Đặt vấn đề: Ung thư tiền liệt tuyến (UTLT) là một trong các loại ung thư tiết niệu thường gặp ở nam giới
lớn tuổi.
Mục đích: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và điều trị ung thư tiền liệt tuyến tại Khoa Tiết niệu, Bệnh viện
Việt Đức.
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Đánh giá hồi cứu đặc điểm lâm sàng và phương pháp điều trị của
119 bệnh nhân được chẩn đoán UTLT được điều trị tại khoa Tiết niệu Bệnh viện Việt Đức từ tháng 01/2010 đến
tháng 01/2011.
Kết quả: Tuổi trung bình là 72,1. Tất cả các bệnh nhân đều có triệu chứng rối loạn đường tiểu dưới. Thăm
trực tràng TLT đều có nhân cứng ở 1 hoặc 2 thùy hay toàn bộ TLT cứng chắc. 98,2% có PSA huyết thanh trên
10ng/ml. 100% các trường hợp đều có kết quả GPB là carcinoma. 39 trường hợp mổ nội soi cắt TLT kèm cắt
tinh hoàn, 34 trường hợp mổ dẫn lưu bàng quang kèm cắt tinh hoàn, 21 trường hợp mổ nội soi cắt TLT đơn
thuần kết hợp dùng thuốc kháng androgen, 4 trường hợp đã mổ nội soi TLT được cắt tinh hoàn, 13 bệnh nhân
được điều trị đơn thuần bằng thuốc kháng androgen, 8 trường hợp được phẫu thuật cắt toàn bộ TLT tận gốc.
Kết luận: Việc đối chiếu giữa lâm sàng và cận lâm sàng, giữa PSA và kết quả sinh thiết TLT, giữa tuổi
bệnh nhân và giai đoạn bệnh sẽ đưa ra cách điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân bị UTLT.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận xét đặc điểm lâm sàng và điều trị ung thư tiền liệt tuyến tại khoa Tiết niệu Bệnh viện Việt Đức từ tháng 01/2010 đến tháng 01/2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 294
NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TIỀN LIỆT
TUYẾN TẠI KHOA TIẾT NIỆU BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC TỪ THÁNG 01/2010
ĐẾN THÁNG 01/2011
Vũ Nguyễn Khải Ca*, Hoàng Long*, Nguyễn Hoài Bắc*, Trần Quốc Hòa**, Nguyễn Đức Minh*,
Chu Văn Lâm*, Lê Nguyên Vũ*, Trịnh Hoàng Giang*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ung thư tiền liệt tuyến (UTLT) là một trong các loại ung thư tiết niệu thường gặp ở nam giới
lớn tuổi.
Mục đích: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và điều trị ung thư tiền liệt tuyến tại Khoa Tiết niệu, Bệnh viện
Việt Đức.
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Đánh giá hồi cứu đặc điểm lâm sàng và phương pháp điều trị của
119 bệnh nhân được chẩn đoán UTLT được điều trị tại khoa Tiết niệu Bệnh viện Việt Đức từ tháng 01/2010 đến
tháng 01/2011.
Kết quả: Tuổi trung bình là 72,1. Tất cả các bệnh nhân đều có triệu chứng rối loạn đường tiểu dưới. Thăm
trực tràng TLT đều có nhân cứng ở 1 hoặc 2 thùy hay toàn bộ TLT cứng chắc. 98,2% có PSA huyết thanh trên
10ng/ml. 100% các trường hợp đều có kết quả GPB là carcinoma. 39 trường hợp mổ nội soi cắt TLT kèm cắt
tinh hoàn, 34 trường hợp mổ dẫn lưu bàng quang kèm cắt tinh hoàn, 21 trường hợp mổ nội soi cắt TLT đơn
thuần kết hợp dùng thuốc kháng androgen, 4 trường hợp đã mổ nội soi TLT được cắt tinh hoàn, 13 bệnh nhân
được điều trị đơn thuần bằng thuốc kháng androgen, 8 trường hợp được phẫu thuật cắt toàn bộ TLT tận gốc.
Kết luận: Việc đối chiếu giữa lâm sàng và cận lâm sàng, giữa PSA và kết quả sinh thiết TLT, giữa tuổi
bệnh nhân và giai đoạn bệnh sẽ đưa ra cách điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân bị UTLT.
Từ khóa: Ung thư tuyến tiền liệt, thăm trực tràng, PSA
ABSTRACT
EVALUATE THE CLINICAL AND MANAGEMENT CHARACTERISTICS OF PATIENT WITH
PROSTATIC CANCER AT VIET DUC UNIVERSITY HOSPITAL
Vu Nguyen Khai Ca, Hoang Long, Nguyen Hoai Bac, Tran Quoc Hoa, Nguyen Duc Minh,
Chu Van Lam, Le Nguyen Vu, Trinh Hoang Giang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 294 - 298
Introduction: Prostatic cancer is one of the most prevalence urinary tract cancer.
Objectives: To reviews the clinical features and the treatment of prostate cancer at the Department of
Urology – Viet Duc hospital.
Materials and methods: In study 119 patients were diagnosed and treated prostate cancer at the
Department of Urology – Viet Duc hospital from 01/2010 to 01/2011. We evaluated clinical, clinical, prostate
biopsy results, and the treatment to identify and provide proper treatment most.
Results: The average age is 72.1. All patients had symptoms of lower urinary tract disorders. Prostates were
* Khoa Tiết niệu Bệnh viện Việt Đức ** Khoa Ngoại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Tác giả liên lạc: PGS TS Hoàng Văn Tùng ĐT: 0913594851 Email: tunghoahue@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 295
hard at 1 or 2 lobes or solid whole. 98.2% had serum PSA above 10ng/ml. 100% of cases had the prostate biopsy
results carcinoma. 39 cases had endoscopic prostatectomy and orchiectomy together, 34 cases had cystotomy and
orchiectomy, 21 cases had endoscopic prostatectomy combined anti-androgen drugs, 4 cases which had had
endoscopic prostatectomy had orchiectomy, 13 patients were treated with anti-androgen drugs alone, 8 cases had
radical prostatectomy.
Conclusions: The comparison between clinical and subclinical, between PSA and prostate biopsy results,
between patient age and stage of disease will provide the appropriate treatment for each patient with prostate
cancer.
Key words: Prostatic cancer, digital rectal examination, PSA.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư tiền liệt tuyến (UTLT) là loại ung thư
thường gặp nhất của hệ tiết niệu ở nam giới trên
50 tuổi. Bệnh có tỷ lê tử vong cao, đứng hàng thứ
hai sau ung thư phổi tại các nước công nghiệp
phát triển. Bệnh UTLT thường tiến triển âm thầm
từ nhiều năm, khi đã có triệu chứng lâm sàng thì
bệnh đã ở giai đoạn muộn. Bệnh UTLT thường
gia tăng theo tuổi, tuổi càng cao tỷ lệ ung thư này
cũng tăng lên.
Việc chẩn đoán UTLT dựa vào thăm trực
tràng, định lượng PSA huyết thanh và sinh
thiết tiền liệt tuyến (TLT). Điều trị UTLT tùy
thuộc vào giai đoạn chẩn đoán bệnh, độ biêt
hóa của tế bào và toàn trạng của người bệnh.
Nếu UTLT còn ở giai đoạn khu trú thì tỷ lệ
sống sau 10 năm khoảng 80 đến 85% nếu được
điều trị triệt để bằng cắt toàn bộ TLT tận gốc
kèm nạo vét hạch. Trong khi đó, đối với các
trường hợp đến muộn, tình trạng UTLT đã lan
rộng ra khỏi bao TLT, di căn hạch thì tỷ lệ sống
sau 5 năm và 10 năm chỉ còn 60% và 40%. Ở
Việt Nam, tỷ lệ UTLT có chiều hướng tăng lên.
Theo thống kê của Phạm Thị Hoàng Anh,
Nguyễn Bá Đức(2001), tỷ lệ UTLT đã tăng từ
1,5 – 2,3/100000 nam giới giai đoạn 1995 – 1996
lên 2,3 – 2,5/100000 nam giới giai đoạn 2002 –
2003.
Bệnh nhân UTLT thường đến muộn do vậy
việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn và phức tạp.
Bệnh viện Việt Đức đã điều trị cho các bệnh nhân
UTLT từ nhiều năm nay. Tuy nhiên trong những
năm gần đây số bệnh nhân UTLT đã tăng lên
đáng kể. Phân tích những bệnh nhân đến khám
và điều trị UTLT chúng tôi nghiên cứu đề
tài“Nhận xét đặc điểm lâm sàng và điều trị ung
thư tiền liệt tuyến tại Khoa Tiết niệu Bệnh viện
Việt Đức từ tháng 01/2010 đến tháng 01/2011” với
mục tiêu:
- Nhận xét về đặc điểm lâm sàng và cận lâm
sàng của bệnh nhân UTLT.
- Phân tích việc điều trị UTLT ở các bệnh
nhân này.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu hồi cứu tất cả các bệnh nhân được
điều trị UTLT từ tháng 01/2010 đến tháng 01/2011
tại khoa Tiết niệu Bệnh viện Việt Đức.
Tiêu chuẩn loại trừ: Những bệnh nhân UTLT
được điều trị ở các bệnh viện khác.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 01/2010 đến tháng 01/2011, khoa
Tiết niệu Bệnh viện Việt Đức đã điều trị cho 119
bệnh nhân được chẩn đoán UTLT trong đó có 27
bệnh nhân ở Hà Nội và 92 bệnh nhân ở các tỉnh
lân cận(30/92 là người ở vùng sâu, vùng xa các
tỉnh phía Bắc).
Tuổi
Tuổi trung bình là 72,1 tuổi; cao nhất là 93
tuổi, thấp nhất là 42 tuổi.
Nhóm độ tuổi:
+ <60 tuổi có 18 bệnh nhân(15,1%)
+ 61 – 70 tuổi có 30 bệnh nhân(25,2%)
+ 71 – 80 tuổi có 47 bệnh nhân(39,5%)
+ >80 tuổi có 24 bệnh nhân(20,2%)
Như vậy nhóm bệnh nhân có độ tuổi từ 71 trở
lên chiếm tỷ lệ 59,7%.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 296
Triệu chứng lâm sàng
Chẩn đoán UTLT chủ yếu dựa vào triệu
chứng lâm sàng và cận lâm sàng. Tất cả bệnh
nhân đến khám đều có triệu chứng rối loạn đường
tiểu dưới(91,5% có triệu chứng tắc nghẽn, 82% có
triệu chứng kích thích).
Triệu chứng đau xương chậu gặp ở 43,5%
bệnh nhân.
Thăm trực tràng: 12/119 trường hợp có
nhân cứng ở một thùy tuyến tiền liệt, còn lại
107 trường hợp khi thăm trực tràng phát hiện
TLT đã có nhân cứng cả hai thùy hoặc toàn bộ
TLT chắc cứng.
Xét nghiệm PSA huyết thanh
Xét nghiệm PSA huyết thanh cho kết quả:
+ PSA <10 ng/ml có 1 bệnh nhân (0,8%).
+ PSA 10 – 50 ng/ml có 15 bệnh nhân (12,6%).
+ PSA >50 – 100ng/ml có 62 bệnh nhân
(52,1%).
+ PSA >100 ng/ml có 41 bệnh nhân (34,5%).
+ PSA thấp nhất là 5,6 ng/ml.
+ PSA cao nhất là 10800 ng/ml.
Sinh thiết TLT
Tất cả bệnh nhân đều được sinh thiết TLT
dưới siêu âm qua trực tràng có kết quả dương
tính carcinoma TLT (trong đó có 4 trường hợp đã
đươc mổ nội soi TLT chẩn đoán giải phẫu bệnh là
carcinoma).
Điều trị
Về phương pháp điều trị, trong 119 bệnh
nhân có:
+ 39 trường hợp mổ nội soi cắt TLT kèm cắt
tinh hoàn,
+ 34 trường hợp mổ dẫn lưu bàng quang kèm
cắt tinh hoàn,
+ 21 trường hợp mổ nội soi cắt TLT đơn thuần
kết hợp dùng thuốc kháng androgen,
+ 4 trường hợp đã mổ nội soi TLT được cắt
tinh hoàn,
+ 13 bệnh nhân được điều trị đơn thuần bằng
thuốc Zoladex.
+ 8 trường hợp được phẫu thuật cắt toàn bộ
TLT tận gốc.
Tất cả các bệnh nhân được hẹn tái khám định
kỳ hàng tháng bằng các xét nghiệm PSA huyết
thanh, siêu âm để theo dõi và tư vấn tiếp tục.
BÀN LUẬN
Bệnh UTLT trong những năm gần đây được
nhiều quốc gia quan tâm vì nó khá phổ biến, hay
gặp ở người cao tuổi và gây tử vong cao. Ở Việt
Nam, số lượng bệnh nhân được phát hiện UTLT
ngày càng nhiều. Chỉ tính trong vòng 1 năm từ
tháng 01/2010 đến tháng 01/2011, khoa Tiết niệu
Bệnh viện Việt Đức đã điều trị cho 119 trường hợp
UTLT. Đây là những trường hợp chắc chắn UTLT
vì tất cả đều được sinh thiết TLT dưới siêu âm qua
trực tràng. Các bệnh nhân đến viện đều có biểu
hiện rối loạn đường tiểu dưới mức độ từ vừa đến
nặng: đái khó, bí đái, đái máu, suy thậnhoặc đã
được dẫn lưu bàng quang ở tuyến dưới. Trong số
119 bệnh nhân UTLT, chỉ có 27 bệnh nhân ở Hà
Nội, 92 bệnh nhân ở các địa phương trong đó
phải kể đến có 30/92 là các bệnh nhân ở các vùng
sâu, vùng xa ở các tỉnh phía Bắc. Đó là nơi còn
thiếu thốn về điều kiện chăm sóc y tế, trình độ
dân trí còn thấp, khó khăn về kinh tế nên phần
đông bệnh nhân thường phát hiên muộn.
Nhóm tuổi bệnh nhân trong nghiên cứu: Có
59,7% trường hợp có độ tuổi từ 71 trở lên. Điều
này cũng là phù hợp với các nghiên cứu trước
đây, là UTLT bắt đầu xuất hiện từ độ tuổi 50 và
đỉnh cao của căn bệnh này là khoảng 80 tuổi. Do
vậy, tuổi thọ càng cao thì khả năng gặp bệnh
nhân UTLT càng nhiều hơn. Trong nghiên cứu
chỉ có một bệnh nhân ở độ tuổi 42 và bệnh nhân
cao tuổi nhất là 93 tuổi.
Ngoài các triệu chứng tắc nghẽn và kích
thích, nghiên cứu cho thấy có 43,5% trường hợp
có triệu chứng đau xương chậu. Đây là biểu hiện
UTLT ở giai đoạn muộn, chứng tỏ đã có di căn xa.
Việc điều trị chỉ còn tạm thời và mang tính điều
trị triệu chứng.
Chẩn đoán UTLT đã được đề cập nhiều: Đó
là việc thăm trực tràng, định lượng PSA huyết
thanh và sinh thiết TLT. 119 bệnh nhân UTLT
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 297
trong nhóm nghiên cứu có 12/119 bệnh nhân
có nhân cứng ở một bên thùy TLT. Còn các
trường hợp khác TLT đã chắc cứng hoặc có
nhân cả 2 bên thùy.
Việc thăm trực tràng phải coi là thăm khám
bắt buộc khi khám cho một bệnh nhân nam trên
50 tuổi có triệu chứng của đường tiểu dưới. Theo
Catalona(1994), khi thăm trực tràng nghi vấn là
UTLT với trị số PSA từ 4 – 10 ng/ml, đã có
khoảng 40 – 50% số bệnh nhân bị UTLT. Định
lượng PSA huyết thanh đã được làm thường quy
tại BV Việt Đức trong nhiều năm, kết hợp với
thăm trực tràng, việc định lượng PSA huyết
thanh sẽ giúp cho việc chẩn đoán UTLT được
chính xác hơn. Theo Carter(1992), PSA được sử
dụng trong chẩn đoán UTLT có độ nhạy 80% và
độ đặc hiệu là 61%. Trong nghiên cứu chỉ có 1
bệnh nhân có PSA 5,6 ng/ml được chẩn đoán là
UTLT do kết hợp với sinh thiết TLT qua trực
tràng. Có 15 bệnh nhân (12,6%) có PSA từ 10– 50
ng/ml, 62 bệnh nhân có PSA>50 ng/ml, 41 bệnh
nhân có PSA>100 ng/ml, trong đó có 1 bệnh
nhân có PSA là 10800 ng/ml. Sự kết hợp giữa
thăm trực tràng đánh giá TLT và định lượng PSA
huyết thanh được làm thường quy thì chắc chắn
số lượng bệnh nhân UTLT sẽ được phát hiện
nhiều hơn. 92 bệnh nhân ở các địa phương được
khoa Tiết niệu BV Việt Đức chẩn đoán UTLT đòi
hỏi cần xem lại việc khám lâm sàng và cận lâm
sàng ở các tuyến cơ sở nhằm phát hiện sớm
những trường hợp UTLT khi còn ở giai đoạn sớm
có thể có thể mổ cắt TLT tận gốc. Sinh thiết TLT
dựa vào siêu âm qua trực tràng được coi là
phương pháp chẩn đoán duy nhất làm bằng
chứng mô học của UTLT. Dựa vào kết quả sinh
thiết kết hợp với triệu chứng lâm sàng, cận lâm
sàng, PSA để đưa ra cách điều trị thích hợp cho
bệnh nhân. Phân tích trong 119 bệnh nhân có 39
bệnh nhân được mổ cắt TLT nội soi kèm cắt tinh
hoàn. Phẫu thuật nhằm cải thiện chức năng tiểu
tiện của bệnh nhân kèm theo hạn chế sự phát
triển của UTLT. Việc tư vấn cho bệnh nhân sau
mổ là cần thiết với điều trị bằng Casodex
0,5mg/ngày nhằm ức chế toàn bộ Androgen. Tuy
nhiên sẽ rất khó khăn vì đại đa số bệnh nhân
trong nhóm nghiên cứu ở các địa phương còn
khó khăn về kinh tế. Có 34 bệnh nhân được dẫn
lưu bàng quang và cắt tinh hoàn. Đây là những
bệnh nhân UTLT ở giai đoạn muộn, tình trạng
sức khỏe xấu không đủ khả năng gây mê để mổ.
Việc điều trị chỉ là vấn đề điều trị triệu chứng. Có
4 bệnh nhân được mổ cắt tinh hoàn là những
bệnh nhân đã được mổ TLT nội soi, chẩn đoán
UTLT đã được làm giải phẫu bệnh sau mổ. Có 21
bệnh nhân được mổ cắt nội soi TLT đơn thuần,
sau đó được dùng thuốc kháng Androgen. Các
bệnh nhân này không muốn cắt tinh hoàn và có
điều kiện để dùng thuốc. Nghiên cứu có 13 bệnh
nhân chỉ điều trị đơn thuần bằng thuốc kháng
Androgen. Đây là những bệnh nhân có PSA
huyết thanh trên 100ng/ml có tuổi trên 80 tuổi do
vậy khả năng sống thêm không còn nhiều. Chỉ
có 8 bệnh nhân có khả năng mổ cắt TLT tận gốc
với kết quả tốt. Sau mổ bệnh nhân có PSA xuống
thấp dưới 0,5ng/ml, không bị đái rỉ. Điều này
chứng tỏ nếu bệnh nhân được chẩn đoán sớm có
trị số PSA huyết thanh thấp, điểm Gleason thấp
và ở giai đoạn mô bệnh học từ T1 đến T3a thì kết
quả điều trị sẽ hứa hẹn tỉ lệ khỏi bệnh cao. Nghiên
cứu cho thấy việc tầm soát và phát hiện sớm
UTLT cho phép điều trị có hiệu quả tốt nhất cho
các bệnh nhân UTLT. Việc đối chiếu giữa lâm
sàng và cận lâm sàng, giữa PSA và kết quả sinh
thiết TLT, giữa tuổi bệnh nhân và giai đoạn bệnh
sẽ đưa ra cách điều trị thích hợp cho từng bệnh
nhân bị UTLT.
KẾT LUẬN
Trong 2 năm, khoa Tiết niệu Bệnh viện Việt
Đức đã điều trị cho 119 bệnh nhân bị UTLT, chỉ
có 8 bệnh nhân còn ở giai đoạn sớm còn khả
năng cắt toàn bộ TLT tận gốc; còn đại đa số bệnh
nhân đến muộn, việc điều trị sẽ phức tạp và tiên
lượng của các bệnh nhân này là hết sức dè dặt. Vì
có trên 50% các bệnh nhân có tuổi từ 71 tuổi trở
lên, định lượng PSA huyết thanh trên 50 ng/ml
có 86,3% trường hợp. Do vậy, việc nghiên cứu để
tầm soát UTLT là cấp thiết trong việc phát hiện
sớm những bệnh nhân bị căn bệnh hiểm nghèo
này.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 298
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Carter V (1992), Instrumentation and endoscopy prostate biopsy,
Campbell’s urology, 6th edition, tom I, pp. 338-341.
2. Catalona W.J. (1991), Measurement of prostate-specific antigen
in serum as a screening test for prostate cancer, N.Engl J Med,
324, pp. 1156-1161.
3. Chaztiez E (2002), Cancer de la prostate, Urology, 4e ed Esten,
pp. 125-141.
4. Karazanashvili G (2003), Prostate specific antigen and human
glandular kallikrein early detection of prostate cancer, The
journal of urology, 169, pp. 445-457.
5. Lepoz H. (2003), Practical consideration in radical retropubic
prostatectomy, Uro. Clin North. Am, 30 (2), pp. 363-368.
6. Lodding P. et al (1998), Characteristics of screening detected
prostate cancer in men 50 to 66 years old with 3 to 4 ng/ml
prostate specific antigen, J. Uro, 159, pp. 849-903.
7. Nguyễn Bửu Triều (2002), Ung thư tiền liệt tuyến, Bách khoa thư
bệnh học, Nhà xuất bản y học, 1, tr. 316.
8. Phạm Thị Hoàng Anh, Nguyễn Bá Đức (2001), Tình hình ung
thư ở Việt Nam năm 2001, Thông tin y dược, 2, tr. 19-25.
9. Schneidez H.B. (2007), Impact of low prostate specific antigen on
prostate cancer – a rare case report, Eur. Med. Res, 12, pp. 311-
313.
10. Wilkinson B.A. (2001), State of art staging in prostate cancer,
BJU, 87, pp. 423-431.