Nhau cài răng lược (NCRL) là một biến chứng sản khoa, thường kèm tăng đáng kể bệnh suất và tử suất cho
mẹ. NCRL do khiếm khuyết màng rụng đáy, gây nên xâm lấn bất thường của mô nhau vào tử cung. Theo truyền
thống, mổ lấy thai đồng thời cắt hoàn toàn tử cung là chiến lược điều trị chủ yếu trong nhau cài răng lược. Với
phương thức điều trị này, sản phụ sẽ vĩnh viễn không có kinh và không sinh đẻ sau này; bên cạnh đó, nguy cơ
chu phẫu khá cao.Với những phụ nữ có nhu cầu giữ lại chức năng sinh sản, những tùy chọn cách xử trí khác đã
được mô tả. Trong đó, bảo tồn tử cung (để lại bánh nhau tại chỗ) có thể là một chiến lược thay thế.
Chúng tôi báo cáo 1 trường hợp nhau cài răng lược được điều trị bảo tồn. Sau 3 năm, người phụ nữ này
mang thai lại và sinh mổ an toàn.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân một trường hợp có thai lại sau điều trị bảo tồn trong nhau cài răng lược, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Nhi Sơ Sinh 79
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP CÓ THAI LẠI SAU ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN
TRONG NHAU CÀI RĂNG LƯỢC
Lê Thị Thu Hà*, Điền Đức Thiện Minh*
TÓM TẮT
Nhau cài răng lược (NCRL) là một biến chứng sản khoa, thường kèm tăng đáng kể bệnh suất và tử suất cho
mẹ. NCRL do khiếm khuyết màng rụng đáy, gây nên xâm lấn bất thường của mô nhau vào tử cung. Theo truyền
thống, mổ lấy thai đồng thời cắt hoàn toàn tử cung là chiến lược điều trị chủ yếu trong nhau cài răng lược. Với
phương thức điều trị này, sản phụ sẽ vĩnh viễn không có kinh và không sinh đẻ sau này; bên cạnh đó, nguy cơ
chu phẫu khá cao.Với những phụ nữ có nhu cầu giữ lại chức năng sinh sản, những tùy chọn cách xử trí khác đã
được mô tả. Trong đó, bảo tồn tử cung (để lại bánh nhau tại chỗ) có thể là một chiến lược thay thế.
Chúng tôi báo cáo 1 trường hợp nhau cài răng lược được điều trị bảo tồn. Sau 3 năm, người phụ nữ này
mang thai lại và sinh mổ an toàn.
SUMMARY
CASE REPORT: A WOMAN WITH CONSERVATIVE MANAGEMENT SUBSEQUENTLY HAD
SUCCESSFUL PREGNANCY
Le Thi Thu Ha, Dien Duc Thien Minh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 79 ‐ 84
Placenta accreta is an obstetrical complication associated with significant maternal morbidity and mortality.
It is caused by a defect in the decidua basalis resulting in an abnormally invasive placental implantation.
Traditionally, caesarean hysterectomy at the time of delivery has been the preferred management strategy for
placenta accreta. Not only does this approach preclude future fertility, but it is also a procedure synonymous with
significant perioperative risks. For women who wish to conserve their reproductive function, other treatment
options have been described. In some settings, uterine conservation (with the placenta left in situ) may be an
alternative strategy.
We report a case of a woman with conservative management subsequently had successful pregnancy.
GIỚI THIỆU
Tần suất nhau cài răng lược tăng rõ rệt trong
những năm gần đây, do gia tăng tỉ lệ mổ lấy thai
trong hầu hết các quốc gia. Chẩn đoán trước
sinh nhau cài răng lược nhờ vào siêu âm giúp
cho kế hoạch điều trị tốt hơn. Theo truyền
thống, mổ lấy thai và cắt hoàn toàn tử cung là
chiến lược điều trị chủ yếu trong nhau cài răng
lược. Khi đó, người mẹ sẽ vĩnh viễn không có
kinh và không sinh đẻ sau này; bên cạnh đó,
những nguy cơ do phẫu thuật khá cao: mất
nhiều máu, tổn thương bàng quang‐ niệu quản,
bệnh lý đông máu nội mạch lan tỏa, suy thận
cấp, nhiễm trùng. Với những phụ nữ có nhu cầu
giữ lại chức năng sinh sản, điều trị bảo tồn trong
nhau cài răng lược là một phương cách đã được
mô tả và chứng minh hiệu quả. Chúng tôi báo
cáo 1 trường hợp có thai lại sau điều trị bảo tồn
tử cung trong nhau cài răng lược.
BÁO CÁO CA
Thai phụ sinh năm 1983 (26 tuổi), PARA:
0000, Buôn Ma Thuột, nhập viện Từ Dũ ngày
*: Bệnh viện Từ Dũ.
Tác giả liên lạc: TS.BS Lê Thị Thu Hà ĐT: 0903718441 Email: tmv_thuha@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Việt Pháp Châu Á Thái Bình Dương lần XII Ngày 16‐17 Tháng 5 Năm 2013 80
13/08/2009 ở tuổi thai 33 tuần 1 ngày vì nhau
tiền đạo ra huyết ít. Không ghi nhận tiền căn
nạo hút buồng tử cung, không tiền căn bệnh
nội ngoại khoa.
Ngày đầu tiên nhập viện (13/08/2009): các
xét nghiệm về các chức năng gan thận bình
thường. Hemoglobin 13g/dl. Siêu âm: một thai
sống ngôi ngang, nhau tiền đạo, theo dõi nhau
cài răng lược chưa xâm lấn bàng quang. Trên
MRI: Khả năng nhau xâm lấn sâu vào cơ đoạn
dưới TC phía trước bên trái, không thấy xâm lấn
thành bàng quang. Chẩn đoán tại viện: Con so,
ngôi ngang, thai 33 tuần 1 ngày (theo kinh cuối
và siêu âm 3 tháng đầu), nhau tiền đạo, nhau cài
răng lược.
Nằm dưỡng thai tại viện 3 tuần liên tục,
được dùng giảm co, hỗ trợ phổi thai, thuốc bổ
máu. Trong thời gian này có ra huyết ít âm đạo.
Ngày 3/09/2009: Hemoglobin 10,8g/dl. Siêu
âm: nhau tiền đạo + nhau cài răng lược chưa
xâm lấn bàng quang. Tư vấn cho thai phụ và gia
đình về nguy cơ phẫu thuật trong nhau cài răng
lược: mất máu và truyền máu khối lượng lớn,
cắt tử cung, tổn thương bàng quang/niệu quản,
suy thận cấp, nhiễm trùng, thời gian nằm viện
kéo dài Được lên lịch mổ chủ động thời điểm
thai 36 tuần tuổi. Chuẩn bị 6 đơn vị hồng cầu
lắng cùng nhóm.
Mổ lúc 8 giờ 4/09/2009, Rạch da dọc giữa
dưới rốn. Rạch dọc giữa thân đáy tử cung, bắt ra
bằng chân 1 bé gái(5,8). Nước ối trắng đục #
300ml. Bóc nhau bằng tay. Nhau bám mặt trước
bên trái thấp tràn qua lỗ trong CTC, bóc nhau
khó khăn, chừa 1 phần nhau. May cơ tử cung 1
lớp. Thắt động mạch tử cung hai bên. Thắt động
mạch hạ vị 2 bên. Trong cuộc mổ máu mất ghi
nhận 600ml, được truyền 02 đợn vị hồng cầu
lắng cùng nhóm. Thời gian phẫu thuật kéo dài
90 phút. Phương pháp vô cảm: mê nội khí quản.
Hậu phẫu ngày 1 được theo dõi tại phòng
hồi sức:
9g30 – 11g: M 134‐ 136l/ph, HA 88/38mmHg,
370C, da xanh niêm nhạt. Truyền 02 đơn vị hồng
cầu lắng cùng nhóm.
12g – 19g: bệnh tỉnh, M 130l/ph, HA
97/48mmHg. Âm đạo ít huyết sậm.
Siêu âm bụng: Tử cung ngã trước, ĐKTS=
88mm, lòng tử cung vùng kênh cổ có khối echo
kém d= 50 x 55mm. Khoảng gan thận có dịch
5mm, hố chậu phải có dịch d= 26mm. Vết mổ
thành bụng chưa thấy gì lạ. Kết luận: theo dõi ứ
máu âm đạo + dịch hố chậu phải + Dịch khoang
giữa gan thận.
21g – 6g sáng hôm sau: M 90 – 100l/ph, HA
90/60mmHg.
Hậu phẫu ngày 2 (5/09/2009): Mạch và huyết
áp ổn định. Hemoglobin 8,87g/dl. Bạch cầu
30.000/mm3, Neutro: 90%. Siêu âm bụng: tử
cung ngã trước, ĐKTS= 69mm. Lòng tử cung có
khối echo hỗn hợp d= 69 x 11mm. Từ lòng tử
cung xâm lấn vào thành trước đoạn eo là khối
echo hỗn hợp d= 61 x 41mm, cơ tử cung đoạn
nảy có tăng sinh mạch máu. Hai hố chậu chưa gì
lạ. Trong bụng không dịch. Kết luận: Ứ dịch
lòng tử cung + nhau cài răng lược. Chuyển Khoa
Sản A theo dõi.
Trong thời gian theo dõi tại Khoa Sản A,
sinh hiệu bệnh nhân bình thường, sản dịch sậm
ít. Dùng kháng sinh phối hợp Cefodimex và
Amikacin 10 ngày. Ngày 7/09: BC 9.9100/mm3,
Neutro 80%, CRP: 60, Hb 8,5g/dl. Beta hCG
1056mUI/ml.
Ngày 14/09/2009 (trước xuất viện 1 ngày)
Hemoglobin là 8,84g/dl, beta hCG = 298mUI/ml.
Bé khỏe, hồng hào, bú tốt.
Xuất viện ngày 15/09. Hẹn bệnh nhân tái
khám mỗi 2 tuần hoặc có triệu chứng bất thường
(sốt, ra huyết âm đạo).
Theo dõi sau xuất viện mỗi 2 tuần:
‐ Lâm sàng: sản dịch ngưng ra sau 8 tuần
‐ Beta hCG: trở về âm tính sau 4 tuần.
‐ Siêu âm: bình thường sau 10 tuần.
‐ Có kinh lại sau 16 tuần. Kinh đều mỗi
tháng.
Biện pháp tránh thai được dùng là thuốc
tránh thai.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Nhi Sơ Sinh 81
Lần mang thai thứ 2
Sau khi ngừng thuốc tránh thai 3 tháng.
Kinh cuối: 21/07/2011. Dự sanh (DS):
28/04/2012.
Thai kỳ diễn tiến bình thường. tăng cân 15
kg.
Nhập viện 17.4. 2012 (SNV: 25623)
Chẩn đoán nhập viện: Thai 38 tuần 4 ngày,
thai thuận/ VMC dọc thân TC sau điều trị bảo
tồn NCRL.
Siêu âm: một thai sống ngôi đầu, nhau mặt
trước nhóm 1, trưởng thành độ III, chỉ số ối:
12cm.
MLT: 18/04/2012. Phương pháp mổ: mổ
ngang đoạn dưới tử cung lấy thai.
Bé CN 2700g (APGAR 7,8).
Hemoglobin trước mổ 11,5g/dl.
Hct trước mổ: 35%.
Máu mất trong mổ: 200ml.
Nhau bám mặt trước đáy thân, không cài
răng lược. Sẹo mổ dọc giữa đáy thân mỏng.
Thời gian mổ 40 phút.
Không ghi nhận bất thường trong cuộc mổ
và thời gian hậu phẫu.
Xuất viện sau mổ 5 ngày.
BÀN LUẬN
Yếu tố nguy cơ
Nhau cài răng lược do khiếm khuyết màng
rụng đáy gây nên tình trạng xâm lấn bất thường
của gai nhau. Khiếm khuyết màng rụng đáy
thường liên quan đến sẹo trên tử cung do mổ
bóc nhân xơ, mổ lấy thai, mổ tạo hình tử cung
hoặc nạo buồng tử cung. Một số yếu tố nguy cơ
khác gồm nhau tiền đạo, đa sản, tiền căn nhiễm
trùng nội mạc tử cung, mẹ lớn tuổi. Trong
trường hợp này yếu tố nguy cơ là nhau tiền đạo,
do lớp cơ tử cung đoạn dưới mỏng nên gai nhau
có khuynh hướng xâm lấn vào trong cơ tử cung.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Việt Pháp Châu Á Thái Bình Dương lần XII Ngày 16‐17 Tháng 5 Năm 2013 82
Nguy cơ nhau cài răng lược trong nhau tiền đạo
không kèm sẹo mổ cũ là 1 – 5%.
Chẩn đoán nhau cài răng lược trước sinh
Hình ảnh siêu âm
Trong nhu mô nhau có nhiều khoang echo
trống không đồng dạng, nằm sát hoặc lấn vào cơ
tử cung, có nhiều mạch máu tăng sinh trong cơ
tử cung. Trường hợp này không rõ hình ảnh mất
đường ranh giới liên tục giữa thành bàng quang
và cơ tử cung, tuy nhiên có nhiều mạch máu
tăng sinh vùng này, đặc biệt là mặt trước đoạn
eo bên trái tử cung.
MRI
Hữu dụng hơn siêu âm trong 2 tình huống
lâm sàng, đó là (1) nhau cài răng lược ở mặt sau
tử cung, vì ở vị trí mặt sau thì bàng quang
không còn là cửa sổ siêu âm để phân định rõ
giới hạn cơ tử cung và mô nhau, ngoài ra, phần
thai che khuất mặt sau tử cung nên khó quan sát
qua siêu âm. (2) đánh giá độ xâm lấn sâu của
bánh nhau vào cơ tử cung và chu cung, những
cơ quan lân cận như bàng quang, trực tràng.
Trong trường hợp này MRI ghi nhận nhau xâm
lấn vào cơ tử cung đoạn dưới phía trước bên
trái, không thấy xâm lấn vào thành bàng quang
và chu cung.
Chuẩn bị trước mổ
Tư vấn thai phụ và gia đình: Nói rõ phương
pháp điều trị truyền thống mổ lấy thai và cắt
hoàn toàn tử cung, phương thức điều trị bảo tồn
giữ lại tử cung nhằm mục đích bảo tồn khả năng
sinh sản về sau. Giải thích kỹ về các nguy cơ có
thể xảy ra trong và sau phẫu thuật: chảy máu
nhiều, truyền máu khối lượng lớn, cắt tử cung
cấp cứu, tổn thường bàng quang, niệu quản,
ruột, suy thận cấp, nhiễm trùng, đông máu nội
mạc lan tỏa, thuyên tắc mạch và cả nguy cơ tử
vong. Trường hợp này, thai phụ còn khá trẻ, 26
tuổi, chưa con, có nhu cầu bảo tồn chức năng
sinh sản. Thai phụ và gia đình đồng ý chọn
phương pháp bảo tồn.
Chuẩn bị máu và phối hợp với các chuyên
khoa khác như gây mê hồi sức, nhi sơ sinh, niệu
khoa, huyết học.
Thời điểm kết thúc thai kỳ
Có nhiều bàn cãi về thời điểm chấm dứt thai
kỳ. Một số chuyên gia đề nghị kết thúc thai kỳ
thời điểm thai 34 – 35 tuần sau liệu trình hỗ trợ
phổi thai. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, độ
ăn xuyên vào cơ của bánh nhau, nguy cơ chảy
máu, tuổi thai có thể chấm dứt từ 34 – 37 tuần.
Trong trường hợp này, chưa có con, bánh nhau
chưa xâm lấn bàng quang, không ra huyết âm
đạo đáng kể, chúng tôi quyết định chấm dứt
thai kỳ tuổi thai 36 tuần sau liệu trình hỗ trợ
phổi thai. Để an toàn, thai phụ được nằm dưỡng
thai tại viện suốt 3 tuần. Kết quả trên con: bé gái
2400g, bú tốt, hồng hào và xuất viện trong tình
trạng sức khỏe tốt.
Phương pháp điều trị bảo tồn
Nên được thực hiện khi mổ chủ động,
không mất máu nhiều trước và trong mổ, có
điều kiện theo dõi và có thể thực hiện phẫu
thuật cấp cứu khi cần thiết.
Những lưu ý trong phẫu thuật điều trị bảo
tồn để lại bánh nhau:
Gây mê toàn thân.
Rạch da đường dọc giữa dưới và qua trên
rốn.
Thám sát vùng chậu xem bánh nhau có xâm
lấn hay không.
Rạch vị trí dọc giữa đáy thân tử cung cách xa
bánh nhau.
Lấy thai ra.
Không đụng vào bánh nhau trong trường
hợp nhau không bong tự nhiên. Kẹp cắt dây rốn
sát vị trí cắm vào nhau.
Điều trị bổ sung
Theo dõi tự nhiên
Dùng thuốc co hồi tử cung và kháng sinh
duy trì.
Thuyên tắc động mạch tử cung phối hợp.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Nhi Sơ Sinh 83
Dùng Methotrexate.
Khâu cầm máu tại chỗ bằng các mũi khâu ép
buồng tử cung: B‐Lynch, Cho, HJP, Lyon.
Thắt động mạch hạ vị hai bên.
Trong trường hợp này, mổ lấy thai có để lại
một phần bánh nhau, có thắt động mạch hạ vị
hai bên.
Những biến chứng có thể xảy ra sau điều trị
bảo tồn
Qua tổng quan gồm 10 nghiên cứu đoàn hệ
và 50 báo cáo loạt ca gồm 434 trường hợp điều
trị bảo tồn nhau cài răng lược các dạng bám
chặt, xâm lấn vào cơ và xuyên cơ tử cung (với
các phương pháp khác nhau: theo dõi tự nhiên,
thuyên tắc động mạch tử cung, dùng
Methotrexate, khâu cầm máu, thắt động mạch,
bóng chèn).
‐ Chảy máu âm đạo trầm trọng: 53%.
‐ Nhiễm trùng 6%.
‐ Cắt tử cung thứ phát: 19%.
‐ Tử vong 0,3%.
‐ Mang thai lại sau đó: 67% (từ 15 – 73%)
Theo dõi sau mổ
Trong 24 giờ đầu sau mổ cần theo dõi sát các
dấu hiệu sinh tồn và thể tích nước tiểu. Theo dõi
lâm sàng và siêu âm. Kiểm tra huyết đồ, β‐hCG,
CRP. Dùng kháng sinh để phòng ngừa nhiễm
trùng. Bánh nhau để lại sẽ được tái hấp thu từ từ
hoặc tống xuất dần qua ngả âm đạo. Do nguy cơ
chảy máu ồ ạt trong quá trình theo dõi, đặc biệt
trong những ngày đầu sau mổ, cần chuẩn bị sẵn
sàng đội ngũ phẩu thuật viên kinh nghiệm, đội
ngũ hồi sức, phòng mổ và máu để có thể xử trí
kịp thời. Nếu tình trạng người bệnh ổn định, có
thể xuất viện sau 2 tuần.
Sau khi xuất viện có thể hẹn tái khám mỗi
tuần: khám lâm sàng, siêu âm, beta hCG và
huyết đồ. Tùy theo diễn tiến, nếu tốt dần có thể
hẹn tái khám thưa dần. Theo dõi trong nhiều
tháng cho đến khi lâm sàng, siêu âm và xét
nghiệm trở về bình thường.
Mang thai lại sau điều trị bảo tồn nhau cài
răng lược
Trong 1 nghiên cứu lớn gồm 167 phụ nữ có
nhau cài răng lược được điều trị bảo tồn với
nhiều phương pháp khác nhau: 131 giữ lại được
tử cung (78%), 18 trường hợp cắt tử cung thì hai
trường hợp sinh thường trong vòng 24 giờ vì
xuất huyết, 18 trường hợp cắt tử cung vì những
biến chứng khác trung bình 39 ngày sau sinh (từ
9 – 105 ngày). 10 trường hợp có biến chứng nặng
nề: nhiễm trùng huyết, dò bàng quang tử cung,
hoại tử cơ tử cung, Trong số những phụ nữ giữ
lại tử cung, thời gian hấp thụ bánh nhau qua
theo dõi trên siêu âm trung bình là 13 tuần 3
ngày (4 – 60 tuần). Tuy nhiên, 25% trong số này
có hút nạo kiểm tra hoặc nội soi buồng tử cung
để lấy mô nhau còn sót khoảng thời gian trung
bình 20 tuần sau sinh (2 – 45 tuần).
Mang thai lại là minh chứng tốt về khả năng
sinh sản sau điều trị bảo tồn trong nhau cài răng
lược, tuy nhiên dữ liệu vẫn còn giới hạn. Sau
điều trị bảo tồn, tăng nguy cơ dính buồng tử
cung và nhau cài răng lược tái phát. Provansal
M, Courbiere B, Agostini A (2010) đã báo cáo
loạt ca gồm 35 phụ nữ giữ lại tử cung sau điều
trị nhau cài răng lược, theo dõi từ 18 – 156 tháng.
Kinh nguyệt tái lập trung bình 130 ngày (48 –
176 ngày). 12 trong số 14 phụ nữ mong muốn có
con đã đạt 15 thai kỳ, 2 trong số 12 phụ nữ này
bị nhau cài răng lược tái phát. 5 trong số 15 thai
bị sẩy thai tự phát và 4 trường hợp sinh non.
Một nghiên cứu hồi cứu đa trung tâm gồm
96 trường hợp điều trị bảo tồn tử cung trong
nhau cài răng lược: 8 trường hợp dính buồng tử
cung nặng dẫn đến vô kinh, 24 trong 27 phụ nữ
mong muốn có thai đã thụ thai, nhau cài răng
lược tái phát 6/21 trường hợp sinh.
Trường hợp này có kinh lại sau 16 tuần và
kinh đều mỗi tháng, chứng tỏ buồng trứng hoạt
động bình thường và đặc biệt là niêm mạc tử
cung phục hồi tốt. Việc sử dụng thuốc nội tiết
tránh thai có thể góp phần trong tạo chu kỳ kinh
và phục hồi niêm mạc tử cung.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Việt Pháp Châu Á Thái Bình Dương lần XII Ngày 16‐17 Tháng 5 Năm 2013 84
Lần mang thai thứ 2: thai đủ trưởng thành
và không bị nhau cài răng lược tái phát. Lần mổ
trước đường rạch trên cơ tử cung là dọc giữa
thân đáy tử cung, đường rạch này có nguy cơ rất
cao bị vỡ tử cung ở lần mang thai sau, đặc biệt
khi bước vào 3 tháng cuối thai kỳ. Trong trường
hợp này, bề cao tử cung khi nhập viện là 30cm,
không có dấu hiệu đau vết mổ cũ. Trên siêu âm
và trong lúc mổ, nhau bám mặt trước nhóm 1,
không thấy xâm lấn vào cơ tử cung, bong dễ
dàng. Vị trí nhau bám nằm ngay sẹo mổ lần
trước nhưng không cài vào cơ tử cung, có lẽ ở
đoạn đáy thân lớp cơ tử cung dày nên giảm
nguy cơ nhau cài răng lược tái phát. Theo y văn,
nếu nhau tiền đạo có kèm sẹo mổ cũ, tần suất
nhau cài răng lược là 11 – 25%.
KẾT LUẬN
Theo phương pháp điều trị truyền thống,
mổ lấy thai và cắt hoàn toàn tử cung có thể kèm
thắt động mạch hạ vị hai bên thường được áp
dụng. Đối với những phụ nữ có nhu cầu giữ lại
tử cung, phương pháp điều trị bảo tồn trong
nhau cài răng lược là 1 lựa chọn khác. Tuy
nhiên, cần tư vấn kỹ cho thai phụ và gia đình về
những nguy cơ có thể xảy ra như cắt tử cung cấp
cứu do xuất huyết, truyền máu khối lượng lớn,
nhiễm trùng tử cung, bệnh lý đông máu nội
mạch lan tỏa, thậm chí có thể gây nhiễm trùng
huyết, thời gian nằm viện kéo dài. Khả năng bị
vô kinh, vô sinh do dính buồng tử cung về sau,
nếu mang thai lại vẫn có nguy cơ nhau cài rang
lược tái phát. Nếu giữ được tử cung, việc dùng
thuốc tránh thai có thể giúp ích trong phục hồi
niêm mạc tử cung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Clément D, Kayem G, Cabrol D. (2004). Conservative
treatment of placenta percreta: a safe alternative. European
Journal of Obstetrics, Gynaecology and Reproductive
Biology; 114: 108‐9.
2. Eller AG, Porter TF, Soisson P, Silver RM. (2009). Optimal
management strategies for placenta accreta. British Journal of
Obstetrics and Gynaecology; 116: 648‐54
3. Hudon L, Belfort MA, Broome DR. (1998). Diagnosis and
management of placenta percreta: a review. Obstetrical and
Gynaecological Survey; 53(8): 509‐17.
4. Kayem G, Davy C, Goffinet F, Thomas C, Clément D, Cabrol
D. (2004). Conservative versus extirpative management in
cases of placenta accreta. Journal of Obstetrics and
Gynecology; 104: 531‐6.
5. Kayem G, Pannier E, Goffinet F, Grangé G, Cabrol D. (2002).
Fertility after conservative treatment of placenta accreta.
Fertility and Sterility; 78: 637‐8.
6. Khong TY, Robertson WB. Placenta creta and
placentapraeviacreta. Placenta 1987; 8: 399‐409.
7. Legro RS, Price FV, Hill LM, Caritis SN. (1994). Nonsurgical
management of placenta percreta: a case report. Journal of
Obstetrics and Gynecology; 83: 847‐9.
8. Mok M, Heidemann B, Dundas K, Gillespie I, Clark V. (2008).
Interventional radiology in women with suspected placenta
accreta undergoing caesarean section. International Journal of
Obstetric Anaesthesia; 17: 255‐61.
9. OʹBrien JM, Barton JR, Donaldson ES. (1996). The
management of placenta percreta: conservative and operative
strategies. American Journal of Obstetrics and Gynecology;
175:1632‐8.
10. Palacios Jaraquemada JM, Pesaresi M, Nassif JC, Hermosid S.
(2004). Anterior placenta percreta: surgical approach,
haemostasis and uterine repair. Acta Obstetricia et Gynecolica
Scandinavica; 83: 738‐44.
11. Placenta praevia and placenta praevia accreta: diagnosis and
Management. Royal College of Obstetricians and
Gynaecology Guideline 2005; 27: 1‐12.
1