Nhân một trường hợp thoát vị bàng quang vào ống bẹn

Đặt vấn đề: Thoát vị bàng quang vào ống bẹn là bệnh lý hiếm gặp. Chẩn đoán trước mổ khó, thường chỉ phát hiện trong khi phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp: Chúng tôi thông báo một bệnh nhân nam 51 tuổi, vào viện vì có khối phồng vùng bẹn phải. Bệnh nhân đã được mổ thoát vị bẹn, phát hiện trong mổ là thoát vị bàng quang vào ống bẹn. Chúng tôi hồi cứu lại y văn về tần suất, nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị thoát vị bàng quang vào ống bẹn. Kết quả: Bệnh nhân thoát vị bẹn đã được phẫu thuật, trong quá trình bộc lộ bao thoát vị, phát hiện bàng quang trong bao thoát vị bị tổn thương, khâu lại bàng quang, đưa bàng quang về vị trí giải phẫu, phục hồi lại thành bụng. Kết luận: Thoát vị bàng quang vào ống bẹn thường phát hiện tình cờ bằng chẩn đoán hình ảnh hoặc trong lúc phẫu thuật thoát vị bẹn.

pdf4 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân một trường hợp thoát vị bàng quang vào ống bẹn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  264 NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP THOÁT VỊ BÀNG QUANG VÀO ỐNG BẸN   Dương Văn Trung*   TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Thoát vị bàng quang vào ống bẹn là bệnh lý hiếm gặp. Chẩn đoán trước mổ khó, thường chỉ  phát hiện trong khi phẫu thuật.   Đối tượng và phương pháp: Chúng tôi thông báo một bệnh nhân nam 51 tuổi, vào viện vì có khối phồng  vùng bẹn phải. Bệnh nhân đã được mổ thoát vị bẹn, phát hiện trong mổ  là thoát vị bàng quang vào ống bẹn.  Chúng tôi hồi cứu lại y văn về tần suất, nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị thoát vị bàng quang  vào ống bẹn.   Kết quả: Bệnh nhân thoát vị bẹn đã được phẫu thuật, trong quá trình bộc lộ bao thoát vị, phát hiện bàng  quang trong bao thoát vị bị tổn thương, khâu lại bàng quang, đưa bàng quang về vị trí giải phẫu, phục hồi lại  thành bụng.  Kết luận: Thoát vị bàng quang vào ống bẹn thường phát hiện tình cờ bằng chẩn đoán hình ảnh hoặc trong  lúc phẫu thuật thoát vị bẹn.   Từ khóa: thoát vị bàng quang vào ống bẹn  ABSTRACT  INGUINAL BLADDER HERNIA: CASE REPORT  Duong Van Trung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 264 ‐ 267  Objectives: The inguinal bladder herniation is rare. The preoperative diagnosis of bladder  involvement  is  often difficult and may only become apparent at the time of inguinal herniorrhaphy   Materials and methods: We report a 51 years‐old male patient with a intermittent swelling in the right  goin,  revealing  herniation  of  the  bladder  through  the  right  inguinal  canal  at  the  time  of  herniorrhaphy. We  reviewed  the  literature,  incidence,  causes,  diagnosis,  and  surgical  consideration  of  herniation  of  the  urinary  bladder.   Results: The patient underwent right  inguinal hernia  repair, at  the  time of  inguinal herniorrhaphy. We  revealed bladder injury in hernia sac, reconstructed the bladder and put back to its original location within the  pelvis. Performed standard repair of the direct defect in the inguinal floor.   Conclusions: Most  bladder hernias  are  revealed  incidentally during  surgery  or during  imaging  studies  performed for other purposes.   Keywords: inguinal bladder hernia  ĐẶT VẤN ĐỀ  Thoát vị bàng quang vào ống bẹn chiếm tỷ  lệ 1%‐4% trong số bệnh nhân thoát vị bẹn, tỷ lệ  này chiếm 10% những bệnh nhân béo phì trên  50  tuổi  bị  thoát  vị  bẹn(6). Hầu  hết  bệnh  nhân  thoát vị bàng quang không có triệu chứng điển  hình,  chẩn  đoán  trước mổ  khó  khăn,  thường  * Khoa ngoại bệnh viện Bưu Điện    Tác giả liên lạc: TS Dương Văn Trung   ĐT: 0913534343   Email: trungnoisoi@yahoo.com  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận ‐ Niệu   265 chỉ  phát  hiện  thoát  vị  bàng  quang  trong  khi  phẫu  thuật  thoát  vị  bẹn. Việc  phát  hiện  sớm  thoát vị bàng quang  sẽ  giúp  tránh những  tai  biến trong và sau mổ(2,8).  Trong bài viết này, mục đích của chúng tôi là  giới thiệu một trường hợp lâm sàng, và điểm lại  y văn về triệu chứng, chẩn đoán và thái độ xử trí  bệnh thoát vị bàng quang vào ống bẹn.  TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG  Bệnh nhân nam 51  tuổi, cao 1m66, nặng 80  kg (BMI=31,25), vào viện vì có một khối ở vùng  bẹn  bìu  bên  phải,  khối  này  nhỏ  đi  khi  nằm  xuống và  to  lên khi  đi  lại hoặc gắng  sức. Thời  gian mắc bệnh khoảng 5 năm, bệnh nhân không  đau,  tiểu  tiện  bình  thường,  không  đái  máu,  không đái khó.  Các  xét  nghiệm  cận  lâm  sàng:  chức  năng  thận  bình  thường  (creatinine máu  70  μmol/L),  siêu âm 2 thận và niệu quản bình thường, trong  lỗ  bẹn  phải  có một  khối  kích  thước  24mm  x  31mm, có mạc treo và nhu động (hình 1).  Bệnh nhân đã được chẩn đoán và tiến hành  mổ thoát vị bẹn phải. Trong quá trình phẫu tích  bao  thoát  vị,  chúng  tôi  phát  hiện  thủng  bàng  quang, tiến hành khâu lại bàng quang, đưa bàng  quang  về  vị  trí  giải  phẫu,  khâu  phục  hồi  lại  thành  bụng  theo  phương  pháp  Bassini.  Diễn  biến  sau  mổ  bình  thường,  chụp  phim  bàng  quang có thuốc cản quang sau phẫu thuật thấy  hình ảnh bàng quang to (hình 2).  BÀN LUẬN  Thoát vị bẹn  là một bệnh ngoại khoa thông  thường, nhưng đôi khi nó gây bất ngờ cho phẫu  thuật viên vì bao  thoát vị chứa những bộ phận  bất  thường như: bàng quang, buồng  trứng, vòi  trứng.; Trong đó thoát vị bàng quang vào ống  bẹn chiếm tỷ lệ 1%‐4%, tỷ lệ này có thể tới 10% ở  những bệnh nhân nam béo phì  trên  50  tuổi bị  thoát vị bẹn(6).  Tuỳ theo sự liên quan giữa bàng quang thoát  vị vào ống bẹn và phúc mạc, người ta chia ra 3  loại: thoát vị bàng quang ngoài phúc mạc chiếm  30%. Thoát vị trong phúc mạc hiếm khi xảy ra,  khi mà phần đỉnh và thành sau của bàng quang  chui vào  trong bao  thoát  vị,  bàng  quang hoàn  toàn được che phủ bởi phúc mạc. Thoát vị bàng  quang cận phúc mạc chiếm 60%, khi phần bàng  quang vào trong bao thoát vị bẹn hoặc đùi cùng  với phúc mạc. Mối  liên quan giữa bàng quang  và phúc mạc rất quan trọng vì phúc mạc có thể  che  lấp  thành bàng quang  ở ngay dưới,  có  thể  gây  tổn  thương  bàng  quang  trong  lúc  phẫu  thuật, tỷ lệ tổn thương bàng quang nói chung là  khoảng  12%(1). Bệnh nhân  chúng  tôi gặp bị  tai  biến  thủng  bàng  quang.  Trên  bệnh  nhân  này,  sau khi bộc lộ tách riêng thừng tinh, phần còn lại  trong ống bẹn là một khối tổ chức mỡ có thành  bàng quang bên trong mà chúng tôi không biết,  trong  khi  bộc  lộ  bao  thoát  vị  thì  bị  thủng  vào  bàng  quang.  Gurer  gặp  thủng  bàng  quang  28,6%(5).   Chẩn đoán thoát vị bàng quang trước phẫu  thuật rất khó vì triệu chứng thường không điển  hình(3,7), bệnh nhân chúng tôi gặp không có triệu  chứng  nào  khác  ngoài phát  hiện  khối  thoát  vị  vùng  bẹn  phải. Gurer  và  cộng  sự  gặp  7  bệnh  nhân thoát vị bàng quang trên tổng số 1950 bệnh  nhân thoát vị bẹn, không có bệnh nhân thoát vị  bàng quang nào được chẩn đoán trước mổ(5). Tỷ  lệ chẩn đoán trước mổ thoát vị bàng quang vào  ống bẹn thấp chỉ khoảng 7%. Bệnh thường gặp ở  nam  giới,  người  cao  tuổi  và  trên  những  bệnh  nhân béo phì, gặp nhiều bên phải.  Một số  ít  trường hợp  triệu chứng  lâm sàng  điển hình, bệnh nhân có thể có hội chứng đường  tiết niệu dưới, đi tiểu khó, tiểu không hết bãi, có  khi phải dùng tay ép vào khối thoát vị mới hết  nước tiểu, hoặc sau khi tiểu tiện xong bao thoát  vị xẹp xuống(6)...  Dựa vào chẩn đoán hình ảnh như: siêu âm,  chụp  bàng  quang  có  thuốc  cản  quang  ngược  dòng  thấy hình  ảnh  thoát vị bàng quang  (hình  3)(6),  chụp  cắt  lớp  vi  tính  hoặc  soi  bàng  quang  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  266 bằng ống soi mềm. Trên phim chụp thận thuốc  thường không  thấy hình  ảnh gì  đặc biệt, hiếm  khi thấy hình ảnh niệu quản bên thoát vị bị kéo  lệch hướng gây giãn thận cùng bên(6,8).  Hình 1. Hình ảnh siêu âm khối thoát vị  Hình 2. Hình ảnh chụp bàng quang ngược dòng sau mổ  Hình 3. Hình ảnh chụp bàng quang thoát vị bẹn (6)  Nguyên nhân hình thành nên thoát vị bàng  quang  được  đề  cập  đến  2  yếu  tố:  thành  bụng  yếu cùng với mất trương lực bàng quang. Sự đi  đôi  giữa  tắc  nghẽn  bàng  quang  hoặc  u  bàng  quang  làm  tăng  thoát vị bàng quang  trên bệnh  nhân béo phì(4). Sự dính  thành bàng quang vào  tổ chức mỡ quanh bàng quang dẫn đến mỡ kéo  thành bàng quang vào bao thoát vị(2).  Hậu quả của thoát vị bàng quang có thể dẫn  đến viêm bàng quang, hình thành sỏi, thiếu máu  thành bàng quang  có  thể dẫn  đến  thủng bàng  quang, giãn niệu quản và thận  Phẫu  thuật  thoát  vị  bàng  quang  vào  ống  bẹn  như  cách  thức  mổ  thoát  vị  bẹn  thông  thường, phẫu  tích đi vào ống bẹn, phần bàng  quang thoát vị được phẫu tích ra khỏi tổ chức  xung  quang  và  đưa  bàng  quang  trở  về  vị  trí  bình  thường. Chỉ  cắt bỏ phần bàng quang bị  thoát  vị  nếu  bị  thiếu máu,  hoại  tử,  hoặc  túi  thừa  bàng  quang,  cắt  bán  phần  bàng  quang  nếu có u bàng quang. Thành bụng được phục  hồi lại theo giải phẫu.  KẾT LUẬN  Thoát vị bàng quang vào ống bẹn khó chẩn  đoán  trước mổ,  thường phát hiện  tình cờ bằng  chẩn đoán hình  ảnh hoặc  trong  lúc phẫu  thuật  thoát vị bẹn.   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận ‐ Niệu   267 TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Catalano O.  (1997), Ultrasound evaluation of  inguinoscrotal  bladder hernias: report of three cases. Clin Imaging,21, pp.126‐ 8.   2. Epner  SL,  Rozenblit  A,  Gentile  R,  (1993),  Direct  inguinal  hernia  containing  bladder  carcinoma:  CT  demonstration,AJR,161, pp.97‐98.  3. Gomella LG., Spires SM., Burton JM., Ram MD., Flanigan RC.  (1985), The surgical implications of herniation of the urinary  bladder, Arch Surg, 120, pp. 964‐968.  4. Gonzalvo Perez V., Bottella, Almodovar R., Canto Faubel E.,  et al.  (1998), Hernia vesical  inguinal masiva, Aportacion de  tres casos. Actas Urol Esp,22, pp.163‐166.  5. Gurer A., Ozdogan M., Ozlem N., Yildrim H., Kulacoglu H.,  Aydin  R.  (2006),  Uncommon  content  in  groin  hernia  sac,  Hernia, 10, pp. 152‐155.   6. Kate H.,  Kraft,  Sarah  Sweeney,  BSc, Aaron  S.,  Fink,  Chad  W.M., Ritenour, Muta M., Issa, (2008), Inguinoscrotal bladder  hernias: report of a series and review of the literature Can Urol  Assoc J, 2(6), pp. 619‐623  7. Oruc  MT.,  Akbulut  Z.,  Ozozan  O.,  Coskun  F.  (2004)  Urological  findings  in  inguinal  hernias:  a  case  report  and  review of the literature. Hernia, 8, pp.76–79.  8. Verbeeck N., C. Larrousse  S., Lamy  S.  (2005), Diagnosis  of  inguinal hernia: the current role of sonography, JBR‐BTR, 88,  p.233‐236.  Ngày nhận bài báo: 15‐05‐2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30‐05‐2013  Ngày bài báo được đăng: 15–07‐2013 
Tài liệu liên quan