Đặt vấn đề: Nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp ST chênh lên thường xảy ra trên bệnh nhân (BN) từ tuổi trung
niên trở đi. Tuy nhiên, xu hướng nhồi máu cơ tim với tuổi trẻ hóa ngày càng tăng, không chỉ trên thế giới, mà
còn ở Việt Nam, đặc biệt là nhóm bệnh nhân rất trẻ (tuổi ≤ 35), với những điểm khác biệt cơ bản so với nhóm
bệnh nhân NMCT cấp ST chênh lên thường gặp. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu quan sát này nhằm khảo sát
đặc điểm riêng biệt của nhóm bệnh nhân NMCT tuổi rất trẻ này. Mục tiêu nghiên cứu :Khảo sát về yếu tố nguy
cơ, đặc điểm lâm sàng, hình thái tổn thương mạch vành và điều trị ở nhóm bệnh nhân NMCT cấp ST chênh lên
với tuổi ≤ 35 được chụp và can thiệp mạch vành tiên phát tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định từ 04/2009 đến
09/2010.
Phương pháp nghiên cứu : Hồi cứu, mô tả.
Kết quả: Từ 04/2009- 09/2010, trên 210 trường hợp NMCT cấp ST chênh lên được chụp và can thiệp
mạch vành tiên phát, chúng tôi chọn được 05 (2,4%) trường hợp tuổi ≤ 35. 100% là nam giới với tuổi trung
bình 32,6 ± 2,0, tuổi từ 30 đến 35. Rối loạn chuyển hóa lipid, hút thuốc lá, tiền căn gia đình có bệnh mạch vành
sớm, thừa cân, béo phì là các yếu tố nguy cơ được ghi nhận. Trong đó, 100% trường hợp có rối loạn lipid máu,
80% trường hợp có HDL-cholesterol thấp đơn độc hoặc kèm với các rối loạn LDL- cholesterol hay Triglyceride
máu. Có 80% trường hợp có hút thuốc lá nhiều, 80% trường hợp có thừa cân và béo phì. 100% trường họp có
đau ngực kiểu vành điển hình, nhập viện sớm, bệnh cảnh lâm sàng nhẹ với điểm TIMI thấp và Killip 1. Tất cả
đều có sang thương mạch vành hẹp có ý nghĩa, 80% trường hợp có huyết khối gây tắc nghẽn hoàn toàn dòng
chảy mạch vành. Can thiệp mạch vành sớm cho tỷ lệ thành công cao : 100% thành công về mặt thủ thuật, 80%
trường hợp chức năng tâm thu thất trái bảo tồn sau can thiệp với tiên lượng ngắn hạn tốt.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhồi máu cơ tim cấp ở bệnh nhân rất trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011
112
ETDRS Research Group", Ophthalmology, 96 (6), pp. 746-50;
discussion 750-1.
9. Kylstra JA, Brown JC, Jaffe GJ, et al. (1999). "The importance of
fluorescein angiography in planning laser treatment of diabetic
macular edema", Ophthalmology, 106 (11), pp. 2068-73.
10. Nguyễn Thị Tuyết Minh (1998). Khảo sát lâm sàng bệnh võng mạc
ĐTĐ tại BV Chợ Rẫy, Trường ĐHYD Tp. HCM, Tp. Hồ Chí
Minh, Luận văn thạc sĩ Y học.
11. Phạm Văn Hoàng (2004). Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh lý võng
mạc ĐTĐ bằng quang đông võng mạc với laser YAG 532, Trường
ĐHYD Tp. HCM, Tp. Hồ Chí Minh, Luận văn chuyên khoa cấp
II.
12. Shimura M, Yasuda K, Nakazawa T, et al. (2003). "Quantifying
alterations of macular thickness before and after panretinal
photocoagulation in patients with severe diabetic retinopathy
and good vision", Ophthalmology, 110 (12), pp. 2386-94.
13. Võ Thị Hoàng Lan (2000). Khảo sát bệnh võng mạc ĐTĐ bằng
chụp mạch huỳnh quang tại BV Chợ Rẫy, Trường ĐHYD Tp.
HCM, Tp. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Y học.
14. Wolfensberger TJ (1999). "The historical discovery of macular
edema", Doc Ophthalmol, 97 (3-4), pp. 207-16.
NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP Ở BỆNH NHÂN RẤT TRẺ
Hoàng Quốc Hòa*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp ST chênh lên thường xảy ra trên bệnh nhân (BN) từ tuổi trung
niên trở đi. Tuy nhiên, xu hướng nhồi máu cơ tim với tuổi trẻ hóa ngày càng tăng, không chỉ trên thế giới, mà
còn ở Việt Nam, đặc biệt là nhóm bệnh nhân rất trẻ (tuổi ≤ 35), với những điểm khác biệt cơ bản so với nhóm
bệnh nhân NMCT cấp ST chênh lên thường gặp. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu quan sát này nhằm khảo sát
đặc điểm riêng biệt của nhóm bệnh nhân NMCT tuổi rất trẻ này. Mục tiêu nghiên cứu :Khảo sát về yếu tố nguy
cơ, đặc điểm lâm sàng, hình thái tổn thương mạch vành và điều trị ở nhóm bệnh nhân NMCT cấp ST chênh lên
với tuổi ≤ 35 được chụp và can thiệp mạch vành tiên phát tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định từ 04/2009 đến
09/2010.
Phương pháp nghiên cứu : Hồi cứu, mô tả.
Kết quả: Từ 04/2009- 09/2010, trên 210 trường hợp NMCT cấp ST chênh lên được chụp và can thiệp
mạch vành tiên phát, chúng tôi chọn được 05 (2,4%) trường hợp tuổi ≤ 35. 100% là nam giới với tuổi trung
bình 32,6 ± 2,0, tuổi từ 30 đến 35. Rối loạn chuyển hóa lipid, hút thuốc lá, tiền căn gia đình có bệnh mạch vành
sớm, thừa cân, béo phì là các yếu tố nguy cơ được ghi nhận. Trong đó, 100% trường hợp có rối loạn lipid máu,
80% trường hợp có HDL-cholesterol thấp đơn độc hoặc kèm với các rối loạn LDL- cholesterol hay Triglyceride
máu. Có 80% trường hợp có hút thuốc lá nhiều, 80% trường hợp có thừa cân và béo phì. 100% trường họp có
đau ngực kiểu vành điển hình, nhập viện sớm, bệnh cảnh lâm sàng nhẹ với điểm TIMI thấp và Killip 1. Tất cả
đều có sang thương mạch vành hẹp có ý nghĩa, 80% trường hợp có huyết khối gây tắc nghẽn hoàn toàn dòng
chảy mạch vành. Can thiệp mạch vành sớm cho tỷ lệ thành công cao : 100% thành công về mặt thủ thuật, 80%
trường hợp chức năng tâm thu thất trái bảo tồn sau can thiệp với tiên lượng ngắn hạn tốt.
Kết luận: Nam giới chiếm tuyệt đối trong nhóm nhồi máu cơ tim người rất trẻ. Nguyên nhân do xơ vữa
mạch vành với các yếu tố nguy cơ (YTNC) điển hình: hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, tiền căn gia đình có bệnh
mạch vành sớm, thừa cân, béo phì. Rối loạn lipid máu chủ yếu là HDL-cholestrol thấp kèm LDL- cholesterol bình
thường hoặc tăng. hs -CRP tăng cao chứng tỏ vai trò quan trọng của viêm trong cơ chế sinh bệnh NMCT ở
người rất trẻ. Lâm sàng với đau ngực kiểu vành điển hình, bệnh nhân nhập viện sớm. Bệnh cảnh lâm sàng
thường nhẹ, can thiệp mạch vành tiên phát qua da cho kết quả tốt và tiên lượng ngắn hạn khả quan.
Từ khóa: Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên, Rối loạn lipid máu, Hút thuốc lá, Thừa cân, Béo phì, Động
mạch vành thủ phạm, Can thiệp mạch vành tiên phát qua da, Tiên lượng ngắn hạn.
* Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Tp Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. BS. Hoàng Quốc Hòa ĐT: 0913. 155. 666 E-mail: bshoangquochoa@yahoo. com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
113
ABSTRACT
ACUTE MYOCARDIAL INFARCTION IN THE VERY YOUNG ALDULTS
Hoang Quoc Hoa * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 – No. 2 – 2011: 111 - 115
Introduction: ST segment elevation myocardial infarction (STEMI) usually occur in middle-aged and older
people. However, there is increasing STEMI trend in younger adults, not only in the world, but in Vietnam,
especially in very young adults with STEMI (age ≤ 35) with basic distinctive characteristics. We study special
clinical characteristics of very young adults with STEMI.
Objectives: To study coronary artery disease (CAD) risk factors, clinical features and coronary lesion
morphology and treatment of very young adults with STEMI , treated with primary percutaneous coronary
intervention (PCI) at Gia Dinh People’s Hospital from April 2009 to September 2010.
Methods: Retrospective and descriptive study.
Results: Among 210 patients with STEMI, 05 were 35 years- old or younger (2.4%), treated with primary
PCI from 04/2009 - 09/2010. All were males with the mean age of 32.6 ± 2.07 (range 30 to 35). Dyslidemias,
tobacco use, overweight, obesity are CAD risk factors noted . 100% of cases were dyslidemias, 80% of cases were
low HDL-cholesterol only or associated with LDL-cholesterol or Triglyceridemia disorders. 80% of cases were
heavy smokers. Overweight and obesity were seen in 80% of cases. 100% of cases were typical coronary chest
pain, early admission, mild clinical features with low TIMI scores and Killip 1 classification. All have significant
coronary lesion, 80% of cases have thrombus causing totally occluded coronary flow. Early primary PCI with
high susscess rate (100%). 80% of cases were reserve left ventricular sytolic function after PCI, and favorable
short-term outcome.
Conclusions: - All STEMI patients ≤ 35 years- old are males. - Atherosclerotic coronary artery disease is the
main cause with classical risk factors: tobacco use, dyslipidemias, family history of premature CAD, overweight
and obesity. - Dyslipidemias are mainly low HDL-cholestrol associated with normal or increased LDL-
cholesterol. - Highly elevated hs-CRP levels demonstrate the important role of inflamation in pathogenesis
mechanism of very young adults with STEMI. - Clinical features are typical coronary chest pain, early admission.
Primary PCIs give good results and favorable short-term outcomes.
Keywords: ST segment elevation myocardial infarction (STEMI), Dyslidemia, Overweight, Obesity, Culprit
coronary lesion Primary Percutaneous Coronary Intervention(Primary PCI), short –term prognosis.
ĐẶT VẤN ĐỀ
- Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên ít xảy ra
trên bệnh nhân tuổi trẻ. Các nghiên cứu trước
đây cho thấy tỷ lệ NMCT người trẻ (≤45 tuổi) chỉ
chiếm từ 2%-10% trên tổng số các trường hợp
NMCT ST chênh lên (10). Hầu hết các nghiên cứu
về NMCT cấp trên thế giới đều chọn mức ≤ 45
tuổi là NMCT trẻ tuổi và ≤ 35 tuổi là NMCT tuổi
rất trẻ. Chúng tôi thực hiện đề tài khảo sát đặc
điểm lâm sàng, hình thái tổn thương động mạch
vành (ĐMV) và kết quả điều trị ở nhóm bệnh
nhân NMCT tuổi rất trẻ này.
Mục tiêu nghiên cứu
- Khảo sát về yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm
sàng tổn thương mạch vành thủ phạm và tiên
lượng các trường hợp NMCT ST chênh lên ≤ 35
tuổi (04/2009 - 09/2010) được chụp và can thiệp
mạch vành tiên phát tại Bệnh viện Nhân dân
(BVND) Gia Định.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Chúng tôi chọn được 05 trường hợp ≤ 35
tuổi qua hồi cứu 216 trường hợp NMCT ST
chênh lên thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội
Tim học và trường môn Tim học Hoa kỳ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011
114
(AHA/ACC) được chụp và can thiệp động mạch
vành tiên phát tại BVND Gia Định.
Phương pháp nghiên cứu
Ca lâm sàng, hồi cứu, mô tả, cắt ngang.
Đánh giá yếu tố nguy cơ
Rối loạn lipid máu được định nghĩa theo
Chương trình Giáo dục Cholesterol Quốc Gia
Hoa Kỳ (NCEP ATP) III 2001.
Thừa cân và béo phì được định nghĩa theo
tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
dành cho người Châu Á.
Tăng huyết áp (HA) dựa theo định nghĩa
theo tiêu chuẩn của Liên Ủy Ban Quốc Gia Hoa
Kỳ về phòng ngừa, phát hiện, đánh giá và điều
trị cao huyết áp (JNC) VII-2003.
Đái tháo đường được định nghĩa theo tiêu
chuẩn của WHO 2010.
Yếu tố nguy cơ gia đình có bệnh mạch vành
sớm: nam ≤ 55 tuổi, nữ ≤ 65 tuổi.
- Phân độ nặng lâm sàng: dựa vào thang
điểm TIMI và phân độ KILLIP.
- Sang thương thủ phạm: dựa trên kết quả
điện tâm đồ (ĐTĐ) và tiêu chuẩn vàng là hình
ảnh chụp mạch vành.
- Đánh giá kết quả điều trị và tiên lượng
sớm dựa vào: hết triệu chứng đau ngực, xuất
viện, rối loạn nhịp và/ hoặc đau ngực hậu
nhồi máu cơ tim, choáng tim, tử vong trong
thời gian nằm viện.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tuổi, giới và yếu tố nguy cơ (YTNC)
Tuổi trung bình 32,6 ± 2,07, trong đó nhỏ
nhất 30 tuổi, lớn nhất 35 tuổi, 100% (5/5) là nam
giới.
Bảng 1: Yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành
Tổng Yếu tố nguy cơ
n = 5 %
RLCH Lipid 5/5 100
Hút thuốc lá 4/5 80
TC gia đình BMV 2/5 40
Đái tháo đường 0/5 0
Tăng HA 0/5 0
Bảng 2: Số lượng yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành
Tổng Số lượng YTNC
n = 5 %
0 0 0
01 1 20
02 02 40
≥ 03 02 40
Tổng cộng 05 100
Bảng 3: Rối loạn lipid máu
Trường hợp HDL (*) LDL (*) TG (*)
1 1, 3 4, 3 2, 6
2 0, 8 2, 0 1, 4
3 0, 8 2, 1 1, 3
4 0, 8 1, 2 13, 3
5 0, 89 2, 9 0, 98
(*): tính theo đơn vị mmol/L. Mẫu được lấy trong
vòng 24 giờ nhập viện
Bảng 4: Béo phì và thừa cân
Tổng Số lượng YTNC
%
Nhẹ cân 01 0
Thừa cân 02 40
Béo phì 02 40
- Tất cả các bệnh nhân đều có yếu tố nguy
cơ bệnh mạch vành điển hình (Bảng 1): rối
loạn chuyển hóa lipid, hút thuốc lá, thừa cân
hay béo phì, tiền căn gia đình có bệnh mạch
vành. Không ghi nhận trường hợp nào có đái
tháo đường hay tăng HA. Đây cũng là nét đặc
trưng yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành ở nhóm
bệnh nhân tuổi rất trẻ. Các yếu tố nguy cơ này
góp phần trong bệnh lý mạch vành do xơ vữa,
bắt đầu hình thành từ tuổi thiếu niên.
80% (4/5) trường hợp có ≥ 2 yếu tố nguy cơ
bệnh mạch vành (Bảng 2)
- Hút thuốc lá (Bảng 1)
Là yếu tố nguy cơ hàng đầu thường gặp trên
các bệnh nhân NMCT trẻ tuổi(5,13). Von Eyben và
cộng sự ghi nhận 76%-91% NMCT trẻ tuổi có
hút thuốc lá(12). Nguy cơ bệnh mạch vành ở
người trẻ hút thuốc lá cao hơn nhóm không hút
thuốc lá cùng độ tuổi(11).
Bên cạnh khả năng gây tổn thương lớp nội
mạc mạch vành, thuốc lá cũng làm tăng nguy
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
115
cơ co mạch gấp 20 lần so với người không hút
thuốc(6).
Nguy cơ bệnh mạch vành liên quan trực
tiếp. đến số lượng điếu thuốc hút. Trong nghiên
cứu của chúng tôi, hút thuốc lá chiếm tỷ lệ cao:
80% (4/5) trường hợp và cả 04 trường hợp đều
nghiện thuốc lá nặng.
- Rối loạn lipid máu (Bảng 3)
Chúng tôi nhận thấy 100% (5/5) các
trường hợp đều có rối loạn lipid máu, 80%
(4/5) có HDL- cholesterol thấp, đây cũng là yếu
tố gây tăng nguy cơ bệnh mạch vành do xơ
vữa(2), 60% (3/5) trường hợp có mức LDL < 2,5
mmol/L, 20% (1/5) trường hợp có LDL cao > 4,0
mmol/L. Đặc điểm này có khác so với nhóm
bệnh nhân NMCT tuổi trung niên nhưng tương
tự một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài.
Kwame và cộng sự(1) nhận thấy 29% bệnh nhân
NMCT trẻ tuổi có mức LDL < 100mg% (2,5
mmol/L) và chỉ có 14% trường hợp có mức LDL
>160 mg% (> 4, 0 mmol/L).
01 trường hợp có tăng cao Triglyceride máu
(TG) kèm HDL thấp. Theo NCEP – ATP III, tăng
TG là yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành độc lập
với tăng LDL cholesterol.
- Tiền căn gia đình bệnh mạch vành sớm ghi
nhận trong 40% (2/5) trường hợp (Bảng 1).
-Thừa cân và béo phì (Bảng 4)
Có 80% (4/5) trường hợp thừa cân và béo
phì, 20% (1/5) trường hợp nhẹ cân.
- Theo Shiraishi và cộng sự(9), béo phì chiếm
tỷ lệ cao: 66, 7% và được xem như yếu tố sinh
bệnh quan trọng trên bệnh nhân NMCT tuổi rất
trẻ.
- Các YTNC khác như
Đái tháo đường, tăng HA vốn rất thường
gặp ở bệnh nhân NMCT cấp ST chênh lên tuổi
trung niên trở lên nhưng không gặp trên 05
bệnh nhân của chúng tôi.
Đặc điểm lâm sàng
- Tất cả các trường hợp có đau ngực kiểu
vành mới xuất hiện điển hình và đều nhập viện
sớm trong vòng 6 giờ đầu sau đau ngực.
- Đánh gía mức độ nặng, phân tầng nguy cơ
trên lâm sàng: tất cả đều có điểm TIMI thấp và
KILLIP I trên lâm sàng.
- Kết quả ĐTĐ
03 trường hợp NMCT cấp thành dưới không
kèm thất phải.
02 trường hợp NMCT cấp vùng trước vách.
Kết quả ĐTĐ cũng phù hợp với vị trí tổn
thương mạch vành thủ phạm khi chụp
mạch vành.
- Tăng hs-CRP
100% (5/5) trường hợp đều có hs- CRP tăng
cao. Paul M. Ridker và cộng sự cho rằng hs-CRP
không chỉ đơn thuần là một dấu ấn của viêm,
nhưng còn có một vai trò sinh bệnh quan trọng
trong bệnh động mạch vành(7,8). hs-CRP tăng cao
chứng tỏ hiện tượng viêm đóng vai trò quan
trọng trong cơ chế sinh bệnh NMCT tuổi rất trẻ.
Đặc điểmmạch vành tổn thương
Bảng 5: Số lượng mạch vành tổn thương
Tổng Số lượng MV tổn thương
n = 5 %
1 01 20
2 02 40
3 02 40
- Vị trí tổn thương thủ phạm:
ĐM vành xuống trước trái (LAD): 40% (2/5).
ĐM vành phải (RCA): 40% (2/5).
ĐM mũ (LCx): 20% (1/5).
- Kết quả này phù hợp với ghi nhận vùng
nhồi máu cơ tim trên ĐTĐ trước can thiệp.
- 80% (4/5) trường hợp có huyết khối gây tắc
hoàn toàn dòng chảy TIMI 0,20% (1/5) hẹp rất
khít > 95%.
- 100% (5/5) trường hợp đều có sang thương
hẹp có ý nghĩa (≥ 70%).
- Như chúng ta đã biết, nguyên nhân nhồi
máu cơ tim ở người rất trẻ chia làm hai nhóm:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011
116
Nhóm bệnh mạch vành do xơ vữa và nhóm
không do xơ vữa(4).
- Chụp mạch vành là một tiêu chuẩn để chẩn
đoán bệnh lý mạch vành do xơ vữa. Trên 5 bệnh
nhân của chúng tôi: 100% (5/5) trường hợp đều
có sang thương hẹp có ý nghĩa, 80% (4/5) trường
hợp tổn thương lan tỏa ≥ 2 nhánh mạch vành
(Bảng 5). Điều này chứng tỏ nguyên nhân tổn
thương mạch vành là do xơ vữa mạch.
Kết quả và tiên lượng ngắn hạn
- 100% (5/5) trường hợp đều đạt thành
công về giải phẫu, thủ thuật và thành công về
lâm sàng.
- 80% (4/5) trường hợp có chức năng tâm thu
thất trái bảo tồn (phân suất tống máu thất trái >
55%) trên siêu âm tim sau can thiệp.
- Không có trường hợp nào rối loạn nhịp và/
hoặc đau ngực hậu nhồi máu cơ tim, choáng
tim, tử vong trong thời gian nằm viện.
- Kết quả trên cũng tương tự với kết quả
nghiên cứu của các tác giả nước ngoài. Theo
Elvis B. và cộng sự, tiên lượng ngắn và trung
hạn thường tốt(3).
KẾT LUẬN
Nam giới chiếm tuyệt đối trong nhóm nhồi
máu cơ tim người rất trẻ.
Nguyên nhân do xơ vữa mạch vành với các
yếu tố nguy cơ điển hình: hút thuốc lá, rối loạn
lipid máu, tiền căn gia đình có bệnh mạch vành
sớm, thừa cân, béo phì.
Rối loạn lipid máu chủ yếu là HDL-
cholestrol thấp kèm LDL - cholesterol bình
thường hoặc tăng.
hs-CRP tăng cao chứng tỏ vai trò quan trọng
của viêm trong cơ chế sinh bệnh NMCT người
rất trẻ.
Lâm sàng với đau ngực kiểu vành điển hình,
bệnh nhân nhập viện sớm. Bệnh cảnh lâm sàng
thường nhẹ và tiên lượng ngắn hạn tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Akosah KO., Cerniglia RM, Havlik P, Schaper A (2001).
Myocardial Infarction in Young Adults with Low-Density
Lipoprotein Cholesterol Levels < 100 mg/dL. Chest 2001;
120:1953–1958.
2. Boden WF. (2000). High-density lipoprotein cholesterol as an
independant risk factor in cardiovascular disease: Assessing the
data from Framingham to the Veterans Affairs High-Density
Lipoprotein Intervention Trial. Am J Cardiol 2000; 86:19L-22L.
3. Brscic E, Bergerone S, Gagnor A. (2000). Acute Myocardial
Infarction in Young Adults. American Heart Journal. 2000; 139.
4. Cengel A, Tanindi A. (2009). Myocardial infarction in the young.
JPGM 2009;55 -4:305 -313
5. Gostmamm I, Cotan CH, Mosseri M. (2003). Clinical
manifestations and outcome of acute myocardial infarction in
very young patients, IMAJ 2003;5:633-636
6. Menyar AA. Drug-Induced Myocardial Infarction Secondary to
Coronary Artery Spasm in Teenagers and Young Adults. J
Postgrad Med 2006;52:51-6
7. Ridker PM et al (1997) ”inflammation, Aspirin and the risk of
Cardiovascular disease in apperently healthy man”, N Engl J
Med, 336, pp973-979
8. Ridker PM, Rifai N, Rose L, Buring JE, Cook NR (2002).
Comparison of C-reactive protein and LDLc levels in the
prediction of first cardiovascular events. N Engl J Med;347:1557-
1565
9. Shiraishi J, Kohno Y, Sawada T et al. (2007). Pathogenesis of
Acute Myocardial Infarction in Young Male Adults With or
Without Obesity. J Cardiol 2007;49, 1:13-21
10. Shiraishi J, Shiraishi H, Hayashi H, Sawada T, Tatsumi T,
Azuma A, Matsubara H. (2005). Interventional Treatment for
Very Young Adults With Acute Myocardial Infarction Clinical
Manifestations and Outcome. Int Heart J 2005;46:1-12.
11. Topol EJ. ed. (2002). Textbook of Cardiovascular Medicine
second edition Lippincott-Williams & Wilkins Publishers,
Philadelphia, PA 2002.:p;125.
12. Von Eyben FE, Bech J, Madsen JK, et al. (1996). High prevalence
of smoking in young patients with acute myocardial infarction. J
Royal Soc Health 1996;116:153–6.
13. Zimmerman FH, Cameron A, Fisher LD, Ng G. (1995).
Myocardial infarction in young adults: Angiographic
characterization, risk factors and prognosis (Coronary Artery
Surgery Study). J Am Coll Cardiol 1995;26:654