Mục tiêu: đánh giá việc chẩn đoán và điều trị một trường hợp nhiễm nấm Candida niệu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo nhân một trường hợp (case report) nhiễm nấm Candida
niệu được chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện Bình Dân tháng 7/2011.
Kết quả: sau khi điều trị Fluconzole 2 đợt, tế bào nấm vẫn còn trong nước tiểu nhưng các triệu chứng lâm
sàng và cận lâm sàng cải thiện.
Kết luận: Nhiễm nấm đường tiết niệu là bệnh lý ít gặp. Bệnh xuất hiện ở những bệnh nhân có yếu tố nguy
cơ suy giảm miễn dịch, trong trường hợp này là đái tháo đường týp 2. Việc điều trị cần phải xem xét giữa việc
phối hợp dùng thuốc kháng nấm hệ thống và tại chỗ
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân một trường hợp nhiễm Candida niệu trên bệnh nhân đái tháo đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 320
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP NHIỄM CANDIDA NIỆU
TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Vũ Văn Ty*, Trà Anh Duy*, Bùi Phương Anh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá việc chẩn đoán và điều trị một trường hợp nhiễm nấm Candida niệu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo nhân một trường hợp (case report) nhiễm nấm Candida
niệu được chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện Bình Dân tháng 7/2011.
Kết quả: sau khi điều trị Fluconzole 2 đợt, tế bào nấm vẫn còn trong nước tiểu nhưng các triệu chứng lâm
sàng và cận lâm sàng cải thiện.
Kết luận: Nhiễm nấm đường tiết niệu là bệnh lý ít gặp. Bệnh xuất hiện ở những bệnh nhân có yếu tố nguy
cơ suy giảm miễn dịch, trong trường hợp này là đái tháo đường týp 2. Việc điều trị cần phải xem xét giữa việc
phối hợp dùng thuốc kháng nấm hệ thống và tại chỗ.
Từ khóa: nhiễm nấm, candida niệu, đái tháo đường týp 2, thuốc kháng nấm
ABSTRACT
URINARY CANDIDIASIS IN A DIABETES MELLITUS PATIENT: CASE REPORT
Vu Van Ty, Tra Anh Duy, Bui Phuong Anh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 320 – 324
Background and purpose: In order to evaluate the diagnosis and treatment candiduria in diabetes
mellitus patient.
Patients and methods: This is the case report for diagnosis and treatment candiduria in diabetes mellitus
patient in July 2011 at Binh Dan hospital.
Results: We used 2 round of fluconazole, clinical and para-clinical symptoms have been improved, but
fungal cells have already existed in urine.
Conclusion: Fungal infection of the urinary tract is uncommon disease. This disease occurs in patients with
risk factors: immune deficiency. This case is diabetes mellitus. Treatment should be considered to use system and
local antifungal drugs.
Key words: fungal infection, candiduria, type 2 diabetes mellitus, antifungal drug
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm nấm đường tiết niệu là bệnh lý ít
gặp. Cũng như những cơ quan khác, nhiễm nấm
đường tiết niệu thường xuất hiện trên những
bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao. Trong trường
hợp này, chúng tôi nghiên cứu và báo cáo một
trường hợp nhiễm Candida niệu trên bệnh nhân
đái tháo đường.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là nghiên cứu trường hợp lâm sàng
(case report) vào tháng 7/2011.
Bệnh nhân Lê Thị Phương D.
Giới tính: Nữ, sinh năm 1969.
Số nhập viện: 211/13611.
Lí do nhập viện
* Khoa Niệu, Bệnh Viện Bình Dân ** Khoa chẩn đoán hình ảnh, Bệnh Viện Bình Dân
Tác giả liên lạc: BS. Trà Anh Duy, ĐT: 0939222494, Email: traanhduy@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 321
Tiểu máu.
Bệnh sử
Tiểu máu đại thể toàn dòng 1 tuần, không
sốt, không tiểu gắt buốt, không đau hông lưng,
tiểu dễ, đến khám và nhập viện Bình Dân.
Tiền căn
Đái tháo đường týp 2, 5 năm điều trị thường
xuyên nhưng không ổn định.
Viêm phổi do nấm cách 1 năm điều trị tại
bệnh viện Quảng Nam.
Mổ lấy sỏi thận (T) tại bệnh viện Quảng
Nam năm 2009.
Thăm khám
Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt.
Tổng trạng trung bình.
Niêm hồng.
Bụng mềm.
Gan lách không sờ chạm.
Chạm thận 2 bên (-), Rung thận 2 bên (-).
Cận lâm sàng
Công thức máu: WBC: 9,46 K/µL, N: 60,2 %,
L: 29,1 %,
RBC: 4,87 M/µL, Hb: 13g/dl, Hct: 40,2%, PLT:
289 K/ µL.
Đông máu toàn bộ: Ts: 3 phút
TQ: 12,6/12,9 giây.
TCK: 26,3/32,0 giây.
Fibrinogen: 4,63 g/l.
Nhóm máu: O+.
Đường huyết: không ổn định .
25/7: 14,7 mmol/L.
27/7: 11,6 mmol/L.
28/7: 12.4 mmol/L.
29/7: 7,9 mmol/L.
01/8: 6,0 mmol/L.
HbA1c: 10,4%.
Thuốc dùng hàng ngày: Diamicron MR
30mg 1viên (uống).
Glucophage 850mg 1 viên x 2 (uống).
TPTNT: GLU(++), LEU(+++), BLD(+++).
X Quang phổi thẳng: tim phổi bình thường.
Hình 1: X Quang phổi thẳng của bệnh nhân
Siêu âm bụng
Hình 2: hình ảnh siêu âm trước khi điều trị Fluconazole
Ghi nhận có khối phản âm kém, không đồng nhất, kèm nhiều nốt phản âm dày dạng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 322
đóng vôi trong xoang thận (P) và niệu quản
(P). không ghi nhận phổ dòng chảy mạch máu
trong khối này.
MSCT bụng chậu có cản quang
Thận (P) chậm phân tiết thuốc cản quang,
có sạn nhỏ rải rác, ứ nước độ 3 với niệu quản
dãn vừa đến đoạn ngang thân đốt sống L3-L4
thì không dãn, có thành dày tạo chít hẹp phản
quang hơi cao lẫn rải rác nốt đóng vôi, bắt
nhẹ phản âm không đồng nhất khi bơm thuốc.
Đoạn này dày #18 mm và dài # 20mm, không
sạn niệu quản.
Hình 3: MSCT mô tả vị trí tổn thương niệu quản P
ngang L3 –L4
Chẩn đoán
Bướu niệu quản (P)
Tường trình phẫu thuật
Bệnh nhân được gây tê tủy sống, nằm tư thế
sản phụ khoa. Đặt máy soi vào bàng quang thấy
nhiều mô hoại tử trôi nổi trong bàng quang. Súc
rửa bàng quang ra nhiều mô như trên. Niệu
quản P dãn nở, soi lên niệu quản P thấy còn mô
hoại tử trôi nổi và nước tiểu đục. Đặt thông JJ
niệu quản P, đặt thông niệu đạo.
KẾT QUẢ
Kết quả giải phẫu bệnh
Đại thể: nhiều mẫu mô nát màu trắng đục
Vi thể: nhiều tế bào viêm các loại, xác bạch
cầu, hồng cầu và chất vô định hình.
Kết luận: Mô viêm hoại tử và các sợi nấm
Hình 4: hình ảnh giải phẫu bệnh đại thể và vi thể
Soi nước tiểu: sợi tơ nấm giả, tế bào hạt men
(++++)
Cấy định danh: Candida non-albicans
Chẩn đoán xác định
Nhiễm Candida niệu/ Đái tháo đường týp 2
Điều trị
Fluconazole 100mg 1viên x 2 uống/ngày
trong 14 ngày.
Siêu âm bụng sau khi điều trị đợt 1
Fluconazole
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 323
Sau điều trị 2 đợt
Kết quả cấy vẫn còn tế bào nấm Candida
non-albicans.
Các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
cải thiện rõ rệt.
BÀN LUẬN
Đường tiết niệu sinh dục rất hiếm khi là
nguồn nhiễm nấm chính, trừ khi là Candida.
Tuy nhiên, nhiễm Candida niệu cũng có thể là
một phần từ nhiễm nấm hệ thống. Trong thập
kỷ 1980 đến 1990, khoảng 350.000 bệnh nhân
nhiễm khuẩn đã được báo cáo của hệ thống
kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện Hoa Kỳ
(NNISS)(2): Nhiễm nấm chiếm 7,9%, trong đó
Candida chiếm 6,2% tổng số các bệnh nhiễm
khuẩn. Và các dữ liệu của NNISS 1989-1999 cho
thấy giảm đáng kể tỷ lệ mắc Candida albicans và
tăng dần các loại Candida khác. Trong báo cáo
này, Candida albicans chiếm 59% nhiễm candida
máu, tiếp theo là C. glabrata (12%), C. parapsilosis
(11%), C. tropicalis (10%), và C. krusei (1,2%). Yếu
tố tiên lượng nhiễm Candida máu dựa vào các ổ
nhiễm chính bao gồm ống thông nội mạch
(65%), dinh dưỡng đường tĩnh mạch (42%),
đường tiết niệu (11%), đường tiêu hóa (8%), và
đường hô hấp (7%)(8). Như vậy nhiễm Candida
niệu trên bệnh nhân này cũng có thể nói là
nhiễm Candida hệ thống, vì có tiền căn viêm
phổi nấm trên bệnh nhân bị đái tháo đường.
Theo Manzano-Gayosso P., nghiên cứu
thực hiện trên 50 bệnh nhân đái tháo đường týp
2, 24 bệnh nhân kiểm soát được đường huyết, 26
bệnh nhân đường huyết không ổn định. Kết quả
là 23 bệnh nhân nhiễm Candida niệu có đến 17
trường hợp thuộc nhóm đường huyết không
kiểm
soát tốt(5).
Trong một nghiên cứu đa trung tâm của
861 bệnh nhân nhiễm Candida niệu, các bệnh
liên quan chủ yếu bao gồm đái tháo đường
(39%), bệnh lý đường tiết niệu (37,7%), bệnh
ác tính (22,2%), và suy dinh dưỡng (17%).
Nhiễm Candida niệu có liên quan đến thủ
thuật trước trong 52,3% số bệnh nhân. Đặc
biệt, đặt thông niệu đạo xảy ra ở 77,6% số
bệnh nhân. Kết quả vi sinh và lâm sàng được
ghi nhận ở 61,1% bệnh nhân. Có 105 trường
hợp tử vong (19,8%), trong đó 2 (0,4%) trực
tiếp do Candida, trong khi phần lớn các ca tử
vong liên quan bệnh kèm theo(4).
Điều trị toàn thân
Fluconazole được sử dụng bằng đường
uống hoặc bằng đường tĩnh mạch đạt được
nồng độ cao trong nước tiểu(1). Dùng theo
đường uống fluconazole (100 mg hai lần mỗi
ngày, trong 10 ngày) loại trừ candida niệu
19/20 bệnh nhân và đạt được tỷ lệ tương
đương như bơm amphotericin B vào bàng
quang(3,6). Mức creatinine trong huyết thanh
cao liên quan với tỷ lệ giảm loại trừ nấm từ
nước tiểu là do giảm lượng nước tiểu chứa
fluconazole(7). Fluconazole kháng nấm hiệu
quả hầu hết các loại Candida, ngoại trừ
Candida krusei và Candida glabrata. Trên bệnh
nhân này, chúng tôi áp dụng phác đồ
fluconazole 100mg 1viên x 2 uống/ngày trong 14
ngày. Chúng tôi sử dụng 2 đợt nhưng kết quả
cấy vẫn còn tế bào nấm. Như vậy, có thể nhóm
Candida non albicans này có thể không nhạy với
fluconazole hoặc lượng fluconazole trong nước
tiểu vẫn chưa đủ để loại trừ nấm. Chúng tôi
đang suy nghĩ đến giải pháp dùng phối hợp với
thuốc kháng nấm khác như ketoconazole hoặc
phải chuyển phương pháp rửa trực tiếp bằng
amphotericin B.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 324
Điều trị tại chỗ
Hầu hết các nghiên cứu sử dụng một liều 50
mg amphotericin B/1000 ml nước hoặc dextrose
5%/ nước bơm rửa khoảng 40 ml/giờ (1
lít/ngày)(3,7, 9). Chúng tôi đang xem xét đặt thông
niệu quản để bơm rửa trực tiếp amphotericin B
vào bể thận.
KẾT LUẬN
Tóm lại, nhiễm nấm đường tiết niệu là bệnh
lý ít gặp. Bệnh xuất hiện ở những bệnh nhân có
yếu tố nguy cơ suy giảm miễn dịch, trong
trường hợp này là đái tháo đường. Việc điều trị
cần phải xem xét giữa việc phối hợp dùng thuốc
kháng nấm hệ thống và tại chỗ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bartone FF, Hurwitz RS, Rojas EL, et al (1988). The role of
percutaneous nephrostomy in the management of obstructing
candidiasis of the urinary tract in infants. J Urol, vol 140: 338-341.
2. Edwards JE (1991). Invasive Candida infections: Evolution of a
fungal pathogen. N Engl J Med, vol 324: 1060-1062.
3. Fan-Harvard P, O'Donovan C, Smith SM, et al (1995). Oral
fluconazole versus amphotericin B bladder irrigations for
treatment of candidal funguria. Clin Infect Dis, vol 21: 960-965.
4. Kauffman CA, Vazquez JA, Sobel JD (2000). A Prospective
Multicenter Surveillance Study of Funguria in Hospitalized
Patients. Clin Infect Dis, vol 30: 14-18.
5. Manzano-Gayosso P, Hernández-Hernández F, Zavala-
Velásquez N, Méndez-Tovar LJ, Naquid-Narváez JM, Torres-
Rodríguez JM, López-Martínez R. (2008). Candiduria in type 2
diabetes mellitus patients and its clinical significance. Candida
spp. antifungal susceptibility. Rev Med Inst Mex Seguro Soc. Vol
46(6): 603-610.
6. Nassoura Z, Ivatury RR, Simon RJ, et al (1993). Candiduria as an
early marker of disseminated infection in critically ill surgical
patients: The role of fluconazole therapy. J Trauma, vol 35: 290-
294.
7. Sobel JD, Kauffman CA, McKinsey D, et al (2000). Candiduria:
A randomized, double-blind study of treatment with
fluconazole and placebo. Clin Infect Dis, vol 30: 19-24.
8. Taylor GD, Buchanan-Chell M, Kirkland T, et al (1994). Trends
and sources of nosocomial fungemia. Mycoses 1994, vol 37: 187-
190.
9. Wise GJ, Kozinn PJ, Goldberg PE (1982). Amphotericin B as a
urologic irrigant in the management of non-invasive
candiduria. J Urol, vol 128: 82-84.