Nhân vật hề trong sự sáng tạo của Shakespeare

Trải qua gần năm trăm năm, những gì William Shakespeare đểlại cho chúng ta vẫn còn nguyên giá trị. Vốn sinh ra không phải trong gia đình có truyền thống viết kịch nhưng kịch trường đã cám dỗvà biến ông thành một nhà viết kịch vĩ đại. William Shakespeare đã từng thửviết thơnhưng đến với kịch, tên tuổi ông mới được định vị.Với khối lượng tác phẩm đồsộ, William Shakespeare đã chỗ đứng vững chắc trên kịch trường Anh nói riêng và kịch trường thếgiới nói chung. Kếthừa từnhững đềtài sẵn có nhưng Shakespeare bằng tài năng của mình đã mang lại cho kịch những nét đặc sắc mới mẻ, làm mờhẳn những kịch gia tiền bối. Bước vào thếgiới sân khấu của Shakespeare, diễn viên vẫn luôn bịhấp dẫn bởi sựmới lạ, khán giảvẫn thích thú khi dường nhưthấy đâu đó bóng dáng xã hội mình. Kịch William Shakespeare thực sựlà tấm gương trung thực đểta loại bỏnhững thói xấu, phát huy những tính tốt trên con đường tựhoàn thiện. Bên cạnh những bài học nhẹnhàng mà sâu sắc, Shakespeare phơi bày rõ thời đại Phục Hưng thời kì sau đó. Đủmọi tầng lớp người với những thói hưtật xấu lần lượt bước lên sân khấu với những phong cáchhoàn toàn khác nhau. Điều này có thểgiải thích được sựtrường tồn của kịch phẩm Shakespeare. Tuy nhiên, chúng ta có thểhọc những bài học đạo đức ấy ởbất kì đâu: tục ngữ, truyện cổtích, truyện ngụngôn. Thực chất sựtrường tồn của những kịch phẩm của Shakespeare là do đâu? Theo chúng tôi, đó là vì những bàihọc đạo đức ấy luôn gắn liền với kiểu nhân vật mà nhân vật ấy không bao giờbị bỏquên trong bất kì thời đại nào: nhân vật hề. Đương nhiên hềkhông lấy gì xa lạvới bất kì ai. Nhưng hề đối với Shakespeare còn là chìa khóa đểmởra nhiều phương diện khác của kịch. Vì vậy, chọn đềtài “NHÂN VẬT HỀ TRONG SỰSÁNG TẠO CỦA SHAKESPEARE”, chúng tôi muốn đi tìm đặc điểm, vai trò và phong cách thểhiện nhân vật hềtrên sân khấu của Shakespeare. Đồng thời cũng muốn trảlời câu hỏi, liệu những bài học kinh nghiệm mà William Shakespeare đưa ra cách đây gần năm trăm năm có còn phù hơn đối với hiện tại? Ởnước ta, William Shakespeare không còn xa lạmặc dù ông đến Việt Nam khá muộn. Tác phẩm được dịch ra vẫn còn ít do có sựkhác biệt vềvăn hóa, lịch sử, chính trị, quan điểm, lối sống Năm 1964, nhân dịp 400 ngày sinh của Shakespeare, giáo sự Đặng Thai Mai nhấn mạnh yêu cầu tìm hiểu và học tập Shakespeare. Trong đường chúng ta đicủa TốHữu có nhắc: Ôi nếu Shakespeare sống lại cùng ta Có thểkhác gì những bi kịch hôm qua? Chúng ta chỉmới được làm quen với 14 tác phẩm kịch Shakeapeare thông qua bản dịch của NhữThành, Đặng ThếBính. Đào Anh Kha, Bùi Ý, Bùi Phụng, Nguyễn Văn Sĩ, ThếLữ, Dương Tường, Tuấn Đô, Hoàng TốVân, Song Xuân . Nhưvậy với chuyên luận này, chúng tôi hi vọng sẽgóp phần nhỏvào việc hiểu và đánh giá đúng giá trịkịch phẩm Shakespeare. Qua đó, chúng tôi có thểrút ra những bài học kinh nghiệm bổích cho bản thân nói riêng và mọi người nói chung khi thâm nhập vào thếgới muôn màu của kịch. Khi chuyên luận thành công, chúng ta sẽcó cái nhìn toàn diện hơn vềkịch gia đại tài này. Kịch gia cũng muốn mượn lời của nhân vật hềkhi phơi bày thực trạng thời đại mình đểlàm bài học cho chúng ta trong quá trình xây dựng hình tượng bản thân và xã hội.

pdf88 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2744 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhân vật hề trong sự sáng tạo của Shakespeare, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH _________________ Nguyễn Thị Minh Thư NHÂN VẬT HỀ TRONG SỰ SÁNG TẠO CỦA SHAKESPEARE Chuyên ngành : Văn học nước ngoài Mã số : 60 22 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. LƯƠNG DUY TRUNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám Hiệu Trường ĐHSP TP.HCM, phòng KHCN – SĐH, tập thể Thầy Cô khoa Ngữ Văn cùng tất cả các bạn đồng học đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn tất luận văn. Tôi đặc biệt tỏ lòng biết ơn đối với PGS. Lương Duy Trung, người Thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự động viên, khích lệ của bạn bè và gia đình trong suốt quá trình nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Tháng 8/2009 Nguyễn Thị Minh Thư MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trải qua gần năm trăm năm, những gì William Shakespeare để lại cho chúng ta vẫn còn nguyên giá trị. Vốn sinh ra không phải trong gia đình có truyền thống viết kịch nhưng kịch trường đã cám dỗ và biến ông thành một nhà viết kịch vĩ đại. William Shakespeare đã từng thử viết thơ nhưng đến với kịch, tên tuổi ông mới được định vị.Với khối lượng tác phẩm đồ sộ, William Shakespeare đã chỗ đứng vững chắc trên kịch trường Anh nói riêng và kịch trường thế giới nói chung. Kế thừa từ những đề tài sẵn có nhưng Shakespeare bằng tài năng của mình đã mang lại cho kịch những nét đặc sắc mới mẻ, làm mờ hẳn những kịch gia tiền bối. Bước vào thế giới sân khấu của Shakespeare, diễn viên vẫn luôn bị hấp dẫn bởi sự mới lạ, khán giả vẫn thích thú khi dường như thấy đâu đó bóng dáng xã hội mình. Kịch William Shakespeare thực sự là tấm gương trung thực để ta loại bỏ những thói xấu, phát huy những tính tốt trên con đường tự hoàn thiện. Bên cạnh những bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc, Shakespeare phơi bày rõ thời đại Phục Hưng thời kì sau đó. Đủ mọi tầng lớp người với những thói hư tật xấu lần lượt bước lên sân khấu với những phong cách hoàn toàn khác nhau. Điều này có thể giải thích được sự trường tồn của kịch phẩm Shakespeare. Tuy nhiên, chúng ta có thể học những bài học đạo đức ấy ở bất kì đâu: tục ngữ, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn. Thực chất sự trường tồn của những kịch phẩm của Shakespeare là do đâu? Theo chúng tôi, đó là vì những bài học đạo đức ấy luôn gắn liền với kiểu nhân vật mà nhân vật ấy không bao giờ bị bỏ quên trong bất kì thời đại nào: nhân vật hề. Đương nhiên hề không lấy gì xa lạ với bất kì ai. Nhưng hề đối với Shakespeare còn là chìa khóa để mở ra nhiều phương diện khác của kịch. Vì vậy, chọn đề tài “NHÂN VẬT HỀ TRONG SỰ SÁNG TẠO CỦA SHAKESPEARE”, chúng tôi muốn đi tìm đặc điểm, vai trò và phong cách thể hiện nhân vật hề trên sân khấu của Shakespeare. Đồng thời cũng muốn trả lời câu hỏi, liệu những bài học kinh nghiệm mà William Shakespeare đưa ra cách đây gần năm trăm năm có còn phù hơn đối với hiện tại? Ở nước ta, William Shakespeare không còn xa lạ mặc dù ông đến Việt Nam khá muộn. Tác phẩm được dịch ra vẫn còn ít do có sự khác biệt về văn hóa, lịch sử, chính trị, quan điểm, lối sống… Năm 1964, nhân dịp 400 ngày sinh của Shakespeare, giáo sự Đặng Thai Mai nhấn mạnh yêu cầu tìm hiểu và học tập Shakespeare. Trong đường chúng ta đi của Tố Hữu có nhắc: Ôi nếu Shakespeare sống lại cùng ta Có thể khác gì những bi kịch hôm qua? Chúng ta chỉ mới được làm quen với 14 tác phẩm kịch Shakeapeare thông qua bản dịch của Nhữ Thành, Đặng Thế Bính. Đào Anh Kha, Bùi Ý, Bùi Phụng, Nguyễn Văn Sĩ, Thế Lữ, Dương Tường, Tuấn Đô, Hoàng Tố Vân, Song Xuân…. Như vậy với chuyên luận này, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc hiểu và đánh giá đúng giá trị kịch phẩm Shakespeare. Qua đó, chúng tôi có thể rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích cho bản thân nói riêng và mọi người nói chung khi thâm nhập vào thế gới muôn màu của kịch. Khi chuyên luận thành công, chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về kịch gia đại tài này. Kịch gia cũng muốn mượn lời của nhân vật hề khi phơi bày thực trạng thời đại mình để làm bài học cho chúng ta trong quá trình xây dựng hình tượng bản thân và xã hội. 2. Mục đích nghiên cứu Chọn đề tài “Nhân vật hề trong sự sáng tạo của Shakespeare”, chúng tôi hướng đến các mục tiêu sau:  Vì sao phải đến Shakespeare, hề mới được chính thức gọi là “nhân vật hề”?  Hề Shakespeare có đặc điểm gì mới mẻ so với hề truyền thống? Có vai trò như thế nào?  Shakespeare đã sáng tạo phong cách thể hiện hề trên sân khấu như thế nào? 3. Lịch sử vấn đề Shakespeare không xa lạ đối với độc giả Việt Nam. Đã có nhiều sách và tài liệu ngiên cứu chuyên biệt với cái nhìn khá toàn diện về Shakespeare. Đối với các học giả phương Tây, chúng tôi thấy Robert Greene, cùng thời với Shakespeare tỏ ra không thiện cảm lắm với Shakespeare. Ông viết “Đừng tin vào kẻ lạ mặt đó, kẻ có trái tim hổ dữ dưới bộ mặt của một anh hề. Hắn nghĩ rằng hắn có thể viết thơ tự do như bất cứ người nào trong quí vị và như một bậc thầy trong mọi chuyện”. Thêm vào đó ông giễu cợt “Hắn xem mình như là người duy nhất có thể làm náo động kịch trường (Shake có nghĩa là náo động, spear có nghĩa là giáo mác, đâm bằng giáo mác)”. Trong Lịch sử sân khấu thế giới do tổ bộ môn lịch sử sân khấu nước ngoài, Nguyễn Đức Nam dịch năm có đề cập tới nhân vật hề, đặc biệt là Falstaff. “Khán giả say mê chàng hiệp sĩ Tanbot (Henry IV, phần I), bị lay động bởi hình tượng Risot III. Fafstaff làm cho hai hình tượng này mờ nhạt đi” [30, 69]. Ông là mảnh vụn của một giai cấp xưa đang tìm cách thích nghi với giai cấp tư sản đang lên. “Đề tài này đi từ Me-du-on qua I-u-don và nhiều người khác cho tới tận Shakespeare, người đã thể hiện nó một cách nghệ thuật và hiện thực sâu sắc” [30, 26]. Falstaff nhại lại khi tuyên bố về cách làm vua “ta phải nói năng có tình cảm, và điều này ta sẽ làm không kém vua Cambi trong bi kịch”. Faftaff đã nhại giọng văn I-u-phu-do với hoàng tử Henry “không phải cách tiêu phí thời gian của con mà ngay cả xã hội con đang sống cũng khiến cho ngạc nhiên… Bạn bè giao du của mày làm bẩn mắt thiên hạ…”. Bối cảnh Fafstaft là một phần cơ bản của bức tranh thời Phục Hưng, “thời đại tan rã của các mối quan hệ phong kiến đã làm nảy sinh không biết bao nhiêu là hình tượng đặc trưng lạ kì dưới bộ mặt của những ông vua ăn mày, những tên lính đánh thuê hành khất, và những tay giang hồ phiêu lưu đủ loại” [C.Mac và Anghen toàn tập, tập XXV, tr.260]. Henry IV đấu tranh với bọn phong kiến ngang ngạnh, “đầu lợn” thường tụ tập ở quán trọ. Họ đánh cướp lái buôn rồi ăn uống phung phí. Linh hồn của bọn người này là Fafstaff, mà tật xấu nối dài thành một chuỗi những trò lố bịch. Ông đam mê khoái lạc, tham ăn, che đậy sự hèn nhát bằng tính hỗn xược buồn cười, sống chung với bọn thanh niên ngỗ nghịch, yếu đuối như đàn bà, lão không đề ra nguyên tắc nào nhưng để có rượu mạnh, bữa ăn và tiền bạc thì lão có thể làm mọi thứ không nguy hiểm. Các tác giả còn nhận xét “hề Shakespeare ban đầu cũng chỉ mang tính hài hước. Về sau, hề tiêu biểu cho một quan điểm nhất định về cuộc sống phản ánh khiếu hài hước và trí tuệ của nhân dân” [30, 111]. Hề của Shakespeare là một nhân vật mang mặt nạ. “Dưới cái mặt nạ bông đùa vui nhộn, Fool che dấu một trí tuệ phi thường. Anh hiểu rõ và mạnh dạn nói ngay sự thật vào mặt vua. Sự sáng suốt của nhân dân vang lên trong những câu ngạn ngữ, những lời đùa cợt, những bài hát của anh” [tr.136]. Hề chính là bức tranh biếm họa của hiện thực đương thời. Anghen đánh giá cao “tính sinh động và tính hiệu lực kiểu Shakespeare” [C.Mac và Ph.Anghen toàn tập, tập XXV, tr.258]. Shakespeare đấu tranh với nguyên tắc sáng tác kịch thời Trung Cổ, vốn đưa ra những qui tắc sáng tác hết sức khắt khe. Shakespeare phá vỡ ranh giới giữa các thể loại kịch. Nhân vật hề xuất hiện trong tất cả các thể loại kịch. Và hề không chỉ đơn thuần là người chuyên phục vụ giải trí cho khán giả mà phải là nhân vật gắn liền với hiện thực bát nháo, thời đại đảo điên. Vì thế, hề không tuân theo nguyên tắc nào: phá vỡ mọi lề thói, trật tự đương thời. Ngôn ngữ hề khi thô sơ lúc trang nhã, tính cách hề khi đơn giản lúc phức tạp. Tiếng cười của hề là tiếng cười đa diện. Hề phản ánh những phút giây khủng hoảng trầm trọng của thời đại Shakespeare. Cơ sở vĩ đại của Shakespeare chính là chân lí và bản thân cuộc sống, do đó tất cả những gì ông viết ra đều chân chính và mạnh khỏe. Những hiện tượng tiêu cực đều được gửi gắm trong những lời phát xét tối hậu của hề (chữ dùng của Bakhtin). Có những nhà nghiên cứu rất đề cao Shakespeare. Huygo nhận xét “Ở trên Sêchxpia, không còn ai nữa… Chỉ riêng một mình ông ta, ông ta đã bằng cả thế kỷ XVII đẹp đẽ của nước Pháp chúng ta và gần cả thế kỷ XVIII”. Lịch sử sân khấu thế giới có nêu: trong một bức thư gửi cho Mác (ngày 19-12- 1873) Ăng Ghen viết: " Cái tên đốn mạt Rôđrich Bênêđich đã xuất bản một cuốn sách dày cộp và khó ngửi, chống cái bệnh "sùng bái Sêchxpia" trong đó hắn chứng minh hết sức tỉ mỉ rằng Sêchxpia không thể so sánh với các nhà đại thi hào ở nước ta, cũng không thể sánh ngay được với các nhà thơ hiện đại. Hình như là phải lật Sêchxpia khỏi đài kỷ niệm để bê cái đít to lớn của Bênêđich lên mà đặt vào đó thì phải. Nhưng chỉ một màn thứ nhất của Những người vợ vui vẻ ở Winxơ cũng thấy có nhiều sinh động và nhiều thực tế hơn là toàn bộ văn học Đức. Chỉ riêng Laxơ và con chó Crab của y cũng còn hay hơn tất cả những hài kịch Đức cộng lại". Trong thư gửi cho Latxan ngày 16-4-1859 phê bình vở kịch Franxơ Phôn Xickingen của ông ta, Mác viết: "Rõ ràng là lúc ấy anh nên Sêchxpia hoá hơn nữa, còn bây giờ đây thì tôi nhận định rằng khuyết điểm lớn nhất của anh là Sile hoá tức là biến nhân vật thành ra chỉ là những phát ngôn nhân của tinh thần thời đại". Trước đấy một ngày ĂngGhen đã viết cho Latxan cũng về vấn đề ấy: "Tuy vậy, theo tôi thì hình như tính cách của cá nhân không những được diễn tả bằng việc mà cá nhân làm, mà còn bằng cách mà cá nhân ấy làm việc đó nữa, mà về mặt này, thì nội dung tư tưởng của vở kịch của anh có thể không bị tổn thương chút nào cả, tôi tin như thế nếu đặc tính của các nhân vật được phân biệt và đối lập nhau một cách rõ rệt hơn nữa. Lối thể hiện của người xưa bây giờ không đủ nữa, và ở đây tôi nghĩ, thì có lẽ không khó khăn lắm, anh có thể chú trọng nhiều hơn đến tác dụng quan trọng của Sêchxpia trong lịch sử ngành kịch". Michael Alexander trong Lịch sử văn học Anh quốc, điểm qua cuộc đời với những vở kịch nổi tiếng của Shakespeare và khẳng định “hài kịch lẫn bi kịch đều được Shakespeare miêu tả một cách tỉ mỉ” [27, 190]. Tác giả cũng có đề cập tới các vai hề nhưng cũng chỉ điểm qua một cách hết sức sơ lược “Giấc mơ không rõ nguồn cơn của Bottom chính là chủ đề của vở kịch” [27, 191], “Fester là một trong những anh hề xuất sắc nhất của Shakespeare. Henry VIII và James I giữ các anh hề trong cung để pha trò, những vị giáo Hoàng cũng làm thế cho tới thế kỉ XVIII. Shakespeare biến anh hề này thành nhân vật vừa pha trò vừa ca hát. Những khúc hát của Fester đều buồn” [27, 195]. Tác giả có nói tới thủ pháp gây cười đặc biệt khi sáng tạo các vai hề “kiểu bộ đôi nhân vật đầu tiên được nhìn thấy trong Richard II” [27, 198]. Tác giả còn nên lên những thành tựu của Shakespeare và những gì được cho là quan điểm của Shakespeare. Ferran Alexandri trong quyển Tên tôi là Shakespeare điểm qua cuộc sống thăng trầm của Shakespeare bởi những chấn động của xã hội đương thời. Ông viết “Các tác phẩm đã gặt hái nhiều thành công vì đã tạo cho công chúng một không khí huyền bí và lạ lùng với những xung đột vừa gay gắt vừa vui nhộn”, “cảm thấy mình giống như một diễn viên hài mua vui cho công chúng. Nói cách khác, sân khấu là cuộc đời của tôi” [4, 29]. Bản thân Shakespeare cũng khẳng định các anh hề và diễn viên hài rất phổ biến trên sân khấu thời đó “câu chuyện vui và lời bông đùa của họ có tác dụng làm đối trọng với thứ ngôn ngữ văn hoa và hùng hồn của các nhân vật khác. Tác giả thường xuyên cộng tác với William Kemp, diễn viên hề nổi tiếng nhất thời đó” [4, 29]. Vào thế kỉ XIX, những vở kịch của Shakespeare được ông nhận và trình diễn liên tục cho tới ngày nay, trở thành nguồn cảm hứng cho vô số những thử nghiệm sân khấu vì nó truyền tải những hiểu biết sâu sắc về bản chất con người, thông qua việc khắc họa đa dạng các nhân vật, trong đó có nhân vật hề. Đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam, các ý kiến đểu nêu bật được tầm quan trọng của kịch phẩm Shakespeare. Sách Văn học phương tây, phần viết về Shakespeare của PGS. Lương Duy Trung điểm qua cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Shakespeare và ca ngợi công lao to lớn của ông “một điểm nổi bật trong phong cách hài kịch của Shakespeare là thể hiện hết sức sinh động những nét tâm lí phổ biến cũng như những tính cách cá biệt… ông kết hợp tính hiện thực với tính lãng mạn bay bổng” [4, 203]. Tác giả phân tích điểm nổi bật nhất trong từng vở kịch của Shakespeare, cũng không quên nhắc tới nhân vật chuyên gây cười: anh hề, như Fester “vai hề vui nhộn nhất của Shakespeare từ trước tới bây giờ” [4, 207]. Trong chương trình THPT, ba kịch phẩm của Shakespeare được đưa vào chương trình giảng dạy: Thương nhân thành Vơnidơ, Hamlet và Romeo và Juliet… Lê Nguyên Cẩn trong quyển Tác giả tác phẩm nước ngoài trong nhà trường, Wiliiam Shakespeare của NXB Đại Học Sư Phạm có nêu lên một vài gợi ý phân tích ba tác phẩm này. Tác giả đề cập tới các sáng tạo nghệ thuật của Shakespeare như “linh hồn của thời đại” [23, 19]. Trong đó có sáng tạo nghệ thuật quan trọng mà Shakespeare đạt được là xây dựng được bối cảnh Falstaff. “Lão là sản phẩm điển hình của một thời đại quá độ... Trong con người lão xuất hiện cảm giác về sự tự do như là một đòi hỏi của cá nhân, thể hiện một mặt qua sự đòi hỏi giải phóng khỏi mọi sự ràng buộc với giáo lí truyền thống, mặt khác thể hiện bản chất tự nhiên của khát vọng tự do đòi hỏi giải phóng khỏi chủ nghĩa cấm dục, chủ nghĩa khổ hạnh. Bản thân lão gắn với năng khiếu hài hước. Lão tự tìm cho mình niềm an ủi trong tiếng cười giễu cợt từ mọi phái và từ chính lão” [23, 26]. Tính chất này gắn với thời kì chuyển mình của lịch sử. Về sau, Falstaff thay thế bằng nhân vật Pistol và được đặt vào thế giới của tiếng cười khiến cho hiện thực nước Anh vui vẻ càng thêm sâu sắc. Shakespeare hướng tới “tiếng cười trẻ trung và hồn nhiên vang lên như khát vọng thôi thúc thời đại và sử dụng nhiều biện pháp gây cười khác nhau” [23, 29]. Trong đó hề đã tạo được tiếng cười đặc biệt. Trong Tuyển tập William Shakespeare của NXB Sân Khấu có khẳng định quan điểm của Shakespeare kết tinh trong nhân vật hề “anh hề là đại diện cho trí tuệ quần chúng” [48, 29]. Lúc nào anh hề xuất hiện là đòi hỏi nơi khán giả một sự đánh giá hiện thực, sự suy nghĩ, lí giải thực chất của cuộc sống, cần có những lời đúng với lẽ phả. Những lời của anh hề thướng làm người ta đau xót hơn là làm người ta cười “những chỗ mà anh hề hay những nhân vật phụ xuất hiện thường không phải là những chỗ thừa như ghiều người quan niệm mà đó là những chỗ quan trọng để hiểu sự đánh giá của tác phẩm” [48, 30] cũng có nghĩa là khẳng định vai trò quan trọng của nhân vật hề. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều thừa nhận những đóng góp to lớn của Shakespeare. Tuy nhiên việc tìm hiểu về nhân vật hề trong kịch phẩm Shakespeare cũng chỉ được đề cập một cách khái quát. Chúng tôi cũng đã tiếp thu những nhận xét hết sức quí báu. Đào Anh Kha, Bùi Ý, Bùi Phụng trong Nghệ thuật và phong cách của Shakespear có nhận xét sự xuất hiện của phương pháp xây dựng nhân vật của Shakespeare là một hiện tượng quan trọng bậc nhất trong lịch sử của kịch. Phương pháp hiện thực của ông lại có những điểm nổi bật mà các nhà hiện thực khác trong thời Phục hưng như Xecvantet, Rabơle không có. Shakespeare là người đầu tiên nói đến số phận nhân dân, đưa nhân dân lên sân khấu với tất cả tinh thần tự hào, trí thông minh sức sống dạt dào của họ. Những nhân vật đều có một ý thức rõ rệt về nhiệm vụ của mình đối với tương lai. Đặc biệt Shakespeare đã diễn tả đúng đắn được tinh thần lịch sử của thời đại. Những ý kiến đánh giá về kịch phẩm Shakespeare khá nhiều. Tựu trung lại, các ý kiến đánh giá xoay quanh các vấn đề sau:  Mục đích sân khấu “từ xưa đến nay vẫn là đưa ra một tấm gương trước cuộc sống, ở đấy đạo đức có thể tự nhận ra mình, sự kiêu ngạo có thể tự khinh bỉ mình, và mỗi thế hệ, mỗi thời đại có thể đánh giá bộ mặt và tính cách của nó” (lời Ham let, hồi II, cảnh 2). Shakepeare khắc họa tất cả mọi hạng người trong xã hội một cách sinh động. Bài học luân lí ngắn gọn với tư tưởng nhân dân sâu sắc thông qua vai hề đưa ra cái nhìn mới mẻ về con người và thế giới khi lớn tiếng bênh vực con người. Tài năng thể hiện các khám phá, phát hiện và dự báo xã hội thông qua các nhân vật chức năng, trong đó có nhân vật hề.  Shakespeare không khu biệt rạch ròi giữa các thể loại kịch. Ngôn ngữ của Shakespeare là ngôn ngữ để diễn, đậm chất dân gian, với vốn từ hết sức đồ sộ cũng là một trong những thành công về mặt nghệ thuật của ông. Chỉ đến Shakespeare, kịch vươn lên tầm cao mới, đặc biệt là bi kịch. So với các bậc tiền bối, Shakeseare đã tạo ra bước ngoặt đáng kể về sự độc đáo và sáng tạo. Trong đó, nhân vật hề kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa bi và hài, dân gian và bác học.  Hề không tạo dựng hoàn cảnh nhưng có sự tác động rất lớn đến các nhân vật khác. Hề là một điểm nhấn không kém phần quan trọng để hiểu kịch Shakespeare. Như vậy, các nhà nghiên cứu đã có cái nhìn bao quát về nhân vật hề của Shakespeare. Những tên tuổi lừng danh như Hamlet, Romeo, Juiliet, vua Lear… vẫn luôn được nhắc tới trong khi những nhân vật phụ như anh hề thì chưa được quan tâm đúng mức. Thực chất anh hề là người mang tư tưởng của tác giả, là người mang quan điểm quần chúng. Do đó, để hiểu rõ hơn về kịch phẩm Shakespeare, chúng tôi thiết nghĩ nên nghiên cứu từ kiểu nhân vật này. Chính vì thế, đề tài NHÂN VẬT HỀ TRONG SỰ SÁNG TẠO CỦA SHAKESPEARE được tiến hành. Chúng tôi hi vọng việc giải quyết đề tài này góp thêm một cái nhìn mới trong việc thẩm định kịch phẩm Shakespeare. 4. Phạm vi nghiên cứu Khi tiến hành đề tài này, chúng tôi tập trung vào các vấn đề sau:  Đặc điểm và vai trò của nhân vật hề trong kịch phẩm Shakespeare.  Nghệ thuật và phong cách thể hiện nhân vật hề trên sân khấu Shakespeare. 5. Phương pháp nghiên cứu Thuật ngữ phương pháp gốc từ HyLạp cổ “methodos” (con đường nghiên cứu –con đường nhận thức), phương pháp đúng giúp đạt được những mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất. Becon ví phương pháp như “ngọn đuốc soi đường cho người đi trong đêm tối” còn Hêghen thì ví như là “linh hồn của đối tượng”. Có nhiều phương pháp khác nhau nhưng sự phân chia chỉ mang tính tương đối bởi trong quá trình nghiên cứu có thể kết hợp nhiều phương pháp. Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:  Phương pháp nêu vấn đề: xác định được phạm vi nghiên cứu để giới hạn lượng kiến thức, đòi hỏi có sự lựa chọn cân nhắc trong quá trìnhh sử dụng phương pháp.  Phương pháp lịch sử văn hóa: tiếp cận nhân vật như một khách thể xã hội phát triển theo chiều dài văn hóa lịch sử, đòi hỏi phải xem xét nhân vật ở trình độ phát triển.  Phương pháp phân tích tổng hợp: công cụ khám phá, giải mã nhân vật.  Phương pháp so sánh: đặt đối tượng trong mối quan hệ với các nhân vật khác tạo điều kiện xác định rõ điểm “hội tụ” và “tỏa sáng” của nhân vật. Kịch phẩm Shakespeare và cuộc sống, một bên khái quát một bên cụ thể, một bên là “thể” một bên là “dụng”. Nhân vật hề của Shakespeare trở thành nhân vật động, giúp Shakespeare có thể đi sâu khám phá những ngõ ngách nhỏ nhặt của bức tranh hiện thực vẫn được nhìn
Tài liệu liên quan