo dài từ 2 - 3 tháng. - Chế biến nấm: Nấm sò hái đúng độ tuổi, dùng dao cắt sạch phần gốc, tách từng cụm nấm vừa nhỏ cho vào túi PE, buộc kín miệng túi vận chuyển đến nơi tiêu thụ ngay trong ngày. - Phơi hoặc sấy khô: Nấm tươi dùng tay xé nhỏ cây nấm theo chiều dọc từ mũ nấm đến cuống. Nếu trời mưa dùng quạt quạt cho se nấm lại mới đem vào sấy ở nhiệt độ từ 30 - 40C trong vài giờ, sau đó nâng nhiệt độ dần lên và tối đa không quá 55C và thời gian sấy không quá 16h. Sau khi nấm khô giòn (có ẩm độ < 13%) có màu vàng, mùi thơm ngon. Cho ngay vào túi nilon 2 lớp buộc thật chặt có trọng lượng mỗi túi 10kg. Cho vào bao bì tải đem bảo quản nơi khô ráo. - Chế biến nấm: Nấm sò hái đúng độ tuổi, dùng dao cắt sạch phần gốc, tách từng cụm nấm vừa nhỏ cho vào túi PE, buộc kín miệng túi vận chuyển đến nơi tiêu thụ ngay trong ngày. - Phơi hoặc sấy khô: Nấm tươi dùng tay xé nhỏ cây nấm theo chiều dọc từ mũ nấm đến cuống. Nếu trời mưa dùng quạt quạt cho se nấm lại mới đem vào sấy ở t0 từ 30 - 400C trong vài giờ, sau đó nâng nhiệt độ dần lên và tối đa không quá 550C và thời gian sấy không quá 16h. Sau khi nấm khô giòn (có ẩm độ < 13%) có màu vàng, mùi thơm ngon. Cho ngay vào túi nilon 2 lớp buộc thật chặt có trọng lượng mỗi túi 10kg. Cho vào bao bì tải đem bảo quản nơi khô ráo. 3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TRỒNG NẤM SÒ TRÊN BÔNG PHẾ THẢI 3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ Bông phế thải Xử lý nýớc vôi Ủ đống Đảo chỉnh ẩm Xé tơi bông - Đóng bịch cấy giống Ươm bịch nuôi sợi nấm Rạch, treo bịch Chăm sóc, thu hái chế biến 1 2 3 4 5 6 7 2 ngày 2- 3 ngày 3.2. Giải thích quy trình công nghệ 3.2.1. Bông phế thải xử lý nước vôi Bông phế thải từ các nhà máy công nghiệp dệt sợi (còn gọi là bông số 10). Hoà với nước vôi theo tỷ lệ 3,5kg vôi đã tôi cho 1000 lít nước (pH= 13). Cho bông phế thải vào ngâm đủ nước vớt lên để ráo nước. 3.2.2. Ủ đống Chuẩn bị kệ, cọc thông khí, nilon quây. Bông đã được để ráo nước xếp vào kệ đống ủ. Kích thước đống ủ chiều rộng 1,2 - 1,5m; chiều cao 1,5m; chiều dài tuỳ khối lượng bông. Kích thước đống ủ phụ thuộc vào số lượng bông đưa vào. Sau khi ủ xong dùng nilon quây chặt xung quanh đống ủ (Trừ đỉnh đống ủ và che tránh mưa phía trên). 3.2.3. Đảo và chỉnh ẩm Sau khi ủ 2 - 3 ngày kiểm tra nhiệt độ đống ủ đạt 70 - 800C. Tiến hành đảo đống ủ. Lấy phần trên cùng và xung quanh đống ủ để riêng cho xếp xuống dưới của đống ủ mới (Kiểm tra độ ẩm xem bông đã thẩm thấu đều nước chưa bằng cách xé bông kiểm tra phần giữa). Đảo đồng đều theo thứ tự trên cho xuống dưới, dưới lên trên, ngoài vào trong, trong ra ngoài. Dùng nilon quây chặt đống ủ xung quanh ủ lại 2 ngày. 3.2.4. Xé bông tơi, đóng bịch - cấy giống - Sau ủ 4 - 5 ngày xé bông thật tơi, độ ẩm 60 - 65%, mùi thơm (không có mùi lên men yếm khí). - Đóng bịch cấy giống: Chuẩn bị túi nilon (25 x 35cm), 5kg/1 tấn bông. + Bông nút: 6kg/1 tấn bông. + Chun nịt: 1 gói 0,5kg. + Giống nấm: 45 - 50kg/1 tấn bông - Cho 1 lớp bông vào túi nilon đã gấp đáy vuông, phẳng dày 4 - 5cm. Cấy 1 lớp giống nấm xung quanh sát thành túi nilon. Cứ làm như vậy 2 lớp, lớp trên cùng rắc toàn bộ bề mặt. Dùng bông nút làm miệng túi buộc dây chun lại. Trọng lượng bịch nấm 1,7- 2kg. 3.2.5. Ươm bịch nuôi sợi nấm Bịch nấm đã được cấy giống chuyển vào khu vực ươm, khu vực ươm bịch cần thoáng, sạch sẽ, không cần ánh sáng duy trì nhiệt độ từ 25 - 200C. Bịch có thể ươm trên giàn hoặc dưới nền nhà tuỳ theo diện tích bịch cách bịch 5 - 10cm. Thời gian ươm bịch từ 18 - 20 ngày cho đến khi sợi nấm ăn kín trắng toàn bộ bịch nấm, làm cho bịch nấm rắn chắc và sợi nấm ăn vào nguyên liệu tạo thành khối màu trắng đều từ trên xuống dưới. 3.2.6. Rạch và treo bịch - Bịch nấm đã trắng đều dùng dao nhọn sắc rạch 6-8 vết rạch xung quanh bịch nấm (các vết rạch so le và đều nhau), kích thước vết rạch từ 1,5 - 2cm. Gỡ nút bông ra, buộc chặt miệng túi lại (số nút bông đó xé nhỏ tơi đem phơi sấy để dùng lại lần sau). - Chuẩn bị nhà treo bịch: Nhà treo bịch nấm sò (nhà chịu lực) có xà cách nhau 30cm để treo bịch. Khi treo bịch quay miệng túi xuống phía dưới mỗi dây treo từ 5-6 bịch, dây cách dây 25-30cm. Phụ thuộc vào điều kiện diện tích nhà để phân bổ treo bịch cho hợp lý tiện chăm sóc đi lại để thu hái nấm. 2.2.7. Chăm sóc và thu hái nấm Khi bịch được rạch và treo trong thời gian từ 8 - 10 ngày. Nấm bắt đầu xuất hiện ở các vết rạch. Việc chăm sóc tưới nấm hàng ngày phụ thuộc vào thời tiết ở thời điểm đó, miễn sao bảo đảm nấm có nhiệt độ và độ ẩm phù hợp để phát triển có chất lượng nấm tốt và năng suất cao. - Thu hái nấm: Nấm sò mọc thành cụm nên khi thu hái hái cả cụm. Hái nấm đúng độ tuổi (có đường kính mũ nấm từ 3 - 4cm). Khi nhìn thấy “làn khói trắng” bay ra từ cây nấm đó là các bào tử nấm phát tán (Nấm quá già ở giai đoạn trưởng thành). Thời gian thu hái kéo dài từ 2 - 3 tháng. - Chế biến nấm: Nấm sò hái đúng độ tuổi, dùng dao cắt sạch phần gốc, tách từng cụm nấm vừa nhỏ cho vào túi PE, buộc kín miệng túi vận chuyển đến nơi tiêu thụ ngay trong ngày. - Phơi hoặc sấy khô: Nấm tươi dùng tay xé nhỏ cây nấm theo chiều dọc từ mũ nấm đến cuống. Nếu trời mưa dùng quạt quạt cho se nấm lại mới đem vào sấy ở t0 từ 30- 40C trong vài giờ, sau đó nâng nhiệt độ dần lên và tối đa không quá 55C và thời gian sấy không quá 16h. Sau khi nấm khô giòn (có ẩm độ < 13%) có màu vàng, mùi thơm ngon. Cho ngay vào túi nilon 2 lớp buộc thật chặt có trọng lượng mỗi túi 10kg. Cho vào bao bì tải đem bảo quản nơi khô ráo. HẠCH TOÁN KINH TẾ NUÔI TRỒNG NẤM SÒ Rơm rạ khô 1000 x 300đ/kg = 300 000đ Túi PP 6kg x 35 000đ/kg = 210 000đ Bông nút 6kg x 15 000đ/kg = 90 000đ Chun nịt 1gói x 10 000đ = 10 000đ Giống nấm 40kg x 15 000đ = 600 000đ Công lao động 30công x 40 000đ = 1200 000đ Khấu hao nhà xưởng 200 000đ Tổng 2 600 000đ Năng suất nấm sò trung bình đạt 600kg/tấn nguyên liệu x 7000đ/kg = 4.200.000đ